Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cắt thần kinh tạng qua soi lồng ngực điều trị đau do ung thư tụy giai đoạn cuối và viêm tụy mạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.87 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004

Nghiên cứu Y học

CẮT THẦN KINH TẠNG QUA SOI LỒNG NGỰC ĐIỀU TRỊ ĐAU
DO UNG THƯ TỤY GIAI ĐOẠN CUỐI VÀ VIÊM TỤY MẠN
Nguyễn Tấn Cường**, Lê Trường Chiến*, Bùi An Thọ*, Đoàn Tiến Mỹ*õ,Nguyễn Tường Khoa*, Hồ Sỹ Minh*, Đỗ Hoàng Liệt*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đau là triệu chứng khổ sở nhất mà bệnh nhân ung thư tụy và viêm tụy mạn phải chòu đựng.
Chỉ 15% ung thư tụy có thể phẫu thuật triệt để, số còn lại cần được điều trò giảm đau bằng nhiều phương tiện,
kễ cả thuốc giảm đau họ thuốc phiện. Cắt thần kinh tạng qua soi lồng ngực là một phẫu thuật vừa được áp
dụng trong hơn một thập niên để cắt cơn đau. Chúng tôi giới thiệu phương pháp này với các kết quả trước mắt
mà chúng tôi vừa áp dụng tại Khoa Ngoại Gan- Mật - Tụy BV Chợ Rẫy trong thời gian gần đây, có so sánh với
số bệnh nhân phong bế thần kinh tạng bằng cồn 90 o trong khi mổ bụng Phương pháp:Từ tháng 12-2003 đến
tháng 8-2004, 23 bệnh nhân (14 nam, 9 nữ) có tuổi trung bình 54,82 (từ 31-73) đau bụng nhiều do ung thư tụy
không cắt được hoặc do viêm tụy mạn đã được chia thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất gồm 19 bệnh nhân được
mổ tạm bợ (nối vò- tràng, nối mật- ruột v.v) kèm theo phong bế thần kinh tạng bằng cồn 90 o; nhóm thứ hai
gồm 6 bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn chót (4 trường hợp) và viêm tụy mạn (2 trường hợp) được cắt thần
kinh tạng lớn và tạng bé qua nội soi lồng ngực hai bên. Tất cả bệnh nhân đều phải dùng thuốc giảm đau
thường xuyên trước mổ và không thể sinh hoạt bình thường được. Đánh giá mức độ đau chủ quan của bệnh
nhân được dựa trên thang điểm đau quan sát (VAS: Visual Analogue scale). Ghi nhận các tai biến và tử vong
liên quan đến phẫu thuật, thời gian mổ, và thời gian nằm viện.
Kết quả: Tất cả 6 trường hợp soi lồng ngực đều thành công, không có tai biến trong mổ liên quan đến
phẫu thuật. Thời gian mổ trung bình là 167,5 ± 22 phút (từ 120-225). Mức độ đau trung bình của bệnh nhân
trước mổ là 8,3 (từ 6-10). Sau mổ, lượng thuốc giảm đau sử dụng giảm đi hoặc ngưng hẳn. Tuy nhiên có 1
trường hợp vẫn cảm thấy đau dọc khoảng gian sườn sau mổ 1 tháng, mặc dù đã hết đau bụng. Giảm đau hoàn
toàn được duy trì cho đến lúc tử vong (sau 6 tuần) ở 1 bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối. Có 1 trường hợp
tràn dòch màng phổi lượng dòch ít không cần phải dẫn lưu màng phổi, 2 trường hợp phải dẫn lưu khí màng
phổi một bên, 1 trường hợp thủng loét tá tràng phải mở bụng khâu lỗ thủng sau mổ nội soi 4 ngày. Thời gian
nằm viện sau mổ trung bình là 6,1 ngày (2-11 ngày). Trong nhóm mổ bụng kèm theo phong bế thần kinh


