Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu chỉ định điều trị bướu giáp nhân bằng phẫu thuật nội soi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.09 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013

NGHIÊN CỨU CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ BƯỚU GIÁP NHÂN  
BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI 
Trịnh Minh Tranh*,Vũ Quang Việt* 

TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định chỉ định phẫu thuật nội soi bướu giáp đơn nhân.  
Phương  pháp  nghiên  cứu:  Khảo sát tiến cứu có can thiệp lâm sàng cho 307(trường hợp) TH bướu giáp 
đơn nhân được PT tại BV NDGĐ từ 11/ 2002 tới 5/ 2011.  
Kết quả: Phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị bướu giáp đơn nhân và mổ mở đều có hiệu quả cao và an toàn: 
kết quả loại TỐT (lấy được bướu, không có biến chứng, xuất viện sớm) mổ mở đạt 91,5 %, mổ NS 90,04%, loại 
Xấu mổ mở chỉ có 1,88 %, mổ NS 2,48%; Tái phát thấp: chỉ có 0,94% BN mổ mở và 1% BN mổ NS bị tái phát.  
PTNS, BN ít đau sau mổ và sớm trở lại sinh hoạt bình thường: đạt 82,59% so với 14,16% của mổ mở. Đạt được 
hiệu quả cao về thẩm mỹ và tâm lý; BN ít bị tê, dị cảm vùng cổ trước và nuốt vướng: 2,48% và 1% so với mổ mở 
là 20,75% và 14,15%. 
Kết luận: PTNS có thể thay thế mổ mở đối với một số bệnh lý tuyến giáp (TG), chỉ định: Bướu lành tính, có 
đường kính ≤ 4cm như bướu giáp đơn thuần, bướu tuyến TG. Cường giáp do bướu giáp đơn thuần (BGĐT) 
cường giáp hóa, nhân độc giáp trạng, điều trị nội ổn. Ung thư TG loại biệt hóa tốt, bướu có đường kính ≤ 1cm, 
chưa có di căn; BN có yêu cầu cao về thẩm mỹ và tâm lý, chẳng hạn như BN lo lắng tới sẹo mổ ở vùng cổ. 
Từ khóa: phẫu thuật nội cắt tuyến giáp nội soi, nhân giáp, bướu tuyến giáp.  

ABSTRACT 
ENDOSCOPIC THYROIDECTOMY FOR PATIENTS WITH SOLITARY NODULE OF THYROID 
Trinh Minh Tranh, Vu Quang Viet * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 144 ‐ 149 
Purpose: Study indication of thyroid endoscopic surery for patients with single‐nodular thyroid.  
Methods:  A prospective study of 307 patients with single‐nodular thyroid treated by thyroid surgery from 
11/ 2002 to 5/ 2011 in Nhan Dan Gia Dinh hospital.  
Results:  The outcomes of both endoscopic and conventional thyroidectomy for solitary nodules are safe and 


effective:  91.5%  good  (nodular  excision,  no  complication,  shorter  hospitalization)  in  CT  (conventional 
thyroidectomy) group, and 90.04% in ET (endoscopic thyroidectomy) group; undesirable  1.88%  in CT group, 
and  2.48%  in  ET  group;  low  recurrence  only  0.94%  in  CT  group,  and  1%  in  ET  group.    The  endoscopic 
thyroidectomy gives lesser postoperative pain (82.59% compared with 14.16% in CT group) and makes earlier 
activity recovery; achieves better cosmetic and satisfication; causes only 2.48% with paresthesia or hypesthesia 
compared to 20.75% of CT, and  1% with swallow disorders compared to 14.15% in CT group. 
Conclusions  ET can replace CT in cases: Nodules ≤ 4cm in diameter. Benign goiter: simple goiter, thyroid 
adenoma,  Stable  toxic  nodular  goiter  and  toxic  adenoma.  Well‐differentiated  carcinoma  <  1cm  in  diameter 
without metastasis; Cosmetic requirements. 
Key word:  endoscopic thyroidectomy, solitary nodule, thyroid adenoma 
* Khoa Ngoại Lồng Ngực Mạch Máu  BV Nhân Dân Gia Định 
Tác giả liên lạc: TS.BS Trịnh Minh Tranh 
ĐT: 0913.679.355 

