Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tỷ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan trên công nhân sản xuất xi măng tại công ty Cement Kong Pop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.68 KB, 9 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

TỶ LỆ BỆNH DA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN CÔNG NHÂN
SẢN XUẤT XI MĂNG TẠI CÔNG TY CEMENT KONG POP
Heng Sivmey*, Lê Ngọc Diệp**

TÓM TẮT
Mở đầu: Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hôi, nhu cầu sử dụng xi măng ngày càng cao, số
người tiếp xúc với xi măng khô (người sản xuất xi măng) cũng như tiếp xúc với xi măng ướt (những người
thợ xây) ngày càng nhiều. Theo số liệu của Viện Y học Lao động bệnh da ở ngành xi măng lên đến 58,54%,
trong đó các bệnh hay gặp là viêm da tiếp xúc, loét trợt da và niêm mạc do xi măng. Thế giới đã có nhiều
công trình nghiên cứu về các bệnh da do xi măng nhưng tại Campuchia chưa có nghiên cứu nào về bệnh da
ở công nhân ngành xi măng.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh da và các yếu tố liên quan trên công nhân sản xuất xi
măng tại công ty Cement, Kong Pop, Campuchia.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả.
Kết quả: Tỷ lệ hiện mắc bệnh da của công nhân sản xuất xi măng tại công ty Cement, Kong Pop, Campuchia
là 35,1 %. Tỉ lệ hiện mắc bệnh da từng nhóm bệnh da thường gặp theo thứ tự là: bệnh mụn trứng cá chiếm cao
nhất là 33,3 %; bệnh da do miễn dịch dị ứng 26,8%; bệnh da nhiễm trùng 24,2%; bệnh da do rối loạn sắc tố là
22%. Các yếu tố liên quan: bệnh da chung có ý nghĩa thống kê liên quan đến tiền sử bệnh da bản thân (bệnh da
tăng cao ở nhóm có tiền sử bệnh da bản thân) và tiền sử dị ứng bản thân (cơ địa dị ứng tỉ lệ bệnh da cao hơn các
đối tượng khác); bệnh da miễn dịch dị ứng có ý nghĩa thống kê liên quan với sự tiếp xúc bụi xi măng, tỷ lệ bệnh
cao nhất ở nhóm đóng bao (48,5%). Bệnh da do rối loạn sắc tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến môi trường làm
việc nắng (p<0,005). Tỷ lệ bệnh cao nhất là ở nhóm khai thác (40,7%); bệnh mụn trứng cá có liên quan ý nghĩa
thống kê với tuổi đời.
Kết luận: Tỷ lệ hiện mắc bệnh da của công nhân sản xuất xi măng tại công ty Cement Kong Pop,
Campuchia là 35,1%; bốn nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh da do miễn dịch dị ứng, mụn trứng cá, bệnh da
nhiễm trùng và bệnh da do rối loạn sắc tố. Các yếu tố liên quan bệnh da chung có ý nghĩa thống kê gồm có tiền sử
bệnh da và dị ứng bản thân.


Từ khóa: Công nhân sản xuất xi măng, bệnh da

ABSTRACT
PREVALENCE AND THE RELATED FACTORS OF SKIN DISEASES AMONG WORKERS
OF CEMENT PRODUCING KONG POP COMPANY, CAMBODIA
Heng Sivmey, Le Ngoc Diep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 399 - 407
Background: Nowadays, together with economic-social development, using cement repainment day by day
is more common and the number of people who contact with cement is increasing too. Due to statistics of Labour
Medical Institution, prevalence of skin diseases among workers who work in cement producing factories is very
high (58.54%). Among all, typical skin diseases were contact dermatitis, ulcers of skin and mucosa. Although
there are a lot of researches carried out in many countries all over the world, there is no research in Cambodia
about this issue.
* Lớp Cao học Da Liễu khóa 2009-2011
** Bộ môn Da liễu Đại học Y dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS. Lê Ngọc Diệp ĐT: 0938106969
Email:

Chuyên Đề Nội Khoa I

399


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Objectives: To determine the prevalence and related factors of skin diseases among workers of cement
producing Kong Pop company, Cambodia.
Methods: Descriptive cross-sectional study.
Results: The prevalence rate of skin diseases was 41.6%. The prevalence rates of typical skin diseases were:

acne 33.3%; immunno-allergic diseases 26.8%; infection diseases 24.2%; disorders of pigmentation 22%. The
statistically significant related factors to the prevalence of skin diseases were history of skin diseases and allergy.
The relative factor of immunno-allergic diseases was contacting with cement, of pigmentary disorders was sun
expolosure, the relative factor of acne was age.
Conclusions: The prevalence of skin diseases among workers of the cement producing company KONG
POP, CAMPUCHIA was 41.6%; the four highest prevalence rates skin diseases were acne, immunno-allergic
diseases, infection diseases and disorders of pigmentation. The statistically significant related factors to the
prevalence of skin diseases were history of skin diseases and allergy.
Key words: Workers of cement producing, skin diseases

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mục tiêu nghiên cứu

Campuchia là một đất nước đang trong giai
đoạn phát triển, nhu cầu sử dụng xi măng ngày
càng cao, số người tiếp xúc với xi măng ngày
càng nhiều. Các bệnh lý ngoài da do xi măng gây
nên khá phức tạp và phổ biến.

