Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng bệnh quanh răng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.01 KB, 8 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017

THỰC TRẠNG BỆNH QUANH RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2015
TÓM TẮT

Đoàn Th Hà*; Nguy n Th Thu Ph ơng**; Lê Th Thu Hà*

Mục tiêu: đánh giá thực trạng bệnh quanh răng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi
(NCT) tỉnh Bình Dương năm 2015. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang có
phân tích trên 1.350 NCT tại Thành phố Thủ Dầu Một, huyện Phú Giáo và huyện Bắc Tân Uyên.
Kết quả và bàn luận: tỷ lệ mắc bệnh quanh răng 71,9%. Chỉ số quanh răng cộng đồng (CPI) của
6 vùng lục phân lần lượt là: CPI-1: 13,0%, CPI-2: 51,3%, CPI-3: 6,8% và CPI-4: 0,7%. Nam có tỷ lệ
CPI-1 và CPI-4 cao hơn nữ, ngược lại, nữ có tỷ lệ CPI-2 và CPI-3 cao hơn nam. Giá trị trung
bình vùng lục phân/người (v/n) được xác định là: CPI-1: 0,63; CPI-2: 2,13; CPI-3: 0,19 và CPI-4:
0,02 (v/n). Tỷ lệ người có ít nhất 3 vùng lục phân lành mạnh thấp chỉ chiếm 10,3%. Nhóm ≥ 75 tuổi
có nguy cơ mắc bệnh quanh răng thấp hơn nhóm ít tuổi hơn. Chưa phát hiện bệnh quanh răng
liên quan có ý nghĩa thống kê với yếu tố nghề nghiệp, địa dư, điều kiện, mức sống kinh tế.
* Từ khóa: Bệnh quanh răng; Người cao tuổi; Yếu tố liên quan; Bình Dương.

Reality of Periodontal Disease and some Related Factors among
Elderly People in Binhduong Province in 2015
Summary
Objectives: To discover the current situation of periodontal diseases among the elderly and
related factors in Binhduong province in 2015. Subjects and methods: The cross-sectional,
descriptive analytic study was conducted on 1,350 elders in Thudaumot City, Phugiao district
and Bactanuyen district. Results and conclusion: The rate of incidence was 71.9%;
Community Periodontal Index (CPI) of the 6 sextants were: CPI-1: 13.0%, CPI-2: 51.3%, CPI-3:
6.8% and CPI-4: 0.7%, respectively. The CPI-1 and CPI-4 among male patients were found
higher than those among females while CPI-2 and CPI-3 were higher for female patients. The
average value per person (sextans/person) were calculated for CPI-1 at 0.63, CPI-2 at 2.13, CPI-3


at 0.19, and CPI-4 at 0.02 (sextans/person). The percentage of patients with at least 3 healthy
sextants was low, accounting for only 10.3%. People over 75 years old tend to have higher rate of
periodontal disease incidence in comparison to younger ones. There was no statistically significant
relationship detected between periodontal disease and occupational, geographical and economic factors.
* Key words: Periodontal disease; Elderly; Related factors; Binhduong province.

ĐẶT VẤN ĐỀ

răng, xương ổ răng và xương răng. Bệnh

Bệnh quanh răng là bệnh của tổ chức
quanh răng, bao gồm: lợi, dây chằng quanh

quanh răng là một trong những bệnh răng
miệng phổ biến, đặc biệt ở NCT.

* Bệnh viện TWQĐ 108
** Đại học Y Hà Nội
Ng i ph n h i (Corresponding): Đoàn Th Hà ()
Ngày nh n bài: 28/11/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 12/01/2017
Ngày bài báo đ c đăng: 19/01/2017

