Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm hội chứng thận hư ở người trưởng thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.21 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 24, 2004

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM
HỘI CHỨNG THẬN HƯ Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
Lê Văn An, Lê Hoài An, Nguyễn Tất Bình
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
   Hội chứng thận hư  (HCTH) là một biểu hiện của viêm cầu thận mạn tính,  
bệnh được ghi nhận qua Y văn từ  những năm 1905 do Muller với thuật ngữ  “thận  
hư” và thận hư  nhiễm mỡ  được Munk (1913) chính thức đưa ra để  chỉ  một tập  
chứng gồm: phù, protein niệu, giảm protein và tăng lipid máu kèm thận nhiễm mỡ.  
Bệnh diễn tiến kéo dài với các đợt tái phát nhiều khi điều trị rất khó khăn [1], [2].
  Tuy nhiên, nghiên cứu một cách có hệ  thống về  đặc điểm lâm sàng và xét 
nghiệm cũng như  mối liên quan giữa các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm ở  bệnh 
nhân bị  HCTH  ở  người lớn chúng tôi chưa thấy được đề  cập nhiều. Xuất phát từ 
những lí do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
 ”Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm ở bệnh nhân bị HCTH tại 
Bệnh viện Trung ương Huế ” nhằm:
1. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm,
2. Khảo sát mối liên quan giữa các biến đổi sinh học và các triệu chứng lâm  
sàng ở HCTH.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.  Đối tượng:
Chọn 50 bệnh nhân HCTH tuổi từ 16 trở lên nhập viện từ  tháng 10/1998 đến 
tháng 9/2001, tại Khoa Nội thận Bệnh viện TƯ Huế. Chẩn đoán hội chứng thận hư 
theo tiêu chuẩn của Đặng Văn Chung.
Tiêu chuẩn loại trừ: rối loạn nội tiết, tăng huyết áp, các trường hợp suy thận,  
suy gan, ứ mật, sử dụng hormon ngừa thai, luput ban đỏ, vảy nến, những trường hợp 
đang sử dụng Prednisolon hay thuốc ức chế miễn dịch khi nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:


Phối hợp giữa phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô tả.
Mỗi bệnh nhân có 1 protocol với những yêu cầu cụ thể.
2.2.1. Lâm sàng:

9


Đánh giá qua: trọng lượng, phù, lượng nước tiểu, huyết áp, đốt nước tiểu,  
tình trạng đau bụng, thời gian bị  bệnh cũng như  các rối loạn khác khi xuất hiện  ở 
nhóm nghiên cứu.
2.2.2. Cận lâm sàng:
Các xét nghiệm như bilan protid, bilan lipid, công thức máu, fibrinogen, tốc độ 
lắng máu, Ure máu, Creatinin máu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phần tổng quát:
3.1.1. Tuổi và giới.
50 bệnh nhân nghiên cứu trong đó nam 34 (68%), nữ 16 (32%).
Bảng 1: Số lượng bệnh nhân theo giới và tuổi
           Tuổi
Giới
Nam
Nữ
Tổng cộng

16 ­ 19

20 ­ 29

30 ­ 39


40 ­ 49

50 ­ 59

6
3
9

16
7
23

5
2
7

4
2
6

2
1
3

 60

Tổng cộng

1
1

2

34
16
50

Tuổi trung bình: 27,13   9,5 tuổi nhỏ nhất là16, lớn nhất là 65.
Nam giới thường gặp nhiều hơn nữ giới, tỷ lệ 2:1.
3.1.2. Thời gian bị bệnh.
Bảng 2: Thời gian bị bệnh cho đến khi vào viện

Thời gian
Số lượng
Tỷ lệ %

< 1 tháng
12
24

1 ­ 5 tháng
23
46

6 ­ 12 tháng
12
24

> 12 tháng
3
6


Thời gian mắc bệnh < 5 tháng là 35 trường hợp chiếm 70% (p < 0,01).
3.2. Đặc điểm lâm sàng:
3.2.1. Cân nặng.
Bảng 3: Cân nặng của nhóm nghiên cứu

Tăng cân (kg)
Số lượng
Tỷ lệ  %

< 5
13
23

5 ­ 10
30
60

> 10
7
14

Tăng 5 ­ 10 kg có 30 bệnh nhân chiếm 60% (p < 0,01).

