Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tỉ lệ viêm âm đạo không đặc hiệu do vi trùng và yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai không triệu chứng cơ năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.77 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Nghiên cứu Y học

TỈ LỆ VIÊM ÂM ĐẠO KHÔNG ĐẶC HIỆU DO VI TRÙNG VÀ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ CÓ THAI KHÔNG TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
Nguyễn Thị Từ Vân*, Nguyễn Quang Vinh**, Phạm Nghiêm Minh***, Lý Kim Nga****, Hồ Thị Cẩm Vân****, Lê
Thị Lan Hương****

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ viêm âm đạo không đặc hiệu do vi trùng (VÂĐKĐHDVT) và các yếu tố liên
quan ở các phụ nữ có thai không có biểu hiện hiện triệu chứng cơ năng.
Phương pháp: thai phụ không có biểu hiện bất cứ triệu chứng cơ năng nào về viêm nhiễm đường sinh
dục được chọn tham gia nghiên cứu khi đến khám thai. Đối tượng tham gia nghiên cứu được khám lâm
sàng, lấy mẫu dịch tiết âm đạo - cổ tử cung để xét nghiệm soi tươi và nhuộm Gram. Tiêu chuẩn Nugent
được sử dụng để xác định VÂĐKĐHDVT. Số liệu thu thập gồm: nhân khẩu học, tình trạng kinh tế, hành vi
sức khỏe, tiền sử y khoa và xét nghiệm soi nhuộm dịch âm đạo. Phân tích đơn biến và đa biến được sử dụng
để tính tỉ số chênh (OR) cho từng yếu tố liên quan nói riêng và gộp chung, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
khi p< 0,05. Lợi ích của việc sàng lọc bệnh ở phụ nữ mang thai được ước tính dựa trên nguy cơ sinh non do
VÂĐKĐHDVT từ các nghiên cứu trước.
Kết quả: Có 100 phụ nữ mang thai thỏa tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tỉ lệ viêm âm đạo
không đặc hiệu do vi trùng là 3% (90% KTC= 0,2-5,8%). Tuy không có triệu chứng cơ năng, nhưng có dấu
hiệu lâm sàng tính chất dịch âm đạo bất thường ở tất cả các trường hợp VÂĐKĐHDVT (p <0,05). Ngoài
VÂĐKĐHDVT, có 26% thai phụ nhiễm nấm không triệu chứng cơ năng và 3% nhiễm liên cầu trùng gram
dương. Tỉ lệ nhiễm liên cầu trùng gram dương ở nhóm VÂĐKĐHDVT+ cao hơn nhóm VÂĐKĐHDVT(p<0,05). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy có sự liên quan giữa nhiễm liên cầu trùng gram dương và
VÂĐKĐHDVT (OR= 35, 95% KTC= 1,56 - 783,01). Không có sự khác biệt về các yếu tố khác về nhân
khẩu xã hội học, trình độ văn hóa, tôn giáo, kinh tế, tiền căn sản phụ khoa, thói quen sinh hoạt tình dục khi
mang thai giữa nhóm thai phụ VÂĐKĐHDVT+ và VÂĐKĐHDVT-.
Kết luận: Tỉ lệ VÂĐKĐHDVT ở phụ nữ có thai không có biểu hiện triệu chứng cơ năng là 3%. Tầm
soát VÂĐKĐHDVT bằng kỹ thuật soi nhuộm đơn giản để điều trị sớm là điều cần thiết nhằm hạ thấp các
tác hại trên thai kỳ và sức khỏe thai nhi.



ABSTRACT
PREVALENCE AND FACTORS ASSOCIATED WITH BACTERIAL VAGINOSIS
IN ASYMPTOMATIC PREGNANT WOMEN
Nguyen Thi Tu Van, Nguyen Quang Vinh, Pham Nghiem Minh, Ly Kim Nga, Ho Thi Cam Van,
Le Thi Lan Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 175 - 179
Objective: Determining the BV prevalence and associated factors in asymptomatic pregnant women.
Method: asymptomatic pregnant women were enrolled for this study. They were clinically examined
and took vaginal and cervical swabs for wet mount and gram stain evaluation at their antenatal clinic visit.
Subjects were classified by Nugent criteria for BV diagnosis. Data were collected by interviewing women
* Bộ Môn Phụ Sản - Đại Học Y Dược TP. HCM
** Bệnh viện Hạnh Phúc
*** Bệnh viện Từ Dũ
**** Bệnh viện Đại Học Y Dược