188


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
Bệnh quanh răng là nguyên nhân chủ
yếu gây mất răng ở NCT, bệnh ảnh hưởng
lớn đến sức khoẻ toàn thân, làm suy giảm
chất lượng cuộc sống của NCT [1]. Có

nhiều yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc, mức
độ mắc của bệnh quanh răng như tuổi,
giới, kiến thức, thái độ, hành vi, trình độ
nhận thức, phong tục tập quán cũng như
điều kiện kinh tế của gia đình, xã hội...
Tại tỉnh Bình Dương, đến nay chưa có
nghiên cứu nào điều tra một cách cơ bản
và hệ thống về các bệnh răng miệng nói
chung và bệnh quanh răng nói riêng ở
NCT. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm: Đánh giá thực trạng bệnh quanh
răng và một số yếu tố liên quan ở NCT tại
Bình Dương năm 2015.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
1.350 NCT (≥ 60 tuổi), không phân biệt
giới, hiện đang sinh sống và có hộ khẩu
thường trú tại 3 huyện/thị tỉnh Bình Dương
(gồm Thành phố Thủ Dầu Một, huyện Phú
Giáo và huyện Bắc Tân Uyên), đồng ý và
tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Thiết kê nghiên cứu: mô tả cắt ngang
có phân tích.
- Cỡ mẫu, chọn mẫu: áp dụng công thức
tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả:

p (1 − p )
× DE

d2
Trong đó: p: tỷ lệ mắc ít nhất một trong
3 bệnh lý răng miệng thường gặp (sâu
răng, viêm quanh răng, mất răng) của NCT
(đề tài cấp Bộ dựa theo nghiên cứu của
n = Z 12− α / 2

Trần Văn Trường năm 2001), chọn p = 78%
= 0,78. D: sai số tuyệt đối cho phép (d = 5%
= 0,05). Z1-α/2: hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa
thống kê α = 0,05, tương ứng với độ tin
cậy là 95% thì Z1-α/2 = 1,96.
Do sử dụng kỹ thuật chọn mẫu chùm
ngẫu nhiên nên cỡ mẫu cần nhân với hệ
số thiết kế mẫu (Design Effect - DE), chúng
tôi chọn DE = 1,7.
Cỡ mẫu cho một huyện/thị theo tính
toán lý thuyết là 450 người và tổng số đối
tượng được nghiên cứu tại 3 huyện/thị
trong toàn tỉnh là 1.350 NCT. Tại mỗi
huyện/thị, chọn ngẫu nhiên 10 xã/phường,
tại mỗi xã/phường chọn ngẫu nhiên 45 NCT
dựa trên đanh sách NCT được lập từ các
xã/phường.
* Phương pháp thu thập thông tin:
phỏng vấn và khám lâm sàng trực tiếp
cho từng người theo bộ phiếu điều tra và
dựa vào quy trình khám lâm sàng chuẩn
của Viện Răng Hàm Mặt, Trường Đại học
Y Hà Nội.

* Đánh giá tình trạng bệnh quanh răng
dựa trên chỉ số quanh răng cộng đồng
(Community Periodontal Index - CPI): theo
3 tiêu chí: chảy máu lợi, cao răng và túi lợi.
Dựa trên cơ sở miệng với hai cung răng
được chia thành 6 vùng (sextant) lục phân.
Cách tính chỉ số trung bình của từng vùng
lục phân và chỉ số trung bình của một
người như sau: 1 vùng chỉ được tính khi
còn ≥ 2 răng và các răng này không có
chỉ định nhổ. Mã số cao nhất của răng
khám trong 1 vùng là mã số của vùng đó.
Mã số của một người là mã số của vùng
cao nhất trong 6 vùng. Khi một trong 6
vùng lục phân có bệnh, người đó được
hiểu là có bệnh.
- Phân tích và xử lý số liệu: phần mềm
SPSS 18.0.
189


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng bệnh quanh răng ở NCT.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ mắc bệnh quanh răng (n = 1.350).
Kết quả thăm khám lâm sàng trên 1.350 NCT, phát hiện 971 người mắc bệnh viêm
quanh răng với các mức độ và thể loại khác nhau (71,9%).
Bảng 1: Phân bố tỷ lệ mắc bệnh quanh răng theo giới, tuổi, khu vực dân cư.
Tình trạng bệnh quanh răng

Đặc điểm

Giới

Nhóm tuổi

Khu vực

Tổng

Có bệnh

p

Không bệnh

n

%

n

%

Nam (n = 549)