3.2.2. Lượng nước tiểu khi vào viện.
Bảng 4: Số lượng nước tiểu của nhóm nghiên cứu

Nước tiểu (ml)

< 100


100 ­ 500
10

> 500


Số lượng

2

19

29

Tỷ lệ %

4

38

58

Nước tiểu trung bình: 710   337 ml/24h, trong đó có 2 trường hợp nước tiểu 
<100 ml.
3.2.3. Các biểu hiện khác.
Bảng 5: Các biểu hiện thường gặp trên lâm sàng

Biểu hiện


Đau bụng

Rối loạn điện 
giải

Nhiễm trùng

Số lượng

9

2

6

Tỷ lệ (%)

18

4

12

Đau bụng chiếm 18%, sau đó đến nhiễm trùng chiếm 12%
3.3. Cận lâm sàng:
3.3.1. Xét nghiệm máu:
3.3.1.1 Protid máu:
Bảng 6: Nồng độ protid máu

Protid máu (gam/l)


> 60

40­60

< 40

Số lượng

0

23

27

Tỷ lệ (%)

0

46

54

Trung bình: 41,5     7,2 g/l, cao nhất 59 g/l và thấp nhất 27 g/l (có 4 trường 
hợp nồng độ protein niệu bằng nồng độ protid máu)
3.3.1.2. Albumin máu.
Bảng 7: Nồng độ Albumin máu

Albumin (gam/l)


> 20

10 ­ 20

< 10

Số lượng

0

21

29

Tỷ lệ (%)

0

42

58

Nồng độ trung bình: 9,1   2,6 g/l.
3.3.1.3. Bilan lipid máu.
Bảng 8: Nồng độ lipid máu theo phân loại công ước Châu Âu tháng 4/1993
11


Nồng độ 
lipid 

mmol/l

n
%

CT

n

TG
HDL
LDL

Chấp 
nhận

Giới hạn

Nguy cơ

0

0

50

%

0


0

100

n

2

5

33

%

4

10

86

n

14

15

21

%


28

30

42

n

0

0

50

%

0

0

100

Trung bình
        
18,4   7,1
5,15   2,5
1,12   0,5
13,3   6,1

Mức nguy cơ ghi nhận: CT và LDL là 100%, TG là 86% còn HDL là 42%.

3.3.1.4. Công thức máu.
Bảng 9: Kết quả biến đổi công thức máu

14%.

CTM

Thay đổi

Bình thường

Tỷ lệ %

HC

7

33

14

BC

21

29

42

TC


16

34

32

Bạch cầu tăng chiếm 42%, tiểu cầu tăng chiếm 32% còn hồng cầu giảm chiếm  
3.3.1.5. Fibrinogen.
Bảng 10: Nồng độ fibrinogen của nhóm nghiên cứu

                                       Số lượng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

4

8

9,8 ­ 30

25

50

> 30

21


42

Fibrinogen ( mol/l)
< 9,8

92% (46 bệnh nhân) có tăng Fibrinogen máu và tăng trên 30  mol/l có 42%.
3.3.1.6. Điện giải của nhóm nghiên cứu
Bảng 11: Biến đổi về điện giải của nhóm nghiên cứu

12


Điện giải 
đồ
Na
K+
Ca++
+

Bình thường

Thấp

n                    %
0                     0
46                   92
4                    8

n                     %

50                100
4                     8
46                  92

Na+  máu giảm 100% và Ca++    78%, trong khi đó K+  hầu như  trong giới hạn 
bình thường.
3.3.1.7. Tốc độ lắng máu.
100% trường hợp VS tăng, trung bình giờ  đầu: 76,3     19 mm, giờ  thứ  2: 
86,7  17 mm
3.3.2. Xét nghiệm Protein niệu.
Bảng 12: Nồng độ protein niệu

