Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ nội soi cắt túi mật bằng bupivacain tê tại chỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.81 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ NỘI SOI CẮT TÚI MẬT
BẰNG BUPIVACAIN TÊ TẠI CHỖ
Nguyễn Văn Chừng*, Nguyễn Thị Hồng Vân**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau và tính an toàn của Bupivacain bơm trong khoang phúc mạc phối
hợp gây tê tại vết mổ đặt trocar sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi.
Phương pháp nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu (B, n=55) bơm 15ml Bupivacain 0,25% có pha Adrenaline
1/200.000 vào giường túi mật và 15ml gây tê tại các vết mổ đặt trocar; nhóm chứng (C, n=55) không dùng gì.
Đánh giá thời gian từ khi bệnh nhân tỉnh tới khi dùng thuốc giảm đau của cả hai nhóm, lượng thuốc Perfalgan,
Morphin, điểm đau theo thang điểm tượng hình khi bệnh nhân nghỉ ngơi, hít sâu,vận động trong 24 giờ đầu sau
mổ và tai biến sau bơm, chích thuốc tê.
Kết quả nghiên cứu: Thời gian từ khi tỉnh tới khi cần thêm thuốc giảm đau ở nhóm can thiệp dài hơn hẳn
nhóm chứng và phù hợp với dược lý của Bupivacain, điểm đau tại vết mổ giảm trong 8 giờ đầu sau mổ khi bệnh
nhân nghỉ ngơi, giảm 4 giờ đầu khi bệnh nhân hít sâu hay vận động. Kết quả giảm đau tạng không rõ ràng
nhưng giảm đau vai có ý nghĩa từ giờ thứ 7. Lượng Perfalgan và Morphin sử dụng của nhóm can thiệp thấp hơn
hẳn nhóm chứng và không ghi nhận tai biến sau bơm hay chích thuốc tê.
Kết luận: Bơm Bupivacain vào khoang phúc mạc phối hợp gây tê vết mổ có tác dụng giảm đau sau mổ và an
toàn cho người bệnh.

ABSTRACT
EFFECT OF LOCAL ANESTHESIA BUPIVACAIN IN REDUCTION POSTOPERATIVE PAIN AFTER
LAPAROSCOPIC CHOLECYSTECTOMY
Nguyen Van Chung, Nguyen Thi Hong Van
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 430 - 434
Aim of the study: the aim of this study was evaluated the effect and safety of intraperitoneal and port site
instillation of Bupivacain on pain relief following laparoscopic cholecystectomy.


Methods: 110 patients were divided into 2 groups. Group Bupivacain (B, n=55), after the gall bladder was
severed, 15ml Bupivacain 0.25% with Adrenaline 1/200.000 was instilled over the gall bladder bed in the high,
left head position, another 15ml was infiltrated into the port sites. Placebo group (C, n=55) did not anything. All
the patients were evaluated the time from recovery to needing drugs (postoperative non – painful time); Dose of
Perfalgan; Dose of Morphine; Wong – baker FACES pain rating scale when they relax, breathe deeply or move
during postsurgical the first 24 hour and complications of using Bupivacain.
Results: postoperative non – painful time was longer in B vs C. Parietal pain was decreased significantly
during the first 8 hour when the patient relax and during the first 4 hour when the patient breathe deeply or
move. Visceral pain was not decreased clearly but shoulder – tip pain decreased at T7, T8, T24. Morphin and
Perfalgan used were lower in B vs C and there are not any complication of Bupivacain.
Conclusions: local anesthesia Bupivacain have effects in reduction postoperative pain after laparoscopic
cholecystectomy and safety for the patients.

* Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Chuyên Đề Nội Khoa

1


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009

Nghiên cứu Y học

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thiết kế nghiên cứu

Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là một trong
các phẫu thuật ít xâm hại. So với mổ mở phương

pháp này có nhiều ưu thế hơn như: giảm thời
gian và chi phí nằm viện, tỷ lệ tử vong thấp, thời
gian hồi phục sức khỏe nhanh, giảm biến chứng,
tính thẩm mỹ cao và ít đau hơn mổ mở. Tuy
nhiên để trở thành phẫu thuật về trong ngày thì
đau chính là một trong các nguyên nhân cản trở
điều này. Người ta đã dùng nhiều loại thuốc tê
như Lidocain, Bupivacain, Ropivacain…bơm lên
giường túi mật, trên bề mặt gan, khoảng dưới cơ
hoành, vào vết mổ…để giảm đau. Có những
nghiên cứu thu được kết quả tốt. Tại Việt Nam,
phẫu thuật cắt túi mật nội soi thực hiện khá sớm,
từ năm 1992, hiện đã xuất hiện hầu hết các bệnh
viện trong cả nước. Nhưng vấn đề giảm đau sau
phẫu thuật này chưa được nhiều người quan
tâm thực hiện. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện
đề tài này với mục tiêu:

Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên, mù đơn
có đối chứng. Nghiên cứu tiến hành tại khoa
phẫu thuật – cơ sở I bệnh viện Đại học Y Dược
TP HCM từ 8/2007 đến 2/2008.

- Đánh giá tác dụng giảm đau của
Bupivacain bơm trong khoang phúc mạc phối
hợp gây tê tại vết mổ.
- Tai biến sau bơm, chích thuốc tê.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tuổi từ 18 trở lên, thuộc cả hai giới, tâm thần
kinh bình thường, có khả năng giao tiếp và đồng
ý tham gia nghiên cứu.
Có chỉ định mổ nội soi cắt túi mật.
Không chống chỉ định với Bupivacain.
Không mổ nhiều nơi cùng một lúc.
Phân loại ASA I, II.

Tiêu chuẩn loại trừ
Tiền sử dị ứng với thuốc tê.
Bệnh nhân từ chối tham gia.
Bệnh nhân được đặt dẫn lưu trong ổ bụng
sau mổ.

2Chuyên Đề Nội Khoa

Các bệnh nhân được rút thăm ngẫu nhiên
chia thành 2 nhóm:
Nhóm can thiệp (B): gồm 55 bệnh nhân được
bơm 15ml Bupivacain 0,25% có pha 1/200.000
Adrenalin vào giường túi mật trong tư thế đầu
cao nghiêng trái và 15 ml gây tê tại vết mổ đặt
trocar.
Nhóm chứng (C): gồm 55 bệnh nhân không
sử dụng gì chỉ dùng thuốc giảm đau thông
thường (Morphin, Perfalgan).

Tiến hành nghiên cứu
Chuẩn bị bệnh nhân

Tất cả bệnh nhân có chỉ định mổ nội soi cắt
túi mật đều được khám tiền mê thường qui vào
ngày trước mổ để kiểm tra các xét nghiệm cơ
bản, phát hiện bệnh lý kèm theo, tiền sử dị ứng
thuốc đặc biệt thuốc gây tê, thuốc kháng sinh,
phân loại ASA, đánh giá độ Mallampati và các
yếu tố tiên lượng đặt khí quản khó. Giải thích
cho bệnh nhân và người nhà về phương pháp vô
cảm sẽ tiến hành.
Phương thức tiến hành
Tất cả bệnh nhân được gây mê nội khí quản.
Đêm trước mổ bệnh nhân được uống thuốc an
thần Lexomil 3mg hoặc Seduxen 5mg, có thể
kèm theo thuốc ức chế proton H+ nếu bệnh nhân
có tiền căn đau dạ dày.
Vào phòng mổ: bệnh nhân được tiền mê
Midazolam 0,02 – 0,05 mg/kg, Fentanyl 1– 2
mcg/kg, thở oxy qua mặt nạ mặt 3l/phút trước
khi tiến hành khởi mê.
Khởi mê với thuốc mê tĩnh mạch Propofol 2
mg/kg, Rocuronium (Esmeron) 0,6 mg/kg; Duy
trì mê bằng Isoflurane; Trước khi rạch da thêm
Fentanyl 1 – 2 mcg/kg, có thể thêm giảm đau,
giãn cơ trong mổ nếu cần.