ĐẶT VẤN ĐỀ  

144

 
  
  Email: 

Phẫu thuật (PT) nội soi TG được Gagner và 
cộng  sự  thực  hiện  đầu  tiên  vào  năm  1996.  PT 

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 
này  có  ưu  điểm  ít  xâm  lấn  và  có  kết  quả  thẩm 

mỹ cao nhờ sẹo mổ nhỏ, được che khuất…Trên 
thế giới, PTnội soi TG đã trở thành tiêu chuẩn ở 
một số bệnh viện (BV) và yêu cầu về mặt thẩm 
mỹ được  đặt ngang tầm với quan điểm điều trị 
(ĐT)(8). Bệnh lý TG rất đa dạng, tổn thương giải 
phẫu bệnh (GPB) có thể là lành tính, ác tính. Về 
sinh  bệnh  học,  bệnh  có  thể  liên  quan  đến  trục 
Tuyến yên ‐Tuyến giáp ‐ Hạ đồi, cơ chế tự miễn 
hoặc do viêm nhiễm. Vị trí thương tổn, bệnh có 
thể ở một bên hay 2 bên thùy giáp. Kích thước 
bướu, khi BN  đến  khám  bệnh  bướu  có  khi  còn 
nhỏ  1‐  2  cm,  nhưng  có  khi  đã  lớn  tới  8‐9  cm… 
Chính vì vậy, hiện nay, chỉ định PTNS chưa có 
sự thống nhất giữa các phẫu thuật viên (PTV)(9,3). 
Trên  thế  giới,  nghiên  cứu  (n/c)  so  sánh  kết  quả 
giữa  mổ  NS  và  mổ  mở  TG  đã  được  các  tác  giả 
như Miccoli P n/c tại Ý(5), còn tại Việt Nam chưa 
có công trình n/c nào được công bố. Vấn đề n/c 
được đặt ra là kết quả phẫu thuật NS TG so với 
mổ mở có gì tương đương?  Những  hạn  chế  và 
ưu điểm của từng PP mổ? Ưu điểm của PT NS 
có  thể  khắc  phục  được  những  hạn  chế  của  mổ 
mở? Trên cơ sở đó, khi chọn lựa phẫu thuật NS 
TG thay thế mổ mở, cần có những chỉ định, điều 
kiện  gì,  nhất  là  khi  áp  dụng  vào  hoàn  cảnh  cụ 
thể của nước ta? Nghiên cứu chỉ định PTNS cho 
tất cả các bệnh lý TG là một vấn đề lớn, đòi hỏi 
nhiều  công  trình  n/c,  trong  khuôn  khổ  n/c  này, 
chúng tôi thực hiện đề tài  “Nghiên cứu chỉ định 
điều  trị  bướu  giáp  đơn  nhân  bằng  phẫu  thuật 

NS”  nhằm  góp  phần  xác  định  những  chỉ  định 
PT đối với những bệnh lý xảy ra trên một thùy 
của TG biểu hiện bằng một nhân giáp.  

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thời gian 
Từ 11/2002 đến 5/ 2011 với các BN có bướu 
giáp đơn nhân . 

Đối tượng nghiên cứu 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
BN có bướu giáp đơn nhân. 
Bướu  có  đường  kính  lớn  nhất  ≤  4  cm  (dựa 
vào siêu âm). 

Nghiên cứu Y học
‐ Nếu có cường giáp, phải được điều trị nội 
từ  3‐6  tháng,  lâm  sàng  ổn  (mạch  <  90  nhịp  / 
phút, hết hồi hộp, hết run tay, lên cân); TSH, T3, 
FT4 trở về bình thường. 
‐ Xét nghiệm chức  năng  TG  trước  mổ:  bình 
giáp. 
‐ BN đồng ý tham gia. 