401

73,0


148

27,0

Nữ (n = 801)

570

71,2

231

28,8

60 - 64 (n = 366)

292

79,8

74

20,2

65 - 74 (n = 543)

391

72,0


152

28,0

≥ 75 (n = 441)

288

65,3

153

34,7

Nông thôn (n = 942)

677

71,9

265

28,1

Thành thị (n = 408)

294

72,1


114

27,9

971

71,9

379

28,1

0,449

0,000

0,943

-

Tỷ lệ mắc bệnh quanh răng chung 71,9%, trong đó tỷ lệ bệnh quanh răng ở nam
73,0%, ở nữ 71,2%; khu vực thành thị 72,1% và khu vực nông thôn là 71,9%, khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ bệnh quanh răng ở nhóm tuổi 60 - 64
cao nhất (79,8%), thấp nhất ở nhóm > 75 tuổi (65,3%), khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05).
190


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
Bảng 2: Chỉ số quanh răng cộng đồng CPI theo giới, tuổi và khu vực.

CPI-0

CPI-1

CPI-2

CPI-3

CPI-4

X

Nam (n = 549)

53 (9,7)*

86 (15,7)

271 (49,4)

39 (7,1)

5 (0,9)

95 (17,3)

Nữ (n = 801)

71 (8,9)


90 (11,2)

422 (52,7)

53 (9,7)

5 (0,6)

160 (20,00

60 - 64 (n = 366)

29 (7,9)

53 (14,5)

203 (55,5)

32 (8,7)

4 (1,1)

45 (12,3)

65 - 74 (n = 543)

52 (9,6)

72 (13,3)


278 (51,2)

36 (6,6)

5 (0,9)

100 (18,4)

≥ 75 (n = 441)

43 (9,8)

51 (11,6)

212 (48,1)

24 (5,4)

1 (0,2)

110 (24,9)

Thành thị (n = 408)

36 (8,8)

53 (13,0)

210 (51,5)


26 (6,4)

5 (1,2)

78 (19,1)

Nông thôn (n = 942)

88 (9,3)

123 (13,1)

483 (51,3)

66 (7,0)

5 (0,5)

177 (18,8)

124 (9,2)

176 (13,0)

693 (51,3)

92 (6,8)

10 (0,7)


255 (18,9)

Đặc điểm

Giới
Nhóm tuổi

Khu vực

Cộng (n = 1.350)

(CPI-0: Lành mạnh; CPI-1: Chảy máu lợi trực tiếp hay ngay sau khi thăm khám; CPI-2:
cao răng trên và dưới lợi phát hiện được khi thăm dò; CPI-3: túi 4 - 5 mm bờ lợi viền
răng nằm trong lòng vạch đen của cây thăm dò túi lợi; CPI-4: túi sâu ≥ 6 mm vạch đen
của cây thăm khám không nhìn thấy; X: Vùng lục phân loại ra do hiện có ít hơn 2 răng).
Tỷ lệ CPI-2 (cao răng trên và dưới lợi) chung là 51,3%, chỉ số này ở nữ cao hơn nam
(52,7% so với 49,4%). Tỷ lệ CPI-1 (chảy máu lợi trực tiếp hoặc ngay sau khi khám) là
13,0%, tỷ lệ này ở nam là 15,7%, cao hơn so với ở nữ (11,2%), khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ CPI-3 (có túi nông) ở nữ cao hơn ở nam (9,7% so với 7,1%).
Tỷ lệ CPI-2 có xu hướng thấp dần theo nhóm tuổi: ở nhóm 60 - 64 tuổi: 55,5%, nhóm
65 - 74 tuổi là 51,2% và thấp nhất ở nhóm ≥ 75 tuổi (48,1%). Tương tự, tỷ lệ CPI-1 cao nhất
ở nhóm tuổi 60 - 64 và thấp nhất ở nhóm ≥ 75 tuổi (11,6%). Tỷ lệ CPI-3 lần lượt là 8,7%,
6,6% và 5,4% theo các nhóm tuổi từ thấp đến cao. Chỉ số CPI ở hai khu vực nông thôn
và thành thị khác nhau, tuy nhiên khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3: Trung bình vùng lục phân/người theo giới, tuổi và khu vực (v/n).
Đặc điểm
Giới