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009
Sau khi cắt rời túi mật ra khỏi giường túi
mật, cầm máu, lau sạch ổ bụng, dùng ống hút
đặt vào giường túi mật và bơm phủ toàn bộ

giường túi mật trong tư thế đầu cao nghiêng trái.
Lấy túi mật ra khỏi ổ bụng qua trocar đặt rốn.
Nếu sỏi to phải rạch rộng vết mổ lôi túi mật ra.
Lau sạch vết mổ, gây tê tiêm thấm. đóng da từng
lớp và kết thúc phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt túi mật: đặt 3 trocar 10mm –
5mm – 5mm, đường rạch da từ 1 – 1,5 cm, vị trí
ở rốn, mũi ức và dưới bờ sườn phải trên đường
nách trước. Bơm hơi vào ổ bụng qua trocar đặt ở
rốn tốc độ bơm 4 – 6l/phút, thể tích bơm 4 – 6l,
áp lực 10 – 12mmHg.
Giảm đau trong 24 giờ đầu sau mổ: định kỳ
kiểm tra đánh giá điểm đau tại các thời điểm đã
định hoặc khi bệnh nhân đau gọi điều dưỡng,
đánh giá mạch, huyết áp SPO2, nhịp thở, điểm
đau theo thang điểm tượng hình nếu từ 6 điểm
trở lên ở các vị trí tại vết mổ, tạng, vai trong các
trạng thái nghỉ ngơi, hít sâu, vận động thì cho
thuốc theo y lệnh bác sỹ: Perfalgan 1 gram
truyền tĩnh mạch, sau 30 phút đánh giá lại điểm
đau vẫn ≥ 6 tiếp tục cho Morphin 0,05 –
0,1mg/kg sau 15 phút đánh giá lại, lặp lại liều
Morphin tới khi điểm đau dưới 6 điểm.
Thu thập số liệu: đặc điểm chung: tuổi, giới,
BMI, ASA, thời gian gây mê, thời gian phẫu
thuật, lượng thuốc dùng trong gây mê.
Đánh giá đau: thời gian từ khi tỉnh tới khi cần
thêm thuốc giảm đau, điểm đau theo thang điểm
tượng hình ở các thời điểm: 30 phút sau mổ
(T0,5), 1 giờ (T1), 2 (T2), 3 (T3), 4 (T4), 5 (T5), 6

(T6), 7 (T7), 8 (T8), 24 (T24) và ở các trạng thái
khác nhau: nghỉ ngơi, hít sâu, vận động. Lượng
Morphin và Perfalgan tiêu thụ sau mổ. Ghi nhận
những thay đổi mạch, ECG, huyết áp, EtCO2,
SP02, áp lực máy thở và các phản ứng trên da,
tại vết mổ và trên toàn thân nhằm phát hiện tai
biến sau khi bơm, chích thuốc tê.
Xử lý số liệu: theo phần mềm SPSS 13.0, test
2
χ , student để so sánh, p<0,05 được coi là khác
biệt có ý nghĩa thống kê.

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Đặc điểm chung
Bảng 1: Đặc điểm chung của bệnh nhân. Không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Giới
(nam/nữ)

BMI
2
(kg/m )
B
46,09 ±
22,29 ±
7/48

(n=55) 11,50
2,76
C
48,75 ±
23,11 ±
7/48
(n=55) 10,00
3,01
Tg phẫu Midazolam Fentanyl
(mcg)
thuật(ph)
(mg)
B
51,45 ±
220,91
2,31 ±0,46
(n=55) 17,18
±29,96
C
47,27 ±
225,91 ±
2,28 ± 0,49
(n=55) 16,99
35,01
Tuổi

ASA
(I/II)

Tg gây mê

(phút)
59,27
31/24
±16,65
53,82 ±
25/30
15,93
Propofol Esmeron
(mg)
(mg)
117,00
31,85 ± 4,44
± 21,40
115,73
32,84 ± 4,77
± 18,67

Hiệu quả giảm đau sau mổ
Bảng 2: Thời gian giảm đau và lượng thuốc dùng
sau mổ.