- Xác định tỷ lệ hiện mắc bệnh da chung của
công nhân đang làm việc tại Công ty Cement
Kong Pop, Campuchia.

Theo số liệu của Viện Y học Lao động bệnh
da ở ngành xi măng lên đến 58,54%, trong đó các
bệnh hay gặp là viêm da tiếp xúc, loét trợt da và
niêm mạc do xi măng. Theo Khúc Xuyền (1998)
tỷ lệ viêm da tiếp xúc ở công nhân sản xuất xi
măng có nơi lên đến tới 30%. Nhiều công nhân

phải nghỉ việc để điều trị, thậm chí phải chuyển
nghề, chi phí cho điều trị dự phòng bệnh da do
xi măng gây nên lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

- Xác định mối liên quan giữa các loại bệnh
da thường gặp và các yếu tố dịch tễ như tuổi,
giới, trình độ học vấn, tuổi nghề, mối liên quan
giữa bệnh da và môi trường làm việc.

Thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu
về các bệnh da do xi măng nhưng tại Campuchia
chưa có nghiên cứu nào về bệnh da ở công nhân
ngành xi măng. Đó là lý do chúng tôi thực hiện
nghiên cứu “Tỷ lệ bệnh da và các yếu tố liên
quan trên công nhân sản xuất xi măng tại Công
ty Cement Kong Pop, Campuchia”. Với mong
muốn tìm hiểu tỷ lệ bệnh da và ảnh hưởng của
một số yếu tố liên quan đến bệnh da, từ đó đề
xuất một số biện pháp phòng chống, nhằm góp
phần giảm bớt tỷ lệ hiện mắc bệnh da và nâng
cao chất lượng cuộc sống của người lao động,
trong đó có công nhân sản xuất xi măng.

Dân số mục tiêu
Tất cả các công nhân lao động trực tiếp trong
ngành xi măng tỉnh Kong Pop, Campuchia.

400

- Xác định tỷ lệ hiện mắc từng loại bệnh da

trên công nhân đang làm việc tại công ty.

ĐỐI TƯƠNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.

Đối tượng nghiên cứu

Dân số chọn mẫu
Tất cả các công nhân sản xuất xi măng tại
Công ty Cement Kong Pop, Campuchia.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tất cả công nhân đang làm việc tại Công ty
đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời bảng thu
thập thông tin được đưa vào mẫu nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại ra
- Những công nhân không đồng ý tham

Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
nghiên cứu và không trả lời bảng thu thập
thông tin.
- Dưới 18 tuổi.

Kỹ thuật chọn mẫu
Tổng số công nhân tại Công ty là 385 người.
Đề nghị khám tất cả công nhân gồm 385
người.


Nghiên cứu Y học

Đặc điểm dịch tễ học
- Tuổi từ 18 đến 60, trung bình 28,08  6,01.
- Đa số công nhân đều là nam chiếm tỷ lệ
95,6%.
- Trình độ học vấn: chiếm tỷ lệ cao nhất là
cấp 1 và cấp 2 (58,2%).

Các đặc điểm về nghề nghiệp

Phương pháp thu thập số liệu

Nhiều nhất là công nhân làm việc ở bộ phận
khai thác chiếm 31,7%.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm sức khỏe lao
động.

Tuổi nghề 1 – 4 năm chiếm tỷ lệ cao nhất
(86,0%).

Chúng tôi liên hệ Ban giám đốc công ty để
xin thực hiện điều tra và khám các bệnh lý ngoài
da của các công nhân với mục đích thu nhập số
liệu về tỷ lệ hiện mắc bệnh da của công nhân
công ty.

Các đặc điểm về môi trường làm việc


Thu thập số liệu

Vào ngày khám bệnh, chúng tôi liên hệ với
phòng nhân sự, phòng y tế cơ quan để có được
sự phối hợp khám bệnh mà không ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất của Công ty.
Phỏng vấn trực tiếp.
Khám da, chẩn đoán và ghi nhận các đặc
điểm lâm sàng. Các trường hợp khó chẩn đoán,
tiến hành hội chẩn với Bộ môn Da liễu Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh.
Công cụ thu thập dữ liệu
Mẫu bệnh án thiết kế sẵn.
Bút bi, đèn pin.
Máy ảnh kỹ thuật số.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
17.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số công nhân đồng ý tham gia nghiên
cứu và trả lời đầy đủ bảng câu hỏi là 350 người.
Sau khi khảo sát 350 công nhân sản xuất xi măng
tại Công ty Cement Kong Pop, Campuchia
chúng tôi thu được các kết quả sau:

Chuyên Đề Nội Khoa I


Mỗi công nhân có thể tiếp xúc với một hoặc
nhiều yếu tố.
Nhận xét: chiếm tỷ lệ cao nhất là môi trường
nắng (69,6%). Tiếp đến là môi trường nóng
(52,6%) và môi trường bụi xi măng (47,4%).