Tiêu chuẩn loại trừ 
‐ Chọc hút sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA) trả 
lời là ung thư TG hoặc nghi ngờ và khi bướu > 
1cm. 
‐ Bướu thòng trung thất.  
‐ Có tiền sử phẫu thuật TG, xạ trị vùng cổ. 

Như vậy, BN trong nhóm n/c của chúng tôi 
không đơn thuần chỉ là bệnh lành tính, mà còn 
gồm những bệnh thuộc loại ác tính, nghi ngờ ác 
tính  (kích  thước  ≤1cm)  và  cường  giáp  với  đơn 
nhân giáp được điều trị nội ổn định. 

Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên  cứu  can  thiệp.  Chúng  tôi  thực  hiện 
PP tiến cứu có can thiệp lâm sàng. BN được lựa 
chọn theo các tiêu chuẩn trên. Sau khi được thực 
hiện bổ xung các xét nghiệm (XN) cận lâm sàng 
(CLS) cần thiết, BN sẽ được tự lựa chọn PP mổ 
và đưa vào 2 lô nghiên cứu mổ mở hoặc  PT nội 
soi.  
Phương tiện nghiên cứu 
‐  Dụng  cụ,  trang  thiết  bị,  dàn  mổ  nội  soi 
Ngoại Tổng quát. 
‐ Dao đốt điện đơn cực, lưỡng cực (bipolar), 
dao đốt siêu âm cao tần (Harmonic scalpel)… 
‐  Khung  nâng  da  cải  tiến  theo  khung  nâng 
thành  bụng  của  Nagae,  banh  bên  trong 
(Retractor)… 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Trong 307 TH, có 106 TH mổ mở và 201 TH 
mổ nội soi. Có 5 BN (2,49 %) phải chuyển sang 
mổ mở, trong đó 3 BN là do chảy máu, 2 BN là 
do bướu quá dính và sau mổ kết quả giải phẫu 


Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  

145


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013

Nghiên cứu Y học 

Thời gian mổ trung bình của mổ mở  (75,67 

bệnh là viêm giáp Hashimoto.  

phút) ngắn hơn mổ NS (98,50 phút) (p <0,001 ).

Tuổi và giới 
Trong  106  BN  được  mổ  mở,  có  86  nữ 
(81,13%), chỉ có 20 nam (18,87)%, cho thấy bệnh 
xuất  hiện  ở  nữ  nhiều  hơn  nam.  Trong  201  BN 
được mổ NS, có 186 nữ (92,54%), chỉ có 15 nam 
(7,46%),  cũng  cho  thấy  bệnh  xuất  hiện  ở  nữ 
nhiều hơn nam. 
Phương pháp mổ Nhỏ nhất Trung bình±sd Lớn nhất
Mổ mở (n = 106)
14
40,18 ±11,03
73
Mổ nội soi (n = 201)
15
32,52 ±9,86

58

Kích thước nhân giáp 
Lớn nhất
40
40

*t‐ test p<0,0001 

Nhân  trung  bình  được  phẫu  thuật  NS  là 
2,7cm và mổ mở là 2,9 cm.  

Tất cả 307 BN mổ đều được làm xét nghiệm 
giải phẫu bệnh. 

BGĐT
Bướu tuyến TG
Ung thư TG
Viêm giáp
Tổng

Mổ nội soi
N
159
26
10
6
201

P


0,577*

* Kiểm định chính xác Fisher 

Các  TH  ung  thư  TG  đều  là  dạng  nhú 
(Papillary  carcinoma)  và  dạng  nang  (Follicular 
carcinoma).  

