Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết quả bước đầu sử dụng máy phaco và đặt kính acrysof ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.03 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG MÁY PHACO
VÀ ĐẶT KÍNH ACRYSOF Ở TRẺ EM
Lê Đỗ Thùy Lan*, Lê Thanh Xuyên*, Phạm Thò Chi Lan*, Võ Thò Chinh Nga*, Nguyễn Ngọc
Châu Trang*

TÓM TẮT
Mục đích: Mặc dù còn nhiều bàn cãi và khó khăn trong việc đặt kính nội nhãn ở trẻ em, nhưng các tác
giả vẫn đặt vấn đề nghiên cứu sử dụng máy phaco và đặt kính Acrysof để xác đònh rửa hút nhân bằng máy
phaco và đặt kính với đường mổ nhỏ sẽ mang lại thò lực tốt hơn và ít biến chứng hơn cho các trường hợp đục
thể thủy tinh trẻ em.
Nơi thực hiện: Trung Tâm Mắt TP. Hồ chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu bao gồm 195 trẻ có độ tuổi trung bình 7. 6
năm (sắp xếp từ 3 tháng đến 15 tuổi), chia làm 2 nhóm: 108 trẻ trên 4 tuối (nhóm 1) và 87 trẻ dưới 4 tuổi
(nhóm 2), theo 3 dạng lâm sàng 126 ca đục thể thủy tinhbẩm sinh, 54 ca đục thể thủy tinhchấn thương và
15 ca đục thể thủy tinh bệnh lý. Nhóm 2 thực hiện rửa hút nhân có xé bao sau và cắt pha lê thể trước + đặt
kính Acrysof, nhóm 1 chỉ rửa hút nhân + đặt kính Acrysof. Thời gian theo dõi hậu phẫu trung bình 12,3
tháng (sắp xếp từ 3 tháng đến 18 tháng).
Kết quả: Thò lực 5/10- 10/10 ở cả 2 nhóm là 103/195 (52,81%), nhiều nhất trong dạng lâm sàng đục thể
thủy tinh bẩm sinh và chấn thương, 1/10- 5/10 là 68/195 (34,87 %), dưới 1/10 là 24/195 (12,3%). Cả ba thể
loại lâm sàng đều có tỉ lệ thò lực tăng cao. Tỉ lệ trục thò giác trung tâm tốt là 89,23%.
Một số biến chứng sau mổ: Fibrin trên mống và diện đồng tử 6/195 (3,07%), đục bao sau 21/195
(10,76%), bán lệch IOL 3/195 (1,53%), dính mống sau 7/195 (3,58%), không có trường hợp nào tăng áp thứ
phát, VMBĐ, VMNN, BVM.
Kết luận: Kết quả này cho thấy đặt kính Acrysof ở trẻ em có thể áp dụng được và sự hữu ích của việc sử
dụng máy phaco cho trẻ em để tránh các biến chứng sợi fibrin trước IOL, đục bao sau thứ phát, dính mống
sau, bán lệch IOL. Kết quả này sẽ được xem xét lâu dài để khảo sát thêm.


SUMMARY
THE SHORT TERM RESULTS OF THE PHACOASPIRATION AND SMALL INCISION
WITH INTRACOCULAR LENS IMPLANTATION IN CHILDREN
Le Đo Thuy Lan, Le Thanh Xuyen, Pham Thò Chi Lan, Vo Thò Chinh Nga, Nguyen Ngoc Chau Trang
* Y Học TP. Ho Chi Minh * Vol. 7 * Supplement of No 1 * 2003: 121 - 127

Objectives: To determine whether the phacoaspiration and small incision are necessary along with good
vision, reduction of complication in managing infantile cataracts although a variety of approaches to
manage it with intracocular lens implantation had been studied, the authors conducted a prospective,
nonrandomized, consecutive study to use phaco machine and Acrysof IOL implantation in children.
Setting: Ophthalmology Center of HCM city.
Method: This prospective study comprised 195 cases whose mean age was 7.6 years (range 3 months to
15 years), divided in two groups: 108 cases over 4 years old (group 1) and 87 cases less than 4 years old
* Bệnh viện Mắt - TP. Hồ Chí Minh