Tiền sử bệnh da
Nhận xét: đa số công nhân không có tiền sử
bệnh da (97,4%).

Tiền sử dị ứng bản thân
Nhận xét: số công nhân có tiền sử dị ứng
là 11,7%.

Quan niệm của bản thân về bảo vệ da
Nhận xét: trong nghiên cứu có 86,6% công
nhân cho rằng bảo vệ da là rất quan trọng và
quan trọng. Còn 13,4% công nhân cho rằng bảo
vệ da là không quan trọng.

Ý thức bảo vệ da khi làm việc
Nhận xét
- Tất cả công nhân đều mặc quần áo bảo hộ
lao động, đội nón và mang ủng. Họ thay đồ
bảo hộ lao động và rửa tay bằng xà phòng khi
về nhà.
- Có 314 người mang khẩu trang khi làm việc
(89,7%), đeo găng tay 313 người (89,4%), mang
vớ 259 người (74,0%).


401


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

Ghi chú:

Tỷ lệ hiện mắc bệnh da

Có 107 người mắc 1 bệnh.

Bảng 1: Tỷ lệ hiện mắc bệnh da
Tỷ lệ hiện mắc bệnh da
Có bệnh
Không bệnh
Tổng

N
123
227
350

Tỷ lệ %
35,1
64,9
100

Có 16 người mắc 2 bệnh.

Nhận xét: Mụn trứng cá chiếm tỷ lệ cao nhất
(33,3%), tiếp đến là bệnh nhiễm nấm da 22,8% và
viêm da tiếp xúc 18,7%.

Nhận xét: tỷ lệ hiện mắc bệnh da là (35,1%).

Tỷ lệ từng nhóm bệnh da

Một số đặc điểm trên công nhân bị bệnh da

Bảng 2: Tỷ lệ từng nhóm bệnh da

Thời điểm khởi phát bệnh da
Nhận xét: Trong tổng số công nhân mắc
bệnh da thì tỷ lệ có bệnh da khởi phát trước khi
làm việc chiếm 46,3%, sau khi làm việc là 53,7%.

Nhóm bệnh da

TS

30

Tỷ lệ %
trong TS
bệnh
24,2

Tỷ lệ %
trong mẫu

nghiên cứu
8,6

Bệnh da nhiễm trùng
Do vi nấm

28

22,8

8,0

Do virút
Bệnh da miễn dịch dị ứng

2
33

1,6
26,8

0,6
9,4

Chàm
Mề đay

4
6


3,3
4,9

1,1
1,7

Viêm da tiếp xúc
Bệnh nang lông tuyến bã
Mụn trứng cá
Dày sừng nang lông
Viêm da tiết bã
Bệnh da do rối loạn sắc tố
Xạm da
Tàn nhang

23
44
41
1
2
27
23
24

18,7
35,8
33,3
0,8
1,6
22,0

18,7
3,3

6,6
12,6
11,7
0,3
0,6
7,7
6,6
1,1

Các bệnh khác
Chai chân

4
3

3,3
2,4

1,1
0,9

U xơ thần kinh

1

0,8


0,2

Thái độ điều trị và nơi điều trị
Nhận xét: số công nhân không điều trị chiếm
tỷ lệ khá cao (61,8%), tỷ lệ những người tự mua
thuốc là 15,5% và chỉ có 22,8% công nhân đến
bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khám chữa bệnh.
Tính chất thuyên giảm bệnh
Nhận xét: không giảm bệnh chiếm tỷ lệ cao
nhất (43,9%).
Ảnh hưởng của bệnh lên khả năng lao động và
tinh thần
Nhận xét: Đa số bệnh nhân bị bệnh da
không bị ảnh hưởng đến khả năng lao động và
tinh thần (92,6%).

