Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu biến đổi chức năng tâm trương ở phụ nữ mang thai bình thường và tiền sản giật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.18 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG TÂM TRƢƠNG Ở PHỤ NỮ
MANG THAI BÌNH THƢỜNG VÀ TIỀN SẢN GIẬT
Lê Hoàng Oanh*; Đinh Thị Thu Hương**
Phạm Nguyên Sơn***; Nguyễn Thị Minh Tâm****
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm đánh giá biến đổi suy chức năng tâm trương (CNTTr) thất trái ở phụ nữ
mang thai bị tiền sản giật (nhóm TSG). 86 phụ nữ có thai được chẩn đoán TSG theo tiêu chuẩn
của Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ và 104 phụ nữ mang thai bình thường (MTBT) khỏe mạnh ở kỳ 3
tháng cuối có cùng độ tuổi thai được siêu âm Doppler tim. Chẩn đoán suy CNTTr thất trái dựa
vào vận tốc sóng e′ thành bên (Ve′ < 10 cm/s) và phân loại suy CNTTr theo Hội Siêu âm Tim
Hoa Kỳ (ASE - 2009). Kết quả cho thấy CNTTr suy giảm rõ rệt ở phụ nữ mang thai bị TSG.
* Từ khóa: Phụ nữ mang thai; Chức năng tâm thu; Chức năng tâm trương; Tiền sản giật.

CHANGES OF left ventricular diastolic Function in
preeclamptic pregnancy and normal pregnancy
SUMMARY
The objective of study is to investigate changes in left ventricular diastolic dysfunction in
women with preeclampsia (PE). 86 women were diagnosed PE according to the criteria of
American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG-2002) (PE group) and 104 normal
rd
pregnancy women (non-hypertention or/and proteinuria < 0.3 g/24 hours) in the 3 trimester
(NP group) were of similar age. All of them were done echocardiography examination to
estimate left ventricular left ventricular diastolic. The left ventricular diastolic dysfunction was
diagnosed according to the values of the tissue Doppler e′ velocity lateral (Ve′ < 10 cm/s) and
the classification of diastolic dysfunction which was delivered by American Society of
Echocardiography’s criteria (ASE: 2009).
There was a strong evidence that diastolic dysfunction occurred to women with PE.
* Key words: Pregnancy; Systolic function; Diastolic function; Preeclampsia.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch ngày càng phát triển và
là nguyên nhân chính gây tử vong và tàn
phế trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế

Thế giới (WHO-2008), hàng năm có 17,3
triệu người chết do mắc bệnh tim mạch,
tử vong do bệnh tim mạch tăng cao ở các
nước đang phát triển và chậm phát triển [2].

* Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
** Bệnh viện Bạch Mai
*** Bệnh viện TWQĐ 108
**** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Lê Hoàng Oanh ()
Ngày nhận bài: 24/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 24/02/2014
Ngày bài báo được đăng: 03/03/2014

54


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014

Phụ nữ mang thai bị TSG thường có
nguy cơ biến chứng cao về thai nhi như:
thai chậm phát triển, sinh non, thai chết
lưu... Chính người mẹ cũng bị nhiều biến
chứng về tim mạch trong quá trình mang
thai và sau sinh như: suy tim giai đoạn B
(70%), tăng huyết áp (THA) (40%). Siêu

âm Doppler tim là một phương pháp
không xâm nhập, an toàn, rẻ tiền, phổ
biến và cho hiệu quả cao trong đánh giá
chức năng tim của người mẹ mang thai
[7]. Các nghiên cứu gần đây về cơ chế
bệnh sinh ở phụ nữ mang thai bị TSG cho
thấy có sự suy giảm rõ rệt CNTTr [7]. Tuy
nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên
cứu đánh giá CNTTr ở phụ nữ mang thai
bị TSG. Xuất phát từ lý do đó, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu này nhằm: Đánh giá
sự thay đổi CNTTr ở phụ nữ mang thai bị
TSG có so sánh với nhóm MTBT kỳ 3 tháng
cuối cùng tuổi thai.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Nhóm TSG: 86 sản phụ có độ tuổi từ
18 - 41 được chẩn đoán xác định TSG
theo tiêu chuẩn của Hội Sản phụ khoa
Hoa Kỳ:
+ Huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr)
≥ 90 mmHg xảy ra sau tuần thai thứ 20
của thai phụ có huyết áp bình thường
trước đó.
+ Có protein niệu ≥ 0,3 g/24 giờ.
- Nhóm chứng: 104 phụ nữ khỏe mạnh
MTBT kỳ 3 tháng cuối có cùng tuổi thai