Gam/24h
3,5­5
5­10
>10

Số lượng
8
20
22

Tỷ lệ (%)
16
40
44

Nồng độ trung bình 10,08   5,8g/24h. Cao nhất 24g/24h và thấp nhất 4g/24h.
4. BÀN LUẬN
Theo Lê Nam Trà, Trần Văn Sáng, Munk, Parjon. P v.v nghiên cứu và cho thấy 

rằng trong hội chứng thận hư  thường gặp  ở  tuổi trẻ, nam bị nhiều hơn nữ và các  
biến đổi về lâm sàng và sinh học chủ yếu là do mất protein qua nước tiểu. Hầu hết  
bệnh nhân bị hội chứng thận hư đều có phù, tiểu ít, giảm protid và albumin máu, tăng  
lipid máu và một số  vấn đề  khác cũng được ghi nhận như  nhiễm trùng, tắc mạch, 
suy dưỡng [3], [4], [5].
Ở  nhóm nghiên cứu của chúng tôi với phương pháp chọn bệnh như  trên cho 
thấy 100% bệnh nhân đều có phù, một số  trường hợp phù cả  thanh mạc. Kèm với  
phù chúng tôi cũng thấy hầu hết bệnh nhân đều có thiểu niệu, có 2 trường hợp vô 
niệu nước tiểu <100ml/24h. Các trường hợp này chúng tôi đốt nước tiểu đều thấy  
đục vón lại.
Hầu hết bệnh nhân khi bị  bệnh đều tăng cân chủ  yếu tăng từ  5 đến 10 kg 
(60%). Trong 1 đến 2 tuần đầu chúng tôi ghi nhận được 18% bệnh nhân có cơn đau  
bụng cấp, chủ yếu đau vùng quanh rốn, cơn đau rất cấp tính kéo dài khoảng 30 phút 
cho đến vài giờ thì tự hết, mặc dù không có xử lý gì hoặc chỉ dùng những thuốc giảm  
đau thông thường và 16% trường hợp có tình trạng nhiễm trùng chủ yếu là ngoài da 
và tiết niệu.

13


Bảng 1 cho thấy tuổi mắc bệnh thường gặp dưới 30 tuổi, tuổi trung bình  
27,13   9,5. Nam giới thường bị  bệnh nhiều hơn nữ (2:1), tỷ lệ này cũng phù hợp  
với các tài liệu của các tác giả khác đã nghiên cứu.
100% bệnh nhân có protid và albumin giảm. Trong đó albumin rất thấp nhiều 
trường hợp chỉ có 5 đến 6 g/l. Trong khi đó vấn đề rối loạn lipid máu rất cao, 100%  
các trường hợp CT và LDL ở mức nguy cơ cao còn TG 86% và HDL 42%. Như vậy 
protid và albumin máu càng thấp thì rối loạn lipid máu càng cao, điều này cũng phù  
hợp với các tác giả đã nghiên cứu. Bên cạnh đó fibrinogen máu cũng tăng ở hầu hết  
các   bệnh   nhân   chiếm   92%   có   trường   hợp   tăng   trên   50   mol/l.   Cùng   với   tăng 
fibrinogen chúng tôi cũng nhận thấy tiểu cầu cũng tăng  ở các bệnh nhân này nhất là 

các trường hợp giảm nhiều albumin máu, riêng hồng cầu chúng tôi gặp 14% giảm có  
tính chất thiếu máu nhẹ, còn bạch cầu tăng cao trong một số  trường hợp có nhiễm 
trùng, tuy nhiên một số trường hợp bạch cầu cũng tăng cao mặc dù chúng tôi không 
thấy có nhiễm trùng trên lâm sàng.
Bảng 11 cho thấy giảm natri máu chiếm 100% và canxi 92% trường hợp, sự 
rối loạn này xảy ra  ở  bệnh nhân phù nhiều và có chế  độ  ăn uống kiêng khem dài  
ngày.
Xét nghiệm nước tiểu cho thấy protein niệu đều tăng trên 3,5 g/24h và khi đốt 
nước tiểu càng đục thì nồng độ protein trong nước tiểu càng cao, một số trường hợp  
chúng tôi ghi nhận nồng độ protein trong máu và trong nước tiểu bằng nhau.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm ở bệnh nhân bị bệnh hội 
chứng thận hư, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau.
1. Về đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm.
­ Tuổi mắc bệnh trung bình 27,13   9,5 trong đó nam mắc bệnh nhiều hơn nữ 
2:1.
­ Các đặc điểm về  phù, tăng cân, thiểu niệu và đốt nước tiểu đục chiếm  
100% trường hợp. Một số  dấu chứng khác cũng được gặp như  cơn đau bụng cấp,  
nhiễm trùng.
­ 100% bệnh nhân có rối loạn về lipid máu trong đó tăng CT và LDL  ở  mức  
nguy cơ ghi nhận 100% trường hợp.
­ 100% trường hợp có rối loạn điện giải.
­ Fibrinogen tăng cao chiếm 92% bệnh nhân.
­ Bạch cầu tăng 42%, tiểu cầu tăng 32% và có thiếu máu nhẹ chiếm 14%.
2. Về mối liên quan giữa lâm sàng và xét nghiệm.
­ Những trường hợp càng phù nhiều thì xét nghiệm protein và albumin máu 
càng thấp.
­ Đốt nước tiểu càng đục thì nồng độ protein trong nước tiểu càng cao.
14



