Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực trạng đội ngũ bác sỹ ở ngành y tế hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.8 KB, 5 trang )

Đàm Khải Hoàn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

101(01): 133 - 137

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ BÁC SỸ Ở NGÀNH Y TẾ
HAI TỈNH TUYÊN QUANG VÀ HÀ GIANG
Đàm Khải Hoàn, Trịnh Đức Mậu*
Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Mục tiêu là đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ có trình độ bác sỹ ở ngành y tế tỉnh Tuyên Quang
và Hà Giang năm 2010. Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra 698 BS ở ngành y tế 2 tỉnh theo
phương pháp cắt ngang, phỏng vấn qua thư đã thu được một số kết qua sau: Tỷ lệ BS/Dân số thấp,
Tuyên Quang mới đạt 5BS/10.000 dân, Hà Giang đạt 6,37/10.000 dân. Đa số BS ở độ tuổi 30-49.
Tuyên Quang có tỷ lệ BS ở các TTYT tỉnh, huyện thấp (16,7%), ngược lại tỷ lệ này ở Hà Giang lại
khá cao (30,9%). Tỷ lệ Bs ở các TYT xã của 2 tỉnh còn thấp (17,1 và 13,1%). Nhóm BS có thâm
niên 11-20 năm có tỷ lệ cao nhất ở Tuyên Quang, ở Hà Giang là < 5 năm. Tỷ lệ BS chính qui và
chuyên tu ở Tuyên Quang tương đương, còn Hà Giang chủ yếu là BS chuyên tu. Tỷ lệ BS làm
chuyên môn đơn thuần cao. Tỷ lệ BS làm quản lý các loại ở Hà Giang (83,7%). Tỷ lệ BS có trình
độ sau đại học thấp, chủ yếu là BS có bằng chuyên khoa I. Trình độ cao hơn như chuyên khoa 2,
thạc sỹ rất thấp. Trình độ ngoại ngữ, tin học của các BS hai tỉnh nhìn chung là yếu. Các tác gia
khuyến cáo : Cần tăng cường các chính sách đào tạo và thu hút BS về tỉnh cũng như tích cực đào
tạo sau đại học, ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ BS.
Từ khóa:

ĐẶT VẤN ĐỀ*
Nói đến ngành y tế không thể không nói đến
nhân lực y tế tức là những người đang
và sẽ làm các công việc cụ thể ở cương vị của


mình để bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân
dân. Từ khi có “Đổi mới”, chấp nhận nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa bao gồm nhiều thành phần, hệ thống Y
tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển sâu sắc
và phức tạp, đặt ra nhiều vấn đề mới, khó
khăn về quản lý nguồn nhân lực y tế. Bởi vậy,
nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực y tế đặc
biệt nhân lực có trình độ cao từ đại học trở lên
trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước là một vấn đề hết sức cấp thiết.
Tuyên Quang và Hà Giang là hai tỉnh vùng núi
Đông Bắc kém phát triển, trình độ dân trí không
đồng đều, đầu tư hàng năm cho công tác y tế
còn thấp, đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ
đại học còn thiếu rất nhiều, đó là những nguyên
nhân cơ bản tác động đến chất lượng các dịch
vụ y tế trong những năm qua. Thực tế hiện nay
nguồn nhân lực BS của hai tỉnh đang còn rất
thiếu, nhiều năm qua ngành y tế không tuyển
đủ chỉ tiêu BS trong khi đó một số BS có
*

Tel: 0989 398386, Email:

trình độ đã đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển
công tác về các thành phố lớn có mức lương
cao hơn, số BS còn lại vẫn chưa yên tâm công
tác, số lượng BS về công tác tại các tuyến từ
xã đến huyện là rất ít hoặc không có. Đây là

một thực trạng mà tỉnh đang phải đối mặt, các
nhà quản lý ngành Y tế chưa có giải pháp
thỏa đáng. Chính vì thế chúng tôi tiến hành đề
tài nhằm mục tiêu Đánh giá thực trạng đội
ngũ cán bộ có trình độ bác sỹ ở ngành y tế
tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang năm 2010.
Từ đó đề xuất một số giải pháp kế hoạch phát
triển đội ngũ cán bộ có trình độ bác sỹ cho
ngành y tế tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Bác sỹ ngành y tế Tuyên Quang,
Hà Giang.
Địa điểm: Sở Y tế Tuyên Quang, Hà Giang.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế: Điều tra mô tả cắt ngang
Phương pháp chọn mẫu. Điều tra toàn bộ số
bác sỹ đang công tác trong ngành y tế hai
tỉnh, tổng số là 928 BS trong đó 458 ở Tuyên
Quang và 470 ở Hà Giang. Nhưng thực tế chỉ
điều tra được 698 BS trong đó 385 BS ở
Tuyên Quang và 313 BS ở Hà Giang.
133