Chuyên đề Nhãn khoa

121


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

Nghiên cứu Y học

(group 2), with three forms of cataracts: 126 cases congenital cataracts, 54 cases traumatic cataracts, 15
cases pathologic cataracts. Primary posterior continuous curvilinear capsulorhexis (PCCC) and anterior
vitrectomy, and posterior chamber intraocular lens implantation were performed for group 2,
phacoaspration and posterior chamber intraocular lens implantation were performed for group 1. Average
follow-up was 12,3 months (range from 3 months to 18 months).
Results: For the visual acuity of two groups 103/195 (52,81%) had achieved 5/10-10/10, most of them

were congenital and traumatic cataract, 68/195 (34,87%) had 1/10-5/10 AC, 24/195 (12,3%) had under 1/10
AC. All these three clinical forms of 195 cataracts had an increase the visual acuity. Ratio of the central
visual axis was 89,23% (174/195). Postoperative complications: fibrin on IOLs 3,07%, opacification of
posterior capsula 10,76%r, IOL decentration 1,53%, posterior synechiea 3,58%, no eye in both group has
been uveitis, secondary glaucoma, endophthalmitis, retinal detachment.
Conclusion: The results suggest that Acrysof IOL implantation in the children and the useful of phaco
machine is desirable along with prevention opacification of posterior capsular, descentration, fibrinosis IOL.
Continue to follow-up these eyes is necessary for concluding on the long term results of this technique.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 1997, chúng tôi đã tổng kết 114 trường
hợp đặt kính nội nhãn ở trẻ em và nhận thấy với kỹ
thuật rửa hút nhân ngoài bao và đặt kính cứng, tỉ lệ
thò lực đạt trên 5/10 là 21,19%. Nhưng một số biến
chứng còn nhiều như đục bao sau thứ phát 10,52%,
phòi mống 6,14%, bán lệch IOL 4, 38%, VMBĐ tăng
áp 0,87% và tình trạng fibrin trên IOL xảy ra sau mổ
rất nhiều 71%, cho nên việc điều trò chống dính bít
đồng tử bằng kháng viêm tốn kém thuốc men và
mất nhiều ngày điều trò. Gần đây, tác giả Abhay
Vasavada ở n Độ đã công bố công trình nghiên cứu
đặt Acrysof IOL cho đục thể thủy tinh trẻ em vào
năm 1998 và 2000, đạt tỉ lệ thành công rất cao
100% trục thò giác tốt hoàn toàn và không có trường
hợp đục bao sau nếu phẫu thuật có kết hợp xé bao
sau và cắt pha lê thể trước, với thời gian theo dõi
trung bình 12,8 tháng. Tác giả Samuel Masket ở Mỹ
1998 cũng đã báo cáo kết quả thò lực tốt với Acrysof
IOL và tỉ lệ biến chứng đục bao sau là 5,6%.
Vì vậy, từ tháng 7/2000 đến tháng 3/2002,

chúng tôi đã đặt vấn đề nghiên cứu sử dụng máy
phaco và đặt kính Acrysof cho trẻ em, ở ba dạng lâm
sàng đục thể thủy tinh bẩm sinh, đục thể thủy tinh
chấn thương và đục thể thủy tinh bệnh lý. Chúng
tôi chọn đối tượng nghiên cứu ở cả ba thể loại lâm
sàng để có kết quả so sánh với kết quả đặt kính cứng
năm 1997.

122

ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Chúng tôi chỉ đònh đặt IOL ở những trường hợp
đục thể thủy tinh bẩm sinh một mắt và hai mắt, đục
thể thủy tinh chấn thương và đục thể thủy tinh
bệnh lý.
Thời gian và nơi thực hiện
a. Nơi thực hiện: Khoa Mắt Nhi, Trung Tâm Mắt
TP.HCM.
b. Thời gian tìm hiểu và thăm dò: Từ tháng
1/2000 đến tháng 4/2000, chúng tôi đã thăm dò kết
quả nghiên cứu đặt Acrysof ở trẻ em của một số tác
giả trên thế giới và kiến tập Bác só Vasavada mổ
phaco cho trẻ em tại Trung Tâm Mắt TP.HCM, đồng
thời tham dự khóa huấn luyện về mổ phaco Nhi ở
n Độ.
c. Thời gian thực hiện: Đến tháng 7/2000,
chúng tôi tiến hành chọn bệnh nhân và bắt đầu
thực hiện nghiên cứu từ tháng 8/2000 đến tháng
3/2002.

