Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa tổng hợp B1 Bệnh viện Thống Nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.89 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH TRUYỀN
TẠI KHOA TỔNG HỢP B1 BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Võ Văn Bảy*, Phạm Thị Thu Hiền*, Trần Thị Phương Mai*, Võ Thị Thu Trang*, Võ Văn Tỵ*,
Lê Thị Kim Thơ**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa nội tổng hợp B1.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích (hồi cứu) trên 220 hồ sơ bệnh án, tháng 01/2011
đến 2/2011.
Kết quả: Qua khảo sát 220 bệnh nhân, số ngày nằm viện trung bình là 7,54 ± 4,48 ngày, thời gian
truyền dịch trung bình 5,40 ± 4,09 ngày. Dịch truyền cung cấp và cân bằng nước điện giải được dùng
nhiều nhất (chiếm 92,7%), kế đến là loại bổ sung acid amin (50%), glucose (21,8%) và ít nhất là loại bổ
sung lipid (3,6%). Trong đó 2 dịch truyền được dùng nhiều nhất là Natri clorid 0,9% (chiếm 48.7%) và
acid amin 10% (Alvesin) (chiếm 30,4%). Sai sót chỉ định dịch truyền chiếm 6,63% (140/2.113 trường hợp)
Trong đó, 0,90% sai sót nặng (19/2.113 trường hợp), 5,73% sai sót nhẹ (121/2.113 trường hợp). Sai sót
hành chính chiếm 13,40%, trong đó sai sót không ghi thời gian truyền chiếm:12,3% (259/2.113 trường
hợp) và sai sót không ghi nồng độ chiếm: 1,1% (24/2.113 trường hợp). Tương tác đa số xảy ra ít và ở mức
độ trung bình, không có tương kỵ xảy ra khi pha dung môi.
Kết luận: Tỷ lệ chỉ định dịch truyền hợp lý là 93,4%
Từ khóa: Dịch truyền

ABSTRACT
SURVEY ON USING INFUSIONS
IN THE GENERAL DEPARTMENT B1 THONG NHAT HOSPITAL
Vo Van Bay, Pham Thi Thu Hien, Tran Thi Phuong Mai, Vo Thi Thu Trang, Vo Van Ty,
Le Thi Kim Tho * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 111 - 114
Objectives: Survey on using infusions in the general department B1.


Method: Cross-sectional studies have described analysis (retrospective) on 220 patient records,
monthly 01/2011 to 2/2011.
Results: Over 220 patients surveyed, the number of days in hospital was 7.54 ± 4.48 per day,
average time infusion was 5.40 ± 4.09 days. Fluids provided water and balancing electrolytes were most
often used (up 92.7%), followed by addition of amino acid (50%), glucose (21.8%) and at least one type
of lipid supplement (3.6%). In which two fluids most often used were sodium chloride 0.9% (up 48.7%)
and Alvesin 10% (up 30.4%). Errors accounted for only 6.6% of infusions (140/2.113 cases), 0.90%
severe errors (19 cases), slight errors 5.73% (121 cases). Administrative errors accounted for 12.3%
(259 cases did not write transfer time) and 1.1% (24 cases recorded no concentration).
Conclusion: The reasonable infusion rate is 93.37%.
Keywords: Infusions.
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh ** Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: DS. Trần Thị Phương Mai - ĐT: 0981121056
Email:

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012

111


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, trong thực hành y khoa liệu pháp
tĩnh mạch sử dụng dung dịch tiêm truyền là
một trong những liệu pháp điều trị hiệu quả cho
nhiều bệnh nhân. Chính vì vậy, dịch truyền có
trong danh mục thuốc tại bệnh viện với số