Nhóm
tuổi

Khu vực

CPI-0

CPI-1

CPI-2

CPI-3

CPI-4

X

Nam (n = 549)

0,66 ± 1,63

0,68 ± 1,50

2,08 ± 2,31

0,22 ± 0,88

0,03 ± 0,36

2,32 ± 2,25

Nữ (n = 801)


0,58 ± 1,54

0,60 ± 1,43

2,16 ± 2,29

0,18 ± 0,73

0,02 ± 0,24

2,48 ± 2,34

60 - 64 (n = 366)

0,63 ± 1,57

0,64 ± 1,49

2,43 ± 2,35

0,25 ± 0,91

0,03 ± 0,29

2,02 ± 2,13

65 - 74 (n = 543)

0,66 ± 1,64


0,66 ± 0,149

2,13 ± 2,32

0,19 ± 0,80

0,03 ± 0,29

2,32 ± 2,31

≥ 75 (n = 441)

0,53 ± 1,50

0,59 ± 1,40

1,87 ± 2,19

0,14 ± 0,66

0,01 ± 0,11

2,86 ± 2,37

Thành thị (n = 408)

0,58 ± 1,52

0,61 ± 1,43


2,05 ± 2,24

0,21 ± 0,85

0,04 ± 0,40

2,51 ± 2,31

Nông thôn (n = 942)

0,62 ± 1,60

0,64 ± 1,47

2,16 ± 2,32

0,19 ± 0,77

0,02 ± 0,24

2,37 ± 2,31

0,61 ± 1,58

0,63 ± 1,46

2,13 ± 2,30

0,19 ± 0,79


0,02 ± 0,30

2,42 ± 2,31

Cộng (n = 1.350)

Các chỉ số CPI trung bình bao gồm CPI-0, CPI-1, CPI-2, CPI-3 và CPI-4 ở 2 giới
khác nhau: CPI ở nam (0,66 ± 1,63) cao hơn nữ (0,58 ± 1,54); CPI-1 ở nam cũng cao
hơn ở nữ (0,68 ± 1,50 so với 0,60 ± 1,43). Tuy nhiên, khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05).
191


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
- Các chỉ số trung bình vùng lục phân/người có xu hướng giảm dần theo tuổi, nhóm
tuổi ≥ 75 có giá trị thấp hơn so với 2 nhóm ít tuổi hơn. Tuy nhiên, chúng tôi chưa phát
hiện thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê trên nhóm đối tượng nghiên cứu (p > 0,05).
- Ở khu vực nông thôn, chỉ số CPI-0, CPI-1 và CPI-2 cao hơn so với khu vực thành
thị, nhưng các chỉ số CPI-3, CPI-4 lại thấp hơn. Tuy nhiên, chúng tôi chưa phát hiện
thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 4: Vùng lục phân lành mạnh.
Đủ 3 vùng lục phân lành mạnh

Đặc điểm

Không đủ 3 vùng lục phân lành mạnh

n

%


Nam

66

12,0

483

88,0

Nữ

73

9,1

728

90,9

60 - 64

40

10,9

326

89,1


65 - 74

60

11,1

483

89,0

≥ 75

39

8,8

402

91,2

Thành thị

100

10,6

842

10,6


Nông thôn

39

9,6

39

9,6

139

10,3

1211

89,7

Giới

Nhóm tuổi
Địa dư

Chung

n

%


10,3% đối tượng có đủ 3 vùng lục phân lành mạnh. Tỷ lệ này ở nam là 12,0% và ở
nữ là 9,1%; 10,6% ở khu vực thành thị và 9,6% ở khu vực nông thôn.
2. Một số yếu tố liên quan của bệnh quanh răng ở NCT.
Bảng 5: Liên quan giữa bệnh quanh răng với một số thói quen chăm sóc răng miệng.
Yếu tố liên quan
Cần chải răng
Đánh răng
Số lần chải răng