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Đàm Khải Hoàn và Đtg


Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

101(01): 133 - 137

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Tổng số 458 bác sỹ trong toàn ngành y tế
Tuyên Quang tương đương 5 BS /10.000 dân;
470 bác sỹ trong toàn ngành y tế Hà Giang
tương đương 6,37/10.000 dân, trong khi chỉ
số chung toàn quốc là 7 BS /10.000 dân [1]
chứng tỏ ngành y tế Tuyên Quang, Hà Giang
đang rất thiếu BS. Vậy số BS này được phân
bố như thế nào trong ngành y tế hai tỉnh?

Các chỉ số nghiên cứu. Các chỉ số về tuổi,
giới, dân tộc, tuyến công tác, trình độ chuyên
môn, bằng cấp của các BS ở Tuyên Quang,
Hà Giang
Phương pháp thu thập dữ liệu: Phỏng vấn
qua thư.
Xử lý số liệu. Nhập liệu và phân tích trên
phần mềm Stata 10

Bảng 1. Phân bố BS theo tuổi, giới, dân tộc
Tỉnh

Tuyên Quang
n
%

385
100
22
5,7
131
34,0
173
44,9
59
15,4
241
62,6
144
37,4
255
58,4
160
41,6
123
76,9
5
3,1
8
5
4
2,5
20
12,5

Phân bố

Số CB điều tra
Số BS tuổi < 30
Số BS tuổi 30 - 39
Số BS tuổi 40 - 49
Số BS tuổi 50 - 59
Số BS nam
Số BS nữ
Số BS là người Kinh
Số BS là người DTTS
Trong đó người Tày
Người Nùng
Người Dao
Người Mông
Người DTTS khác

Hà Giang
n
313
14
149
117
33
223
90
108
205
138
28
2
5

32

p
%
100
4,5
47,6
37,4
10,5
71,2
28,2
43,5
65,5
67,3
13,7
1
2,4
15,6

>0,05

<0,05

Nhận xét bảng 1: Bảng trên cho thấy đa số BS ở hai tỉnh ở độ tuổi 30-49, trong khi tỷ lệ BS ở độ
tuổi < 30 rất thấp (5,7%). Điều này chứng tỏ số BS được tuyển dụng trong những năm gần đây ít.
Việc thay thế cho các thế hệ BS sau này sẽ gặp khó khăn. Tình trạng này cũng tương tự ở nhiều
nơi ở Việt Nam, qua báo cáo của Bộ Y tế [3]. Về giới tỷ lệ BS ở 2 tỉnh nam là chủ yếu (62,6%
và 71,2%). Ở Tuyên Quang BS người kinh chiếm tỷ lệ cao hơn, ngược lại ở Hà Giang BS người
DTTS là chủ yếu. Trong số BS người DTTS thì là người Tày chiếm đa số (76,9% và 67,3%).
Bảng 2. Phân bố bác sỹ theo các tuyến

Tỉnh
Phân bố
Số BS công tác tại Văn phòng SYT
Số BS CT tại các TT tuyến tỉnh
Số BS CT tại BV tỉnh và khu vực
Số BS CT tại các Chi cục tỉnh
Số BS CT tại các Bệnh viện huyện
Số BS CT tại các TTYT huyện
Số BS CT tại trường Trung cấp y
Số BS CT tại các Trạm y tế xã

Tuyên Quang
n
%
9
2,3
38
9,9
122
31,7
5
1,3
103
26,8
26
6,8
16
4,2
66
17,1


Hà Giang
n
%
3
1,0
54
17,3
31
9,9
4
1,3
103
32,9
74
23,6
3
1,0
41
13,1

p

>0,05
<0,05

<0,05
>0,05

Nhận xét bảng 2: Bảng trên cho thấy đa số BS ở hai tỉnh công tác ở các bệnh viện tuyến tỉnh và

huyện. Tuyên Quang có tỷ lệ BS ở các TTYT tỉnh, huyện thấp (16,7%), ngược lại tỷ lệ này ở Hà
Giang lại khá cao (30,9%). Tỷ lệ Bs ở các TYT xã của 2 tỉnh còn thấp (17,1 và 13,1%). Tình hình
ở Tuyên Quang, Hà Giang cũng tương tự như Bà Rịa –Vũng Tầu trong nghiên cứu của Võ Văn
Hùng (2009) [6].
134