lượng ngày càng nhiều và chủng loại ngày càng
đa dạng. Ưu điểm nổi bật của liệu pháp tiêm
truyền tĩnh mạch là sinh khả dụng đạt 100%,
hấp thu nhanh và mạnh, nhằm phát huy tác
dụng điều trị. Tuy nhiên, liệu pháp điều trị tiềm
ẩn nhiều nguy cơ cho bệnh nhân nếu không
kiểm soát chặt chẽ. Các biến chứng có thể xảy ra
như nhiễm trùng hệ thống và tắc mạch khí,
thoát mạch, sốc, viêm, rối loạn chuyển hóa hay
phù…, việc chỉ định dịch truyền cho bệnh nhân
cần được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng.
Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới WHO, khoảng 50% bệnh nhân đang được kê
đơn dùng thuốc tiêm truyền tại các cơ sở y tế
trên toàn cầu và có hơn 70% số trường hợp là
không cần thiết(8). Lạm dụng thuốc tiêm truyền
và tiêm truyền không an toàn là tình trạng
chung ở các nước đang phát triển. Theo thống
kê của WHO, Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ
sử dụng lại các dụng cụ tiêm truyền không được
tiệt trùng cao nhất, chiếm đến 75 % (5).
Lạm dụng dịch truyền đang trở thành vấn
đề thời sự, cần được cảnh báo và có biện pháp
tích cực để ngăn chặn và giải quyết.
Theo số liệu thống kê tình hình sử dụng
thuốc quí IV năm 2010 tại Bệnh viện Thống
Nhất, chi phí dịch truyền sử dụng chiếm tỷ lệ
khá cao (13.04%). Để góp phần nâng cao hiệu
quả điều trị, cũng như sử dụng thuốc an toàn -

112


hợp lý và hạn chế những sai sót trong việc kê
đơn sử dụng dịch truyền chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: “Khảo sát tình hình sử dụng dịch
truyền khoa tổng hợp B1 bệnh viện Thống Nhất”.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại
khoa nội tổng hợp B1.
Mục tiêu cụ thể
Phân tích đánh giá một số vấn đề còn chưa
hợp lý trong việc kê đơn sử dụng dịch truyền

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả (hồi cứu) trên
220 hồ sơ bệnh án điều trị nội trú tại khoa tổng
hợp B1 - BVTN Tp.HCM từ tháng 01/2011 đến
tháng 02/2011.

Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn lựa vào nghiên cứu
Tất cả bệnh án có chỉ định dịch truyền cân
bằng nước - điện giải và dịch truyền cung cấp
chất dinh dưỡng.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh án chỉ định truyền các chế phẩm máu,
bệnh án trốn viện, chuyển viện và bệnh nhân <
18 tuổi.


Phương pháp đánh giá
Theo tiêu bảng kết quả trong nghiên cứu
Delphi, Dược thư quốc gia Việt Nam, hướng
dẫn của nhà sản xuất và “IV Drugs handbook”
2010(1,6,4,3).

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ % 45

19.5%

30

45.5%

Tỷ lệ % 45

76.8%

30%

24.5%

30

15

15

0

3.6%

1 - 7 ngày

8 - 15 ngày

16 - 21 ngày

0

< 60

60-80

> 80

Số ngày
Nhóm tuổi

Biểu đồ 1: Sự phân bố tuổi trong mẫu

Biểu đồ 2: Số ngày sử dụng dịch truyền


Bảng 1: Tỷ lệ sai sót trong chỉ định dịch truyền
Chỉ định
Có sai sót
Không sai sót
Tổng

Tần suất
140
1973
2.113

Tỷ lệ %
6,63
93,37
100

Bảng 2: Mức độ sai sót trong chỉ định dịch truyền
Nặng
Nhẹ
Không sai sót
Tổng

Tần suất

Tỷ lệ %

19
121
1973

2.113

0,90
5,73
93,37
100

Bảng 3: Sai sót nặng trong chỉ định dịch truyền
Tần suất Tỷ lệ %
Truyền dung dịch acid amin cho bệnh
nhân xuất huyết não.
Truyền glucose ưu trương cho bệnh
nhân sau cơn tai biến mạch máu não,
glucose huyết cao.
Truyền glucose ưu trương cho bệnh
nhân hạ kali huyết
Nhẹ
Không sai sót
Tổng