Sản Phụ Khoa

1


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Nghiên cứu Y học

with the questionnaire including demographic, social economic, and behavioral factors, medical and
obstetrical history. Univariate, multivariate analysis were used for calculating odds ratio (OR), statistical
significance differences were determined when p< 0.05. Benefit of BV screening for pregnant women was
estimated based on the results of previous studies about spontaneous preterm delivery risk of BV infection.
Results: There were 100 asymptomatic pregnant women reported in this study. The prevalence of
bacterial vaginosis in asymptomatic women was 3% (90% C.I. = 0.2 - 5.8%). All of BV positive cases had

clinical sign of abnormal vaginal discharge in compared with the negative cases (p< 0.05). In addition, 26%
and 3% of the participants had been infected with yeast and gram positive streptococci, respectively.
Streptococci gram positive rate among pregnant women with BV was significantly higher than those without
BV infection. Multiple logistic regression determined the relationship between Streptococci gram positive
infection and BV (OR= 35.95% C.I. = 1.56 – 78.01). There was no significant difference of social
demographic factors including educational level, religion, economic factor, and ob-gyn history, sexual habit
during pregnancy between BV positive and BV negative group.
Conclusion:The prevalence of BV in asymptomatic women was 3%. Screening BV infection and giving
treatment early for pregnant women by microscopic examination should recommended to reduce its harmful
influences in pregnancy and fetal health.

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hiện nay, sinh non là một trong những vấn
đề rất được quan tâm trong lĩnh vực sản khoa và
là nguyên nhân đưa đến 70% tử vong chu sinh(3).
Tỉ lệ sinh non vào khoảng 5-10% và không tăng
trong những năm gần đây nhưng tỉ lệ trẻ sinh
non sống sót ngày càng tăng do các tiến bộ trong
lĩnh vực chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng. Tuy
nhiên, số lượng trẻ non tháng sống sót phát triển
không bình thường lại có xu hướng gia tăng(7). Vì
vậy, việc xác định các yếu tố tiên đoán khả năng
sinh non có ý nghĩa quan trọng, làm giảm sinh
non và các hậu quả do sinh non. Trong các yếu
tố này, viêm âm đạo không đặc hiệu do vi trùng
(VÂĐKĐHDVT) có mối liên quan mật thiết với
với các trường hợp sinh non, vỡ ối non, sinh con

nhẹ cân, nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng
đường hô hấp ở trẻ sơ sinh(9). Do đó, sàng lọc
VÂĐKĐHDVT cho các thai phụ không có biểu
hiện triệu chứng để điều trị sớm giúp làm giảm
tỉ lệ sinh non và các tác hại trên thai nhi và sơ
sinh(5,8). Để xây dựng chiến lược phát hiện, điều
trị VÂĐKĐHDVT trong thai kỳ có hiệu quả cần
dựa trên số liệu thực tế. Nghiên cứu được tiến
hành nhằm xác định tỉ lệ VÂĐKĐHDVT và các
yếu tố liên quan ở các phụ nữ có thai không có
biểu hiện triệu chứng cơ năng.

Phụ nữ đến khám thai, từ tháng 7/2004 dến
tháng 5/2006, được kiểm tra qua bảng câu hỏi
chọn bệnh để loại ra các thai phụ có bất cứ triệu
chứng nào về viêm nhiễm đường sinh dục như
ngứa, rát bộ phận sinh dục, đau khi giao hợp,
tiểu buốt, dịch âm đạo có màu, mùi bất thường,
sử dụng thuốc thụt rửa sâu vào âm đạo trong
vòng 2 ngày trước khi đến khám thai. Có 107
thai phụ được mời tham gia nghiên cứu. Sau khi
đọc kỹ thư ngõ trình bày nội dung và mục đích
của nghiên cứu, 100 (93,5%) thai phụ đồng ý
tham gia. Các thai phụ trong nghiên cứu được
phỏng vấn trực tiếp, với bảng câu hỏi có nội
dung liên quan đến nhân khẩu học, tình trạng
kinh tế, tiền căn về bệnh nội khoa và sản khoa,
hành vi sức khỏe. Sau đó, được khám phụ khoa,
lấy mẫu dịch tiết âm đạo–cổ tử cung cho vào
ống nghiệm chứa nước muối sinh lý để soi tươi