với nhóm TSG, không THA và protein
niệu (-), không có các yếu tố nguy cơ liên
quan đến TSG.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
Những sản phụ mắc các bệnh về nội
khoa như: tim bẩm sinh, bệnh van tim, rối
loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, lao phổi,
suy gan, suy thận.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến
cứu, mô tả cắt ngang.
* Nội dung nghiên cứu:
BN nghiên cứu được hỏi về tiền sử,
bệnh sử, các yếu tố nguy cơ liên quan
TSG (thai lần đầu, TSG trước đó, tiền sử
gia đình TSG, bệnh thận mạn...), khám
toàn diện và ghi chép đầy đủ vào mẫu
bệnh án nghiên cứu.
* Tiến hành siêu âm tim thăm dò CNTTr
thất trái [2, 8]:
- Doppler xung qua van hai lá: đo vận
tốc tối đa của sóng đổ đầy đầu tâm trương
(VE: cm/s), vận tốc tối đa của sóng đổ đầy
cuối tâm trương (VA: cm/s), thời gian giảm
tốc của sóng đổ đầy đầu tâm trương (DT).
Tính tỷ lệ E/A [2, 7].
- Doppler xung qua tĩnh mạch phổi gồm
các thông số chính [2, 7]: vận tốc tối đa của
sóng tâm thu (Vs: cm/giây), vận tốc tối đa
của sóng tâm trương (Vd: cm/ giây), vận

tốc tối đa của sóng a (Va: cm/ giây).
- Với Doppler mô cơ tim thành bên:
vận tốc sóng e′ (Ve′: cm/ giây), vận tốc
sóng a′ (Va′: cm/ giây), tính tỷ lệ E/e′, tính
tỷ lệ e′/a′ [2, 7].

55


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014

Chẩn đoán có rối loạn CNTTr khi Ve′ < 10 cm/giây; phân loại suy CNTTr theo ASE [7]:
Sóng e′ thành bên

Sóng e′ ≥ 10 (cm/giây)

CNTTr bình
thường

Sóng e′ < 10 (cm/giây)

E/A < 0,8
DT > 200 m/giây
E/e′ ≤ 8

Suy CNTTr
giai đoạn 1

E/A = 0,8-1,5
DT = 160-200 m/giây

E/e′ = 9-12

E/A ≥ 2
DT < 160 m/giây
E/e′ ≥ 13

Suy CNTTr
giai đoạn 2

Suy CNTTr
giai đoạn 3

* Đánh giá chỉ số Tei và Tei′ [3]:
Chỉ số Tei (bằng Doppler xung qua van hai lá) và chỉ số Tei′ (bằng siêu âm Doppler
mô cơ tim) giá trị tăng chỉ số Tei và Tei′ khi: chỉ số Tei và Tei′ ≥ 0,51 (bình thường
Tei ≤ 0,45 ± 0,06).
* Xử lý số liệu: theo phương pháp y sinh học bằng phần mềm SPSS 16.0. So sánh
các giá trị trung bình kiểm định ANOVA. So sánh tỷ lệ bằng kiểm định Chi-bình
phương (χ2). P < 0,05 gọi là khác biệt có ý nghĩa thống kê [1].
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Tuổi và phân độ tuổi giữa nhóm TSG và nhóm MTBT.
Nhãm
®é tuæi

Tuổi trung bình

MTBT
(n = 104)

TSG

(n = 86)

pt-test

29,1 ± 4,5

29,9 ± 4,4

> 0,05

Phân bố độ

< 20, n (%)

1 (1,0)

1 (1,2)

tuổi

20 - 29, n (%)

59 (56,7)

38 (44,2)

30 - 39, n (%)

43 (41,3)


45 (52,3)

≥ 40, n (%)

1 (1,0)

2 (2,3)

p2

> 0,05

Tuổi trung bình và phân bố độ tuổi giữa hai nhóm MTBT và TSG không khác biệt
(p > 0,05).

