Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hoạt tính Anti - xa ở lần xét nghiệm đầu tiên và theo dõi dọc 3 tháng bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp được điều trị bằng Rivaroxaban liều cố định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 7 trang )

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

HOẠT TÍNH ANTI-Xa Ở LẦN XÉT NGHIỆM ĐẦU TIÊN
VÀ THEO DÕI DỌC 3 THÁNG BỆNH NHÂN TẮC ĐỘNG MẠCH
PHỔI CẤP ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG RIVAROXABAN LIỀU CỐ ĐỊNH
Đỗ Giang Phúc1, Bùi Thị Hương Thảo2, Hoàng Bùi Hải2
1

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; 2Trường Đại học Y Hà Nội

Tắc động mạch phổi là một trong những cấp cứu nội khoa mà khi chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời sẽ
cải thiện đáng kể tỷ lệ tử vong. Đây là nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh nhằm mô tả nồng độ hoạt tính anti-Xa
ở bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp được điều trị bằng thuốc rivaroxaban theo phác đồ cố định liều và
đánh giá đặc điểm lâm sàng và áp lực động mạch phổi qua theo dõi dọc 3 tháng. Từ tháng 10/2015 đến
tháng 8/2016, có 42 bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp được điều trị bằng rivaroxaban được đưa vào
nghiên cứu, với độ tuổi trung bình là 64,1 ± 20,34 tuổi, nữ chiếm 61,9%. Nghiên cứu ghi nhận 32/42
(76,42%) bệnh nhân có nồng độ anti-Xa lần đầu ở ngưỡng trên 0,5 UI/ml. Sau 3 tháng theo dõi không có
bệnh nhân nào tử vong, tắc động mạch phổi tái phát và không có bệnh nhân nào bị chảy máu. Áp lực động
mạch phổi của các bệnh nhân giảm rõ sau 1 tháng và sau 3 tháng được dùng thuốc, chỉ có 1/42 (2,4%)
bệnh nhân bị tăng áp phổi mạn tính sau 3 tháng theo dõi. Đa số các bệnh nhân tắc động mạch phổi được
điều trị theo rivaroxaban phác đồ cố định liều có nồng độ anti-Xa ở khoảng trên 0,5 UI/ml ở lần đầu tiên xét
nghiệm. Không có biến cố tử vong, tắc động mạch phổi tái phát hoặc chảy máu, tỷ lệ tăng áp phổi mạn tính
thấp sau 3 tháng theo dõi.
Từ khóa: Tắc động mạch phổi cấp, rivaroxaban, anti-Xa, tăng áp phổi do tắc động mạch phổi
mạn tính

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tắc động mạch phổi cấp là một cấp cứu
khá thường gặp nhưng dễ bị bỏ sót và nếu
không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có


dụng thuốc, phải theo dõi sát chức năng đông
cầm máu trên lâm sàng và xét nghiệm, tỷ lệ
biến chứng chảy máu cao đặc biệt là các chảy
máu lớn nguy hiểm đến tính mạng [3; 5; 6].

thể gây tử vong, hoặc có thể dẫn đến tăng áp

Trên Thế giới, đã có rất nhiều công trình

lực động mạch phổi mạn tính, suy tim phải. Dù

nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị tắc động

được điều trị tối ưu thì tỷ lệ tái phát trong ba

mạch phổi cấp, nhằm nâng cao hiệu quả điều

tháng đầu vẫn còn 6,8% [1 - 4].

trị và giảm thiểu biến chứng, trong đó nổi bật

Điều trị bằng thuốc chống đông truyền
thống trong tắc động mạch phổi cấp bao gồm
heparin kết hợp thuốc kháng vitamin K còn
nhiều nhược điểm như khó khăn trong việc sử

là thuốc tiêu sợi huyết và thuốc chống đông
mới đường uống. Tại Việt Nam, thuốc chống
đông đường uống mới rivaroxaban đã được
Bộ Y tế cho phép lưu hành trên thị trường.