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Đàm Khải Hoàn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

101(01): 133 - 137

Bảng 3. Phân bố bác sỹ theo năm tốt nghiệp, loại hình đạo tạo
Tỉnh
Phân bố
Số BS tốt nghiệp < 5 năm
5-10 năm
11 – 20 năm
21- 30 năm
> 30 năm
Số BS chính qui
Số BS chuyên tu

Tuyên Quang
Hà Giang

n
%
n
%
50
13,0
145
46,3
105
27,3
84
26,8
148
38,4
65
20,8
74
19,2
17
5,4
8
2,1
2
0,6
204
53,0
40
12,8
181
47,0

273
87,2
Bảng 4. Phân bố bác sỹ theo vị trí quản lý
Tỉnh

Tuyên Quang

Phân bố
n
%
Số BS làm giám đốc
24
6,2
Số BS làm Phó giám đốc
30
7,8
Số BS làm Trưởng khoa
96
24,9
Số BS làm phó khoa
43
11,2
Số BS làm Trưởng TYT
53
13,8
Số BS làm chuyên môn đơn thuần
138
35,8
Số BS được bổ nhiệm < 5 năm
130/247

52,6
Bảng 5. Phân bố bác sỹ theo bằng cấp
Tỉnh
Tuyên Quang
Phân bố
n
%
Ngạch công chức :
Số BS CV cao cấp và tương đương
2
0,5
Số BS là CV chính và tương đương
80
20,8
Số BS là CV và tương đương
300
77,9
Số BS có học vị Tiến sỹ
0
0
Số BS có học vị Thạc sỹ
15
3,9
Số BS có bằng chuyên khoa II
7
1,8
Số BS có bằng chuyên khoa I
141
36,6
Số BS có bằng Cử nhân, Kỹ sư

222
57,7
Số BS có ngoại ngữ trình độ Cử nhân
2
0,5
Số BS có ngoại ngữ trình độ C
58
15,1
Số BS có ngoại ngữ trình độ B
257
66,8
Số BS có ngoại ngữ trình độ A
66
17,1
Số BS có Chứng chỉ quốc tế)
1
0,25
Số BS Không có chứng chỉ ngoại ngữ
1
0,25
Số BS có tin học trình độ A
93
24,2
Số BS có tin học trình độ B
286
74,3
Số BS có tin học trình độ Trung cấp
1
0,3
Số BS có tin học trình độ Kỹ sư

2
0,5
Số BS không có chứng chỉ tin học
3
0,8
Số BS có trình độ Quản lý nhà nước :
Cán sự
8
2,1
Chuyên viên hay tương đương
314
81,5
CV chính hay tương đương
63
16,4
CV cao cấp hay tương đương
0
0
Số BS có trình độ chính trị :
Chưa học
124
32,2
Sơ cấp
88
22,8
Trung cấp
147
38,2
Cao cấp
26

6,8

Hà Giang
n
31
43
86
35
1
41
76

%
9,9
13,7
27,5
11,2
0,3
13,1
24,3

Hà Giang
n
%

p
<0,05
<0,05

<0,05

p

>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
<0,05
<0,05
p

0
32
281
0
3
1
65
244
0
17
142
58
0
96
71
154
2

0
10,2

89,8
0
1,0
0,3
20,8
78,0
0
5,4
45,4
18,5
0
30,7
22,7
49,2
0,6

86

27,5

<0,05

15
165
24
3

4,8
52,7
7,7

1,0

>0,05
<0,05

155
93
34
28

49,5
29,7
10,9
8,9

>0,05
>0,05

<0,05
<0,05

<0,05
>0,05
<0,05
>0,05
<0,05

<0,05

135


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Đàm Khải Hoàn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Nhận xét bảng3: Bảng trên cho thấy nhóm BS
có tỷ lệ cao nhất ở Tuyên Quang là nhóm 1120 năm (38,4%), ở Hà Giang là < 5 năm
(46,3%). Tỷ lệ BS chính qui và chuyên tu ở
Tuyên Quang tương đương nhau, song ở Hà
Giang thì khác, tỷ lệ BS chuyên tu là chủ yếu
(87,2%). Ở Hà Giang tỷ lệ BS thâm niên thấp
thì cao, nhưng bảng trên cho thấy BS tuổi <
30 rất thấp. Tại sao Hà Giang có tình trạng
vậy bởi vì BS mới tốt nghiệp ở Hà Giang chủ
yếu là chuyên tu và lớn tuổi rồi mới đi học đại
học. Tình hình này ở Tuyên Quang, Hà Giang
cũng tương tự như ở các tỉnh khác ở miền núi
phía Bắc trong báo cáo của Bộ Y tế [3].
Nhận xét bảng 4: Bảng trên cho thấy sự phân
bố bác sỹ theo vị trí quản lý : Tỷ lệ BS làm
chuyên môn đơn thuần ở Tuyên Quang cao
hơn Hà Giang (35,8% và 13,1). Tỷ lệ BS làm
trưởng khoa đứng vị trí thứ hai ở 2 tỉnh
(24,9% và 27,5%). Tỷ lệ BS làm quản lý các
loại ở Tuyên Quang khá cao (64,2%), tỷ lệ

