Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá kết quả sau phẫu thuật giảm thể tích phổi ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.91 KB, 8 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT GIẢM THỂ TÍCH PHỔI
Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Mai Xuân Khẩn*; Nguyễn Thanh Tùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá biến đổi lâm sàng, chức năng hô hấp ở bệnh nhân (BN) bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính (BPTNMT) sau phẫu thuật giảm thể tích phổi 1 tháng và 3 tháng. Đối tượng và
phương pháp: 16 BN được chẩn đoán xác định BPTNMT có khí phế thũng khu trú, ngoài đợt
bùng phát, được phẫu thuật giảm thể tích phổi. Kết quả: sau phẫu thuật 1 tháng: tỷ lệ BN ho,
khạc đờm, khó thở, chỉ số CAT, RV và TLC giảm không nhiều. FEV1 và PaO2, SaO2 giảm. Sau
phẫu thuật 3 tháng: tỷ lệ BN ho, khạc đờm, khó thở, chỉ số CAT, RV và TLC đều giảm rõ rệt,
RV giảm nhiều hơn TLC. Test đi bộ 6 phút, FEV1, PaO2 và SaO2 tăng rõ rệt. Kết luận: BN
BPTNMT sau phẫu thật giảm thể tích phổi 3 tháng có biến đổi lâm sàng, chức năng hô hấp tốt
hơn sau phẫu thuật 1 tháng.
* Từ khóa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Khí phế thũng; Phẫu thuật giảm thể tích phổi.

Assessment of Results of Lung Volume Reduction Surgery in
Chronic Obstructive Pulmonary Disease Patients
Summary
Objectives: To evaluate the clinical, respiratory functional changes in patients with chronic
obstructive pulmonary disease (COPD) after lung volume reduction surgery (LVRS) 1 month
and 3 months. Subjects and methods: 16 patients with COPD having focal emphysema and
without acute exacerbations underwent LVRS. Results: After one month LVRS, the proportions
of patients with cough, shortness of breath, sputum production, low CAT-score, RV and TLC
decreased slightly. Forced expiratory volume in one second (FEV1), PaO2 and SaO2 decreased
but no statistical significance was seen. After 3 month LVRS, the proportions of patients with
cough, shortness of breath, sputum production, low CAT-score, RV and TLC decreased
significantly. The rate of patients with decreased RV was higher than patients with decreased
TLC. 6-minute walk distance, FEV1, PaO2, SaO2 increased significantly. Conclusions: Patients
with COPD after 3 month LVRS have more significant improvement than those after 1 month LVRS.


* Key words: Chronic obstructive pulmonary disease; Emphysema; Lung volume reduction surgery.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính đang là gánh nặng toàn cầu. Theo Tổ
chức Y tế Thế giới (2008), ước tính tới

năm 2020, BPTNMT sẽ là nguyên nhân
tử vong đứng hàng thứ 3 và là bệnh gây
tàn phế đứng hàng thứ 5 trên toàn thế
giới [2]. Điều trị bệnh gồm hai giai đoạn:

* Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Tùng ()
Ngày nhận bài: 23/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 02/05/2017
Ngày bài báo được đăng: 10/05/2017

97


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
điều trị đợt bùng phát (ĐBP) và điều trị
lâu dài ngoài ĐBP. Kỹ thuật làm giảm thể
tích phổi bằng phẫu thuật là một biện
pháp điều trị lâu dài BPTNMT làm giảm
thể tích phổi giúp cải thiện các triệu
chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống
cho BN [3]. Tại Việt Nam, kỹ thuật giảm
thể tích phổi bằng phẫu thuật mới được
đưa vào nghiên cứu và thực hiện. Với hy