Sự liên quan giữa bệnh da và các yếu tố dịch tễ
Bệnh da và tuổi đời
Bảng 3: Bệnh da và tuổi đời
Bệnh da
Bệnh da chung
Bệnh da thường gặp
Bệnh da nhiễm trùng
Bệnh da miễn dịch dị ứng
Bệnh nang lông tuyến bã
Bệnh da do rối loạn sắc tố
Các bệnh da khác

18 – 29 (n=246)
86 (69,9)


26 (21,1)

40 (n=25)
11 (8,9)

1,04

0,596

19 (63,3)
22 (66,7)
39 (88,6)
14 (51,9)
3 (75,0)

7 (23,3)
7 (21,2)
5 (11,4)
10 (37,0)
1 (25,0)

4 (13,3)
4 (12,1)
0
3 (11,1)
0

1,19
0,58

12,66
3,37
0,41

0,551
0,749
0,002
0,066
0,813

Nhận xét: Bệnh nang lông tuyến bã có liên
quan với tuổi đời với 2 = 12,66, p = 0,002, OR =
3,49.

402

2

Tuổi đời
30 – 39 (n=79)



Giá trị p

95% CI = 1,20 – 10,11. Bệnh thường gặp ở
nhóm tuổi 18 – 19 (88,6%).

Chuyên Đề Nội Khoa I



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

Bệnh da và tuổi nghề
Bảng 4: Bệnh da và tuổi nghề
Bệnh da

2

Tuổi nghề (năm)
1 – 4 (n=301)
5 – 9 (n=49)

Bệnh da chung
Bệnh da thường gặp
Bệnh da nhiễm trùng
Bệnh da miễn dịch dị ứng
Bệnh nang lông tuyến bã
Bệnh da do rối loạn sắc tố
Các bệnh da khác



Giá trị p

10 (n=0)

105 (85,4)


18 (14,6)

0,06

0,801

24 (80,0)
28 (84,8)
42 (95,5)
21 (77,8)
4 (100,0)

6 (20,0)
5 (15,2)
2 (4,5)
6 (22,2)
0

0,91
0,01
5,58
1,59
0,71

0,339
0,922
0,018
0,207
0,401*


Ghi chú: (*) Phép kiểm chính xác Fisher.

Nhận xét: Bệnh nang lông tuyến bã có liên
quan với tuổi nghề, 2 = 5,58, p = 0,018, OR = 5,53,
95CI = 1,16 – 24,41, bệnh thường gặp ở nhóm
tuổi nghề 1 – 4 năm (95,5%).

Bệnh da và trình độ học vấn
Nhận xét
- Bệnh da chung không có liên quan với trình
độ học vấn (p > 0,05).
- Từng loại bệnh da cũng không có liên quan
với trình độ học vấn với p > 0,05.

Bệnh da và công việc đang làm
Bảng 5: Bệnh da và công việc đang làm
Bệnh da
Bệnh da chung
Bệnh da thường gặp

2
Công việc đang làm

Khai thác (n=111) Đóng báo (n=105) Xuất xưởng (n=25) Cơ khí (n=109)
33 (26,8)
41 (33,3)
9 (7,3)
40 (32,5)
2,25


Bệnh da nhiễm trùng
Bệnh da miễn dịch dị ứng
Bệnh nang lông tuyến bã
Bệnh da do rối loạn sắc tố
Các bệnh da khác

10 (33,3)
4 (12,1)
11 (25,0)
11 (40,7)
2 (50,0)

8 (26,7)
16 (48,5)
15 (34,1)
10 (37,8)
1 (25,0)

Nhận xét
- Bệnh da chung không liên quan với công
việc đang làm (p>0,05).
- Bệnh da do miễn dịch dị ứng và bệnh da do
rối loạn sắc tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến
công việc đang làm (p>0,05).

Bệnh da và tiền sử bệnh da bản thân
Bảng 6: Bệnh da và tiền sử bệnh da bản thân
Bệnh da


Bệnh da chung

2
Tiền sử bệnh da
Giá trị

bản thân
p

Không
(n=9)
(n=341)
7 (5,7) 116 (94,3) 7,37 0,007

Nhận xét: bệnh da chung liên quan có ý
nghĩa thống kê với tiền sử bệnh da bản thân với
2 = 7,37, p= 0,007, OR=6,79, 95%CI =1,39 – 33,20.

Chuyên Đề Nội Khoa I

3 (10,0)
3 (9,1)
3 (6,8)
1 (3,7)
0

9 (30,0)
10 (30,3)
15 (34,1)
4 (14,8)

1 (25,0)

1,62
7,31
0,17
6,71
1,29

Giá trị p
0,522
0,654
0,007
0,982
0,010
0,732*

Bệnh da và tiền sử dị ứng bản thân
Bảng 7: Bệnh da và tiền sử dị ứng bản thân
Bệnh da

Bệnh da chung

Tiền sử dị ứng bản
thân
2
Giá trị p


Không
(n=41)

(n=309)
32 (26,0) 91 (74,0) 37,51 < 0,001

Nhận xét: bệnh da chung liên quan có ý
nghĩa thống kê với tiền sử dị ứng bản thân với 2
= 37,51, p< 0,001, OR=8,52, 95%CI =3,91 – 18,56.