Tg từ khi tỉnh tới khi cần
thêm thuốc giảm đau
Lượng Morphin dùng
trong 6 giờ đầu sau mổ
Lượng Morphin dùng
trong 24 giờ đầu sau mổ
Lượng perfalgan dùng
trong 6 giờ đầu sau mổ
Lượng Perfalgan dùng

trong 24 giờ đầu sau mổ

Nhóm
Nhóm
P
1(phút)
2(phút)
236,73 ±
30,67 ± 30,28 <0,05
119,12
0,47 ± 1,17 4,30 ± 2,19 <0,05
3,33 ± 2,02

9,55±2,88

<0,05

0,95 ± 0,30

1,11±0,31

<0,05

2,05 ±0,30

2,53±0,50

<0,05

Bảng 3: Điểm đau tại vết mổ ở các thời điểm khác

nhau trong 24 giờ đầu sau mổ.
Thời
điểm
T0,5
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7

Nghỉ ngơi
B
C
0,25 ± 3,85
0,67* ±1,21
0,40 ± 3,49 ±
0,89* 0,88
0,84 ± 3,93±
1,13* 1,39
1,16 ± 4,04 ±
1,07* 1,90
1,49 ± 2,33 ±
1,03* 0,92
1,85 ± 2,47 ±
1,01* 0,86
2,25 ± 3,20 ±
0,67* 1,19
2,18 ± 3,96 ±

0,58* 0,90

Hít sâu
B
C
0,25
4,47
±0,67* ±1,15
0,69 ± 3,93 ±
1,17*
0,38
1,38 ± 4,36 ±
1,58*
0,95
1,93 ± 4,44 ±
1,50*
1,66
2,29 ± 2,69 ±
1,30*
1,10
2,65 ± 2,98 ±
1,16
1,33
2,87 ± 3,56 ±
1,00
0,92
2,80 ± 4,29 ±
0,99*
0,97


Vận động
B
C
0,40
5,24 ±
±0,89*
1,25
1,16 ± 4,18 ±
1,52*
0,70
2,25± 4,44±
2,31*
0,83
2,47± 5,02±
1,76*
1,21
3,09± 3,31±
1,62
1,40
3,24± 3,16±
1,41
1,32
3,42± 3,85±
1,57
0,93
3,49± 4,15±
0,96
0,93*

3



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009
Thời
điểm
T8
T24

Nghỉ ngơi
B
C
2,36 ± 4,58 ±
0,78* 1,37
2,33 ± 2,29 ±
0,75
0,71

Hít sâu
B
C
3,45 ± 5,05 ±
1,05*
1,08
2,52 ± 2,44 ±
1,02
0,83

Vận động
B
C

4,22± 5,16±
1,37
1,20*
3,67± 3,56±
0,75
0,83

* p<0,05 so với nhóm chứng
Bảng 4: Điểm đau tạng tại các thời điểm khác nhau
trong 24 giờ đầu sau mổ. *p<0,05 so với nhóm chứng
Thời
điểm
T0,5
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T24

Nghỉ ngơi
B
C
1,05 ± 2,25 ±
1,27* 1,22
1,02 ± 2,22 ±
1,21* 1,20

0,91 ± 2,15 ±
1,21* 1,14
1,13 ± 1,78 ±
1,20* 0,99
1,20 ± 1,64 ±
1,13* 1,16
1,27 ± 1,45 ±
1,11
1,12
1,31 ± 1,71 ±
1,10
1,05
1,42 ± 1,56 ±
1,07
1,07
1,42 ± 1,56 ±
1,13
1,20
1,13 ± 0,87 ±
1,00
1,07