Chọn bệnh nhân
Chúng tôi chọn 195 bệnh nhân có đủ tiêu
chuẩn về tuổi và theo 3 thể loại lâm sàng đục thể
thủy tinh bẩm sinh, đục thể thủy tinh chấn thương,
đục thể thủy tinh bệnh lý, được xác đònh như sau:
Tuổi: Từ 3 tháng tuổi đến 15 tuổi chia làm hai
nhóm:

Chuyên đề Nhãn khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

Nghiên cứu Y học

- Nhóm 1: Trên 4 tuổi đến 15 tuổi = 108 ca
- Nhóm 2: Trên 3tháng tuổi đến dưới 4 tuổi =
87 ca
Dạng lâm sàng
Đục thể thủy tinh bẩm sinh: 126 ca, trong đó 4
ca 2 mắt
- Đục thể thủy tinh chấn thương: 54 ca, trong số
đó có 8 ca đục vỡ thể thủy tinh, 10 ca đục thể thủy
tinh dính mống sau.
Đục thể thủy tinh bệnh lý: 15 ca
Loại trừ những trường hợp: Đục thể thủy tinh lé
ngoài nhược thò, đục thể thủy tinh kèm rung giật
nhãn cầu, đục thể thủy tinh dính bít đồng tử, đục
thể thủy tinh kèm bệnh lý khác của bán phần sau
phát hiện trên siêu âm và đo điện võng mạc đồ như

xuất huyết pha lê thể, bong võng mạc, tăng sinh pha
lê thể võng mạc, tổ chức hóa pha lê thể, điện võng
mạc thấp do bệnh lý trên võng mạc.
80
70
60
50
40
30
20
10
0

Duc TTT bam
sinh
Duc TTT chan
thuong
Duc TTT benh
ly
<4
tuoi

>4
tuoi

Biểu đồ 1: Số ca theo dạng lâm sàng
Phương pháp phẫu thuật
Chúng tôi tiến hành phẫu thuật theo phương
pháp rửa hút chất nhân bằng máy
phacoemusificateur, sau đó xé hoặc cắt bao sau +

cắt pha lê thể trước cho trẻ dưới 4 tuổi, đặt kính
Acrysof. Đối trẻ trên 4 tuổi, chúng tôi chỉ xé bao
trước, rửa hút chất nhân và đặt kính Acrysof.
Bệnh nhân được dùng thuốc nhỏ mắt Naclof
hoặc Ocufen một ngày trước mổ và nhỏ dãn đồng tử
bằng Mydriacyl và Néosynéphrine 10% 3 lần vài giờ
trước mổ.
Chuẩn bò phương tiện:

Máy đo lực khúc xạ giác mạc cầm tay (handle
keratometer), máy siêu âm A.

Để tính lực khúc xạ kính ở trẻ dưới 4 tuổi
tương đối chính xác, những trường hợp này
chúng tôi tính trừ thêm 20% lực khúc xạ đo
được theo cách tính của tác giả Vasavada từ
1997.
- Các dụng cụ phẫu thuật dùng cho phẫu thuật
mổ phaco.
- Chất nhày viscoelastic.
- Kính nội nhãn mềm Acrysof.
- Chỉ nylon 10-0.
Các bước phẫu thuật:
- Vô cảm: mê hoặc tê.
- Tạo đường hầm giác mạc phía thái dương 3,2
mm.
- Bơm viscoelastic, xé bao trước (anterior
capsulorhexis) bằng kẹp xé bao, xử lý mống dính
hoặc cắt dãi xơ bao trước nếu có vỡ bao trước. Mở
rộng mống ở 4 vò trí để tạo diện đồng tử rộng hơn