13

0,26

5

0,24

1


0,05

121
1973
2.113

5,73
93,37
100

Bảng 4: Sai sót nhẹ trong chỉ định truyền dịch
Tần suất Tỷ lệ %
Truyền kali clorid, magnesi sulfat khi xét
nghiệm kali, magnesi huyết bình thường
hoặc không xét nghiệm ion.
Truyền natri clorid 0,9%, ringer lactat
cho bệnh nhân tăng huyết áp, tràn dịch
màng phổi, suy tim dù không có dấu
hiệu mất nước.
Truyền natri clorid 0,9%, ringer lactat khi
bệnh nhân không có dấu hiệu mất
nước.

6

0,28

29

1,37


86

4,07

Nặng

19

0,90

Không sai sót

1973

93,37

Tổng

100

Sai sót hành chính trong kê đơn dịch
truyền
Sai sót không ghi thời gian truyền chiếm tỷ
lệ: 12,3% (259/2.113 trường hợp), sai sót không
ghi nồng độ dịch truyền chiếm tỷ lệ: 1,1%
(24/2.113 trường hợp).

Tương tác và tương kỵ giữa dịch truyền và
các thuốc dùng chung

Qua khảo sát chúng tôi ghi nhận có 23,8%
(283/1.189 trường hợp) bệnh án có tương tác
thuốc. Tuy nhiên xảy ra ở mức độ trung bình
giữa các thành phần điện giải trong dịch truyền
với các thuốc dùng chung. Tương tác xảy ra
nhiều nhất giữa Kali clorid với thuốc ức chế
men chuyển và thuốc chẹn thụ thể angiotensin
II.
Không phát hiện thấy tương kỵ giữa các
chất và dung môi hay giữa các thành phần trong
cùng một dung môi.

BÀN LUẬN
Qua khảo sát 220 bệnh nhân nội trú: số ngày
nằm viện trung bình là 7,54 ± 4,48 ngày, thời
gian truyền dịch trung bình 5,40 ± 4,09 ngày. Kết
quả trên cho thấy việc sử dụng dịch truyền là
phổ biến tại khoa.
Dịch truyền cung cấp và cân bằng nước điện
giải được dùng nhiều nhất (chiếm 92,7%), kế
đến là dịch truyền bổ sung acid amin (50%),
dịch truyền bổ sung glucose (21,8%) và ít nhất là
dịch truyền bổ sung lipid (3,6%). Trong đó 2
dịch truyền được dùng nhiều nhất là Natri
clorid 0,9%/500ml -579 ngày (chiếm 48,7%) và

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012

113



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012

acid amin 10%/250ml- 361 ngày (chiếm 30,4%).
Sai sót chỉ định dịch truyền chiếm tỷ lệ
6,63% (140/2.113 trường hợp). Trong đó, sai sót
được xếp vào nhóm nặng chiếm 0,90% (19/2.113
trường hợp), sai sót nhẹ chiếm 5,73% (121/2.113
trường hợp).
Sai sót nặng: truyền glucose ưu trương cho
bệnh nhân sau cơn tai biến mạch máu não chiếm
tỷ lệ 0,19% (04/2.113 trường hợp) hay bệnh nhân
có glucose huyết tăng cao chiếm tỷ lệ 0,05%
(01/2.113 trường hợp). Truyền acid amin cho
bệnh nhân bị xuất huyết não chiếm tỷ lệ 0,62%
(13/2.113 trường hợp). Truyền glucose ưu
trương cho bệnh nhân hạ kali huyết chiếm tỷ lệ
0,05% (01/2.113 trường hợp)(2,7,4).
Sai sót nhẹ: truyền kali clorid, magnesi sulfat
khi xét nghiệm kali, magnesi huyết bình thường
hoặc không xét nghiệm ion chiếm tỷ lệ 0,28%
(6/2.113 trường hợp); Truyền natri clorid 0,9%,
ringer lactat cho bệnh nhân tăng huyết áp, tràn
dịch màng phổi, suy tim dù không có dấu hiệu
mất nước chiếm tỷ lệ 1,37% (29/2.113 trường
hợp). Truyền natri clorid 0,9%, ringer lactat khi
bệnh nhân không có dấu hiệu mất nước chiếm
tỷ lệ 4,07% (86/2.113 trường hợp).