Thời gian mổ  
Bảng 4: Thời gian mổ theo loại phẫu thuật (phút) 
Phương pháp mổ
Mổ mở
Mổ nội soi

*t test 

146

Ngắn
nhất
30
45

Mổ nội soi (n)
166
21
14
201


P*
<0,001

Thời gian hậu phẫu 
Thời  gian  tính  từ  ngày  mổ  đến  ngày  BN 
được xuất viện.  
Pp mổ
Ngắn nhất
Mổ mở
2
Mổ nội soi
2

Tb ± sd
3,67 + 0,72
3,62 + 0,57

Dài nhất
P*
8
0,341
7

*t test 
Thời gian nằm viện trung bình  giữa mổ mở 
và mổ NS khác nhau không có ý nghĩa  thống kê 

Dài
P*
nhất

75,67 ± 21,1 128
<0,001
98,50 ± 26,4 195
Tb ± sd

Biến chứng trong thời gian hậu phẫu 
(nằm viện sau mổ) 
Bảng 7: Các biến chứng hậu phẫu 

Bảng 3: Kết quả giải phẫu bệnh lý 
Kết quả GPB

Mổ mở (n)
15
25
66
106

(p>0,05). 

Giải phẫu bệnh lý 

Mổ mở
N
77
19
7
3
106


Mức độ đau
Đau ít
Đau vừa
Đau nhiều
Tổng

Bảng 6: Thời gian hậu phẫu (ngày) 

Bảng 2: Kích thước nhân giáp (mm)
Tb±sd*
29 ± 0,78
27 ± 0,67

Bảng 5 : Kết quả đau sau mổ 

*Test chi bình phương 

Bảng 1: Sự phân bố về tuổi (năm)

Phương pháp mổ Nhỏ nhất
Mổ mở (106 ca)
9
Nôi soi (201 ca)
8

Đau sau mổ  

Biến chứng
Chảy máu
Tụ dịch, phù nề

Nhiễm khuẩn
Khàn tiếng
Tê tay chân

Mổ mở (n)
0
2
1
2
1

Mổ nội soi (n)
0
3
2
5
2

Trong  201  BN  mổ  NS  có  5  BN  khàn  tiếng, 
trong đó có 1 BN hết khi xuất viện. Có 7 BN có 
tràn  khí  dưới  da,  nhưng  hết  sau  mổ  2‐3  ngày. 
Hai  BN  bị  tê  tay  chân  cũng  hết  khi  xuất  viện. 
Không có BN nào có cơn nhịp nhanh trên thất. 
Trong 106 BN mổ mở, có 2 BN khàn tiếng thì 
1  bệnh  hết  khi  xuất  viện,  còn  1  BN  tê  tay  chân 
cũng chỉ tạm thời, cũng hết khi xuất viện.  

Kết quả trong 3 tháng đầu sau mổ 
307 BN được phẫu thuật TG có kết quả sớm 
sau mổ như sau:

Bảng 8: Kết quả sớm sau mổ 

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 
Mổ mở
N
97
4
3
2
106

Cách phẫu thuật
Tốt
Khá
Trung bình
Xấu
Tổng

Mổ nội soi
N
181
10
5
5
201

P


0,981

‐ BN bị tê, dị cảm vùng cổ trước: mổ mở có 
22 BN (20,75%); mổ NS có 5 BN (2,48%), sự khác 
biệt có  nghĩa thống kê (p<0,001). 
‐ BN bị nuốt vướng, hơi cứng cổ: mổ mở có 
15  BN  (14,15%);  mổ  NS  có  2  BN  (1%),  sự  khác 
biệt có  nghĩa thống kê (p<0,001). 

