Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đánh giá vai trò của phẫu thuật trong điều trị xuất huyết não do thiếu vitamin K

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.28 KB, 3 trang )

YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014

NghiêncứuYhọc

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHẪU THUẬT
TRONG ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT NÃO DO THIẾU VITAMIN K
Lê Quang Mỹ*, Nguyễn Ngọc Pi Doanh*, Đặng Đỗ Thanh Cần*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phẩu thuật trên những bệnh nhân xuất huyết não do thiếu vitamin K từ
đó bước đầu kết luận việc chẩn đoán và can thiệp phẫu thuật sớm có vai trò quan trọng làm giảm tỉ lệ tử vong.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu và mô tả tất cả các ca xuất huyết não do
thiếu vitamin K được phẩu thuật tại Bệnh viện Nhi đồng 2 từ 01/2012 đến 9/2014.
Kết quả: Tuổi khởi phát trung bình là 49,2 ngày.Trong đóxuất huyết sớm 0 ca, cổ điển 01 ca (6,6%), muộn
14 ca (93,4%). Dấu hiện thần kinh chủ yếu là co giật 60% (9/15), giảm tri giác 93,3% (14/15), thóp phồng 86,7%
(13/15). Các dấu hiệu khác bao gồm xanh tái 86,7% (13/15), suy hô hấp 33,3% (5/15). CT đầu có 9 ca xuất huyết
dưới màng cứng (60%), 5 ca xuất huyết dưới màng cứng và xuất huyết trong não (33,3%), 01 ca xuất huyết
dưới màng cứng và xuất huyết dưới nhện (6,6%). Thời gian tiến hành can thiệp trước 6g từ khi chẩn đoán là
11ca (73,3%), trong khoảng 6 giờ -12 giờ đầu là 04 ca (26,6%).Tất cả các bệnh nhi đều được phẩu thuật lấy máu
tụ ngoại trừ 1 trường hợp xuất huyết dưới màng cứng bán cấp được chọc hút qua khớp vành giải áp.Phương
pháp phẩu thuật được áp dụng là mở sọ lấy máu tụ, vá chùng màng cứng đặt lại nắp sọ. Tuy nhiên có 03 ca
(33,3%) chúng tôi không thể đặt lại nắp sọ do não phù nhanh, nhiều trong quá trình phẩu thuật. Thời gian nằm
viện trung bình là 19,7 ngày.01 ca tử vong (6,6%) do rối loạn đông máu nặng.
Kết luận: Xuất huyết do thiếu vitamin K là một nguyên nhân quan trọng trong xuất huyết não ở trẻ nhủ
nhi. Việc chẩn đoán sớm và can thiệp phẩu thuật sớm trong 12 giờ đầu giúp giảm tỉ lệ tử vong. Do không thể hồi
cứu được thông tin cũng như theo dỏi bệnh nhân nên trong báo cáo này chúng tôi không trình bày tỉ lệ di chứng
sau mổ.
Từ khóa: Xuất huyết não, vitamin K.

ABSTRACT
EVALUATION OF SURGERY FOR TREATMENT CEREBRAL HEMORRHAGE


DUE TO VITAMIN K DEFICIENCY BLEEDING

Le Quang My, Nguyen Ngoc Pi Doanh, Dang Do Thanh Can
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 9 - 11
Objective: We evaluatethe effect of surgery for treatment cerebral hemorrhage caused by vitamin k
deficiency bleeding. After that, initial conclusions early recognition and surgical intervention are important to
decrease the mortality rate.
Methods: Case series reports from 1/2012 - 9/2014.
Results: There are 15 cases who underwent avacuation surgery. The mean age at onset symptom was 49
days. The most common neurological manifesta- tions included focal seizures, disturbed consciousness level, and
tense anterior fontanel. The most common general manifestations included pallor, respiratory distress.
Radiological findings varied from acute subdural hemorrhage (SDH) in 9 cases (60%), subdural hemorrhage and
intracerebral hemorrhage in 5 cases (33%),subdural hemorrhageand subarachnoid hemorrhage in 1 case (6.6 %).
11 cases (73.3%) was intervened before first 6 ours, 04 cases ( 26.7%) in first 6-12 ours. Evacuation of the ICH
was done in 14 cases. 01 cases was intracoronal surture aspiration. 01 patients died.
Conclusion: Vitamin k deficiency bleeding is important cause of cerebral hemorrhage in infants. Early
* Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Tác giả liên lạc: ThS BS Đặng Đỗ Thanh Cần

ĐT: 0919168345

Email:

9


NghiêncứuYhọc

YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014


diagnosis and surgical intervention in first 12 ours decrease mortality rate.
Key words: Vitamin k deficiency bleeding, cerebral hemorrhage, surgical evacuation.

Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của phẩu thuật trên
những bệnh nhân xuất huyết não do thiếu
vitamin K từ đó bước đầu kết luận việc chẩn
đoán và can thiệp phẩu thuật sớm có vai trò
quan trọng làm giảm tỉ lệ tử vong.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu hồi cứu
tất cả những trường hợp xuất huyết não do thiếu
vitamin K được chẩn đoán tại Bệnh viện Nhi
Đồng 2 và các bệnh viện khác chuyển đến điều
trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/2012 đến
9/2014. Chẩn đoán xuất huyết não do thiếu
vitamin K dựa trên khai thác bệnh sử, khám lâm
sàng và CT scan đầu. Chẩn đoán xuất huyết do
thiếu vitamin K dựa trên chức năng đông máu
(PT, APTT) bất thường lúc nhập viện, số lượng
tiểu cầu bình thường và chức năng đông máu
trở về bình thường sau khi chích vitamin K.

10

Bảng 1: Phân bố bệnh theo giới.
Giới tính
Nam
Nữ


Số lượng (n=15)
9
6

Tỉ lệ
60%
40%

7 tuần

3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
6 tuần

Đến nay việc điều trị xuất huyết não do thiếu
vitamin K vẫn là một thách thức với tỉ lệ tử vong
và biến chứng cao.

Giới tính: Nam/nữ: 1,5/1

5 tuần

Xuất huyết do thiếu vitamin K được phân

thành 3 nhóm: sớm (< 24 giờ sau sinh), cổ điển
(2-7 ngày sau sinh), muộn (> 1 tuần- 6 tháng).
Hiện nay bệnh hiếm gặp ở những nước phát
triển (tuy nhiên tần suất nhóm bệnh này vẫn còn
cao ở những nước đang phát triển (116/100.000,
Hà Nội, 1999) (1) Tiên lượng bệnh xấu, đặc biệt ở
nhóm xuất huyết muộn với hơn 50% biểu hiện
bằng xuất huyết não.

KẾT QUẢ

3 tuần

Xuất huyết do thiếu vitamin K là bệnh lý
xuất huyết ở trẻ nhỏ có liên quan đến thiếu hụt
vitamin K, biểu hiện bằng sự giảm hoạt tính của
các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K (II, V,
VII, X) trong khi đó hoạt tính của cácyếu tố đông
máu không phụ thuộc vitamin K(I, V, VIII, XI,
XII) bình thường. Chức năng đông máu trở về
bình thường sau khi bệnh nhân được bổ sung
vitamin K.

Có tất cả 15 ca thỏa tiêu chí lấy mẫu. Trong
đó 07 ca được chẩn đoán ở tuyến dưới, chích
vitamin K và chuyển tới Bệnh viện Nhi Đồng 2.

1 tuần

MỞ ĐẦU


Biểu đồ: Xuất độ bệnh theo tuổi và giới.

Bảng 2: Biểu hiện lâm sàng chính ở 15 bệnh nhi
Biểu hiện lâm sàng

Số bệnh nhi (%)
(n=15)

Co giật

9 (60)

Thóp phồng

13(86,6)

Rối loạn tri giác

14 (93,3)

Suy hô hấp

5(33,3)

Bỏ bú

11(73,3)

Oc sữa


8 (53,5)

Tái

13 (86,6)

Tuổi khởi phát bệnh chủ yếu ở giai đoạn sau
1 tuần tuổi, tương ứng giai đoạn xuất huyết
muộn. Tuổi khởi phát trung bình: 19,7 ngày.
Triệu chứng thần kinh chính gồm co giật, rối
loạn tri giác, thóp phồng. Bên cạnh đó, bỏ bú, ọc
sữa, suy hô hấp, xanh tái là những biểu hiện
toàn thể chính hay gặp. Chúng tôi ghi nhận 04
trường hợp phải đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp
lúc nhập viện.
Tất cả các ca bệnh đều có rối loạn chức năng
đông máu lúc nhập viện, 05 ca không thể đo
được thông số do rối loạn quá nặng. Ngoại trừ