trong những trường hợp đục thể thủy tinh bệnh lý.
- Bơm nước tách nhân (hydrodissection).
- Rửa hút sạch chất nhân bằng máy với lực hút
400mmHg.
- Đánh bóng bao sau nếu có tình trạng vôi hóa
hoặc đục dạng màng trước bao sau
- Xé hoặc cắt bao sau 3mm đường kính
(posterior capsulorhexis) sau khi bơm viscoelastic
nặng trong những trường hợp trẻ dưới 4 tuổi. Cắt
pha lê thể trước trong 3 phút để đạt được khoang
trống pha lê thể trước trung tâm có độ dày 4mm.
Những trường hợp chấn thương hoặc bệnh lý dính
mống, đục bao sau nguyên phát, cũng được cắt bao
sau và cắt pha lê thể trước.
- Đặt IOL trong bao. Những trường hợp khó dính
cả hai bao trong chấn thương hoặc bệnh lý, đặt IOL
trong sulcus.
- Rửa sạch viscoelastic, khâu giác mạc một mũi
với chỉ nylon 10-0. Những trẻ lớn không khâu. Vùi

Máy phaco U1.

Chuyên đề Nhãn khoa

123


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
chỉ. Bơm Vancomycine pha loãng 0,05% vào tiền
phòng. Tiêm kháng sinh, kháng viêm tại chỗ.

Hậu phẫu:
Bệnh nhân được khám qua sinh hiển vi một
ngày sau mổ. Dùng thuốc nhỏ mắt dexamethasone
và diclofenac trong vòng 3 tháng. Những bệnh nhân
dưới 2 tuổi được khám lại dưới gây mê 2, 3 tháng
sau. Bệnh nhân tái khám đònh kỳ theo lòch hẹn 2
tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm.
Đánh giá kết quả được ghi nhận qua sổ theo dõi
đặt kính Acrysof, bao gồm thò lực, nhãn áp, vò trí của
IOL, sự xuất hiện của viêm dính sau, sự hiện diện
màng đục bao sau.

KẾT QUẢ
195 bệnh nhân chia làm hai nhóm: nhóm trên
4 tuổi và nhóm dưới 4 tuổi.
Nhóm dưới 4 tuổi: lực khúc xạ kính trung bình
là 23,5 ± 2,8 diopters (D) (sắp xếp từ 18.0 đến 30.0
D).
Nhóm trên 4 tuổi: lực khúc xạ kính trung bình
là 18, 5 ± 3, 2 diopters (D) (sắp xếp từ 17.0 đến 25.0
D).
Tám trường hợp không đặt kính vào trong bao
được vì đục thể thủy tinh chấn thương, VMBĐ dính
hai bao, nên phải đặt kính trong sulcus.
Kết quả thống kê này được thực hiện bằng phép
kiểm T và phép kiểm chi bình phương.
Kết quả thò lực
Lúc ra viện.

Nhóm trẻ dưới 4 tuổi được thử bằng bảng thò lực

hình hoặc bảng chữ E. Có 12 trẻ thò lực dưới 1/10 do
quá nhỏ, chúng tôi đánh giá thò lực dựa vào bố mẹ
cho biết thấy bé đưa mắt nhìn được vật ở xa và khi
chúng tôi đưa đồ vật trong tầm xa 5m, trẻ có đưa
mắt nhìn theo.
Bảng 2: Bảng kết quả thò lực lúc ra viện
Thò lực

Tuổi
≤ 4 tuổi
> 4 tuổi
Cộng

124

>5/10 –
10/10
36
67
103

1/10 –
5/10
39
29
68

< 1/10

Cộng


12
12
24

87
108
195

Tuổi

Thò lực
Tỉ lệ

Nghiên cứu Y học
>5/10 –
10/10
52,81%

1/10 –
5/10
34,87%

< 1/10

Cộng

12,3%

Theo dõi hậu phẫu 18 tháng.


Bảng 3: Bảng kết quả thò lực sau mổ 18 tháng
Thò lực
Tuổi
≤ 4 tuổi
> 4 tuổi
Cộng
Tỉ lệ