này ở Hà Giang cao hơn rõ rệt (86,9%). Tỷ lệ
BS được bổ nhiệm trong 5 năm gần đây bằng
tỷ lệ các năm trước cộng lại, ở Tuyên Quang
cao hơn Hà Giang rõ rệt (p<0,05). Như vậy
cho ta thấy ở Hà Giang xu hướng gần đây các
BS sang làm quản lý ngày càng tăng. Hiện tại
các vị trí quản lý ở ngành y tế Hà Giang có
thực sự cần đến BS không? Tại sao các năm
trước số BS làm quản lý ít ? Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên
cứu của Cái Phúc Thắng tại thành phố Hồ Chí
Minh năm 2006 [6].
Nhận xét bảng 5: Bảng trên cho thấy bức
tranh bằng cấp của các BS ở Tuyên Quang và
Hà Giang:
- Đa số BS là CV và tương đương (77,9%,
89,8%). Tỷ lệ BS là CV chính và tương
đương còn thấp. Đây là sự thể hiện tính
chuyên nghiệp của các nhà quản lý y tế hai
tỉnh chưa cao. Về trình độ chuyên môn, đa số
vẫn chỉ có bằng BS. Tỷ lệ BS có trình độ sau
đại học thấp, chủ yếu là BS có bằng chuyên
khoa I. Trình độ cao hơn như chuyên khoa 2,
thạc sỹ rất thấp, 2 tỉnh chưa có TS y khoa.
Đây là cái khó cho ngành trong việc triển khai
các chuyên khoa sau, kỹ thuật tiên tiến. Tuy
nhiên tỷ lệ BS có trình độ SĐH ở Tuyên
Quang cao hơn ở Hà Giang rõ rệt (p<0,05).

101(01): 133 - 137


- Về trình độ ngoại ngữ của các BS cũng là
vấn đề : Đa số BS có trình độ ngoại ngữ B
(66,8%, 49,2%). Tỷ lệ BS có trình độ ngoại
ngữ cao rất thấp, không đáng kể ở cả 2 tỉnh.
Nhìn chung trình độ ngoại ngữ của BS hai
tỉnh còn thấp. Sẽ là khó khăn cho các BS ở 2
tỉnh trong việc tiếp thu các kỹ thuật mới, kiến
thức y học cập nhật tiên tiến trên thế giới.
Khó trong việc tiếp nhận các dự án, tài trợ
quốc tế vào ngành y tế Tuyên Quang và Hà
Giang. Về trình độ tin học của các BS hai tỉnh
cũng tương tự như trình độ ngoại ngữ, nhìn
chung là yếu.
- Về trình độ Quản lý nhà nước, chính trị thì
các BS ở Tuyên Quang và Hà Giang không
phải là vấn đề, cơ bản đạt được những yêu
cầu của ngành cho các vị trí chức danh.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp với đánh giá của Đàm Khải Hoàn, Phan
Văn Các (2005), Võ Văn Hùng, Cái Phúc
Thắng … [5], [6], [7].
KẾT LUẬN
Nghiên cứu BS ở ngành y tế hai tỉnh Tuyên
Quang, Hà Giang chúng tôi rút ra một số kết
luận sau:
1) Tỷ lệ BS/Dân số thấp, Tuyên Quang mới
đạt 5BS/10.000 dân, Hà Giang đạt
6,37/10.000 dân.
2) Đa số BS ở độ tuổi 30-49, trong khi tỷ lệ