Sự liên quan giữa bệnh da và một số yếu tố
môi trường nghề nghiệp
Bệnh da và môi trường nắng
Nhận xét: bệnh da chung và từng loại bệnh
da không liên quan với môi trường nắng
(p>0,05).

403


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

Nghiên cứu Y học

công ty phần lớn là những công việc nặng phù
hợp với lao động nam.

Bệnh da và môi trường bụi xi măng
Bảng 8: Bệnh da và môi trường bụi xi măng
Bệnh da
Bệnh da chung
Bệnh da thường gặp
Bệnh da nhiễm trùng

Bệnh da miễn dịch dị
ứng
Bệnh nang lông tuyến

Bệnh da do rối loạn sắc
tố
Các bệnh da khác

Môi trường bụi xi
măng
Giá trị
2
x
p

Không
(n=166) (n=184)
57 (46,3) 66 (53,7) 0,09 0,764
15 (50,0) 15 (50,0) 0,21
20 (60,6) 13 (39,4) 6,97

0,644
0,043

17 (38,6) 27 (61,4) 1,64

0,201

12 (44,4) 15 (55,6) 0,05


0,823

1 (25,0)

3 (75,0)

0,76 0,384*

Nhận xét: bệnh da miễn dịch dị ứng liên
quan có ý nghĩa thống kê với môi trường bụi
xi măng (2=6,97, p=0,043, OR=2,20, 95%CI
=0,98– 4,98).

Bệnh da và môi trường nóng
Nhận xét
- Bệnh da chung không liên quan với môi
trường nóng (p<0,05).
- Từng loại bệnh da cũng không liên quan
với môi trường nóng (p>0,05).

Sự liên quan giữa bệnh da và ý thức bảo vệ da
Nhận xét: bệnh da không liên quan với
mang găng tay và đeo khẩu trang khi làm việc
(p>0,05).

Trình độ học vấn thì công nhân có trình độ
cấp I và cấp II chiếm 58,2%, công nhân có trình
độ cấp III trở lên chỉ chiếm 29,1%. Điều này cũng
phù hợp với thực tế công việc vì ở đây chủ yếu
là làm việc tay chân, không đòi hỏi phải có trình

độ học vấn cao.
Công việc đang làm: đa số công nhân làm
việc tại bộ phận khai thác chiếm 31,7%.
Tuổi nghề của công nhân đa số từ 1 – 4 năm
chiếm 86% và nhóm từ 5 – 9 năm là 14%. Tuổi
nghề trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn
tuổi nghề ở công nhân xăng dầu của Hoàng Thị
Thu Hương(2), tuổi nghề trong nghiên cứu của họ
đa số >=21 năm (54,78%) và tuổi nghề ở công
nhân luyện kim màu của Dương Văn Tuấn(1) chủ
yếu từ 11 – 20 năm. Điều này do công ty xi măng
trong nghiên cứu này chỉ mới đưa vào hoạt động
từ năm 2001 nên chưa có công nhân tuổi nghề
trên 10 năm.

Các đặc điểm về môi trường làm việc
Công nhân làm việc trong môi trường nóng
184 người chiếm tỷ lệ 52,6%. Bụi xi măng chiếm
tỷ lệ 47,4%. Đây là những công nhân làm việc ở
bộ phận đóng bao và xuất xưởng, họ phải
thường xuyên tiếp xúc với xi măng.

Nhận xét: bệnh da chung liên quan có ý
nghĩa thống kê đến mang vớ khi làm việc.

Môi trường nắng có 243 người chiếm tỷ lệ
69,6%. Đây là những công nhân làm việc ở bộ
phận khai thác và công nhân vận chuyển cơ khí.

BÀN LUẬN


Tiền sử bệnh da và tiền sử dị ứng bản thân

Một số yếu tố về dịch tễ học

Về tiền sử bệnh da: trong nghiên cứu này, số
công nhân có tiền sử bệnh da là 9 người chỉ
chiếm 2,6% thấp hơn nhiều so với nghiên cứu
Hoàng Thị Thu Hương(2) tỷ lệ công nhân có tiền
sử bệnh da khá cao (66,67%). Vì theo tìm hiểu
của chúng tôi thì đa số công nhân cho rằng bệnh
da không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và
cũng có lẽ chính vì thế mà họ ít quan tâm và
không phát hiện một số bệnh da sẵn có.

Đa số công nhân trong nghiên cứu của
chúng tôi ở độ tuổi từ 18 – 29 tuổi chiếm 70,3%
và 30 – 39 tuổi chiếm 22,6% , nhóm >= 40 chỉ
chiếm 7,1%.
Về giới tính thì tỉ lệ lao động nam chiếm
94,6% và nữ là 5,4%. Tỷ lệ này cao hơn Hoàng
Thị Thu Hương(2) nam chiếm 71,56% và nữ
chiếm 28,44%. Theo Tan Hiok Hee nam chiếm
57% và nữ chiếm 43%. Tỷ lệ lao động nam trong
nghiên cứu này chiếm đa số vì công việc trong

404

Công nhân có tiền sử dị ứng bản thân là 41
người chiếm 11,7% so với nghiên cứu của


Chuyên Đề Nội Khoa I


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Nguyễn Xuân Kiểm(3) có số công nhân có tiền sử
dị ứng bản thân cao hơn, chiếm tỷ lệ 35,43%.