56


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014

Bảng 2: Biến đổi các thông số CNTTr thất trái ở nhóm phụ nữ MTBT bị TSG bằng
siêu âm Doppler xung qua van hai lá và phổ Doppler tĩnh mạch phổi.
Nhãm
TSG (n = 86)

MTBT (n = 104)

pt-test

VE (cm/s)


83,6 ± 14,1

84,1 ± 14,7

> 0,05

VA (cm/s)

77,4 ± 15,0

56,8 ± 14,3

< 0,01

Tỷ lệ E/A

1,13 ± 0,33

1,59 ± 0,62

< 0,01

DT (m/s)

210,8 ± 25,2

192,1 ± 18,4

< 0,01


Vs (cm/s)

67,2 ± 19,5

49,7 ± 12,3

< 0,01

Vd (cm/s)

47,8 ± 12,8

51,9 ± 9,4

< 0,05

Va (cm/s)

32,8 ±19,5

26,0 ± 9,2

< 0,01

ChØ sè

Thời gian DT (m/s), VA (cm/s), Vs (cm/s) và Va (cm/s) ở nhóm TSG cao hơn so với
nhóm MTBT có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Bảng 3: Biến đổi các thông số CNTTr thất trái ở nhóm mang thai bị TSG bằng siêu

âm Doppler mô cơ tim.
Nhãm

TSG
(n = 86)

MTBT
(n = 104)

pt-test

Ve′ (cm/s)

10,7 ± 3,6

13,2 ± 3,1

< 0,001

Va′ (cm/s)

10,6 ± 6,0

11,7 ± 2,0

> 0,05

ET′ (m/s)

249,1 ± 25,9


283,2 ± 29,1

< 0,001

IVRT′ (m/s)

94,0 ± 12,0

91,1 ± 9,9

> 0,05

Tỷ lệ E/e′

8,5 ± 2,2

6,8 ± 2,0

< 0,001

Tỷ lệ e′/a′

1,10 ± 0,41

1,16 ± 0,33

> 0,05

ChØ sè


Các thông số CNTTr theo Doppler mô cơ tim ở nhóm TSG biến đổi rõ rệt so với
nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối, biểu hiện Ve′ ở nhóm TSG thấp hơn so với nhóm MTBT
và tỷ lệ E/e′ ở nhóm TSG cao hơn nhóm MTBT có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Bảng 4: Tỷ lệ rối loạn các chỉ số đánh giá CNTTr thất trái ở MT bị TSG.
Nhãm
ChØ tiªu

TSG (n = 86)
n (%)


Tăng DT (> 200 ms)

42 (48,8)

Tăng IVRT (> 90 ms)

61 (70,9)

*



Tỷ lệ E/e′ (> 8)

49 (57,0)

Tỷ lệ e′/a′ (< 1)


41 (47,7)

Suy CNTTr Ve′ (< 10 cm/s)

42 (48,8)

Bình thường
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3

44 (51,2)
16 (18,6)
24 (27,9)
3 (2,3)

Phân
loại
suy CNTTr




MTBT (n = 104)
n (%)

OR(CI)

11 (10,6)


8,1 (3,7 - 17,2)

53 (51,0)

2,3 (1,3 - 4,3)

20 (19,2)

5,6 (2,9 - 10,6)

20 (19,2)

3,8 (2,0 - 7,3)

12 (11,5)

7,3 (3,5 - 15,3)

92 (88,5)
9 (8,7)
3 (2,9)
0

p < 0,001

57


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014


- CNTTr suy giảm thông qua tăng tỷ lệ
tăng DT, tăng IVRT, tăng E/e′ và giảm e′/a′ ở
nhóm TSG cao hơn so với nhóm MTBT kỳ 3
tháng cuối, có ý nghĩa thống kê.
- Tỷ lệ suy CNTTr thất trái ở nhóm TSG
(48,8%) cao hơn so với nhóm MTBT kỳ
3
tháng cuối (11,5%) với OR (95%, CI) = 7,3 (CI:
3,5 - 15,3), p < 0,001.