Rivaroxaban là một thuốc chống đông đường
uống ức chế yếu tố Xa đầu tiên, do Công ty

Địa chỉ liên hệ: Hoàng Bùi Hải, Khoa Cấp cứu - Hồi sức
tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Email:
Ngày nhận: 14/12/2016
Ngày được chấp thuận: 26/2/2017

TCNCYH 106 (1) - 2017

Dược phẩm Bayer, Cộng hòa liên bang Đức
phát minh [6]. Cơ chế tác dụng của thuốc là
ức chế chọn lọc cao và trực tiếp yếu tố Xa.
Thuốc này có ưu điểm khởi phát tác dụng

123


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nhanh, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương 2

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

– 4 giờ sau khi uống, sinh khả dụng đường
uống cao trên 80%, không bị tương tác với

1. Đối tượng

nhiều thức ăn hoặc các thuốc khác. Năm


Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

2012, thử nghiệm lâm sàng EINSTEIN sử
dụng rivaroxaban điều trị trên đối tượng bệnh
nhân tắc động mạch phổi cấp khi so sánh với
phác đồ truyền thống (heparin kết hợp với
kháng vitamin K) đã cho kết quả khả quan:
hiệu quả điều trị không kém hơn phác đồ
truyền thống nhưng tỉ lệ chảy máu giảm, đặc
biệt là các chảy máu nguy hiểm [6]. Khuyến
cáo sử dụng thuốc chống đông đường uống
thế hệ mới đã được Hội Tim mạch Châu Âu,
Hiệp hội các bác sĩ lồng ngực Hoa Kỳ đưa ra

- Tuổi ≥ 18 tuổi;
- Chẩn đoán xác định tắc động mạch phổi
cấp: Có huyết khối trong động mạch phổi trên
MsCT;
- Bệnh nhân tắc động mạch phổi cấp đã ổn
định về huyết động;
- Bệnh nhân có thể dùng thuốc đường
uống;
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ

và áp dụng rộng rãi cho các trường hợp tắc
động mạch phổi ổn định. Điều này đã đưa
thêm các lựa chọn mới cho bác sĩ lâm sàng
và khắc phục được các yếu điểm của kháng

vitamin K [3; 7].
Theo Hội Tim mạch Châu Âu năm 2008,
hiệu quả và an toàn của thuốc chống đông
heparin trọng lượng phân tử thấp thông qua
định lượng nồng độ hoạt tính anti-Xa gợi ý ở
khoảng 0,6-1 IU/ml [1; 8]. Tuy nhiên, với bệnh
nhân được dùng thuốc rivaroxaban, một số
tác giả gợi mở nên làm nghiên cứu để tìm liều

- Bệnh nhân có chống chỉ định của thuốc
chống đông bao gồm: đang có tình trạng chảy
máu trên lâm sàng, suy thận với mức lọc cầu
thận dưới 30 ml/phút, bệnh nhân có thai, cho
con bú;
- Bệnh nhân ung thư đang điều trị, tiên
lượng sống dưới 3 tháng;
- Bệnh nhân bỏ không được theo dõi điều trị.
2. Phương pháp
Thời gian và địa điểm nghiên cứu

phù hợp cho bệnh nhân suy thận, một số

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10

trường hợp có thể giảm liều dựa vào tuổi, cân

năm 2015 đến tháng 8 năm 2016 tại Khoa

nặng, chức năng thận và dùng cùng với thuốc


Cấp cứu & Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại

ức chế p - glycoprotein) [9]. Nhóm các bác sĩ

học Y Hà Nội.

ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã báo cáo

Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh, theo dõi

những ca lâm sàng đầu tiên về sử dụng

dọc, tự đối chứng so sánh trước – sau điều trị.

rivaroxaban trong điều trị tắc động mạch phổi
[10]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này

Cỡ mẫu thuận tiện.

nhằm phân tích nồng độ hoạt tính anti-Xa ở

Các bệnh nhân được điều trị bằng phác đồ
chuẩn dựa theo khuyến cáo của Hội tim mạch

lần đầu xét nghiệm và theo dõi dọc bệnh nhân

Châu Âu và Hội Tim mạch học Việt Nam.

tắc động mạch phổi cấp được điều trị bằng
thuốc rivaroxaban liều cố định sau 1 tháng và


Bệnh nhân sẽ được đánh giá các triệu chứng
từ lúc được dùng thuốc đến thời điểm sau 1

3 tháng theo dõi.

tháng và sau 3 tháng:

124

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
- Tử vong, khó thở, ho máu, đau ngực,
phù.