Nghiên cứu Y học

Quan niệm của bản thân về bảo vệ da

nghiên cứu của chúng tôi gồm mụn trứng cá,
viêm da tiết bã, dày sừng nang lông. Tỉ lệ này
chiếm 35,8% cao hơn Souissi A là 14,3%(6)

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy đa số công
nhân trong nghiên cứu này cho rằng bảo vệ da là
quan trọng với 211 người chiếm 60,3%, tỷ lệ này
cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thị Thu
Hương(2) là 57,58%.

Tỷ lệ bệnh da do miễn dịch dị ứng của chúng
tôi là 26,8% gần tương đương với nghiên cứu
của Nroruka En ở Nigeria là 24,9%(5),nhưng cao
hơn của Nguyễn Văn Thùy là 12,17%(4), Souissi A
là 13,6%(6).

Ý thức bảo vệ da khi làm việc
Găng tay bảo hộ lao động : đa số công nhân

của chúng tôi đều mang găng tay lúc làm việc
với 313 người chiếm 89,4% cao hơn nhiều so với
nghiên cứu của Nguyễn Xuân Kiểm (3) , tỷ lệ này
chỉ chiếm 4,5%. Khẩu trang: số công nhân có
mang khẩu trang là 314 người chiếm 89,7% cao
hơn nhiều so với nghiên cứu của Hoàng Thị Thu
Hương (2), số công nhân có mang khẩu trang chỉ
chiếm 34,73%. Do tính chất công việc và môi
trường làm việc, đặc biệt là bụi của xi măng nên
hầu hết công nhân trong nghiên cứu của chúng
tôi đều mang khẩu trang lúc làm việc. Tất cả
công nhân đều mặc quần áo bảo hộ lao động, đội
nón mũ và mang ủng từ lúc bắt đầu làm việc
đến lúc về nhà. 259 người mang vớ lúc làm việc
chiếm 74%.

Tỷ lệ bệnh da nhiễm trùng của chúng tôi
chiếm 24,2% thấp hơn so với nghiên cứu của
Nguyễn Văn Thùy là 38,78%(4)
Nhóm bệnh da do rối loạn sắc tố chiếm 22%
gần tương đương với Dương Văn Tuấn là
22,91%(1)

Một số đặc điểm trên công nhân bị bệnh da
Về ảnh hưởng của bệnh da lên khả năng
lao động và tinh thần: chỉ có 7,3% công nhân
cho rằng bệnh ảnh hưởng đến khả năng lao
động và tinh thần còn lại 92,6% cho rằng
không ảnh hưởng.


Tỷ lệ hiện mắc bệnh da chung và từng
nhóm bệnh da

Trong 123 trường hợp bệnh thì có đến 76
trường hợp chiếm 61,8% là không điều trị , chỉ có
47 trường hợp chiếm 38,3% là có điều trị, trong
đó phổ biến nhất là tự mua thuốc tây là 15,5%, kế
đến là phòng khám tư 12,2%,và chỉ có 10,6%
công nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế khám
chữa bệnh.

Trong nghiên cứu này tại công ty sản xuất xi
măng, tỷ lệ hiện mắc bệnh da của các công nhân
là 35,1%. Kết quả so sánh cho thấy, tỷ lệ hiện mắc
bệnh da ở công nhân sản xuất xi măng tại công
ty CEMENT của chúng tôi thấp hơn ở công nhân
các ngành xăng dầu, luyện kim màu, nông
trường sông Hậu nhưng cao hơn ở các ngành:
dệt sợi, sơn…

Về tính chất thuyên giảm bệnh: trong 47
trường hợp điều trị có 34,1% cho rằng bệnh giảm
khi điều trị, 22% tự giảm còn lại 43,9% cho rằng
bệnh không giảm. Tỷ lệ bệnh không giảm khi
điều trị tương đối cao do trong nghiên cứu của
chúng tôi bệnh da chiếm đa số là mụn trứng cá,
viêm da tiếp xúc kích ứng mà đây là bệnh điều
trị nhanh khỏi nhưng hay tái phát.

Tỉ lệ hiện mắc từng nhóm bệnh da trong

nghiên cứu này cao nhất là bệnh nang lông
tuyến bã chiếm 35,8%, kế đến là nhóm bệnh da
do miễn dịch dị ứng là 26,8%, bệnh da nhiễm
trùng là 24,2%, nhóm bệnh da do rối loạn sắc tố
22% và nhóm bệnh da khác là 3,3%.