tạng, sau mổ 1 tuần, có 4 trường hợp vẫn không giảm đau; 15/19 (78,9%) giảm đau rõ rệt so với trước mổ, tuy
nhiên thời gian giảm đau không kéo dài (trung bình 6,5 tuần). Chỉ có 1 trường hợp giảm đau đến 6 tháng và
hiện còn được theo dõi tiếp. Đáng lưu ý là trong số này có hai trường hợp viêm tụy mạn chỉ giảm đau được 2
tháng và 4 tháng sau mổ, sau đó phải chuyển sang cắt thần kinh tạng qua nội soi lồng ngực mới hết đau.
Kết luận: Cắt thần kinh tạng qua soi lồng ngực an toàn và có hiệu quả giảm đau rõ rệt trên các bệnh
nhân ung thư tụy giai đoạn cuối và viêm tụy mạn. Phẫu thuật này giúp bệnh nhân ngưng được thuốc giảm
đau, tránh được các tác dụng phụ của thuốc, cho phép bệnh nhân sinh hoạt tương đối bình thường vào những
ngày cuối đời. Hiệu quả giảm đau này là quan trọng vì tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn
cuối rất ngắn. Chúng tôi đang theo dõi thời gian giảm đau sau mổ của các bệnh nhân viêm tụy mạn tính.

* Bệnh viện Chợ Rẫy
** Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy

141


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004

SUMMARY
THORACOSCOPIC SPLANCHNICECTOMY FOR PAIN RELIEF IN END-STAGED
PANCREATIC CANCER AND CHRONIC PANCREATITIS
Nguyen Tan Cuong, Le Truong Chien, Bui An Tho, Đoan Tien My, Nguyen Tuong Khoa, Ho Sy Minh,
Do Hoang Liet * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 * Supplement of No 3 * 2004: 140 – 146

Background: Intractable pain is the most distressing symptom in patients suffering from unresectable
pancreatic carcinoma and chronic pancreatitis.. Fewer than 15% of patients are found to have resectable

disease at the time of diagnosis, the rest have to maintain different methods for pain control, including the use
of narcotic analgesics. Thoracoscopic splanchnicectomy is an emerging method in the past decade for pain
control. We would like to present this new method that has been implemented in our department of Hepatobiliary & Pancreatology disease at Cho Ray hospital, with the comparison to a group of surgical palliative
bypass and chemical splanchnic nerve block.
Methods: Between December 2003 and August 2004, 23 patients (14 men and 9 women) with a mean
age of 54,82 years (range, 31–73) suffering from intractable pain due to unresectable carcinoma of the
pancreas or chronic pancreatitis were divided into two groups: the first group (19 patients) underwent
palliative surgical bypass (biliary bypass and/or gastric bypass) and splanchnic nerve block; the second group
(4 patients with advanced pancreatic cancer, 2 patients with chronic pancreatitis) underwent bilateral
thoracoscopic splanchnicectomy. All patients were analgesic-dependent and unable to perform normal daily
activities. Subjective evaluation of pain was measured before and after the procedure by a visual analogue
score. The following parameters were also evaluated: procedure-related morbidity and mortality, operative
time, and length of hospital stay.
Results: All 6 procedures were completed thoracoscopically, and no intraoperative complications
occurred. The mean operative time was 167,5 ± 22 min (range 120-225 min). The median value of
preoperative pain intensityreported by patients on a visual analogue score was 8.3 (range, 6–10).
Postoperatively, pain was totally relieved in all patients, as measured by reduced analgesic use. However, one
patient experienced intercostal pain after bilateral procedures, even though their abdominal pain had
disappeared. Complete pain relief until death was achieved in one patient with advanced pancreatic cancer (6
weeks after operation). Morbidity consisted of pleural effusion in one patient not necessary to place a chest
tube and residual pneumothorax in 2 patients which necessitate chest tube drainage, another patient had
duodenal ulcer perforation required a surgical suture of the perforation 4 days after thoracoscopic
splanchnicectomy. The mean hospital stay was 6.1 days (range, 2–11). In the palliative surgical bypass and
splanchnic nerve block group, 4/19 patients still persisted pain 1 week after operation, 15/19 had remarkable
pain relief during 6.5 weeks after operation, in which only one patients still had remarkable pain relief after 6
months. Among this group, 2 patients with chronic pancreatitis still persisted pain 2 months and 7 months after
surgical bypass and splanchnic nerve block had transfered to thoracoscopic splanchnictomy for pain relief.
Conclusions: We found thoracoscopic splanchnicectomy to be a safe and effective procedure of treating
malignant and benign intractable pancreatic pain. It eliminates the need for progressive doses of analgesics,
with their side effects, and allows recovery of daily activity. The efficacy of this procedure is of major

importance since life expectancy in these patients is very short. Duration of pain relief in chronic pancreatitis
patients are still observed