Sự thoải mái đối với sẹo mổ của bệnh nhân 
Sau mổ BN được hỏi về cảm giác đối với vết 
sẹo mổ của mình. 
Bảng 9:  Kết quả sự thoải mái đối với sẹo mổ của 
bệnh nhân 
Mức độ thoải mái
Không thoải mái
Thoái mái
Rất thoái mái
Tổng

Mổ mở
61
34
11
106

Mổ nội soi
7
20

174
201

 Kết quả sớm sau mổ cho thấy tương tự giữa 
mổ mở và mổ NS: Đều an toàn và có hiệu quả 
điều trị bệnh cao: kết quả loại TỐT sau mổ (lấy 
được  bướu,  không  có  biến  chứng,  xuất  viện 
sớm) mổ mở đạt 91,5%, mổ NS 90,04%, loại Xấu 
mổ mở chỉ có 1,88 %, mổ NS 2,48%.  
 Các biến chứng đều ít và tương tự mổ mở / 
mổ  NS  như:  tụ  dịch,  phù  nề  1,87%  /  1,49%; 
nhiễm  khuẩn  vết  mổ  0,94%  /1%;  tê  tay  chân 
0,94% /1%; khàn tiếng 1% / 1,49%. 

< 0,001

BN được PT nội soi, ít đau sau mổ và sớm trở 
lại  sinh  hoạt  bình  thường:  đạt  82,59%  so  với 
14,16% của mổ mở. 
Phẫu thuật NS có thể khắc phục được những 
hạn chế của mổ mở như: 

Sau mổ BN được hỏi về sự tự tin của mình 
khi  giao  tiếp  trong  công  việc  cũng  như  trong 
sinh hoạt hàng ngày. 
Bảng 10: Kết quả sự tự tin của bệnh nhân 
Mổ nội soi
11
190
201


Trong 2 nhóm mổ mở và  mổ NS đa số BN 
đều là nữ: mổ mở 81,13%, mổ NS 92,54%. Tuổi 
TB,  mổ  mở  40  tuổi,  mổ  NS  là  32  tuổi.  Các  loại 
bệnh trong 2 nhóm cũng đều đa số là BGĐT, sau 
đó là bướu tuyến TG. Như vậy, đặc điểm của 2 
nhóm khá tương đồng. 

Hiệu quả cao của PT nội soi và khắc phục 
được nhược điểm của mổ mở. 

Sự tự tin của bệnh nhân 

Mổ mở
81
25
106

nội soi  

P*

*Test chi bình phương 

Mức độ tự tin
Không tự tin
Rất tự tin
Tổng

Nghiên cứu Y học


P*
<0,001

‐  Đạt được hiệu quả cao về thẩm mỹ và tâm 
lý:  96,62%  BN  mổ  NS  thoải  mái  với  sẹo  mổ  và 
94,53% BN tự tin khi giao tiếp, so với mổ mở chỉ 
có  13,85%  BN  thoải  mái  với  sẹo  mổ  và  có  tới 
76,42% BN không tự tin khi giao tiếp. 
‐ Theo tác giả Ikeda Y, vết sẹo mổ trên cổ và 
sự dính của  nó  với  mô  dưới  da  có  thể  gây  nên 

*Test chi bình phương    

tình  trạng  cứng  và  dị  cảm  vùng  cổ  (65%),  khó 

Kết quả sau mổ 3 tháng đến 1 năm 

chịu  khi  nuốt  (30%)(3).  Trong  PTNS,  BN  ít  bị  tê, 

‐ BN bị tê, dị cảm vùng cổ trước: mổ mở còn 
7 BN (6,60%); mổ NS không còn BN nào. 

dị cảm vùng cổ trước và nuốt vướng: 2,48% và 

‐ BN bị nuốt vướng, hơi cứng cổ: mổ mở còn 
5 BN (4,71%) trong đó có 2 BN phải mổ sửa sẹo 
dính;  mổ  NS  không  còn  BN  nào.  Có  1  BN  mổ 
mở và 2 BN mổ nội soi bị tái phát. 


BÀN LUẬN  
Kết  quả  tương  đương  giữa  mổ  mở  và  mổ 

1% so với mổ mở là 20,75% và 14,15%. 