Thời gian thay
bàn chải
Dùng chỉ
nha khoa
Tăm tre
Súc miệng

Không (n = 379)

Có (n = 971)

OR

95%CI

p

n

%


n

%

Không

105

49,1

109

50,9

1

-

< 0,01



274

24,1

862

75,9


3,03

2,24 - 4,09

Không

111

47,4

123

52,6

1

-

-



268

24,0

848

76,0


2,86

2,13 - 3,82

< 0,01

<2

194

35,7

349

64,3

1

-

-

≥2

185

22,9

622


77,1

1,87

1,47 - 2,38

< 0,01

< 3 tháng

86

25,4

253

74,6

1

-

-

3 - 6 tháng

107

22,7


364

77,3

1,16

0,83 - 1,60

0,38

6 - 12 tháng

105

31,4

229

68,6

0,74

0,53 - 1,04

0,08

> 12 tháng

81


39,3

125

60,7

0,52

0,36 - 0,76

< 0,01

Không

371

28,4

935

71,6

1

-

-




8

18,2

36

81,8

1,79

0,82 - 3,88

0,14

Không

154

45,7

183

54,3

1

-

-




225

22,2

788

77,8

2,95

2,27 - 3,82

< 0,01

Không

79

29,9

185

70,1

1

-


-



300

27,6

786

72,4

1,12

0,83-2,50

0,46

Nhóm đối tượng được phỏng vấn cho rằng cần chải răng để tránh nguy cơ mắc
bệnh quanh răng cao hơn nhóm cho rằng không cần chải răng (OR = 3,03; 95%CI:
192


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
2,24 - 4,09; p < 0,01). Nhóm thay bàn chải trên 12 tháng/lần có nguy cơ mắc bệnh
quanh răng ít hơn (OR = 0,52; 95%CI: 0,36 - 0,76; p < 0,01). Nhóm sử dụng tăm tre có
nguy cơ mắc bệnh quanh răng cao hơn nhóm không dùng 2,95 lần (95%CI: 2,27 - 3,82).
Bảng 6: Liên quan giữa bệnh quanh răng với một số đặc điểm của NCT.
Bệnh quanh răng
Đặc điểm

Giới

Nhóm tuổi

Khu vực

Trình độ
học vấn

Nghề nghiệp

Địa dư

Tình trạng
kinh tế

Thu nhập

Không (n = 379)

Có (n = 971)

OR (95%CI)

p

n

%


n

Nam (n = 549)

148

27,0

401

73,0

1

-

Nữ (n = 801)

231

28,8

570

71,2

0,91 (0,71 - 1,16)

0,45


60 - 64

74

20,2

292

79,8

1

-

65 - 74

152

28,0

391

72,0

0,65 (0,48 - 0,90)

0,01*

≥ 75


153

34,7

288

65,3

0,48 (0,35 - 0,66)

< 0,01*

Thành thị

114

27,9

294

72,1

1

-

Nông thôn

265


28,1

677

71,9

1,01 (0,77 - 1,32)

0,94

Không biết chữ

86

35,8

154

64,2

1

-

Tiểu học

200

27,2


536

72,8

1,50 (1,10 - 2,04)

0,01*

Trung học cơ sở

72

24,3

224

75,7

1,74 (1,19 - 2,53)

< 0,01*

Trung học phổ thông

21

26,9

57


73,1

1,52 (0,86 - 2,66)

0,15

Nông dân

175

27,8

454

72,2

1

-

Công nhân

38

27,9

98

72,1


0,99 (0,66 - 1,50)

0,98

Cán bộ

38

21,7

137

78,3

1,39 (0,93 - 2,07)

0,11

Khác

128

31,2

282

68,8

0,85 (0,65 - 1,11)


0,24

Nông thôn

265

28,1

677

71,9

1

-

Thành thị

114

27,9

294

72,1

1,00 (0,78 - 1,21)

0,94


Nghèo

54

28,0

139

72,0

1

-

Cận nghèo

36

32,4

75

67,6

0,81 (0,49 - 1,34)

0,41

Không ngèo


236

28,9

581

71,1

0,96 (0,67 -1,36)