YHọcTP.HồChíMinh*Tập18*Số6*2014
01 ca can thiệp phẩu thuật sớm (1,5 giờ sau khi
chẩn đoán), chức năng đông máu chưa được
điều chỉnh kịp thời, tất cả các ca còn lại chức
năng đông máu đều được điều chỉnh sau 6 giờ 12 giờ chích vitamin K.
CT đầu được thực hiện ở tất cả các ca. Trong
đó có 9 ca xuất huyết dưới màng cứng (60%), 5
ca xuất huyết dưới màng cứng và xuất huyết
trong não (33,3%), 01 ca xuất huyết dưới màng

cứng và xuất huyết dưới nhện (6,6%).
Bảng 3: Hình ảnh CT đầu.
Hình ảnh CT scan đầu
Xuất huyết dưới màng cứng
Xuất huyết dưới màng cứng và trong nhu
mô não
Xuất huyết dưới màng cứng và xuất huyết
dưới nhện

Số bệnh nhi
(%)
9 (60)
5 (33,3)
1 (6,6)

Chỉ định phẫu thuật căn cứ vào biểu hiện
lâm sàng và hình ảnh CT đầu. Trong số 15 ca
phẫu thuật, 11 ca (73,3%) được can thiệp trong 6
giờ đầu. 04 ca (26,7%) can thiệp trong khoảng 612 giờ. Chúng tôi ghi nhận 01 trường hợp nhập
viện vì tiêu chảy cấp có mất nước, điều trị nội trú
1 tuần sau đó biểu hiện co giật. Trường hợp này
sau đó được xác định chẩn đoán xuất huyết não
do thiếu vitamin K và tiến hành phẫu thuật.
Chức năng đông máu được điều chỉnh hết rối
loạn trước khi tiến hành phẫu thuật ở tất cả các
ca. Phương pháp phẫu thuật được tiến hành
trong đa số các trường hợp là mở sọ, xẻ màng
cứng, lấy máu tụ, vá chùng màng cứng và đặt lại
nắp sọ (11 trường hợp). Có 03 trường hợp trong
quá trình mổ não phù nhanh, nhiều không thể

đặt lại nắp sọ.01 trường hợp xuất huyết dưới
màng cứng bán cấp, sau khi được điều chỉnh
chức năng đông máu, chúng tôi tiến hành chọc

NghiêncứuYhọc
hút xuyên qua khớp vành hút máu tụ giải áp tại
khoa cấp cứu. Bệnh nhi sau đó phục hồi tốt sau
15 ngày điều trị.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận 01
trường hợp được phẫu thuật 2 giờ sau khi xác
định chẩn đoán, chức năng đông máu còn rối
loạn, quá trình phẫu thuật ghi nhận không thể
kiểm soát được tình trạng chảy máu phải đóng
vết mổ sớm. Bệnh nhân rối loạn huyết động trên
bàn mổ phải sử dụng vận mạch và tử vong vài
giờ sau đó tại khoa hồi sức tích cực với chức
năng đông máu rối loạn nặng.
Do nhiều thông tin không thể hồi cứu từ hồ
sơ bệnh án, chúng tôi không ghi nhận tỉ lệ các di
chứng sau mổ trong nghiên cứu này.

KẾT LUẬN
Xuất độ xuất huyết do thiếu vitamin K đã
giảm so với trước đây (4,4-7,2/100.000, CDC,
2013) nhờ việc chích vitamin K dự phòng cho trẻ
sau sanh. Tuy nhiên bệnh lý xuất huyết não do
thiếu vitamin K vẫn còn là một thách thức do tỉ
lệ tử vong và di chứng cao; 18,8%và 50%. Tuy
nhiên việc chẩn đoán, và can thiệp phẫu thuật
sớm sau khi điều chỉnh chức năng đông máu

giúp cải thiện tỉ lệ tử vong (6,6%).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Danielsson N, Hoa DP, Thang NV, Vos T, Loughnan PM
(2004). Intracranial haemorrhage due to late onset vitamin K
deficiency bleeding in Hanoi province, Vietnam.Arch Dis
Child Fetal Neonatal Ed;89: pp F546–F1550.

Ngày nhận bài báo

11-10-2014.

Ngày phản biện nhận xét bài báo

13-10-2014.

Ngày bài báo được đăng:

14-11-2014.

11



×