Chỉ định phẫu thuật 
Như  bàn  luận  ở  trên,  mổ  mở  và  mổ  NS  có 
kết  quả  gần  tương  đương,  đa  số  là  tốt.    PT  nội 
soi có thể  khắc phục được nhược điểm của mổ 
mở kinh điển. Do đó PT nội soi TG có thể thay 
thế cho mổ mở, song chỉ định căn cứ vào những 
gì?.  Về    kích  thước  bướu,  đa  số  các  tác  giả  chọn 

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  

147


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013

Nghiên cứu Y học 
bướu  có  kích  thước  <  3  ‐  4  cm:  Inabner  W(2), 
Miccolli P mổ 336 TH, bướu  < 3,5cm(4), Raffaelli 
và Galleri mổ 51 TH, bướu < 3cm(7), Bellatone mổ 
62 TH, chọn bướu < 3cm(1), Trần Ngọc Lương đã 
mổ  140  TH,  kích  thước  trung  bình  là  2,6cm(9), 
bên  cạnh  đó  chỉ  có  một  số  ít  tác  giả  như 
Yoshiyuki(13),  mổ  NS  cho  bướu  kích  thước  6cm; 
tác  giả  Chen  đã  mổ    bướu  có  kích  thước  tới 
8cm(12), nhưng với số lượng không nhiều. Trong 

n/c, chúng tôi giới hạn chỉ PT cho bướu có kích 
thước  ≤  4  cm,  kích  thước  TB  của  bướu  được 
PTNS là 2,7cm và của mổ mở là 2,9cm. Hầu hết 
đều  đạt  kết  quả  tốt.  Qua  công  trình  n/c  và  tham 
khảo các ý kiến của các tác giả khác chúng tôi thấy với 
bướu giáp ≤ 4cm, PTNS có thể  thay  thế  mổ  mở  đối 
với một số bệnh lý TG. 

Loại bệnh lý và sang thương giải phẫu bệnh.  Đa 
số các tác giả đều có khuynh hướng ưu tiên chọn 
lành  tính.  Hai  dạng  thường  gặp  là  BGĐT  và 
bướu tuyến TG. Yong Lai P, mổ 100 BN, thì có 
75 TH là lành tính, 21 u nang và 4 TH không xác 
định  (có  làm  FNA  trước  mổ)(  6).  Trong  một  n/c  
tác giả Trần Ngọc Lương, mổ NS 140 BN đều là 
lành  tính,  kết  quả  tốt(9).  Đối  với  bệnh  BGĐT, 
chúng  tôi  có  236  BN:  mổ  mở  77  BN,  mổ  NS  có 
159  BN.  Với  thương  tổn  là  bướu  tuyến  TG 
(Adenoma), có 45 BN: mổ mở 19 BN, mổ NS có 
26 BN. Kết quả đều tốt. Ung thư TG, theo Henry 
đối với ung thư TG biệt hóa tốt như K dạng nhú, 
dạng nang, bướu < 1cm thì chỉ cần cắt thùy là đủ 
vì ung thư dạng này có dự hậu tốt, trên 90% BN 
sống ít nhất là 10 năm(10). Đối với ung  thư dạng 
nhú  có  kích  thước  <  1cm,  vấn  đề  nạo  hạch  còn 
đang bàn cãi. Có tác giả chủ trương nạo hạch, có 
tác giả cho rằng không cần phải nạo hạch(3). Với 
14 TH ung thư TG hoặc nghi ngờ: mổ mở 6 TH 
(5 TH có kết quả GPB ung thư TG ), mổ NS 8 TH 
(5  TH  có  kết  quả  GPB  ung  thư  TG),  chúng  tôi 

đều  cắt  trọn  thùy  và  đều  tìm  thần  kinh  QNTQ 
trong  khi  mổ.  Kết  quả  các  TH  ung  thư  TG  nói 
trên  tốt,  chưa  thấy  TH  nào  có  di  căn  hoặc  tái 
phát.  Trường  hợp  cường  giáp,  PT  khi  bệnh  đã 
được ĐT nội khoa ổn. Yamamoto M đã cắt gần 
toàn bộ TG cho 12 BN bị Basedow. Kết quả rất 
mỹ mãn, nhất là về mặt thẩm mỹ(11). Trần Ngọc 