>5/10 –
10/10
34
65
99
50,76%

1/10 –
5/10
31
34
65
33,33%

< 1/10

Cộng

22
9
31

15,89%

87
108
195

Trong bảng kết quả này thò lực có thay đổi so với
kết quả khi ra viện, vì có một số trẻ đục thể thủy
tinh bẩm sinh đã lớn hơn nên có thể hợp tác trong
thử thò lực, nhưng ngược lại, có 10 trẻ bò biến chứng
đục bao sau nên số ca thò lực dưới 1/10 tăng lên. Thò
lực sau mổ của nhóm 2, vẫn không đo được 8 ca vì
bệnh nhân quá nhỏ (3 tháng tuổi đến 1 năm tuổi),
được đánh giá dựa vào khả năng của mắt nhìn đồ
vật ở xa trong vòng 5m.
Có 7 ca đục bao sau trong đục thể thủy tinh
chấn thương và bệnh lý nên tỉ lệ thò lực trên 5/10 và
dưới 5/10 của hai dạng lâm sàng này cũng giảm. 18
ca phải thử lại kính + 3,5 ± 1,2 diopters (D).
- Theo dạng lâm sàng.
Kết quả tỉ lệ thò lực được phân phối theo từng
phân loại lâm sàng. Những trường hợp đục thể thủy
tinhchấn thương, thò lực tăng hơn sau mổ. Một phần
lớn số trẻ đục thể thủy tinh bẩm sinh là trẻ lớn đã có
từ ngay sau sinh, nhưng do gia đình không có điều
kiện cho điều trò sớm nên thò lực không tăng nhiều
vì trục thò giác bò che quá lâu.
Bảng 4: Bảng kết quả thò lực theo dạng lâm sàng
Thò lực >5/10 –
10/10


1/10 –
5/10

< 1/10 Cộng

Dạng lâm sàng
Đục thể thủy tinh bẩm
54
60
12
126
sinh
(43,65%) (47,62%) (8,73%)
Đục thể thủy tinh chấn
42
6
6
54
thương
(77,47%) (11,11%) (11,11%)
Đục thể thủy tinh bệnh
7
2
6 (40%) 15

(46,66%) (13,33%)
Cộng
103
68

24

Chuyên đề Nhãn khoa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

Nghiên cứu Y học
Biến chứng

BÀN LUẬN

Những biến chứng gần như fibrin trên mống và
diện đồng tử, chỉ có 6 ca, trong đó 3 ca của đục thể
thủy tinh bẩm sinh, 2 ca của đục thể thủy tinh chấn
thương, 1 ca của đục thể thủy tinh bệnh lý. Không
có trường hợp nào biến chứng phòi mống, VMBĐ
tăng áp, xuất huyết pha lê thể, VMNN. Biến chứng
bán lệch IOL có 3 trường hợp đều xảy ra trong đục
thể thủy tinh chấn thương dính mống trước mổ và 2
bao trước sau dính với nhau, nên phải đặt trong
sulcus. Dính mống sau trước IOL trong đục thể thủy
tinh chấn thương và bệnh lý 7 trường hợp, nhưng
không ảnh hưởng trục thò giác, thò lực bệnh nhân
vẫn tốt.

Về việc lựa chọn đối tượng và phương
pháp nghiên cứu:

Bảng 5: Bảng kết quả biến chứng theo dạng lâm

sàng
Dạng Đục thể Đục thể Đục thể
lâm sàng thủy tinh thủy tinh thủy tinh Cộng
bẩm
chấn
bệnh
Biến chứng
Sinh
thương

Fibrin trên mống &
2
2
2
6
diện đồng tử
Đục bao sau
10
6
5
21
Phòi mống
0
0
0
0
Dính mống sau
2
2
3

7
Bán lệch IOL
0
2
1
3

Tỉ lệ

3,07%
10,76%
0
3,58%
1,53%

Trục thò giác trung tâm của 195 ca này là kết
quả theo dõi biến chứng đục bao sau, được sắp xếp
như sau:
Bảng 6: Bảng đánh giá trục thò giác trung tâm sau
phẫu thuật
Trục thò giác trung tâm
Trong
Mờ

Số ca
174
21

Tỉ lệ
89,24%

10,76%

Xử lý biến chứng

Một trường hợp đục bao sau đã được điều trò
laser Yag, 3 ca đã phẫu thuật cắt bao sau và cắt pha
lê thể trước. Còn lại 17 ca hiện đang theo dõi tiếp
tục vì chỉ ảnh hưởng thò lực rất ít.
Ba trường hợp bán lệch IOL, có 1 ca được xử lý chung
với cắt bao sau đục, còn 2 ca vẫn đang tiếp tục theo
dõi. Những trường hợp dính mống, sau khi chống viêm
mắt ổn đònh.