Sự liên quan giữa bệnh da và các yếu tố
dịch tễ

Nhóm bệnh nang lông tuyến bã trong

Chuyên Đề Nội Khoa I

Tỉ lệ hiện mắc bệnh da chung trong nghiên
cứu này không liên quan với tuổi, phù hợp với
nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Hương (2). Trong
nghiên cứu này bệnh nang lông tuyến bã có mối
liên quan với tuổi đời với P<0,05. Tỷ lệ bệnh này

405


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013

cao nhất ở nhóm 18 – 29 tuổi chiếm 88,6%. Lý do
là trong nghiên cứu này thì mụn trứng cá chiếm
tỷ lệ cao nhất 33,3% mà theo y văn mụn trứng cá
thường gặp ở nhóm 10 – 25 tuổi.


dị ứng có liên quan với môi trường bụi xi măng
(p<0,05). Theo Trần Đăng Quyết(8) thì môi trường
bụi xi măng làm gia tăng tỷ lệ bệnh da miễn dịch
dị ứng.

Tỷ lệ hiện mắc bệnh da chung không liên
quan với tuổi nghề. Nhưng xét riêng từng nhóm
bệnh da cụ thể thì bệnh nang lông tuyến bã có
liên quan với tuổi nghề với P<0,05. Cao nhất ở
nhóm có tuổi nghề từ 1 – 4 năm (95,5%). Theo y
văn bệnh thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và
người trẻ tuổi, chính vì lí do đó tỷ lệ bệnh mụn
trứng cá cao nhất ở tuổi nghề 1 – 4 năm.

Không có sự liên quan giữa tỉ lệ mắc bệnh da
chung và môi trường làm việc nhiệt độ cao.

Tỉ lệ hiện mắc bệnh da chung không liên
quan với giới tính.
Tỷ lệ hiện mắc bệnh da không liên quan đến
trình độ học vấn, khác với với nghiên cứu của
Hoàng Thị Thu Hương(2) tỷ lệ hiện mắc bệnh da
có liên quan nghịch đến trình độ học vấn.
Tỷ lệ hiện mắc bệnh da chung không liên
quan với công việc đang làm. Xét riêng từng
nhóm bệnh da thì bệnh da rối loạn sắc tố liên
quan có ý nghĩa thống kê đến việc đang làm với
P<0,05. Trong đó, tỷ lệ bệnh cao nhất là ở nhóm
khai thác (40,7%). Điều này phù hợp vì nhóm

này tiếp xúc nhiều với môi trường làm việc
nắng. Bệnh da miễn dịch dị ứng cũng có liên
quan đến công việc đang làm (p<0,05). Tỷ lệ
bệnh cao nhất là ở nhóm đóng bao (48,5%). Điều
này phù hợp vì công nhân nhóm đóng bao tiếp
xúc nhiều với môi trường bụi xi măng.
Tỷ lệ hiện mắc bệnh da có ý nghĩa thống
kê liên quan với tiền sử bệnh da bản thân với
p<0,05.
Tỉ lệ hiện mắc bệnh da có ý nghĩa thống kê
liên quan với tiền sử dị ứng bản thân với p<0,001
đúng với nghiên cứu của Huỳnh Văn Bá (1) cũng
ghi nhận rằng các đối tượng có cơ địa dị ứng tỉ lệ
bệnh da cao hơn các đối tượng khác.
Tỉ lệ hiện mắc bệnh da chung không liên
quan với môi trường nắng (p>0,05).
Tỉ lệ hiện mắc bệnh da chung không liên
quan với môi trường bụi xi măng (p>0,05). Tuy
nhiên trong nghiên cứu này bệnh da miễn dịch

406

Sự liên quan giữa bệnh da và ý thức bảo vệ
da khi làm việc
Không có sự liên quan giữa tỉ lệ hiện mắc
bệnh da chung với mang khẩu trang và găng tay
khi làm việc.
Tỷ lệ hiện mắc bệnh da chung có liên quan
đến mang vớ khi làm việc. Vì 100% công nhân
trong nghiên cứu này đều mang ủng khi làm

việc, do đó việc mang vớ kèm theo có thể làm
tăng sự ẩm ướt cho da và làm tăng bệnh da.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tất cả công nhân sản xuất
xi măng tại Công ty Cement, Kong Pop,
Campuchia trong thời gian từ tháng 4/2011
đến tháng 05/2011, chúng tôi rút ra một số kết
luận sau:
1. Tỷ lệ hiện mắc bệnh da của công nhân sản
xuất xi măng tại Công ty Cement, Kong Pop,
Campuchia là 35,1%.
2. Tỷ lệ hiện mắc từng nhóm bệnh da thường
gặp theo thứ tự là:
- Bệnh nang lông tuyến bã chiếm tỷ lệ cao
nhất là 35,8%.
- Bệnh da do miễn dịch dị ứng là 26,8%.
- Bệnh da do nhiễm trùng là 24,2%.
- Bệnh da do rối loạn sắc tố là 22%.
- Bệnh da khác là 3,3%.
3. Một vài đặc điểm lâm sàng và ảnh hưởng
của bệnh da trên công nhân.
+ Tỷ lệ công nhân có khởi phát bệnh da sau
khi bắt đầu làm việc là 53,7%.
+ Đa số công nhân cho rằng bệnh không ảnh
hưởng lên khả năng lao động và tinh thần 92,6%.
-Mối liên quan giữa bệnh da và một số yếu tố