động mạch phổi được đo qua phổ van ba lá,
kỹ thuật được thực hiện bới các bác sĩ chuyên

- Siêu âm Doppler tim đánh giá đường kính

khoa tim mạch, với máy siêu âm Samsung

thất phải và áp lực động mạch phổi. Áp lực

MySonoU6 có đầu dò tim của Bệnh viện Đại

động mạch phổi > 30 mmHg được gọi là tăng


học Y Hà Nội.

áp phổi.

Phân tích và xử lí số liệu

Chảy máu lớn: Chảy máu bất kỳ phải

Số liệu được xử lí bằng phần mềm thống

truyền máu hoặc xuất huyết nội sọ hoặc tụ

kê. Mô tả dưới dạng tỷ lệ phần trăm với các

máu ổ bụng, màng phổi, sau phúc mạc.
Chảy máu nhỏ: Chảy máu chân răng, xuất
huyết dưới da, tụ máu điểm tiêm truyền.

biến định tính, dạng trung bình hoặc trung vị,
giá trị lớn nhất, nhỏ nhất với các biến định
lượng. Sử dụng test khi bình phương (hoặc

Tăng áp phổi mạn tính do huyết khối: khó

Fisher’s exact test, nếu giá trị mong đợi trong

thở, phù, suy tim phải, siêu âm Doppler tim có

các ô < 5) khi so sánh các tỷ lệ. Sử dụng kiểm


giãn thất phải > 20 mm thời kỳ tâm trương và

định Wilcoxon để so sánh các giá trị trước và

áp lực động mạch phổi > 30 mmHg.

sau điều trị. So sánh áp lực động mạch phổi,

Quy trình nghiên cứu

chỉ số nặng của tắc động mạch phổi trước
điều trị và tại các thời điểm bằng test-t ghép

Phác đồ dùng rivaroxaban cố định liều

cặp. Thuật toán có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.

giữa các bệnh nhân: uống rivaroxaban 15 mg
x 2 viên/ngày trong 21 ngày, sau đó giảm liều
với rivaroxaban 20 mg x 1 viên/ngày x 3 tháng.
Định lượng nồng độ kháng yếu tố xa hoạt
hoá được thực hiện 1 lần vào giai đoạn đầu
khi bệnh nhân đang được dùng liều tấn công
15 mg uống 2 lần mỗi ngày. Đơn vị tính của
nồng độ hoạt tính anti-Xa là UI/ml.

3. Đạo đức nghiên cứu
Bệnh nhân và gia đình được tư vấn, giải
thích về tình trạng bệnh, các phương pháp
điều trị cũng như nguy cơ có thể xảy ra, giá

thành của điều trị, sau đó tự nguyện cam kết
tham gia nghiên cứu. Thuốc được thế giới
khuyến cáo, được Bộ Y tế Việt Nam cho phép
lưu hành trong nước. Mọi thông tin thu thập

Mẫu máu xét nghiệm định lượng hoạt tính
anti-Xa được lấy vào ống tiêu chuẩn sau khi

được bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích
nghiên cứu.

bệnh nhân uống viên thuốc rivaroxaban 15mg
từ 2 giờ đến 4 giờ. Xét nghiệm định lượng
hoạt tính anti-Xa được thực hiện bằng máy
ACLTOP 500.
Siêu âm Doppler tim được thực hiện lúc
vào viện, sau 1 tháng và sau 3 tháng. Áp lực

TCNCYH 106 (1) - 2017

III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10
năm 2015 đến tháng 8 năm 2016, trên 42
bệnh nhân tắc động mạch phổi được điều trị
bằng rivaroxaban theo phác đồ.