Hít sâu
B
C
1,78 ± 3,53 ±
1,31*
1,09,
1,85 ± 3,45 ±
1,32*

1,05
1,96 ± 3,24 ±
1,19*
1,12
1,71 ± 2,65 ±
1,18*
1,16
1,78 ± 2,25 ±
1,20*
0,86
1,85 ± 2,04 ±
1,21
0,72
1,96 ± 2,15 ±
1,19
0,76
1,93 ± 2,15 ±
1,02
0,65
2,07 ± 2,25 ±
1,09
0,86
1,78 ± 1,85 ±
0,63
0,65

Vận động
B
C
1,53 ± 2,55 ±

1,27* 1,05
1,53 ± 2,55 ±
1,21* 1,05
1,78 ± 2,44 ±
1,31* 1,00
1,89 ± 2,11 ±
1,12* 0,97
1,89 ± 1,82 ±
0,97
0,96
2,00 ± 1,64 ±
1,02
0,95
2,07 ± 1,82 ±
1,02
0,88
2,00 ± 1,96 ±
0,94
0,98
2,22 ± 2,11 ±
1,13
0,90
2,18 ± 1,82 ±
0,96
0,70

Bảng 5: Điểm đau vai tại các thời điểm khác nhau
trong 24 giờ đầu sau mổ. *p<0,05 so với nhóm chứng
Nghỉ ngơi
B

C
0,07 ±
T0,5
0
0,54
0,07 ±
T1
0
0,54
0,07 ±
T2
0
0,54
0,07.±.0, 0,07 ±
T3
54
0,38
0,29 ± 0,22 ±
T4
0,71
0,74
0,65 ± 0,73 ±
T5
1,22
1,24
0,98 ± 1,16 ±
T6
1,43
1,47
1,05 ± 1,78 ±

T7
1,38*
1,57
1,39 ± 2,84 ±
T8
1,43*
1,47

Thời
điểm

Hít sâu
B
C
0,07 ±
0
0,54
0,07 ±
0
0,54
0,07 ±
0
0,54
0,04 ± 0,04 ±
0,27
0,27
0,29 ± 0,22 ±
0,72
0,63
0,73 ± 0,69 ±

1,30
1,29
0,98 ± 1,13 ±
1,48
1,43
1,05 ± 1,78 ±
1,32*
1,57
1,35 ± 2,87 ±
1,34*
1,48

4Chuyên Đề Nội Khoa

Vận động
B
C
0,07 ±
0
0,54
0,07 ±
0
0,54
0,04 ±
0
0,27
0,04 ± 0,04 ±
0,27 0,27
0,33 ± 0,22 ±
0,75 0,63

0,73 ± 0,73 ±
1,35 1,30
1,02 ± 1,13 ±
1,48 1,43
1,13 ± 1,75 ±
1,43 1,54*
1,49 ± 2,87 ±
1,50 1,48*

Thời
điểm
T24

Nghỉ ngơi
B
C
2,36 ± 3,20 ±
1,16*
0,99

Nghiên cứu Y học
Hít sâu
B
C
2,33 ± 3,16 ±
1,20*
1,07

Vận động
B

C
2,44 ± 3,20 ±
1,20 0,99*

Tai biến sau bơm, chích thuốc tê: không ghi
nhận bất kỳ trường hợp nào có tai biến xảy ra
như mạch nhanh, chậm, tăng hay giảm huyết áp,
các biểu hiện của sốc phản vệ, phản ứng toàn
thân hay tại nơi chích tê.

BÀN LUẬN
Đặc điểm chung
Các đặc điểm chung của bệnh nhân như
tuổi, giới, BMI, ASA và nhất là lượng thuốc
dùng trong gây mê, thời gian gây mê – phẫu
thuật giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Đây là điều kiện quan trọng khi chúng
tôi tiến hành đánh giá hiệu quả của phương
pháp giảm đau can thiệp. Chúng tôi cố gắng đưa
hai nhóm can thiệp và nhóm chứng có sự đồng
nhất tối đa để giảm bớt sai số và các yếu tố gây
nhiễu nhằm có một kết quả tốt nhất (bảng 1).