Chuyên đề Nhãn khoa

Chọn bệnh nhân

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm
hai nhóm: nhóm dưới 4 tuổi và 2 nhóm trên 4 tuổi.
Nhóm dưới 4 tuổi thích hợp cho việc sử dụng máy
đo lực khúc xạ giác mạc cầm tay vì bệnh nhân
không hợp tác, chỉ đo được lúc gây mê, sau đó mới
đo chiều dài nhãn cầu và đo độ kính cần đặt trong
nhãn cầu. Lứa tuổi dưới 2 tuổi, lực khúc xạ kính
được tính theo công thức SRK - 20% do chiều dài
nhãn cầu sẽ tăng nhanh nên phải điều chỉnh dưới
mức đo được.
Việc lựa chọn rộng rãi ba hình thái lâm sàng đục
thể thủy tinh trẻ em giúp đánh giá được tác dụng
của việc sử dụng máy phaco và đặt kính Acrysof, và

để phù hợp với đối chiếu kết quả trong nghiên cứu
đặt kính cứng năm 1997. Nhưng với nhiều hình thái
lâm sàng nghiên cứu sẽ khó đánh giá được kết quả
cụ thể cho từng kỹ thuật mổ và phân tích kết quả
biến chứng rõ ràng, cho nên chúng tôi sẽ đề cập
đến kỹ thuật mổ và biến chứng đục bao sau thể thủy
tinh trong một nghiên cứu khác cho riêng đối tượng
đục thể thủy tinh bẩm sinh từ 2 đến 6 tuổi.
Lựa chọn kính nội nhãn

Vì sao chúng tôi chọn kính nội nhãn Acrysof ?
Trong phân tích của tác giả Prin Rojanapongpu Thái
Lan năm 2000 cũng đã cho thấy sự khác biệt giữa sử
dụng kính cứng PMMA và các loại kính mềm gấp
được, biến chứng đục bao sau khi sử dụng kính cứng
là 34,89%, trong khi sử dụng kính mềm tỉ lệ biến
chứng này thấp hơn (16%). Tác giả Vasavada 1997
cũng đã phân tích như trên và nói lên được sự hữu
ích của kính mềm trong giảm tỉ lệ biến chứng đục
bao sau và các biến chứng khác trong đó có giảm tỉ
lệ fibrin trên IOL. Dựa vào đặc tính của các loại kính
mềm như silicone, hydrogen và acrylic, chúng tôi
nhận thấy acrylic cùng có nguồn gốc gia đình với
PMMA, ít gây phản ứng viêm sau mổ, rất phù hợp
cho trẻ em dễ có tình trạng fibrin xuất hiện ngay khi
phẫu thuật và sau phẫu thuật. Đồng thời, Acrysof có

125



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003
độ hấp phụ nước dưới 1%, chỉ số khúc xạ 1,55, và có
khả năng sinh học cao. Với những ưu điểm về loại
hình, kiểu dáng và chất liệu của Acrysof, chúng tôi
đã chọn sử dụng đặt kính này trong nội nhãn.
Lựa chọn phương pháp phẫu thuật

Chúng tôi chọn phương pháp phẫu thuật sử
dụng đường mổ nhỏ 3,2mm, sử dụng máy phaco
rửa hút chất nhân, có hoặc không xé bao sau và cắt
pha lê thể trước, đặt kính Acrysof trong bao. Đây là
phương tối ưu mà nhiều tác giả trên thế giới đề cập
tới trong điều trò đục thể thủy tinh trẻ em cho đến
hiện nay. Và qua kết quả đã báo cáo trên, chúng tôi
nhận thấy tỉ lệ biến chứng có giảm sau mổ so với
năm 1997 chúng tôi đã báo cáo khi sử dụng kính
cứng, nhất là tỉ lệ fibrin trên mống và IOL giảm rõ
rệt chỉ có 3,07%. Trước đây, sử dụng kim Simco để
rửa hút chất nhân, sau mổ chúng tôi nhận thấy
fibrine rất nhiều trên diện đồng tử và nhiều sắc tố
trên IOL (71%), bệnh nhân phải tăng ngày điều trò
và phải sử dụng kháng viêm celestene tại chỗ vài
ngày, có những trường hợp bán lệch IOL vì đặt trong
sulcus hoặc haptic nửa trong nửa ngoài. Sử dụng
máy phaco chúng tôi đạt được nhiều lợi điểm về
ngày điều trò vì ít biến chứng viêm xuất tiết dòch.
Tuy nhiên, về tỉ lệ biến chứng đục bao sau, chúng
tôi sẽ bàn trong pbần biến chứng dưới đây.
Đánh giá kết quả
Về thò lực