Biểu đồ 1: Biểu đồ tăng chỉ số
Tei và Tei′ ở hai nhóm nghiên cứu.
Chỉ số Tei và Tei′ ở nhóm TSG cao hơn
so với nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối (p <
0,001).
BÀN LUẬN
Có sự thay đổi về hình thái và cấu trúc
tim ở phụ nữ mang thai bị TSG, theo đó
CNTTr cũng biến đổi. Gian Paolo N và CS
(2003) [5] thấy các thông số CNTTr thất trái
ở nhóm THA bằng siêu âm Doppler xung
qua van hai lá, tĩnh mạch phổi gồm: VE
(cm/s), IVRT (ms), VA (cm/s), Vd (cm/s), Va
(cm/s) cao hơn so với nhóm MTBT (p <
0,05); đồng thời tỷ lệ E/A (1,16 ± 0,14) thấp
hơn nhóm MTBT (1,61 ± 0,31) (p < 0,05).
Cho KI và CS (2005) [4] thấy IVRT (ms) ở
nhóm THA (118,8 ± 19,5) cao hơn nhóm
MTBT (83,1 ± 12,4) (p < 0,001) và tỷ lệ E/A
(0,9 ± 0,3) lại thấp hơn nhóm MTBT (1,6 ±

0,3). Yuan L và CS [11] (2006) thấy tỷ lệ
E/A ở nhóm MT có THA (1,2 ± 0,2) thấp
hơn so với nhóm MTBT (1,4 ± 0,2) với p =
0,009.

Kết quả của chúng tôi: các chỉ số thời
gian DT ở nhóm TSG (210,8 ± 25,2 m/s)
cao hơn so với nhóm MTBT ở 3 tháng cuối
(192,1 ± 18,4 m/s) (p < 0,01), Vận tốc tối đa
của sóng đổ đầy cuối tâm trương VA của
nhóm TSG cao hơn so với nhóm MTBT ở
kỳ 3 tháng cuối (p < 0,01) (bảng 2). Alicia
DT (2010) [2] nghiên cứu 40 BN TSG và 40
phụ nữ MTBT thấy thời gian DT (ms), IVRT
(ms), Va′ (cm/s), tỷ lệ E/e′ ở nhóm TSG (lần
lượt là: 202,3 ± 31,6; 90,5 ± 23,2; 8,4 ± 2,0;
10,4 ± 2,4) cao hơn so với nhóm MTBT (lần
lượt là: 174,4 ± 22,4; 70,2 ± 17,4; 7,2 ± 1,2; 6,7
± 1,3) (p < 0,01). Ngược lại, Ve′ (cm/s) và
tỷ lệ E/A ở nhóm TSG (lần lượt: 8,7 ± 2,3
và 1,29 ± 0,34) thấp hơn so với nhóm
MTBT (lần lượt: 11,5 ± 2,3 và 1,45 ± 0,24)
với p < 0,001 và p = 0,096. Đồng thời tần
suất E/e′ (> 8) và e′/a′ (< 1) ở nhóm TSG
chiếm tỷ lệ cao (lần lượt là: 85% và 50%).
Melchiorre K và CS (2011) [7] nghiên cứu
50 phụ nữ TSG và 50 phụ nữ MTBT (với
giá trị Ve′ < 14 được coi là biểu hiện suy
CNTTr) thấy CNTTr suy giảm ở nhóm TSG
nếu chỉ số E/A, DT (ms), IVRT (ms), e′/a′ và