142


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật cắt bỏ u vẫn là phương pháp điều
trò được lựa chọn ở những bệnh nhân ung thư tụy.
Thật không may, dưới 20% bệnh nhân ung thư tụy
cắt được lúc chẩn đoán. Đau trầm trọng là triệu
chứng bệnh nhân than phiền nhiều nhất(13). Đối
với ung thư tụy tiến triển, những phương pháp can
thiệp tạm thời làm giảm triệu chứng lâm sàng
càng ít làm cho bệnh nhân khó chòu càng tốt.
Những phương pháp khác nhau được gợi ý để kiểm
soát đau từ việc dùng thuốc giảm đau gây nghiện
đến phong bế thần kinh tạng hoặc mổ bụng. Điều
trò bằng thuốc thường không hiệu quả và nghiện
thuốc là vấn đề thường thấy, gây phiền hà cho đời
sống bệnh nhân
Mở bụng để cắt dây thần kinh tạng, cắt hạch
thân tạng hoặc cắt hạch mạc treo tràng trên và mở
ngực để cắt các nhánh hậu hạch của dây thần kinh
tạng là các phương cách mổ kinh điển để giảm đau ở
những trường hợp ung thư tụy không cắt được. Tuy
nhiên các phương cách điều trò này có nhiều biến
chứng và kết quả giảm đau không bền vững. Mặc dù

phong bế thần kinh qua da thì ít xâm phạm hơn phẫu
thuật nhưng kết quả lại không chắc chắn và không
phải không có biến chứng và nguy cơ riêng. Gần đây
cắt thần kinh tạng qua nội soi lồng ngực
(thoracoscopic splanchnicectomy) được đề xướng
như là phương pháp điều trò ít xâm hại và cải thiện
chất lượng sống của bệnh nhân trong những ngày
cuối đời(1,10,22)

ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Từ giữa tháng 12 /2003 đến tháng 8 /2004, 6
bệnh nhân (5 nam, 1 nữ) tuổi trung bình là 54,82
(từ 31 đến 73) đã được mổ cắt thần kinh tạng qua
nội soi lồng ngực 2 bên. Bốn trường hợp đã chòu
những cơn đau trầm trọng do ung thư t không
thể cắt được, và 2 trường hợp viêm tụy mạn đã
được mổ và phong bế thần kinh tạng bằng cồn 90o
trước đó 2 tháng và 7 tháng nhưng đau tái diễn.
Tất cả bệnh nhân đều phụ thuộc thuốc giảm đau

Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy

Nghiên cứu Y học

và không thể thực hiện sinh hoạt hằng ngày được.
Hai trường hợp có tiền sử đã mổ bụng:
+ Lấy sỏi tụy+ nối ống tụy- hỗng tràng (phẫu
thuật Puestow) 1 trường hợp
+ Nối túi mật - hỗng tràng+nối vò- tràng 2

trường hợp
Tiêu chuẩn lượng giá đau được thực hiện trước và
sau mổ 1 tuần bằng thang điểm đau quan sát (VAS:
visual analogue scale) thay đổi từ 1 – 10 (nhẹ nhất
đến nặng nhất)
Những thông số sau đây cũng được dùng để
lượng giá bệnh nhân:
+ Biến chứng và tử vong liên quan đến phẫu
thuật
+ Thời gian phẫu thuật
+ Thời gian nằm viện sau mổ
Cũng trong khoảng thời gian này, chúng tôi đã
mở bụng 19 lần trên 17 bệnh nhân để giải quyết ung
thư tụy (15 trường hợp) hoặc viêm tụy mạn (2 trường
hợp) kết hợp với phong bế thần kinh tạng bằng cồn
90o dọc 2 bên cột sống ở khe thực quản.