vọng giúp cho lâm sàng có những tiêu chí
so sánh, đánh giá kỹ thuật này với các kỹ
thuật giảm thể tích phổi khác, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm: Đánh
giá biến đổi lâm sàng, chức năng hô hấp
ở BN BPTNMT sau phẫu thuật giảm thể
tích phổi 1 tháng và 3 tháng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
16 BN được chẩn đoán xác định
BPTNMT có khí phế thũng khu trú, ngoài
ĐBP, được phẫu thuật giảm thể tích phổi
tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực Tim mạch
(B12), định kỳ kiểm tra và điều trị tại Khoa
Lao và Bệnh phổi (A3), Bệnh viện Quân y
103 từ 10 - 2014 đến 7 - 2016.
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN:
- Chẩn đoán xác định BPTNMT theo
tiêu chuẩn GOLD 2015 [6]:
+ BN có yếu tố nguy cơ.
+ Ho khạc đờm mạn tính, khó thở.
+ Thông khí phổi: FEV1 < 80%, chỉ số
Gaensler (FEV1/FVC) < 0,7 và test hồi
phục phế quản âm tính.
- Tiêu chuẩn xác định BPTNMT ngoài
ĐBP theo GOLD 2015 [6].
- Tiêu chuẩn lựa chọn BN phẫu thuật
giảm thể tích phổi [1, 3]:
98


+ BPTNMT ngoài ĐBP.
+ FEV1 từ 20 - 50% và so với SLT.
+ RV > 150% so với SLT, TLC > 100%
so với SLT.
+ Có khí phế thũng khu trú trên CT
lồng ngực.
+ Không có chống chỉ định với phẫu
thuật lồng ngực nói chung.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN BPTNMT đang trong ĐBP.
- BN BPTNMT có kèm theo bệnh hô
hấp khác: bệnh lao phổi, viêm phổi cấp,
áp xe phổi, ung thư phổi.
- BN BPTNMT nhưng mới bị nhồi máu
cơ tim (< 6 tháng), suy tim nặng, suy thận
nặng.
- Dày dính màng phổi liên quan đến
bệnh lý màng phổi hoặc mở lồng ngực
trước đó.
- BN có chống chỉ định với phẫu thuật
lồng ngực nói chung.
- BN không hợp tác [1, 3].
2. Nội dung và phương pháp nghiên
cứu.
Nghiên cứu mô tả tiến cứu, can thiệp
và theo dõi dọc. Khám lâm sàng và đăng
ký theo một mẫu thống nhất. Thực hiện
test đi bộ 6 phút (6MWD), chụp CT lồng
ngực, đo thông khí phổi, đo thể tích ký

thân, đo khí máu động mạch. Đánh giá:
cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Mức
độ khó thở bằng thang điểm mMRC. Chất
lượng cuộc sống bằng thang điểm CAT.
Test đi bộ 6 phút. Đánh giá cải thiện chức
năng hô hấp, thay đổi các chỉ tiêu chức
năng hô hấp sau phẫu thuật 1 tháng và
3 tháng.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
* Kỹ thuật điều trị giảm thể tích phổi
bằng phẫu thuật:

cắt giảm thể tích phổi khoảng 20 - 30%
thể tích mỗi bên phổi [1, 5].

- Vị trí cắt giảm thể tích phổi: phổi phải
93,75% (15/16 BN), phổi trái 6,25% (1/16 BN),
cắt thùy dưới phổi phải 75,00% (12/16 BN)
và cắt 2 thùy phổi 62,5% (10/16 BN).
Phần phổi được cắt giảm là phần khí phế
thũng chiếm ưu thế được xác định trước
mổ qua cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân
giải cao, kết hợp với quan sát trong mổ,

+ Sau khi phẫu thuật, BN được theo
dõi kiểm tra đánh giá tai biến, biến chứng.
+ Điều trị nội khoa sau phẫu thuật:
dùng thuốc giãn phế quản, corticoid,

thuốc long đờm, vận động hô hấp liệu
pháp, hướng dẫn BN tập thở, định kỳ hẹn
BN sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng và
không có ĐBP.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Biến đổi triệu chứng cơ năng hô hấp trước và sau phẫu thuật.
Trước phẫu thuật
(n = 16)