0,80

Không nhớ

53

23,1

176

76,9

1,29 (0,83 - 2,00)

0,26

Vừa đủ

294


27,5

775

72,5

1

-

Không đủ

64

30,9

143

69,1

0,85 (0,61 - 1,17)

0,32

Có tiết kiệm

21

23,4


53

71,6

0,96 (0,57 - 1,62)

0,87

Nhóm tuổi 65 - 74 có nguy cơ mắc bệnh quanh răng thấp hơn nhóm 60 - 64 tuổi
(OR = 0,65; 95%CI: 0,48 - 0,90; p < 0,01; nhóm ≥ 75 tuổi OR = 0,48; 95%CI: 0,35 - 0,66;
p < 0,01. Nhóm có trình độ học vấn cao hơn có nguy cơ mắc sâu răng cao hơn so với
các nhóm có học vấn thấp hơn. Chưa phát hiện bệnh quanh răng liên quan với các
yếu tố nghề nghiệp, địa dư, điều kiện mức sống kinh tế.
193


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
BÀN LUẬN
Chỉ số CPI là chỉ số chính được sử
dụng phổ biến trong điều tra bệnh quanh
răng tại cộng đồng. CPI cho phép phát
hiện người viêm lợi thời kỳ đầu (CPI-1),
viêm lợi do cao răng mảng bám (CPI-2),
viêm quanh răng ở giai đoạn đầu (CPI-3)
có túi lợi nông (4 - 5 mm) và giai đoạn
sau (CPI-4) độ sâu túi lợi (≥ 6 mm).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy 71,9% NCT mắc bệnh quanh răng,
tỷ lệ này được tính dựa trên tiêu chuẩn
CPI của bất cứ vùng nào khác 0 được coi

là có bệnh. Người có cả 6 vùng lục phân
hoàn toàn lành mạnh chiếm 10,7%. Như vậy,
tỷ lệ mắc bệnh khá cao.
So với nghiên cứu của Trần Văn Trường
(2002), tỷ lệ của chúng tôi thấp hơn. Theo
chúng tôi, sự thay đổi này là đương nhiên
[4]. Đối tượng trong nghiên cứu này chủ
yếu là người sống ở hai huyện Phú Giáo
và Bắc Tân Uyên, NCT chưa được chăm
sóc và điều kiện chăm sóc sức khoẻ răng
miệng kém hơn một số địa phương khác.
Mô hình bệnh tật có thay đổi nên có khác
biệt với nghiên cứu của một số tác giả
khác [2, 3]. Theo Gina Thornton Evans và
CS ở Mỹ (2009 - 2010) [7], tỷ lệ bệnh chỉ
70,1%, ở Pakistan năm 2012 là 89,6%.
Tỷ lệ bị viêm lợi do cao răng, mảng
bám (CPI-2) ở nam và nữ lần lượt là 49,4%
và 52,7%, tỷ lệ này thấp hơn so với
nghiên cứu của Nguyễn Thi Thu Phương
(2012) [5]. Tỷ lệ có túi lợi sâu (CPI-4) thấp
nhất, lần lượt ở nam và nữ là 0,9% và
0,6%. Nhóm ≥ 75 tuổi có túi lợi nông
(CPI-3): 5,4%, tỷ lệ có túi lợi sâu (CPI-4)
chỉ 0,2%. Kết quả này cũng thấp hơn so
với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Phương
và Lưu Hồng Hạnh [5, 6].
194