và phết lam để nhuộm Gram. Thang điểm của
Nugent dựa vào hình thái và màu Gram của 3
dạng vi trùng: (1) trực khuẩn Gram dương
Lactobacilli, (2) trực khuẩn Gram âm nhỏ thẳng,
(3) trực khuẩn gram âm nhỏ cong. Dựa trên kết
quả cận lâm sàng, thang điểm được tính từ 0 đến
10, kết quả từ 1-3 (VÂĐKĐHDVT: âm tính), từ 46 (VÂĐKĐHDVT: nghi ngờ), từ 7 - 10
(VÂĐKĐHDVT: dương tính)(10). Chẩn đoán
VÂĐKĐHDVT ở các thai phụ khi Nugent từ 7-

Sản
2 Phụ Khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
10, hay Nugent từ 4-6 và thai phụ có dịch tiết âm
đạo bất thường qua khám lâm sàng. Ngoài ra các
tác nhân khác như: nấm, Trichomonas vaginalis, trực
khuẩn gram âm, chuỗi liên cầu trùng, tụ cầu gram
dương cũng được xác định và ghi nhận. Các yếu tố
liên quan với VÂĐKĐHDVT được xác định khác
biệt có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05.
Thang điểm theo tiêu chuẩn Nugent
Số vi khuẩn
trung bình/10

Trực khuẩn Gram

quang trường
vật kính dầu


dương lớn
(Lactobacilli)

Trực

Trực

khuẩn

khuẩn

gram âm gram âm
nhỏ thẳng nhỏ cong

0

0

4

2

<1

1

3

2


1–4

2

2

1

5 – 30

3

1

1

> 30

4

0

0

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tất cả 100 phụ nữ tham gia vào nghiên cứu
qua tất cả các khâu: phỏng vấn, khám thai và lấy
mẫu làm xét nghiệm. Tỉ lệ VÂĐKĐHDVT ở phụ
nữ mang thai không biểu hiện triệu chứng là 3%

và 2% trường hợp VÂĐKĐHDVT nghi ngờ theo
tiêu chuẩn Nugent nhưng không có biểu hiện
triệu chứng lâm sàng. Khi xử lý, các thai phụ có
kết quả VÂĐKĐHDVT nghi ngờ hoặc âm tính
được xếp vào nhóm không bị viêm âm đạo
không đặc hiệu do vi trùng (VÂĐKĐHDVT âm
tính). Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu chẩn
đoán VÂĐKĐHDVT dựa vào thang điểm
Nugent được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo
chẩn đoán VÂĐKĐHDVT dựa vào thang điểm
Nugent (xác định viêm âm đạo không đặc hiệu do vi
trùng với điểm Nugent ≥7).

Đặc điểm

Tuổi

VÂĐKĐH
DVT + Tỉ
lệ% (n)
TB (ĐLC)
28,6 (3,1)

VÂĐKĐ
HDVT Tỉ lệ% Tổng số
(n) TB
(ĐLC)
28,5
28,5 (3,9)

(3,9)
88,7 (86) 88,0 (88)

Đi làm
66,7 (2)
Không đi làm
33,3 (1) 11,3 (11) 12,0 (12)
hoặc nội trợ

0 (0) 50,5 (49) 49,0 (49)
Tôn giáo
Không
100 (3) 49,5 (48) 51,0 (51)
Nghề
nghiệp

Sản Phụ Khoa

Nghiên cứu Y học

Đặc điểm

Không đi học
hoặc cấp I
Cấp II trở lên

VÂĐKĐ
VÂĐKĐH
HDVT DVT + Tỉ
Tỉ lệ% Tổng số

lệ% (n)
(n) TB
TB (ĐLC)
(ĐLC)
97,9 (2)

2,0 (2)

2,1 (95)
25,4
24 (3,6)
Tuổi lập gia đình
(3,2)
25,7
Tuổi giao hợp lần đầu 24,3 (3,1)
(3,4)
Có nhà riêng 66,7 (2) 54,6 (53)
Thuê hoặc ở
Kinh tế
chung với
33,3 (1) 45,4 (44)
người thân
Giao hợp