E/e′ thành bên [lần lượt là: 0,81 (0,73 0,95), 207 (191 - 229), 96 (91 - 101), 0,83
(0,60 - 1,1) và 6,3 (5,1 - 7,7)] so với nhóm
MTBT [lần lượt là: 1,14 (0,88 - 1,43), 169
(150 - 200), 83,5 (71,5 - 96,8), 1,6 (1,3 1,9) và 5,1 (4,6 -6,3)], khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,01). Đặc biệt, kết quả
nghiên cứu thấy tỷ lệ suy CNTTr ở nhóm
TSG (42,0%) cao hơn so với MTBT (12%)
với p = 0,009. Chỉ số E/e′, tỷ lệ tăng E/e′ (>
8) và tỷ lệ (e′/a′ < 1) ở nhóm TSG [lần lượt
là: 9,7 ± 2,0; 57% và 47,7%] cao hơn so
với nhóm MTBT kỳ
3 tháng cuối [lần
lượt là: 7,6 ± 1,8; 19,2% và 19,2%] với p <
0,001. Tỷ lệ E/A ở nhóm TSG (0,95 ± 0,25)
thấp hơn so với nhóm MTBT kỳ 3 tháng
cuối (1,26 ± 0,32) với p < 0,001. Mặt khác,
kết quả nghiên cứu cũng thấy tỷ lệ suy
CNTTr (Ve′ < 10) ở nhóm TSG (48,8%) cao

58


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014

hơn so với nhóm MTBT kỳ 3 tháng cuối
(11,5) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) với OR
(95%, CI) = 7,3 (3,5 - 15,3). Tỷ lệ suy CNTTr
giai đoạn 1, 2 và 3 ở nhóm TSG (lần lượt là:
18,6%; 27,9% và 2,3%) cao hơn so với nhóm
MTBT kỳ 3 tháng cuối (8,7%; 2,9% và 0%) (p

< 0,001). Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Alicia DT (2010) [2]: tỷ lệ suy CNTTr
dựa vào sóng e′ vách liên thất (Ve′ vách liên
thất < 8 cm/giây) ở nhóm TSG (50,0%) cao
hơn so với nhóm MTBT (8,0%) với p = 0,006.
Ngoài ra, các chỉ số khác như: tỷ lệ E/A (<
1,4); E/e′ (> 8) và e′/a′ (< 1) ở nhóm TSG đều
cao hơn so với nhóm MTBT (p < 0,05). Vera B
và CS (2008) [10] nghiên cứu 193 phụ nữ,
trong đó, nhóm phụ nữ khỏe mạnh (n =
48), nhóm mang thai không THA (n = 47),
nhóm THA không mang thai (n = 41) và
nhóm mang thai có THA (n = 57) suy
CNTTr tăng dần (lần lượt là: 0%; 2%; 29%
và 42%) với p < 0,05.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng
4) thấy suy CNTTr giai đoạn 1 và 2 của
nhóm TSG lần lượt là 18,6% và 27,9%.
Trong khi đó, nghiên cứu của Melchiorre và
CS (2011) [7], tỷ lệ này lần lượt là: 29,6%
và 22,2%.
Để đánh giá sự biến đổi của CNTT và
CNTTr, các nghiên cứu gần đây sử dụng
chỉ số Tei và chỉ số Tei′. Một số nghiên cứu
thấy chỉ số Tei có ưu điểm hơn so với EF%,
vì chỉ số này không phụ thuộc vào hình thái
của thất trái. Trong khi phân suất tống máu
EF% không phản ảnh hết mức độ rối loạn
chức năng tim, vì khi EF% bình thường,
trong trường hợp suy CNTTr chỉ số Tei đã

có thay đổi. Một số nghiên cứu gần đây về
chỉ số Tei ở BN THA cho thấy chỉ số Tei có
mối tương quan yếu với EF%, FS% và tỷ lệ
E/A (p < 0,05). Kamilu MK (2011) [6] nghiên
cứu 142 BN THA thấy chỉ số Tei không có
mối liên quan với biến đổi hình thái cấu trúc
tim và EF%; ở nhóm có tăng chỉ số Tei và
nhóm chỉ số Tei bình thường, tỷ lệ E/A và

