Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Vì sao người ngã xuống Biển Chết không chìm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.89 KB, 2 trang )

Vì sao người ngã xuống Biển Chết không chìm?
Bơi lội trong Biển Chết bạn đừng bao
giờ lo chết đuối, bởi vì hàm lượng
muối trong nước biển ở đây cao tới
270 phần nghìn. Tỷ trọng nước biển
còn lớn hơn cả tỷ trọng người bạn. Vì
thế ta có thể nổi trên biển như một
tấm gỗ.
Nhưng tại sao trong khi hàm lượng muối trung bình của
nước biển trên tầng mặt các đại dương chỉ có khoảng 35
phần nghìn, còn hàm lượng muối trong Biển Chết lại cao
đến vậy?
Giở bản đồ ra chúng ta sẽ thấy Biển Chết nằm ở vùng
biên giới phía tây của Jordan, là chiếc hồ thấp nhất thế
giới, lọt thỏm trong vùng có địa hình xung quanh tương
đối cao. Thực ra, Biển Chết không phải là biển thực sự
mà chỉ là một cái hồ không có đường ra, với một số con
sông không lớn mang nước đổ vào. Chính đặc điểm này
đã quyết định tính chất của nó.
Chung quanh các sông chảy vào Biển Chết phần lớn là
sa mạc và nham thạch đá vôi. Các tầng nham thạch đó
có chứa rất nhiều muối khoáng. Vì thế, nước sông chảy
vào Biển Chết đều có hàm lượng muối rất cao. Do biển
không có đường ra nên những khoáng chất này đều bị
giữ lại toàn bộ. Đồng thời Jordan lại là vùng hanh khô, ít
mưa. Mặt trời gay gắt không ngừng làm cho nước trong
cái “vũng" kín này bốc hơi rất mạnh.
Nổi trên Biển
Chết là vì tỷ
trọng của bạn
nhỏ hơn tỷ trọng


của nước.
Trong khi đó, một nguồn nước chính của Biển - sông
Jordan - lại bị rút bớt đáng kể để phục vụ tưới tiêu.
Tháng năm qua, hàm lượng muối trong biển ngày càng
nhiều, ngày càng đậm đặc. Kết quả là trong thuỷ vực
này, trừ một vài vi khuẩn, không có sinh vật nào tồn tại
được, vì thế nó mới được mang cái tên không lấy gì đẹp
đẽ - Biển chết.

×