- Ở nhóm dưới 4 tuổi, đánh giá thò lực tương đối
khó, nhưng chúng tôi cũng nhận đònh một số điểm
sau:
+ Trẻ dưới 2 tuổi, thò lực được đánh giá qua khả
năng nhìn của trẻ với đồ vật trong vòng 5m, và trẻ
từ 2-4 tuổi, qua bảng thò lực hình cho kết quả thò lực
> 5/10 - 10/10 đạt tỉ lệ 43,65%% và thò lực 1/10 –
5/10 là 47,63%. Điều này nói lên vấn đề cần phải đặt
kính sớm cho trẻ lứa tuổi này và cần chọn phương
pháp phẫu thuật rửa hút nhân có kết hợp xé hoặc
cắt bao sau và cắt pha lê thể trước để tránh đục bao
sau.
+ Với máy đo lực khúc xạ giác mạc cầm tay,
chúng tôi đã đo được độ kính cần đặt cho trẻ, nên tỉ

126

Nghiên cứu Y học

lệ thò lực đạt được này cũng tăng hơn. Năm 1997,
chúng tôi chỉ chọn có 11 ca để đặt kính, nhưng
trong nghiên cứu lần này chúng tôi đã chọn 87 ca.
Kết quả thò lực tăng cao ở cả hai nhóm (52,81%) so
với kết quả đặt kính cứng năm 1997 (21,19%) là một
kết quả đáng khích lệ, cho thấy việc sử dụng máy
phaco và đặt kính Acrysof hữu ích hơn.
Bảng 7: Bảng đối chiếu kết quả thò lực của sử dụng
kính cứng và kính Acrysof
Dạng lâm Đục thể thủy Đục thể thủy Đục thể thủy

sàng tinh bẩm sinh tinh chấn
tinh bệnh lý
Năm
thương
1997
13,33% > 36,5% > 5/10
0% >5/10
5/10
2002
43,65% >5/10
77,77%
46,66% > 5/10
>5/10

Về biến chứng

- Theo dõi hậu phẫu 18 tháng, với cả hai nhóm
chúng tôi thấy tỉ lệ đục bao sau là 10,76% (21/195
ca), cao hơn tỉ lệ của tác giả Samuel báo cáo 1999 là
5,6%, và của tác giả Vasavada 2000 là 0% có kết hợp
xé bao sau và cắt pha lê trước. Với tỉ lệ đục bao sau
này cũng là điều đáng quan tâm cho chúng tôi tiếp
tục đi sâu vào nghiên cứu đặt kính Acrysof cho lứa
tuổi dưới 6 tuổi.
- Đối chiếu với kết quả đặt kính cứng 1997,
chúng tôi nhận thấy biến chứng ít hơn rất nhiều, tỉ
lệ fibrin trên mống và trước IOL chỉ có 3,07%, bán
lệch IOL 1,53%, không trường hợp nào viêm màng
bồ đào, viêm mủ nội nhãn, xuất huyết pha lê thể,
bong võng mạc.

Đối chiếu kết quả với các tác giả khác
Bảng 7: Bảng đối chiếu kết quả với các tác giả
khác
Trục thò giác trung tâm

mờ

Tác giả
Vasavada = PCCC +
Vitrectomy + Acrysof (2000)
Gimbel = PCCC + cài optic
Samuel = PCCC + vitrectomy +
Acrysof
Khoa Nhi TTMắt TP. HCM
PhacoA + Acrysof

100%

0

100%

0

94,4%

5,6%

89,3%


10,76%

Chuyên đề Nhãn khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 7 * Phụ bản của Số 1 * 2003