Hiệu quả giảm đau sau mổ của phương
pháp tê tại chỗ bằng Bupivacain
Thời gian từ khi bệnh nhân tỉnh tới khi cần
thêm thuốc giảm đau trong nhóm can thiệp
trung bình khoảng 4 giờ trong khi đó ở nhóm
chứng chỉ 30 phút sau khi tỉnh hầu hết bệnh
nhân cần thuốc giảm đau (bảng 2). Điểm đau

trung bình tại vết mổ ở trạng thái nằm yên của
nhóm can thiệp khác biệt có ý nghĩa thống kê so
với nhóm chứng trong 8 giờ đầu sau mổ. Khi
bệnh nhân hít sâu hay vận động trong 4 giờ đầu
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Như vậy có
thể nói gây tê tại Bupivacain tại các vết mổ có tác
dụng giảm đau trong vòng 4 giờ đầu sau mổ
thậm chí tới 8 giờ nếu bệnh nhân nằm yên. Điều
này hoàn toàn phù hợp với dược lý của thuốc
Bupivacain. Đối với đau tạng chúng tôi thấy kết
quả giảm đau không được rõ ràng nhất là khi
bệnh nhân hít sâu hay vận động, có thể do thời
gian mổ không quá dài và áp lực bơm hơi trong
ổ bụng thường 10 – 12 mmHg. Kết quả này rất
khác với kết quả tác giả Nguyễn Hữu Tú và cs(7)
đã đưa: điểm VAS trung bình của đau tạng của


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009
nhóm can thiệp lúc nghĩ ngơi, hít sâu hay vận
động thấp hơn nhóm chứng ở các thời điểm 1, 2,
3, 4, 5, 6 giờ thậm chí 9 giờ sau mổ. Chundrigar
T(3) đưa ra nhận xét: tác dụng giảm đau tạng chỉ
kéo dài 2 giờ sau phẫu thuật khi ông sử dụng 50
mg Bupivacain 0,25% bơm giường túi mật. Do
thang điểm đau đánh giá khác nhau nên chúng
tôi không thể đưa ra một sự so sánh hay kết
luận. Trong vấn đề đau vai sau mổ chúng tôi
thấy thường xuất hiện giai đoạn muộc 5 8 giờ
sau mổ. Ở nhóm can thiệp hầu hết bệnh nhân

sau 8 giờ mới xuất hiện đau vai và mức độ đau
thường ít. Chỉ có một trường hợp đau vai sớm
30 phút sau mổ do bị tràn khí dưới da khi tiến
hành đặt trocar ở rốn để bơm hơi vào ổ bụng.
Trong 6 giờ đầu sau mổ điểm đau hai nhóm
khác biệt không có ý nghĩa nhưng tại thời điểm
7, 8, 24 giờ thì ngược lại. Có thể khẳng định việc
bơm 15 ml Bupivacain 0,25% có pha Adrenalin
1/200.000 vào giường túi mật ở tư thế đầu cao
nghiêng trái có tác dụng giảm đau vai ở bệnh
nhân mổ nội soi cắt túi mật. kết quả này tương
tự như của Neeja Bhardwaj và cs(6) khi sử dụng
20 ml Bupivacain 5 % bơm vào khoang phúc
mạc cuối cuộc mổ tư thế Trendelenburg thấy 12
– 24 giờ đầu sau mổ nhóm can thiệp ít đau vai
hơn nhóm chứng (p<0,05). Nguyễn Hữu Tú và
cs(7) không thấy có sự khác biệt về đau vai giữa
hai nhóm và điểm đau của cả hai nhóm đều
thấp. Theo tác giả có thể do thời gian phẫu thuật
ngắn, áp lực bơm hơi khoảng 12mmHg, thao tác
phẫu thuật viên ít gây tổn thương xung quanh
(bảng 3, 4, 5).
Tổng lượng thuốc giảm đau trong 6 giờ đầu
và ở thời điểm 24 giờ của nhóm can thiệp ít hơn
hẳn nhóm chứng. Kết quả này tương tự của một
số tác giả khác như Nguyễn Hữu Tú và cs(7),
Pasqualucci Avà cs(8)…tuy rằng lượng thuốc
dùng của chúng tôi có khác của các tác giả trên
(bảng 2).
Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào

có tai biến sau bơm, chích thuốc tê.Trong nghiên
cứu của Nguyễn Hữu Tú và cs(7) có thấy hiện
tượng giảm tần số tim ở nhóm nghiên cứu từ