PHƯƠNG PHÁP MỔ
Tất cả đều được thực hiện trong tư thế nằm
ngửa, nghiêng một bên dưới gây mê toàn thân
Ống nội khí quản nòng đôi (Carlene), thông khí
một bên
Trocar 10 mm được đặt giữa khoảng liên sườn VII
đường nách trước
2 Trocar 5 mm được đặt giữa khoảng liên sườn IV
– VIII đường nách sau
Thần kinh tạng lớn và tạng bé được xác đònh qua
màng phổi thành
Phẫu tích được thực hiện dọc theo thần kinh
tạng bôcï lộ thân (T5 –T9) và các rễ của nó. Khi thực

hiện cần cẩn thận để tránh tổn thương bất kỳ mạch
máu nào kể cả tónh mạch bán đơn bên trái vàcác
mạch máu liên sườn. Rễ và thân thần kinh được cắt
bằng dao điện

143


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004

Phẫu tích tiếp tục đến đoạn xa và thần kinh tạng
be (ù T10-T11) được bộc lộ và cắt
Cuối cùng đặt 1 catheter đuổi khí khoang màng
phổi. Chụp X quang phổi kiểm tra, nếu phổi nở tốt thì
khâu lại vết thương không dẫn lưu màng phoiå
Nếu có tràn khí màng phổi thì đặt dẫn lưu màng
phổi, ống dẫn lưu được rút sau mổ 24 giờ, sau khi đã
chụp X quang kiểm tra
Đối với các bệnh nhân được phong bế thần kinh
tạng, chúng tôi đã áp dụng cách phong bế dọc 2 bên
cột sống ở khe thực quản, sử dụng 15ml cồn 90o mỗi
bên (theo Dubois 1977).
Bên trái

Chuỗi thần kinh giao cảm ngực

Hình 1 – Tư thế bệnh nhân và vò trí đặt trocar


Bên phải

Hình 2 – Phẫu tích dọc thần kinh tạng lớn bên trái và bên phải, thần kinh được cắt ở thân và rễ với kéo đốt điện

KẾT QUẢ
Ở nhóm cắt thần kinh tạng qua nội soi lồng ngực
(6 trường hợp, 4 do ung thư và 2 do viêm tụy mạn)
Tất cả thực hiện hoàn toàn qua soi lồng ngực và
không có biến chứng trong mổ
Thời gian mổ trung bình 167,5 ± 22 phút (từ
120-225 phút) cho cắt thần kinh tạng hai bên

144

Mức dộ đau trung bình trước mổ mà bệnh nhân
than phiền dựa trên thang điểm VAS là 8,3 (từ 6-10).
Sau phẫu thuật tất cả bệnh nhân đều không dùng
thuốc giảm đau. Mức độ đau được bệnh nhân đánh
giá sau mổ 1 tuần và 1 tháng trung bình là 2,5
Tất cả bệnh nhân đều giảm đau hoàn toàn vào
ngày thứ bảy sau mổ, ngoại trừ 1 bệnh nhân bò thủng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004
loét tá tràng vào ngày thứ 4 hậu phẫu phải mổ bụng
để khâu thủng. Bệnh nhân này bò viêm tụy mạn tính
đã mổ trước đó 2 tháng, có phong bế thần kinh tạng
nhưng không hiệu quả, bệnh nhân uống thuốc giảm
đau thường xuyên loại NSAID.
Bệnh nhân bắt đầu thấy giảm đau sau 2,8 ngày