Các tác giả lựa chọn phương pháp phẫu thuật
khác nhau, nhưng kết quả đạt được trục thò giác
trung tâm rất tốt. Mặc dù việc lựa chọn đối tượng
ngiên cứu của chúng tôi có nhiều thể loại lâm sàng
hơn, nhưng kết quả trục thò giác trung tâm 195 ca
của chúng tôi cũng tương đối cao. Như vậy, dù với
hình thái lâm sàng nào nhưng điều kiện phương
tiện sử dụng đáp ứng tốt tình trạng sinh học của
mắt thì kết quả vẫn tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

2

3

KẾT LUẬN
Hiện nay, với nhiều kỹ thuật hiện đại được ứng
dụng trong điều trò đục thể thủy tinh ở trẻ em, nhất
là là đối với trẻ đục thể thủy tinh bẩm sinh, và vấn

đề đặt kính thể thủy tinh nhân tạo loại nào vẫn còn
đang trong vòng nghiên cứu. Nhưng qua nhiều báo
cáo của nhiều tác giả về việc sử dụng kính Acrysof
với những tính chất ưu việt của nó, chúng tôi đã
tiến hành sử dụng máy phaco và đặt kính này cho
195 ca đục thể thủy tinh ở trẻ em với cả ba thể loại
lâm sàng: bẩm sinh, chấn thương và bệnh lý.
Với kết quả thò lực trên 5/10 là 52,81%, và các
biến chứng đã giảm rõ rệt so với báo cáo đặt kính
cứng năm 1997 của chúng tôi là một kết quả đáng
khích lệ. Tuy nhiên với tỉ lệ đục bao sau không thay
đổi so với trước đây và vẫn còn cao hơn của các tác
giả trên thế giới, chúng tôi sẽ tiếp tục đi sâu vào
nghiên cứu này để mong rằng sẽ giảm được tỉ lệ đục
bao sau trong thời gian tới. Đây là báo cáo bước đầu
trong nghiên cứu này để đánh giá kết quả của việc
sử dụng máy phaco và đặt kính Acrysof ở trẻ em.

Chuyên đề Nhãn khoa

4

5
6

7

8

9


10

Surendra B, MuraliK. A, Madhukar K.R, Padmaja P.,
Sreelakshmi RS, Gupta TJ. Naduvilath. Heparinsurface-modified intraocular lenses in pediatric cataract
surgery: Prospective randomized study. J Cataract
Refract Surg 1999, 26: 782 –787.
Surendra B, Uma R, Satish G:. Results of a prospective
evaluation of three methods of management of
pediatric cataracts. Ophthalmology, vol 103, number 5,
May 1996, 713-719
Sinad F, O’ Keefe M. Primary posterior capsulorhexis
without anterior vitrectomy in pediatric cataract
surgery: Long term outcome. J Cataract Refract Surg
1999, 26: 763 - 767.
Stephen S. Lane- Evan A. Ballard- Terese A. Flom.
The use of Acrysof intraocular lenses in pediatric
cataract surgery. Pediatric Ophthalmology, 1998.
Leslie B.S. Bilateral IOLs an alternative in neonate
with few options. Pediatric Ophthalmology, 1998.
Masket S, Lane SS.- Rosenbaum A.L. Shor term
experience and results with acrylic IOLs for pediatric
implant surgery. Symposium on cataract, IOL and
Refractive surgery, April 1997.
Abhay Vasavada- Jagruti Desai. Primary posterior
capsulorhexis with and without anterior vitrectomy in
congenital cataracts. J Cataract refract Surg, vol 23
1997, 645 – 651.
Abhay R. Vasavada- Rupal H. Trivedi. Role of optic
capture in congenital cataract and intraocular lens

surgery in children. J Cataract refract Surg, vol 26,
June 2000, 824 –831.
Weindler J., Amiri R., Failer NJ., Schäferhoff N.,
Reuscher A.. Foldable acrygel or acrylic intraocular
lens for combined cataract and vitreoretinal surgery.
98th Annual Meeting DOG 2000.
Phạm Thò Chi Lan- Lê Đỗ Thùy Lan- Lê Thanh XuyênNguyễn Thò Thúy Lan. Nhận xét sơ bộ 114 trường hợp
đặt implant ở trẻ con. Bản tin nhãn khoa số 5,1997, 17.

127



×