148

Lương báo cáo 22 TH cường giáp mổ NS kết quả 
tốt(10).  Đối  với  9  TH  cường  giáp:  mổ  mở  3  TH, 
mổ  NS  6  TH.  Vì  9  TH  chúng  tôi  chọn  này  đều 
chỉ thuộc 2 loại bệnh là nhân độc giáp trạng và 
BGĐT  cường  giáp  hóa,  nên  chúng  tôi  chỉ  thực 
hiện  cắt  gần  trọn  hay  trọn  thùy  bên  có  sang 
thương  gây  nên  tình  trạng  cường  giáp.  Chúng 
tôi không can thiệp bên đối diện như trong bệnh 
Basedow  hay  BGĐT  đa  nhân  2  thùy/  cường  
giáp. Sau mổ chỉ có 1 ca  còn cường giáp nhẹ, ĐT 
nội khoa  đã  khỏi  bệnh.   Như vậy về loại bệnh lý, 
phẫu thuật NS TG áp dụng tốt cho những bệnh lành 
tính.  Đối  với  tổn  thương  ác  tính,  biệt  hóa  tốt,  hay 
cường giáp điều tri nội ổn, bướu nhỏ cũng là chỉ định 
của phẫu thuật NS. 
Yêu cầu thẩm mỹ và tâm lý bệnh nhân.  Những 
BN có bướu giáp có chỉ định mổ đặc biệt là nữ, 
đang  lưỡng  lự  chọn  lựa  giữa  vết  sẹo  mổ  hay 
bướu cổ… thì thường chọn PTNS. Gần 100% BN 
của Shimizu trả lời rất thoải mái hoặc thoải mái 

đối  với  sẹo  mổ  và  tự  tin  khi  giao  tiếp,  90%  BN 
của  ông    chọn  PP  phẫu  thuật  NS  TG(8).  Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, có 65,47% BN đã chọn 
mổ  NS.  Kết  quả  có  tới  96,52  %  BN  mổ  NS  rất 
thoải  mái  hoặc  thoải  mái  với  sẹo  mổ  của  mình 
và  94,53  %  BN  tự  tin  khi  giao  tiếp.  Như  vậy, 
những  lo  lắng  chính  đáng  đối  với  vết  sẹo  mổ 
những yêu cầu về mặt thẩm mỹ và tâm lý cũng 
là  một  trong  những  chỉ  định  chính  của  phẫu 
thuật  NS TG. 
Các trang thiết bị: máy nội soi, dụng cụ cầm 
máu,  dao  đốt,  phương  tiện  tạo  phẫu  trường. 
Vùng  cổ  không  có  khoang  trống  sẵn  như  ổ 
bụng, lồng ngực, nên phải chủ động tạo ra một 
khoang  làm  việc  đủ  rộng.  TG  liên  quan  đến 
nhiều  bó  mạch  và  thần  kinh  quan  trọng  như 
thần kinh quặt ngược thanh quản (QNTQ,) nên 
cần có phương tiện đốt, cắt an toàn và hiệu quả 
như  dao  siêu  âm  cao  tần  (Harmonic  scalpel). 
Ngoài  ra,  PTV  có  một  số  kinh  nghiệm  mổ  mở 
kinh điển sẽ thuận lợi trong PT nội soi TG. 
Các  đặc  điểm  về  tuổi  (thường  trẻ),  giới 
(thường  nữ),  nghề  nghiệp  (giao  tiếp  nhiều)  là 
những yếu tố lưu ý khi chọn mổ nội soi.   