66,7 (2) 55,7 (54)
khi mang

98,0 (2)

Trình độ

học vấn

thai ≥ 2 lần
/ 1 tháng
Tiền sử
điều trị
viêm sinh
dục 1
tháng trở
lại đây
Tiền sử
chồng bị
nhiễm
trùng
đường
sinh dục

Rửa bộ
phận sinh
dục

Dung dịch
rửa bộ
phận sinh
dục
Tiền căn
sản khoa

Tiền căn
sơ sinh

(lần sinh
con trước)

Không


Không


Không
Ít nhất 1
lần/ngày
Trên 1
lần/ngày
Rửa bằng
nguồn nước
máy
Xà bông
Nước muối
Nước rửa
phụ khoa
Thai lưu (có)
Sẩy thai (có)
Phá thai (có)
Nhiễm trùng
sơ sinh
Sinh non
Sinh nhẹ cân
Dị tật bẩm
sinh

Tử vong sơ
sinh
Nhiễm trùng
mắt sơ sinh
Nhiễm trùng
hô hấp sơ
sinh
Vàng da sơ
sinh

100 (0)
3%(3)

25,5 (3,2)
25,7 (3,4)
55,0 (55)
45,0 (45)
56,0 (56)

33,3 (1) 44,3 (43) 44, 0(44)
(0)

5,2 (5)

5,0 (5)

100,0 (3) 94,8 (92) 95,0 (95)
(0)

2,1 (2)


2,0 (2)

100,0 (3) 97,9 (95) 98% (98)
(0)

10,4 (10) 10,1(10)

100, 0(3) 89,6(86) 89,9 (89)
66,7 (2) 86,5 (83) 85,9 (85)
0,0 (0) 15,5 (15) 15,0 (15)
33,2 (1) 9,3 (9) 10,0 (10)
100,0 (3) 67,0 (65) 68,0 (68)
(0)
9,3 (9)
9,0 (9)
(0)
9,3 (9)
9,0 (9)
33,3 (1) 13,4 (13) 14,0 (14)
0,0 (0)

1,0 (1)

1,0 (1)

0,0 (0)
0,0 (0)

2,1 (2)

1,0 (1)

2,0 (2)
1,0 (1)

0,0 (0)

1,0 (1)

1,0 (1)

0,0 (0)

1,0 (1)

1,0 (1)

0,0 (0)

1,0 (1)

1,0 (1)

0,0 (0)

0,0 (0)

0,0 (0)

0,0 (0)


5,2 (5)

5,0 (5)

3


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Đặc điểm

Khí hư
Đau ở bộ
Tiền căn
phận sinh dục
có triệu
Đau khi giao
chứng cơ
hợp
năng phụ
Tiểu
gắt
khoa
Đau trằn
bụng dưới
Đặt vòng
Bao cao su
Thuốc ngừa
thai uống

Phương
Thuốc
ngừa
pháp ngừa
thai
chích
thai
Xuất tinh
ngoài âm đạo
Canh ngày
rụng trứng
Tuổi thai hiện tại (tuần)
Số lần khám thai trong
thai kỳ này
Đau bụng
Triệu chứng từng cơn
khác trong lần Ra huyết
mang thai này âm đạo bất
thường

VÂĐKĐ
VÂĐKĐH
HDVT DVT + Tỉ
Tỉ lệ% Tổng số
lệ% (n)
(n) TB
TB (ĐLC)
(ĐLC)
33,3 (1) 51,5 (50) 51,0 (51)


Nghiên cứu Y học

Tác nhân khác VÂĐKĐHDVT(+) VÂĐKĐHDVT(-) Tổng
phối hợp
số
Tỉ lệ% (n)
Tỉ lệ% (n)
Cầu khuẩn
0,0 (0)
2,1 (2)
2,0 (2)
gram dương
Liên cầu khuẩn
33,3 (1)
2,1 (2)
3,0 (3)
gram dương*

0,0 (0)

15,5 (15) 15,0 (15)

*p < 0,05

0,0 (0)

18,6 (18) 18,0 (18)

0,0 (0)


11,3 (11) 11,0 (11)

Bảng 3. Phương trình hồi qui bội đa biến và các
biến số

0,0 (0)

5,2 (5)

5,0 (5)