­ Cơn  đau bụng cấp trên lâm  sàng thường xảy ra  ở  những bệnh nhân có 
albumin máu thấp, tăng lipid máu, tăng fibrinogen và tăng tiểu cầu, vì vậy, phải chăng 
cơn đau bụng cấp có liên quan đến tình trạng tắc mạch? Vấn đề  này chúng tôi sẽ 
tiếp tục nghiên cứu thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3.

Lê Nam Trà.  Hội chứng thận hư  tiên phát  ở  trẻ  em, Tạp chí Y học thực hành 
(1996) 15 ­ 20.

4.

Trần Đình Long, Nguyễn Văn Sáng. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và sinh học qua  
52 trường hợp hội chứng thận hư tiên phát thể kháng corticoid ở trẻ em . Tạp chí 
Y học thực hành (1992) 27 ­ 29

5.

Monique   G.   De   Sain­van   der   Velden;   George   A.   Kaysen;   Hugh   A.   Barrett: 
Increased VLDL in nephrotic patients results from a decreased catabolism white  
increased   LDL   results   from   increased   synthesis.   Kidney   International,   vol.   53. 
(1998) 994 ­ 1000.

6.

Barjon ­ P.  Syndrome Néphrotique. Néphrologie (1991) 287 ­ 305.

7.


Bruno Moulin, Jaeques Ollier; Michel olmer.  Les perturbations du metabolisme  
lipidique   au   cours   du   syndrome   néphrotique:   physiopathologie   et   traitement, 
Néphrologie (1992)193 ­ 199.

TÓM TẮT
Qua nghiên cứu 50 bệnh nhân hội chứng thận hư, với mục đích tìm hiểu đặc điểm  
lâm sàng và xét nghiệm cũng như  mối liên quan giũa các biến đổi sinh học và các triệu  
chứng lâm sàng ở bệnh nhân hội chứng thận hư. Kết quả cho thấy:
1.

Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm.

­ Tuổi mắc bệnh trung bình 27,13  9, nam nhiều hơn nữ 2:1
­ 100% trường hợp phù, tăng cân, thiểu niệu và đốt nước tiểu đục.
­ 100% lipid máu tăng, fibrinogen tăng chiếm 92%.
­ 100% trường hợp có rối loạn điện giải.
­ Bạch cầu tăng 42%, tiểu cầu tăng 32% và có thiếu máu nhẹ 14%.
2.

Mối liên quan giữa lâm sàng và xét nghiệm.

­ Phù càng nhiều thì xét nghiệm Protein và Albumin máu càng thấp
­ Đốt nước tiểu càng đục thì nồng độ protein niệu càng cao.

15


CLINICAL SYMPTOMS, LABORATORY TESTS IN ADULT NEPHROSIS
Le Van An, Le Hoai An, Nguyen Tat Binh
College of Medicine, Hue University


SUMMARY
The research was done on 50 patients with nephrosis, the purpose of which is to study  
not   only   the  clinical   symptoms   and   the  laboratory   tests,   but   also   the   relation   between   the  
clinical symptoms and the biochemical change in the patients with nephrosis. The results of the  
research are as follows:
1. Clinical symptoms and laboratory tests:
­ Average age: 27.13 9, male::female= 2:1
­ 100% of cases with edema, obesity, oliguri, and protein positive in the urine.
­ 100% of cases with increase of lipid in the blood, and 92%: increase of fibrinogen
­ 100% of cases with electrolyte abnormalities.
­ Increase of leukocytes: 42%, increase of platelets: 32%, and of anemia: 13%
2. The relation between the clinical symptoms and laboratory tests:
­ The serious the edema, the lower the level of albumin.
If urine is not clear when burnt, proteinuria is higher

16



×