125


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC

1. Đặc điểm chung (n = 42)
Bảng 1. Đặc điểm chung (n = 42)
Tuổi

64,1 ± 20,34 (cao nhất: 95 tuổi, thấp nhất 22 tuổi)

Giới: n (%)

Nam:16/42 (38,1%)

Yếu tố nguy cơ sau mổ: n (%)

20/42 (47,6%), trong đó: Phẫu thuật chỉnh hình 7/42
(16,7%), sản khoa 4/42 (9,5%), tiêu hoá 11/42 (26,2%)

Yếu tố nguy cơ đang điều trị ung thư:

8/42 (19%)

Yếu tố nguy cơ tăng đông

Nữ: 26/42 (61,9%)

Tỷ lệ rối loạn đơn lẻ từng yếu tố: n
(%)

Kết hợp các yếu
tố: n (%)

Giảm Protein S: 9/42 (21,9%)


1 yếu tố: 19/42
(45,2%)

Giảm Protein C: 9/42 (21,9%)
Giảm Antithrombin III: 6/42 (14,3%)

2 yếu tố: 5/42
(11,9%)

Kháng thể kháng phospholipid: 2/42

3 yếu tố: 1/42

(4,8%)

(1,4%)
4 yếu tố: 0

Tình trạng huyết động lúc vào viện:
n(%)

Ổn định: 32/42 (76,2 %)
Không ổn định: 10/42 (23,8 %)

Dùng thuốc tiêu sợi huyết: n (%)

19/42 (45,2%)

Loại thuốc chống đông dùng đầu tiên:


Heparin không phân đoạn: 21/42 (50%)
Heparin trọng lượng phân tử thấp: 18/42 (42,86%)

n (%)

Rivaroxaban: 3/42 (7,14%)

2. Định lượng anti-Xa
Nồng độ trung bình trong máu: 0,67 ± 0,473 (nhỏ nhất: 0,01 - lớn nhất: 3,28).

anti-Xa (IU/ml)

Biểu đồ 1. Phân bố giá trị anti-Xa
126

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Đa số các bệnh nhân 32/42 (76,42%) có nồng độ anti-Xa lần đầu ở ngưỡng trên 0,5 UI/ml.
3. Theo dõi áp lực động mạch phổi qua siêu âm tim

Biểu đồ 2. Phân bố áp lực động mạch phổi tại các thời điểm theo dõi
* ALĐMP: áp lực động mạch phổi.
Có 1/42 bệnh nhân (chiếm 2,4%) có tăng áp phổi sau 3 tháng điều trị.
Bảng 2. Áp lực động mạch phổi của bệnh nhân
Áp lực động

Trung bình ± SD


mạch phổi

(mmHg)

Max (mmHg)

Min (mmHg)

Lúc vào viện

41,6 ± 15,04

82

20

Sau 1 tháng

31,5 ± 8,79

67

20

Sau 3 tháng

27,3 ± 8,79

80


20

p

< 0,0000

Áp lực động mạch phổi trung bình của bệnh nhân sau 1 tháng, sau 3 tháng đều thấp hơn có ý
nghĩa so với lúc vào viện.
4. Theo dõi bệnh nhân sau 1 tháng và 3 tháng
- Tỷ lệ tử vong: 0/42; Tỷ lệ chảy máu: 0/42. Tỷ lệ tăng áp phổi mạn tính (CTEPH) sau 3 tháng:
1/42 (2,4%).

IV. BÀN LUẬN

64,1 phù hợp với nghiên cứu EINSTEIN, một
nghiên cứu về áp dụng điều trị tắc động mạch

Đây là nghiên cứu áp dụng khuyến cáo

phổi bằng rivaroxaban của Cohen và cộng sự

của Hội Tim mạch Châu Âu trong điều trị tắc

ở châu Âu [6; 2]. Tỷ lệ nữ trong nghiên cứu

động mạch phổi cấp ở giai đoạn duy trì và là

này cao hơn nam (nữ: 61,9%), nghiên cứu


lần đầu tiên nghiên cứu áp dụng thuốc chống

EINSTEIN có 54,1% nam [6]. Tỷ lệ bệnh nhân

đông mới được áp dụng ở Việt Nam. Nghiên

trong nghiên cứu có giảm một trong các yếu tố

cứu có cỡ mẫu còn nhỏ, định lượng anti-Xa.