0,0 (0)
6,2 (6)
6,0 (6)
33,3 (1) 46,5 (45) 46,0 (46)
66,7 (2) 26,8 (26) 28,0 (28)
0,0 (0)

1,0 (1)

1,0 (1)

0,0 (0)

41,2 (40) 40,0 (40)

0,0 (0)

32,0 (31) 32,0 (32)


17,8 (15) 24,3 (9) 24,1 (9,2)
4,84
2,33 (1,5)
4,76 (2,9)
(2,9)
0,0 (0)

16,5 (16) 16,0 (16)

0,0 (0)

19,6 (19) 19,0 (19)

VÂĐKĐHDVT (có/không) OR d.f.
Liên cầu khuẩn gram
dương (có/không)
Nhiễm nấm (có/không)
Intercept

p

95% KTC
của OR

35,00 1 0,025 1,56 - 783,01
0,00

1 0,998

0,03


1 0,000

BÀN LUẬN
Nghiên cứu xác định tỉ lệ VÂĐKĐHDVT ở
thai phụ không triệu chứng là 3% (90% KTC=
0,2-5,8%), so với nghiên cứu ở cộng đồng dân cư
tỉnh Nghệ An phát hiện VÂĐKĐHDVT ở phụ
nữ có thai là 7%, p=0,02(1), và so với tỉ lệ
VÂĐKĐHDVT ở 1441 phụ nữ mang thai không
triệu chứng ở Ý là 70 (4,9%), p=0,27(6).

Bảng 2. Tỉ lệ xuất hiện các tác nhân viêm âm đạo ở
nhóm thai phụ VÂĐKĐHDVT+ và VÂĐKĐHDVTdựa trên kết quả cận lâm sàng

Thống kê từ Ủy ban dân số và gia đình, mỗi
năm ở thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 70.000
phụ nữ mang thai. Nếu thực hiện tầm soát viêm
âm đạo không đặc hiệu do vi trùng trong thai
kỳ, có thể phát hiện được khoảng 2100 thai phụ
VÂĐKĐHDVT dù không có biểu hiện triệu
chứng cơ năng. Theo Christopher Carey, tỉ lệ
sinh non ở thai phụ VÂĐKĐHDVT khoảng
12,5%(2), như vậy có thể ước tính ở thành phố Hồ
Chí Minh mỗi năm khoảng 260 thai phụ sinh
non
do
VÂĐKĐHDVT.
Ngoài
ra,

VÂĐKĐHDVT ở phụ nữ mang thai còn làm
tăng nguy cơ xuất huyết trong tam cá nguyệt 1
gấp 1,5 lần(3), do đó tầm soát VÂĐKĐHDVT cho
phụ nữ mang thai và điều trị sớm giúp làm giảm
nguy cơ trong thai kỳ.

Tác nhân khác VÂĐKĐHDVT(+) VÂĐKĐHDVT(-) Tổng
phối hợp
số
Tỉ lệ% (n)
Tỉ lệ% (n)
Trichomonas
0,0 (0)
0,0 (0)
0,0 (0)
vaginalis
26,0
Nhiễm nấm
0,0 (0)
26,8 (26)
(26)
Trực khuẩn
23,0
66,7 (2)
21,6 (21)
gram âm lớn
(23)
không phải

Tỉ lệ nhiễm liên cầu trùng gram dương ở thai

phụ trong nghiên cứu là 3% so với một nghiên
cứu tương tự ở Nghệ An là 4%, p=0,56(1). Tỉ lệ
xuất hiện liên cầu trùng gram dương ở nhóm
thai phụ VÂĐKĐHDVT (+) cao (33,3%) so với
nhóm VÂĐKĐHDVT (-) (2,1%). Phân tích hồi
quy bội đa biến cho thấy sự liên quan giữa

Khám lâm sàng

dịch âm đạo
bất thường** Không

100 (3) 14,4 (14) 17,0 (17)
(0)

85,6 (83) 83,0 (83)

*p< 0,05, ** dạng VÂĐKĐHDVT
Ngoài viêm âm đạo không đặc hiệu do vi
trùng, các thai phụ còn bị nhiễm các tác nhân
gây viêm sinh dục khác như nấm và liên cầu
trùng gram dương (bảng 2). Tỉ lệ nhiễm nấm
không triệu chứng khá cao 26%. Tỉ lệ nhiễm liên
cầu trùng gram dương chung là 3%, ở nhóm
VÂĐKĐHDVT+ là 33,3% so với nhóm
VÂĐKĐHDVT- là 2,1% (p=0,002).