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học

phút thứ 10 sau khi bơm Bupivacain vào khoang
phúc mạc kèm theo PQ, QRS, QT giãn rộng.
Trong nghiên cứu của nhiều tác giả khác như
Moiniche(5), Pourseidi B(9), Joris J(4), Alexander P(1),
Aydin I(2)…cũng không thấy ghi nhận tai biến và
tất cả đều khẳng định việc sử dụng Bupivacain
gây tê tại chỗ an toàn cho bệnh nhân.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 110 bệnh nhân được mổ nội
soi cắt túi mật tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.
HCM chúng tôi thấy: với lượng thuốc tê 30ml
Bupivacain 0,25% có pha Adrenaline 1/200.000
gồm 15ml bơm giường túi mật và 15 ml gây tê
tại vết mổ giúp bệnh nhân có kết quả giảm đau
tốt, giảm lượng thuốc điều trị đau sau mổ trong
24 giờ đầu, phương pháp đơn giản, dễ thực hiện,
an toàn cho người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

Alexander P, Boddy, Samir Mehta, et al (2006). The effect of
intraperitoneal
local
anesthesia
in
laparoscopic
cholecystectomy: a systematic review and meta – analysis.
Anesth Analg, 103, p. 682 – 688
Aydin Inan, Meral Sen, Cenap Dener (2004). Local anesthesia
use for laparoscopic cholecystectomy. World J Surg, 28, p. 741
- 744
Chundrigar T, Hedges AR (1993). Intraperitoneal Bupivacain
for effective pain relief after laparoscopic cholecystectomy.
Ann R Coll Surg Engl, 75, p. 437 – 439

Joris J, Thiry E, Paris P, et al (1995). Pain after laparoscopic
cholecystectomy: characteristics and effect of intraperitoneal
Bupivacain. Anesth Analg, 81, p.379 – 384
Moiniche S, Jorgensen H, Wetterslev, et al (2000). Local
anesthetic infiltration after laparoscopic: a qualitative and
quantitative systematic review of intraperitoneal port – site
infiltration and mesoalpinx block. Anesth Analg, 90, p. 899 –
912
Neerja Bhardwaj, Vikas Sharma, Pramila Chari (2002).
Intrperitoneal Bupivacain instillation postoperative pain relief
after laparoscopic cholecystectomy. India J Anaesth, 26(1), p.
49 – 52
Nguyễn Hữu Tú, Nguyễn Thị Ngân Thanh (2007). Tác dụng
giảm đau sau mổ cắt túi mật nội soi bằng phương pháp bơm
Bupivacain vào khoang phúc mạc phối hợp với gây tê tại chỗ
rạch da bằng Bupivacain. Tạp chí nghiên cứu Y học, 48(2), tr.
100-105
Pasqualucci A, Contardo R, Da Broi U, et al (1994). The effects
of intraperitoneal local anesthetic on analgesic requirements
and endocrine response after laparoscopic cholecystectomy: a
randomized double – blind controlled study. J Laparosc Surg,
4, p. 405 - 412
Pourseidi b, Khorram – Manesh A (2007). Effect of
intercostals neural blockade with Marcain on postoperative

5


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009
pain after laparoscopic cholecystectomy. Surg Endosc, 21, p.

1557 – 1559

6Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009

Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học

7


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 13 * Phụ bản của Số 1 * 2009

8Chuyên Đề Nội Khoa

Nghiên cứu Y học



×