protein S, C, antithrombin III hoặc có kháng

Trong nghiên cứu này, độ tuổi trung bình là
TCNCYH 106 (1) - 2017

thể kháng phospholipid lưu hành khá cao. Đây
127


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
là nhóm có nguy cơ tái phát huyết khối cao,

cải thiện lâm sàng và làm giảm áp lực động

nên việc dùng chống đông đường uống có thể

mạch phổi có ý nghĩa thống kê trong khi

kéo dài vô thời hạn khi thuốc chống đông


không có bệnh nhân nào bị chảy máu, tử vong

đường uống mới ra đời [3]. Trong nghiên cứu

hay tắc động mạch phổi tái phát. Sau 3 tháng

này có tới 76,2% trường hợp bệnh nhân có

theo dõi chỉ có 1/42 bệnh nhân bị tăng áp

tình trạng huyết động ban đầu không ổn định,

động mạch phổi mạn tính, một kết quả nghiên

nhưng sau khi được tái tưới máu phổi bằng

cứu quốc tế cho biết tỷ lệ này sau theo dõi dọc

thuốc tiêu sợi huyết (45,2%), hoặc ổn định tự

3 tháng là 0%, sau 6 tháng 1%, sau 1 năm

nhiên sau khi dùng thuốc chống đông khác

3,1% và sau 2 năm là 3,8% [4].

như heparin không phân đoạn (50%), heparin

Như vậy, với phác đồ dùng rivaroxaban cố


trọng lượng phân tử thấp (42,9%), huyết động

định hàng ngày thì hiệu quả chống đông

bệnh nhân trở lại bình thường, bệnh nhân đã

tương đối ổn định. Điều này cũng phù hợp với

được uống thuốc rivaroxaban. Trong nghiên

các nghiên cứu và các khuyến cáo gần đây

cứu có 3/42 trường hợp có tắc động mạch

cho rằng việc xét nghiệm thường quy anti-Xa

phổi, tình trạng lâm sàng ổn định từ đầu nên

khi sử dụng các thuốc chống đông đường

được sử ngay rivaroxaban mà không dùng

uống thế hệ mới là không cần thiết [3; 9]. Việc

thuốc chống đông heparin trước. Điều này

xét nghiệm chỉ nên được đặt ra khi bệnh nhân

giúp giảm thời gian điều trị nội trú cho bệnh


có suy thận hoặc có tình trạng chảy máu cần

nhân do không phải dò liều như thuốc chống

theo dõi sát trên lâm sàng.

đông kháng vitamin K đường uống kinh điển
[1; 3]. Về kết quả điều trị, không có trường
hợp nào ghi nhận được tình trạng chảy máu
nặng trên lâm sàng, tỷ lệ này thấp hơn theo
nghiên cứu EINSTEIN (1,1%) [6]. Có thể là do
cỡ mẫu còn thấp và được tiến hành tại một
trung tâm. Các thuốc chống đông đường uống
thế hệ mới thường có thời gian bán thải ngắn,
nồng độ thuốc trong huyết tương có độ thay
đổi theo thời gian rất lớn, đích tác động cụ thể
đến yếu tố Xa hoặc IIa cho nên việc định
lượng xét nghiệm đông máu thường quy
không đại diện cho tác dụng của các thuốc
này [8; 9]. Trong nghiên cứu này, khi định
lượng anti-Xa, chúng tôi nhận thấy với một
liều thuốc cố định rivaroxaban theo phác đồ

V. KẾT LUẬN
Bước đầu cho thấy bệnh nhân tắc động
mạch phổi điều trị theo phác đồ rivaroxaban
đạt được hiệu quả chống đông tương đối ổn
định và việc xét nghiệm thường quy anti-Xa là
không thực sự cần thiết.