Sản
4 Phụ Khoa



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008
nhiễm liên cầu trùng gram dương và
VÂĐKĐHDVT (OR=35, 95% KTC= 1,56-783,01),
khi kiểm soát đồng thời với nhiễm nấm trong
thai kỳ. Tuy nhiên, các tỉ lệ nhiễm liên cầu này
chỉ xác định liên cầu trùng gram dương xuất
hiện trong âm đạo nói chung, cần phải cấy phân
lập vi trùng để xác định nhiễm liên cầu trùng
nhóm B. Nghiên cứu chưa phát hiện được sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về các yếu tố nhân
khẩu xã hội học, tiền căn sản phụ khoa về viêm
sinh dục, sử dụng biện pháp ngừa thai, thói
quen sinh hoạt tình dục khi mang thai, vệ sinh
giữa các phụ nữ mang thai VÂĐKĐHDVT+ và
VÂĐKĐHDVT

9

10

Nghiên cứu Y học

bacterial vaginosis: a placebo- controlled, double-blind
study. Am J Obstet Gynecol 1994; 171: 345-9.
Mueller-Heubach E, Rubinstein DN, Schwarz SS.
Histologic chorioamnionitis and preterm delivery in
different patient populations. Obstet Gynecol 1990; 75:
622-6.
Nugent RP, Krohn MA, Hillier SL. Reliability of

diagnosing bacterial vaginosis is improved by a
standardized method of Gram stain interpretation. J Clin
Microbiol 1991; 29: 297-301.

-. Tỉ lệ VÂĐKĐHDVT của nghiên cứu là
một số liệu tham khảo tốt, vì số liệu giữa các
vùng khác nhau và hiện nay ít có nghiên cứu
khảo sát tỉ lệ VÂĐKĐHDVT ở phụ nữ có thai
không biểu hiện triệu chứng cơ năng ở Việt
Nam và trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

2

3

4

5

6

7

8

Aya Goto, Nguyen Quang Vinh, Pham Nghiem Minh, Cao
Thi Phi Nga, Le Thi Chung, Hoang Quoc Kieu, Le Thi

Quynh Nga, Kumiko K, Nguyen Ba Tan, Mayumi K, Ishii
S, Seiji Y. Prevalence and associated factors of
reproductive tract infections among pregnant women in
ten communes in Nghe An Province, Vietnam. Japanese J
Epi 2005; 15: 163-172.
Carey C, Kebanoff M A., Hauth JC., Hillier SL., Thom EA.
et al. Metronidazole to prevent preterm delivery in
pregnant women with asymptomatic bacterial vaginosis.
N Engl J Med 2000; 342(8): 534-40.
French JI., McGregor JA., Draper D, Parker R, and McFee J.
Gestational Bleeding, Bacterial Vaginosis, and Common
Reproductive Tract Infections: Risk for Preterm Birth and
Benefit of Treatment. Obstet Gynecol 1999; 93: 715–24.
Hack M, Fanaroff AA. Outcomes of extremely immature
infants - a perinatal dilemma. N Engl J Med 1993;
329:1649-50.
Hauth JC, Goldenberg RL, Andrews WW, DuBard MB,
Copper RL. Reduced incidence of preterm delivery with
metronidazole and erythromycin in women with bacterial
vaginosis. N Engl J Med 1995; 333: 1732-6.
Leone C, Stefania R et al. Bacterial vaginosis: Prevalence in an
Italian population of asymptomatic pregnant women and
diagnostic aspects. Euro J Epi 1996; 12(4): 383-390.
Lorenz JM, Wooliever DE, Jetton JR, Paneth N. A
quantitative review of mortality and developmental
disability in extremely premature newborns. Arch Pediatr
Adolesc Med 1998; 152: 425-35.
Morales WJ, Schorr S, Albritton J. Effect of metronidazole
in patients with preterm birth in preceding pregnancy and


Sản Phụ Khoa

5


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Sản
6 Phụ Khoa

Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008

Sản Phụ Khoa

Nghiên cứu Y học

7



×