Chuyên Đề Nội Khoa I



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
dịch tễ:
+ Bệnh da chung có liên quan có ý nghĩa
thống kê đến tiền sử bệnh da bản thân với
p<0,005.
+ Bệnh da chung có liên quan đến tiền sử dị
ứng bản thân với p<0,001.
+ Bệnh mụn trứng cá có liên quan đến tuổi
đời. Tỷ lệ bệnh cao nhất ở nhóm 18 – 29 tuổi
chiếm 88,6%.
- Mối liên quan giữa bệnh da và một số yếu
tố môi trường nghề nghiệp:
+ Bệnh da do miễn dịch dị ứng liên quan có ý
nghĩa thống kê với sự tiếp xúc bụi xi măng
(p<0,05).

giúp họ có hướng phòng bệnh thích hợp, đồng
thời phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng cách
nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh da cũng như
giảm độ nặng của bệnh.

Đối với các bác sỹ chuyên khoa Da liễu
Nên tiến hành các nghiên cứu sâu về bệnh
da miễn dịch dị ứng, đặc biệt là bệnh viêm da
tiếp xúc ở công nhân sản xuất xi măng trên quy
mô rộng hơn ở nhiều công ty, nhiều vùng khác
nhau, từ đó có thể so sánh và kết luận cụ thể hơn
về sự liên quan giữa bệnh viêm da tiếp xúc và
bụi xi măng trong các điều kiện môi trường làm

việc khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tỷ lệ bệnh cao nhất ở nhóm đóng bao
(48,5%).

1.

+ Bệnh da do rối loạn sắc tố liên quan có ý
nghĩa thống kê đến môi trường làm việc nắng
(p<0,005).

2.

Tỷ lệ bệnh cao nhất là ở nhóm khai thác
(40,7%).

4.

KIẾN NGHỊ

5.

Đối với công ty
- Cần phải duy trì công tác khám sức khoẻ
định kỳ hàng năm cho cán bộ công nhân viên
công ty. Ngoài các bệnh lý nội khoa khác cũng
cần quan tâm nhiều hơn đến bệnh da.
- Phối hợp với đoàn thể trong công ty tổ chức

những buổi sinh hoạt về sức khoẻ lao động,
trong đó có bệnh da cho tất cả các công nhân,

Chuyên Đề Nội Khoa I

Nghiên cứu Y học

3.

6.

7.

8.
9.

Dương Văn Tuấn, Trương Bình Minh và cộng sự (1999),
“Tình hình bệnh da liễu ở cán bộ và công nhân xí nghiệp
luyện kim màu Thái Nguyên”, Nội san da liễu, số 1, tr.28 – 32
Hoàng Thị Thu Hương (2007). “Tỉ lệ bệnh da và các yếu tố
liên quan đến công nhân xăng dầu khu vực II TP HCM”,
Luận văn Thạc sỹ y học, ĐHYD TP HCM, tr.1 – 89
Lê Tư Vân, Khúc Xuyền (1998), Bệnh da nghề nghiệp, Nhà
xuất bản y học, tr.23 – 24
Nguyễn Văn Thùy (1980), “Nhận xét sơ bộ tình hình sức khỏe
của công nhân nhà máy xi măng vôi Long Thọ”, Y học thực
hành, số 5, tr. 5 – 7.
Nnoruka EN. 2005. “Skin disease in South – East Nigeria: a
current perspective”. International Journal of Dermatology,
44(1), pp. 29 – 33

Phạm Sinh, Phạm Tuấn Nghinh và cộng sự (1974). “Bệnh lý
da trong môi trường lao động ẩm ướt”, Nội san da liễu, số 2,
trang 50 – 57.
Souissi A, Zeglaoue F et al (2007). A study of skin disease in
Tunis. An analysis of 28,244 dermatogogical outpatient case”.
Acta Dermatoven APA 16(3), pp.111 – 116
Trần Đăng Quyết (2007). Bệnh da nghề nghiệp, trang 9 – 10
Yu Hsuan Shao et al, “Prevalence of shelf-reported skin
conditions in Taiwanese working population”, J Occup
Health, 43, pp.238 - 242

407



×