Số liệu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bị

viêm lợi (CPI-1 + CPI-2) (66,1%) cao hơn
nhiều bị viêm quanh răng (CPI-3 + CPI-4)
(4,2%). Tuy vậy, tỷ lệ vùng lục phân bị
loại trong nghiên cứu của chúng tôi do
hiện tượng mất hết răng hoặc mất răng
đại diện không đủ cho vùng lục phân được
khám là 18,9%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy trung bình mỗi người có 0,61 vùng
lục phân có tổ chức quanh răng bình
thường trong 6 vùng lục phân, nói cách
khác, mỗi người có đến trên 5 vùng lục
phân bị bệnh. Số trung bình vùng lục phân
nặng nhất (CPI-4) là 0,02 vùng ở một người.
Số trung bình vùng lục phân có cao răng
(CPI-2) cao nhất (2,13). Tuy nhiên, so với
những nghiên cứu đã thực hiện trước
đây, số vùng lục phân lành mạnh đã cải
thiện tăng đáng kể.
Tỷ lệ số người có đủ 3 vùng lục phân
lành mạnh CPI-0 là 10,3%. Theo phân
loại của WHO, nhóm này vẫn được xếp là
nhóm trung niên, đây có thể là lý do khiến
nhóm tuổi này có tỷ lệ mắc bệnh ít hơn,
do kỹ năng thực hành chăm sóc răng
miệng tốt hơn, họ hiểu biết và quan tâm
tới các bệnh quanh răng hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực trạng bệnh quanh
răng và một số yếu tố liên quan ở NCT tại

tỉnh Bình Dương, chúng tôi rút ra một số
nhận xét sau:
- Thực trạng bệnh quanh răng:
+ Tỷ lệ mắc bệnh quanh răng 71,9%.
Chỉ số CPI của 6 vùng lục phân lần lượt
là: CPI-1 13,0%, CPI-2: 51,3%, CPI-3:
6,8% và CPI-4: 0,7%. Nam có tỷ lệ CPI-1


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017
và CPI-4 cao hơn nữ, ngược lại nữ có tỷ lệ
CPI-2 và CPI-3 cao hơn nam. Tuy nhiên,
chưa phát hiện thấy khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
+ Giá trị trung bình vùng lục phân/người
(v/n): CPI-1 là 0,63; CPI-2 là 2,13; CPI-3
là 0,19 và CPI-4 là 0,02 (v/n). Tỷ lệ người
có ít nhất 3 vùng lục phân lành mạnh thấp,
chỉ 10,3%.
- Yếu tố liên quan của bệnh quanh răng:
Nhóm tuổi 65 - 74 nguy cơ mắc bệnh
quanh răng thấp hơn nhóm 60 - 64 tuổi;
nhóm ≥ 75 tuổi có nguy cơ mắc bệnh
quanh răng thấp hơn 2 nhóm ít tuổi hơn.
Nhóm có trình độ học vấn cao hơn có
nguy cơ mắc sâu răng cao hơn so với
các nhóm có học vấn thấp hơn. Chưa
phát hiện bệnh quanh răng liên quan với
các yếu tố nghề nghiệp, địa dư, điều kiện,
mức sống kinh tế.


2. Trần Thanh Sơn. Đánh giá tình trạng
bệnh răng miệng, K.A.P và nhu cầu điều trị ở
NCT tại Hoàng Mai. Hà Nội, Tạp chí Y học
Thực hành. Hà Nội. 2007, số 1, tr.77-81.
3. Phạm Văn Việt. Nghiên cứu tình trạng,
nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và
đánh giá kết quả 2 năm thực hiện nội dung
chăm sóc răng miệng ban đầu ở NCT tại
Hà Nội. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại
học Y Hà Nội. 2004.
4. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh
Đình Hải và CS. Điều tra sức khỏe răng miệng
toàn quốc. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2002.
5. Nguyễn Thị Thu Phương và CS. Khảo
sát thực trạng bệnh sâu răng và bệnh quanh
răng ở một nhóm NCT tại phường Yên Sở,
quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội năm
2012, Tạp chí Y học Việt Nam. 2012, 404 (1),
tr.6-7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

6. Lưu Hồng Hạnh. Thực trạng bệnh quanh
răng và một số yếu tố liên quan của NCT tại
Thành phố Hà Nội năm 2015, Luận văn Thạc
sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2015.

1. Bộ Y tế. Dự án nâng cao chăm sóc
sức khỏe cho NCT thuộc chương trình mục

tiêu Quốc gia giai đoạn 2012 - 2015. 2011,
tháng 4.

7. Gina Thornton Evans et al. Periodontitis
among adults aged ≥ 30 years - United States,
2009 - 2010, CDC Health Disparities and
Inequalities report. United States. 2013, p.129.

195



×