(từ 1-3 ngày). Một bệnh nhân không dùng thuốc
giảm đau cho đến khi chết sau mổ 6 tuần do ung thư
di căn
Dẫn lưu màng phổi một bên ở 2 bệnh nhân (1 do
tràn khí màng phổi, 1 do tràn dòch trước mổ ở bệnh
nhân ung thư tụy di căn), sau khi rút ống dẫn lưu
màng phổi cả hai đều diễn biến tốt
Thời gian nằm viện trung bình là 6,1 ngày (từ 211 ngày)
2. Ở nhóm phong bế thần kinh tạng (19 trường
hợp, 15 do ung thư và 4 do viêm tụy mạn). Có 2
trường hợp sau đó chuyển sang cắt thần kinh tạng
qua soi lồng ngực vì đau tái phát
- Mức độ đau trung bình trước mổ là 6,2.
Phong bế thần kinh tạng kèm với nối mật- ruột hoặc
nối vò- tràng, hoặc cả hai.
- Sau mổ 1 tuần, 15/19 (78,9%) giảm đau rõ
rệt so với trước mổ, trong đó một trường hợp chỉ
giảm đau được 2 tuần sau mổ, sau đó đau tăng dần
cường độ và 2 tháng cuối cùng bệnh nhân đau không
chòu nổi phải dán thuốc giảm đau liên tục đến lúc
chết (6 tháng sau mổ). Trong 14 trường hợp còn lại,
có 11 giảm đau được 1 tháng sau mổ, 1 trường hợp
giảm đau được 3 tháng, 1 trường hợp giảm đau được
4 tháng. Chỉ có 1 trường hợp giảm đau đến 6 tháng
và hiện còn được theo dõi tiếp.
- Bốn trường hợp thất bại, vẫn đau sau mổ
phong bế thần kinh tạng bằng cồn 90o

Nghiên cứu Y học


tá-tụy), 85% số bệnh nhân còn lại chỉ điều trò tạm.
Các khối u thân và đuôi tụy có tỉ lệ phẫu thuật triệt để
rất thấp (3%) vì bệnh nhân thường nhập viện trong
giai đoạn trễ vì triệu chứng rất nghèo nàn. Kết quả
sống đến 5 năm sau cắt khối tá-tụy là 10-15%, mặc
dù trong nhóm bệnh nhân có khối u nhỏ <2cm,
không có di căn hạch thì kết quả sống 5 năm có thể
đến 20-30%. Tỉ lệ sống còn ở nhóm bệnh nhân cắt
được u trung bình là 18 tháng, so với 6 tháng ở nhóm
bệnh nhân không cắt được u.
Phẫu thuật nội soi hiện nay có thể giúp điều trò
tạm thời những bệnh nhân vàng da và tắc tá tràng,
nhưng điều tri đau – vốn là một triệu chứng than
phiền nhiều nhất ở bệnh nhân ung thư tụy không cắt
bỏ được - vẫn là một thách thức cho các phẫu thuật
viên.
Các tín hiệu của thần kinh phó giao cảm ly tâm
đi đến hệ tiêu hoá qua thần kinh X trong khi các tín
hiệu ly tâm của sợi giao cảm dẫn truyền qua thần
kinh tạng (splanchnic nerve). Thần kinh tạng lớn
(greater splanchnic nerve) phát xuất từ chuỗi hạch
giao cảm ngực từ T5 đến T9, chạy dọc theo bờ ngoài
của thân đốt sống và rời khỏi lồng ngực ở vò trí phía
sau động mạch chủ. Thần kinh tạng bé (lesser
splanchnic nerve) bắt nguồn từ hạch giao cảm T10 và
T11 và rời khỏi lồng ngực khoảng 1cm phía sau thần
kinh tạng lớn. Cắt đứt các nhánh thần kinh giao cảm
(thần kinh tạng) sẽ ngăn chận dẫn truyền cảm giác
đau. Dựa trên những khái niệm này, năm 1943
Mallet-Guy đã thực hiện cắt thần kinh tạng bên trái

đầu tiên điều trò thành công đau do tụy. Sau đó một
số phương pháp phẫu thuật(7,9) khác được khuyến
khích như:
+ Phong bế thần kinh tạng bằng hoá chất trong
mổ

BÀN LUẬN

+ Cắt thần kinh tạng qua đường bụng

90% ung thư tụy phát xuất từ ống tuyến. Hai
phần ba ung thư tụy là ở phần đầu tụy, và mặc dù kỹ
thuật chẩn đoán hình ảnh ngày nay đã có nhiều tiến
bộ, nhưng tỉ lệ bệnh nhân có thể cắt được u chỉ
khoảng 15% (thường là phẫu thuật Whipple, cắt khối