BS ở độ tuổi < 30 rất thấp.
3) Đa số BS ở hai tỉnh công tác ở các bệnh
viện tuyến tỉnh và huyện. Tuyên Quang có tỷ
lệ BS ở các TTYT tỉnh, huyện thấp (16,7%),
ngược lại tỷ lệ này ở Hà Giang lại khá cao
(30,9%). Tỷ lệ Bs ở các TYT xã của 2 tỉnh
còn thấp (17,1 và 13,1%).
4) Nhóm BS có thâm niên 11-20 năm có tỷ lệ
cao nhất ở Tuyên Quang (38,4%), ở Hà Giang
là nhóm < 5 năm (46,3%). Tỷ lệ BS chính qui
và chuyên tu ở Tuyên Quang tương đương,
còn Hà Giang chủ yếu là BS chuyên tu
(87,2%).
5) Tỷ lệ BS làm chuyên môn đơn thuần ở
Tuyên Quang cao hơn Hà Giang (35,8% và
13,1%). Tỷ lệ BS làm quản lý các loại ở Hà
Giang cao hơn Tuyên Quang rõ rệt (86,9% và
64,2%). Tỷ lệ BS được bổ nhiệm trong 5 năm
gần đây ở Tuyên Quang cao hơn Hà Giang.

136

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Đàm Khải Hoàn và Đtg

Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ


6) Đa số BS ở 2 tỉnh là CV và tương
đương (77,9%, 89,8%). Tỷ lệ BS là CV chính
và tương đương còn thấp. Về trình độ chuyên
môn, đa số vẫn chỉ có bằng BS. Tỷ lệ BS có
trình độ sau đại học thấp, chủ yếu là BS có
bằng chuyên khoa I. Trình độ cao hơn như
chuyên khoa 2, thạc sỹ rất thấp, 2 tỉnh chưa
có TS y khoa. Tuy nhiên tỷ lệ BS có trình độ
SĐH ở Tuyên Quang cao hơn ở Hà Giang rõ
rệt (p<0,05).
7) Đa số BS có trình độ ngoại ngữ B (66,8%,
49,2%). Về trình độ tin học của các BS hai
tỉnh cũng tương tự như trình độ ngoại ngữ,
nhìn chung là yếu. Về trình độ Quản lý nhà
nước, chính trị thì các BS ở Tuyên Quang và
Hà Giang cơ bản đạt được những yêu cầu của
ngành cho các vị trí chức danh.
KHUYẾN NGHỊ
Hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang cần tăng
cường các chính sách đào tạo và thu hút BS
về tỉnh cũng như tích cực đào tạo sau đại học,
ngoại ngữ và tin học cho đội ngũ BS, có như

101(01): 133 - 137

vậy mới đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức
khỏe người dân không ngừng tăng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban Khoa Giáo Trung Ương (2005), Tình hình

bác sĩ hiện nay của Việt Nam so với thế giới, Hà Nội.
[2]. Bộ Y tế (2003), Cơ cấu tổ chức và nguồn
nhân lực y tế, Hà Nội.
[3]. Trần Thị Trung Chiến và CS (2003), Xây
dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.
[4]. Đàm Khải Hoàn, Phan Văn Các (2005), Thực
trạng đội ngũ CBYT miền núi phía Bắc tốt nghiệp
tại trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Tạp chí Y
học thực hành, số 531, Hà Nội.
[5]. Võ văn Hùng (2009), Chất lượng cán bộ quản
lý của ngành y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2009,
thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Luận án
chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh.
[6]. Cái Phúc Thắng (2006), Tình hình đội ngũ cán
bộ y dược tại Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh năm
2005, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

SUMMARY
STATUS OF A TEAM OF DOCTORS IN THE HEALTH SECTOR
IN TUYEN QUANG AND HA GIANG
Dam Khai Hoan, Trinh Duc Mau*
College of Medical and Pharmacy - TNU

The objective of this study was to assess the staff who has qualification as doctor in the health
sector both in Tuyen Quang and Ha Giang provinces in 2010. The researchers investigated all 698
doctors in two provincial health sector by cross sectional and interviewed through letters. The
following results: The rate of doctor/ population is low: Tuyen Quang is 5 doctor/ 10,000 people,

Ha Giang is 6.33 doctor/10.000 people, most doctors at the age of 30- 49. Doctors of Tuyen Quang
work mainly in hospitals and in the Health centre in Ha Giang. The highest working time in Tuyen
Quang about 11-20 years, Ha Giang is under 5 years. The rate of examining, treating doctors is
high, the rate of doctors as manager is quite high, highest in Ha Giang (83.7%). The rate of
postgraduate doctor in the two provinces is low, mainly specialist level I. Specialist Level 2 and
MA are low, two provinces have no Ph.D. Degree of foreign language, computer skill is still low.
The recommendation is increasing the training and attraction policies to doctors and postgraduate
training, foreign languages and informatics for doctor in Tuyen Quang and Ha Giang provinces.
Keywords:

Ngày nhận bài:04/3/2013, ngày phản biện:18/3/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013
*

Tel: 0989 398386, Email:

137

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×