Lời cám ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ nhiệt tình của cán bộ, nhân viên Khoa Cấp
cứu & Hồi sức tích cực, Khoa Xét nghiệm,
Trung tâm Tim mạch, Khoa Chẩn đoán hình
ảnh Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Chúng tôi
xin chân thành cảm ơn các bệnh nhân đã
đồng ý tham gia nghiên cứu.

thì nồng độ anti-Xa phần lớn nằm trong
khoảng từ 0,6 đến 1 UI/ml, tức là đạt hiệu quả

TÀI LIỆU THAM KHẢO

chống đông tương đương khi dùng heparin
trọng lượng phân tử thấp [1]. Nghiên cứu

1. Guidelines on the diagnosis and management of acute pulmonary embolism

cũng cho thấy hiệu quả của rivaroxaban khi

(2008). European Heart Journal, 29, 2276 –

128

TCNCYH 106 (1) - 2017


TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2315, doi:10.1093/eurheartj/ehn310.


6. Buller H.R., Prins M.H., Lensing

2. Cohen A.T (2007). Venous thromboembolism (VTE) in Europe: The number of VTE

A.W.A (2012). Oral Rivaroxaban for the Treatment of Symptomatic Pulmonary Embolism

events and associated morbidity and mortality.

(The EINSTEIN-PE investigators). N Engl J

Thromb Haemost, 98, 756 – 764.

Med, 366, 1287 – 97.

3.

Konstantinides

SV,

Torbicki

A.,

Agnelli G et al (2014). ESC Guideline on diagnosis and management of acute pulmonary
embolism. European Heart Journal, 35, 30333080.
4. Vittorio Pengo, Anthonie W.A. Lensing, Martin H. Prins et al (2004). Incidence of
Chronic Thromboembolic Pulmonary Hypertension after Pulmonary Embolism. N Engl J
Med, 350, 2257 - 2264.

5. Jensen CD, Steval A và Partington PF
et al (2011). Return to theatre following total
hip and knee replacement, before and after
the introduction of rivaroxaban: a retrospective
cohort study. The Journal of bone and joint
surgery, 93 (1), 91 - 95.

7. Kearon C, Akl EA, Ornelas J, et al
(2016). Antithrombotic Therapy for VTE Disease: CHEST Guideline and Expert Panel Report. Chest; 149, 315.
8. Samama MM, Poller L (1995). Contemporary laboratory monitoring of low molecular
weight heparins. Clin Lab Med, 15, 119 – 123.
9. Sylvia H., Jessica M., Peter V., et al
(2015). Why don’t i need to monitor anticouagulant activity in a patient talking a novel OAC.
Thrombosis Casebook: the science behind the
medicine, Remedica, London, 35 – 9.
10. Đỗ Giang Phúc, Hoàng Bùi Hải
(2014). Vai trò của rivaroxaban trong điều trị
tắc động mạch phổi cấp và huyết khối tĩnh
mạch sâu. Tạp chí Y học thực hành, 945,
161 - 164.

Summary
Anti-Xa ACTIVITY LEVEL AT THE FIRST DOSING AND 3-MONTHS
FOLLOW-UP OF ACUTE PULMONARY EMBOLISM TREATED BY
FIXED-DOSE OF RIVAROXABAN
The purpose of this study was to describe the concentration of anti-Xa activity in patients with
acute pulmonary embolism treated by the fixed-dose regimen of rivaroxaban, and to evaluate the
clinical characteristics and the pulmonary arterial pressure via 3-months follow-up. This was a
cases serie study. From October, 2015 to August, 2016, 42 patients with acute pulmonary embolism treated by rivaroxaban were included in the study, with an average age: 64.1 ± 20.34 yearsold, women accounted for 61.9%. The study noted 32/42 (76.42%) patients who had anti-Xa levels greater than 0.5 IU/ml at the first dosing. After 3-months follow-up there were no death, no
recurrent pulmonary embolism, no bleeding event. The pulmonary pressure decreased significantly at 1 month and 3-months follow-up, there was only 1/42 (2.4%) patients who had the

chronic thromboembolism pulmonary hypertension after 3-months follow-up. The majority of
patients, with acute pulmonary embolism treated by the fixed-dose rivaroxaban regimen, had antiXa levels greater than 0.5 IU/ml in the first dosing. No death, recurrent pulmonary embolism or
bleeding, the rate of chronic thromboembolism pulmonary hypertension was low after 3 months
follow-up.
Keywords: acute pulmonary embolism, rivaroxaban, anti-Xa, CTEPH
TCNCYH 106 (1) - 2017

129



×