Xét về liều lượng bổ sung dinh dưỡng (acid
amin, lipid, glucose) cho bệnh nhân ăn uống
kém hoặc không ăn được qua đường tiêu hóa.
Đa số các bệnh nhân được truyền thêm 1 chai
acid amin 10% 250 ml ứng với 100 Kcal hay 1
chai acid amin 8% ứng với 160 Kcal, mỗi ngày.
Theo nhu cầu năng lượng của bệnh nhân (tùy
thuộc tuổi, tình trạng bệnh lý, tình trạng dinh
dưỡng, cân nặng,…) sẽ không đáp ứng đủ nhu
cầu năng lượng. Trong tường hợp bệnh nhân có
thể nuôi ăn qua đường tiêu hóa không cần chỉ
định dịch truyền (164 trường hợp), tuy nhiên hồ
sơ bệnh án không ghi nhận có hấp thu được qua
đường tiêu hóa hay không.
Tương tác thuốc giữa dịch truyền và thuốc
dùng chung: qua khảo sát chúng tôi ghi nhận có
23,8% hồ sơ bệnh án có xảy ra tương tác theo tài

114

liệu “Stockley’s drug interactions” và trang web
Medscape.com. Các tương tác này đều ở mức
trung bình, không gây nghiêm trọng cho bệnh
nhân. Trong đó, tương tác giữa kali clorid và
nhóm thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc
chẹn thụ thể angiotensin II có tần suất cao nhất,
dẫn đến nguy cơ tăng kali huyết, cần theo dõi
nồng độ kali huyết và chức năng thận.
Tương kỵ: không ghi nhận trường hợp nào
xảy ra khi pha dung môi.


KẾT LUẬN
Số ngày có sử dụng dịch truyền chiếm tỷ lệ
khá cao trong thời gian nằm viện. Trung bình số
ngày truyền dịch là 5,40 ± 4,09 ngày, nhiều nhất
là 21 ngày. Loại cân bằng nước và điện giải
dùng nhiều nhất, kế đến là loại cung cấp acid
amin. Trong đó hai loại được sử dụng nhiều là
natri clorid 0,9% - 250 ml và acid amin 10%-250
ml.
Sai sót trong chỉ định dịch truyền là 6,63%.
Trong đó, 0,90% là những sai sót được xếp vào
nhóm nặng, 5,73% là những sai sót nhẹ.
Sai sót hành chính: thường sai sót về ghi thời
gian truyền là chủ yếu, sai sót không ghi nồng
độ dịch truyền ít ghi nhận.
Tương tác thuốc dịch truyền và thuốc dùng
chung đa số xảy ra thấp và ở mức độ trung bình,
không có tương kỵ xảy ra khi pha dung môi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

8.


Bộ Y tế (2004) Dược thư quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
Dean B, Barber B, Schachter M (2000), “What is a prescribing error
?”, Quality in Health Care, 9, pp.232 – 237.
Hogan MA, Wane D (2003), Fluids, electrolytes, & acid – base
balance, Prentice Hall, USA.
LA Trissel (2001), Handbook on Injectable Drugs, American
Society of Health-System Pharmacists, USA.
Ridley SA et al (2004), “Prescription errors in UK critical care
units”, Anaesthesia, 59, pp.1193–1200.
Schull PD (2010), IV drug handbook, Mc Graw Hill, USA.
Velo GP. & Pietro Minuz (2009), “Medication errors: prescribing
faults and prescription errors”, British Journal of Clinical
Pharmacology, 67(6), 624 – 628.
World Health Organization (2004), Safety of injections Question
and Anwers.

Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012



×