+ Cắt hạch giao cảm thân tạng

Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy

Hầu hết phẫu thuật này được thực hiện bằng
đường bụng, nhưng cắt thần kinh tạng cũng có thể
tiếp cận dễ dàng bằng đường ngực bởi vì nó cho phép
đánh giá trực tiếp những thần kinh tại nguyên uỷ của

145


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004

nó. Những cách tiếp cận này có vẻ ít được ưa chuộng,
chủ yếu bởi vì sự xâm lấn quá mức của chúng, điều
này không thể thực hiện khi tổng trạng chung của
bệnh nhân xấu, thời gian sống còn ngắn.
Có trên 100 trường hợp cắt thần kinh tạng đã
được báo cáo từ trước năm 1990 bằng cách mở ngực.
Mãi đến 1993, phương cách điều trò phong bế đám rối
tạng với cồn hoặc phenol tiêm qua da được xem là
cách ít xâm lấn nhất, tuy nhiên nó có thể có các biến
chứng như hạ huyết áp, tiêu chảy, tê nửa người,
phình giả động mạch chủ bụng, bơm hoá chất vào
nhu mô nội tạng v.v.. nên phương pháp này không
được chấp nhận rộng rãi. Vào năm 1993, Melki và
Worsey thực hiện soi lồng ngực để cắt thần kinh
tạng, từ đó đã có nhiều công trình được công
bố(1,2,5,6,7,11,12,14,15).
Từ 1991, Stones đã thực hiện cắt thần kinh tạng
qua nội soi lồng ngực và từ đó đến nay đã có nhiều
nghiện cứu ứng dụng nội soi để cắt thần kinh tạng.
Phẫu thuật có thể thực hiện chỉ ở một bên hoặc cả
hai bên ngực. Đối với cơn đau vùng giữa bụng hoặc
bên trái, ta chọn cắt thần kinh tạng bên trái; đối với
đau nỗi trội ở bụng phải thì ta cắt thần kinh tạng bên
phải. Chưa có sự đồng thuận về việc nên cắt thần
kinh tạng một bên phải, trái hoặc hai bên. Khi đau
phân bố đều cả vùng thượng vò và hai bên, nhiều tác
giả áp dụng cắt thần kinh tạng bên trái trước, vì theo
thực nghiệm của Mallet Guy chỉ khi kích thích thần

kinh tạng trái thì viêm tụy xảy ra, còn kích thích thần
kinh tạng phải thì không gây tác dụng đó. Tuy nhiên,
người ta nhận thấy tất cả bệnh nhân đau cả hai bên
mà chỉ cắt thần kinh tạng bên trái thì sau 3 tháng
đều bò đau tái phát phải mổ lại để cắt dây thần kinh
tạng phía đối diện. Do đó ngày nay ngày càng nhiều
tác giả tán đồng nên mổ cắt thần kinh tạng hai bên
để tránh phải mổ lại về sau(1,2,11).
Do hoàn cảnh đặc thù ở nước ta, bệnh nhân rất
ngại đến bệnh viện do đó thường rất khó thuyết phục
bệnh nhân trở lại để phẫu thuật tiếp nếu đau tái phát,
vì vậy chúng tôi chọn cách can thiệp cắt thần kinh
tạng qua nội soi lồng ngực cả hai bên một lần. Nếu
khi mở bụng phát hiện một ung thư tụy quá chỉ đònh

146

cắt triệt để, chúng tôi phong bế thần kinh tạng với
cồn 90o. Nếu đau tái phát, vẫn còn có thể cắt thần
kinh tạng.
Tư thế nằm nghiêng được lựa chọn đối với cắt
thần kinh tạng một bên, trong khi tư thế nằm sấp
được áp dụng đối với cắt thần kinh tạng hai bên. Sau
khi hoàn tất cắt thần kinh tạng một bên, ta cho phổi
nở trở lại và tiếp tục cắt thần kinh tạng bên phía còn
lại(7,11,12,14,15). Phẫu thuật thành công trong 85% các
trường hợp. Ở các bệnh nhân viêm tụy mạn, cơn đau
thường tái diễn sau vài tháng đòi hỏi phải thực hiện
phẫu thuật cắt thần kinh tạng ở phía đối diện. Hầu
hết bệnh nhân ung thư đều không cần đến lần mổ

thứ hai. Cắt thần kinh tạng qua soi lồng ngực có vẻ
có kết quả giảm đau bền vững hơn là phong bế thần
kinh trong khi mổ bụng.