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 
KẾT LUẬN

PTNS có thể thay thế mổ mở đối với một số 
bệnh lý TG, chỉ định: Bướu lành tính, có đường 
kính  ≤  4cm như    bướu  giáp  đơn  thuần,  bướu 
tuyến TG, Cường giáp do bướu giáp đơn thuần 
cường  giáp  hóa,  nhân  độc  giáp  trạng,  điều  trị 
nội  ổn;  Ung  thư  TG  loại  biệt  hóa  tốt,  bướu  có 
đường  kính  ≤  1cm,  chưa  có  di  căn;  BN  có  yêu 
cầu  cao  về  thẩm  mỹ  và  tâm  lý,  chẳng  hạn  như 
BN lo lắng tới sẹo mổ ở vùng cổ. Lưu ý BN trẻ, 
nữ  giới,  nghề  nghiệp  liên  quan  nhiều  đến  giao 
tiếp. 
Về con người và trang thiết bị. Cơ sở y tế tối 
thiểu  phải  có  dàn  mổ  NS  Ngoại  tổng  quát,  có 
thêm  dao  cắt  siêu  âm  cao  tần  là  tốt  nhất.  Phẫu 
thuật viên là người có một số kinh nghiệm trong 
mổ mở kinh điển đối với TG. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.
2.
3.

4.

Bellatone  R;  Maurizio  Bossola  (2002)  “Video  ‐  assisted  vs 
conventional thyroid lobectomy”, Arch Surg ; 137, pp. 301‐304. 
Gagner  M,  Inabnet  W  (2001).  “Endoscopic  thyroidectomy  for 
solitary thyroid nodules”, Thyroid,  Feb; 11(2), pp. 161–3.  
Ikeda  Y,  Takami  H,  Tajima  G  (2002),  “Total  endoscopic 
thyroidectomy:  axillary  or  anterior  chest  approach”,  Biomed 

Pharmacother; 56, pp. 72–78. 
Miccoli  P,  Bellantone  R,  Mourad  M  (2002),  “  Multinstitutional 
 

Nghiên cứu Y học

5.

6.

7.

8.
9.

10.

11.

12.
13.

experience”, J Am Coll Surg , May; 194 (5), pp. 610–614.  
Miccoli  P,  Berti  P,  Raffaelli  M  (2001),  “Comparison  between 
minimally  invasive  video–assisted  thyroidectomy  and 
conventional thyroidectomy: a prospective randomized study”, 
Surgery; 130(6), pp. 1039–1043.  
Park Yong Lai, Han Won Kon (2003), “100 cases of endoscopic 
thyroidectomy  technicques:  Breast  approach”,Surgical 
laparoscopy, endoscopy percutaneous techniques. Vol 13, No 1, 

pp. 20‐25. 
Raffaelli M, Materazzi G, Galleri D (2001), “Minimally invasive 
video–assisted thyroidectomy”, Am J surg, Jun; 181 (6), pp. 567–
570. 
Shimizu  K  (2001).  “Minimally  invasive  thyroid  surgery”,  Best 
Pract Res Clin Endocrinol Metab; 15(2), pp. 123–137.  
Trần Ngọc Lương (2006). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật NS 
điều trị bướu giáp thể nhân lành tính, Luận án tiến sĩ y học, ĐH 
Y Hà Nội. 
Trần  Ngọc  Lương  (2008),  “  Kinh  nghiệm  cá  nhân  của  750 
trường hợp cắt tuyến giáp nội soi”, Y học TP. HCM. Hội nghị 
ngoại khoa và phẫu thuật nội soi Việt Nam 2008, tr. 68‐ 69. 
Yamamoto M, Sasaki A, Asahi H (2001). “Endoscopic subtotal 
thyroid‐ectomy for patients with Graves disease”, Surg Today; 
31(1), pp. 1–4. 
Yeh  TS,  Jan  YY,  Chen  KW(2000),  “Video–assisted  endoscopic 
thyroid‐ectomy”, Am J surg, Aug; 180 (2), pp. 82–5. 
Yoshiyuki U, Tomoko S, Kentaro K (2001), “Gasless endoscopic 
Thyroid and Parathyroid surgery Using a New Retracto”, Surg 
Today; 31 (10), pp.939–941. 
 

Ngày nhận bài báo: 15/8/2013 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/9/2013 
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2013 

Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  

149




×