E/e′ giữa hai nhóm không khác biệt. Trong
nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 1),
chỉ số Tei (tỷ lệ tăng chỉ số Tei) và Tei′
(tỉ lệ tăng chỉ số Tei′) ở nhóm TSG cao hơn
so với nhóm MTBT (p < 0,001) với OR
(95%, CI) lần lượt là: 12,0 (5,9-24,2) và 8,1
(4,0-16,4). Điều này phù hợp với nghiên
cứu của Alicia DT (2010): chỉ số Tei′ ở nhóm
TSG (0,55 ± 0,13) cao hơn so với nhóm
MTBT (0,42 ± 0,09) (p < 0,001). Bamfo JE
(2008) [3] thấy chỉ số Tei′ ở nhóm TSG có
thai phát triển bình thường (0,42 ± 0,15)
cao hơn so với nhóm thai chậm phát triển
trong tử cung (0,39 ± 0,15), nhưng không có
sự khác biệt (p > 0,05).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu CNTTr ở 86 người phụ
nữ mang thai bị TSG so với nhóm MTBT kỳ
3 tháng cuối, chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Tỷ lệ suy CNTTr ở nhóm TSG (48,8%)
cao hơn so với nhóm MTBT (11,5%) với OR

(95%, CI) = 7,3 (3,5 - 15,3), (p < 0,001).
- Tỷ lệ suy CNTTr giai đoạn 2 và 3 ở
nhóm TSG (lần lượt là: 27,9% và 2,3%) cao
hơn so với nhóm MTBT (lần lượt là: 2,9%
và 0%) với p < 0,001.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Tuấn. Phương pháp ước tính
cỡ mẫu. Y học thực chứng. Nhà xuất bản Y học.
Hà Nội, 2008, tr.75-106.
2. Alicia Therese Dennis. Cardiac function in
women with preeclampsia. Doctor of philosophy.
University of Mellbourne, Parkville, Australia.
2010.
3. Bamfo JE, Kametas NA, Nicolaides KH,
Chambers JB. Maternal left ventricular diastolic and
systolic long-axis function during normal
pregnancy. Eur J Echocardiogr. 2007, 8, pp.360368.
4. Cho KI, Kim DS, Kim TI, Park JH, et al.
Echocardiographic assessment of LV geometric
pattern and function in pregnancy-induced

59


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ PHỤ TRƢƠNG 2014

hypertension. Korean Circulation. 2005, 35,
pp.718-724.
5. Gian Paolo N, Herbert V, Barbara V,
Giovanni L, et al. Left vetricular concentric

geometry as a risk factor in gestational
hypertension. Hypertension. 2003, 41, pp.469-475.
6. Kamilu MK. Relationship between Tei
index and left ventricular geometric patterns in a
hypertensive population: a cross-sectional study.
Cardiovascular Ultrasound. 2009, 9 (21), pp.1-5.
7. Melchiorre K, Sutherland GR, Liberati M,
Thilaganathan B. Maternal cardiac dysfunction and
remodeling in women with preeclampsia at term.
Hypertension. 2011, 57, pp.85-93.

9. Strobl I, Windbicherler G, Strasak A, et al.
Left ventricular function many years after
recovery from preeclampsia. BJOG. 2011, 118,
pp.76-83.
10. Vera B, Silméia Z, Claudia M, Leticia PJ,
Beatriz M. Structural and functional cardiac
changes in women with chronic arterial
hypertension during pregnancy. Hypertension of
Pregnancy. 2008, 27, Abstracts 441.
11. Yuan L, Duan Y, Cao T. Echocardiographic
study of cardiac morphological and functional
changes before and after parturition in pregnancyinduced hypertension. Echocardiography. 2006,
23 (3), pp.177-182.

8. Preeclampsia Foundation. Preeclampsia
identifies women at risk for cardiovascular
disease. Preeclampsia Foundation Position
Statement. 2006.


60



×