KẾT LUẬN
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi qua mổ
nội soi cho thấy trước mắt có thể đạt được một số yêu
cầu như sau:
-

giảm đau thành công

-

biến chứng thấp

- thời gian nằm viện ngắn (trừ các biến chứng
không liên quan đến cuộc mổ)
- ít ảnh hưởng đến chất lượng sống, được
bệnh nhân chấp nhận
Một vấn đề là khi mổ cắt thần kinh tạng qua nội
soi lồng ngực cần phải đặt nội khí quản với ống thông
2 nòng để làm xẹp phổi một bên, do đó làm hạn chế
việc phổ biến kỹ thuật rộng rãi đến các cơ sở y tế cơ
sở. Tuy nhiên soi lồng ngực với tư thế nằm sấp, úp
mặt xuống hoặc bơm CO2 hay không khí có thể tránh
được phiền toái của việc sử dụng ống thông hai nòng
này
Do cỡ mẫu trong lô nghiên cứu nhỏ nên báo cáo
có tính chất tham khảo, kết quả giảm đau lâu dài còn

phải được tiếp tục theo dõi


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 3 * 2004
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.
6.

Patel AG, MacFadden DW, Hines OJ, Reber HA,
Ashley SW (1996) Palliation for pancreatic cancer.
Surg Endosc 10: 639–643
Barthes FLP, Chapius O, Riquet M, Cuttat JF, Peillon
C, Mouroux J, Jancovici R (1998) Thoracoscopic
splanchnicectomy for control of intractable pain in
pancreatic cancer. Ann Thorac Surg 65: 810–813
Lin CC, Mo LR, Lin YW, Yau MP (1994) Bilateral
thoracoscopic lower sympathetic-splanchnicectomy for
upper abdominal cancer pain. Eur J Surg (Suppl) 572:
59–62
Takahashi T, Kakita A, Izumika H, Lino Z, Furata K,
Yoshida
M,

Hiki
Y
(1996)
Thoracoscopic
splanchnicectomy for the relief of intractable
abdominal pain. Surg Endosc 10: 199–201
Lebovitz A, Lefkowitz M (1989) Pain management of
pancreatic carcinoma: a review. Pain 36: 1–11
Lillemoe KD, Cameron JL, Kaufman HS, Yeo CJ, Pitt
HA, Sauter PK (1993) Chemical splanchnicectomy in
patients with unresectable pancreatic cancer. Ann
Surg 217: 447–457

Chuyên đề Bệnh lý & Chấn thương Tá - Tụy

7.

8.
9.
10.

11.

12.

13.

Nghiên cứu Y học

Bradley EL, Reynhout JA, Peer GL (1988)

Thoracoscopic splanchnicectomy for “small duct”
chronic pancreatitis: case selection by differential
epidural analgesia. J Gastrointest Surg 2: 88–94
Diamond D, Fisher B (1975) Pancreatic cancer. Surg
Clin North Am 55: 363–376
Fujita Y (1993) CT-guided neurolytic splanchnic nerve
block with alcohol. Pain 55: 363–366
Lonroth H, Hyltander A, Lundell L (1997) Unilateral
left-sided thoracoscopic symphatectomy for visceral
pain control: a pilot study. Eur J Surg 163: 97–100
Maher JW, Johlin FC, Pearson D (1996)
Thoracoscopic splanchnicectomy for chronic pancreatic
pain. Surgery 120: 603–610
Polati E, Finco G, Gottin L, Bassi C, Pederzoli P,
Ischia S (1998) Prospective randomized double-blind
trial of neurolytic celiac plexus block in patients with
pancreatic cancer. Br J Surg 85: 199–201
Rhodes M, Nathanson L, Fielding G (1995)
Laparoscopic biliary and gastric bypass: a useful
adjunct in the treatment of carcinoma of the pancreas.
Gut 36: 778–780

147



×