Chỉ tiêu
đánh giá

Sau phẫu thuật 1 tháng
(n = 16)

Sau phẫu thuật 3 tháng
(n = 16)

n

%

n

%

n

%


Ho

14

87,50

10

62,50

5

31,25

Khạc đờm

12

75,00

7

43,75

3

18,75

Khó thở


16

100

14

87,50

9

56,25

Các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở
đều có thay đổi đáng kể trước và sau
1 tháng và 3 tháng phẫu thuật giảm thể
tích phổi ở BN BPTNMT. Sau phẫu thuật
1 tháng, tỷ lệ BN khó thở giảm còn 87,50%
(14/16 BN), có 2/16 BN hết khó thở. Sau
phẫu thuật 3 tháng, tỷ lệ BN khó thở giảm

còn 56,25% (9/16 BN), 7/16 BN hết khó
thở cho thấy thấy tỷ lệ ho khạc đờm giảm
rõ rệt, tỷ lệ khó thở cũng giảm đáng kể,
chứng tỏ sau phẫu thuật kết hợp với điều
trị nội khoa bằng các thuốc kiểm soát, duy
trì đã cải thiện các triệu chứng lâm sàng
của bệnh như ho, khạc đờm, khó thở.

Bảng 2: Biến đổi mức độ khó thở theo thang điểm mMRC trước và sau phẫu thuật.

mMRC
(n = 16)

Trước phẫu thuật (1)

Sau phẫu thuật 1 tháng (2)

Sau phẫu thuật 3 tháng (3)

n

%

n

%

n

%

0

0

0

2

12,50


7

43,75

1

1

6,25

1

6,25

2

12,50

2

7

43,75

5

31,25

5


31,25

3

8

50,00

8

50,00

2

12,50

X ± SD

2,44 ± 0,63

2,41 ± 0,61

2,06 ± 0,57

p

p(2,1) > 0,05

p(3,2) < 0,05


p(3,1) < 0,05

99


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
Mức độ khó thở theo mMRC cũng cải
thiện đáng kể, trước phẫu thuật: chủ yếu
khó thở với mức mMRC = 3 với tỷ lệ
50,00% (8/16 BN), mức mMRC = 2 với tỷ
lệ 43,75% (7/16 BN), không có khó thở
mức độ rất nặng (tương đương mMRC = 4).
Sau phẫu thuật 1 tháng, mức độ khó thở
theo thang điểm mMRC không có sự thay
đổi đáng kể so với trước phẫu thuật (p >
0,05). Còn sau phẫu thuật 3 tháng, hầu
hết BN đều có cải thiện về mức độ khó
thở, khó thở với mMRC = 3 chỉ còn 12,50%
(2/16 BN), khó thở khi gắng sức mạnh với
mMRC = 0 là 43,75% (7/16 BN) và không
có BN nào khó thở nặng (mMRC = 4).
Điểm trung bình mức độ khó thở theo

mMRC trước phẫu thuật là 2,44 ± 0,63;
sau phẫu thuật 3 tháng giảm còn 2,06 ±
0,57; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Sự biến đổi mức độ khó thở
theo mMRC ở BN BPTNMT sau phẫu
thuật của chúng tôi gần tương đồng với

nghiên cứu của Cooper J. D và CS (1995)
[4], thay đổi điểm trung bình mMRC trước
phẫu thuật là 2,9 và giảm xuống sau phẫu
thuật 3 tháng còn 2,1. Kết quả này cũng
tương đương nghiên cứu của Hamacher.
J và CS (2002) [7] khi đánh giá hiệu quả
của phẫu thuật giảm thể tích phổi ở
39 BN bị khí phế thũng nặng qua 3, 6, 12,
18 và 24 tháng, kết quả cho thấy mức độ
khó thở của BN giảm dần sau phẫu thuật.

Bảng 3: Biến đổi kết quả test đi bộ 6 phút trước và sau phẫu thuật.
6MWD (m)

Trước phẫu thuật

Sau phẫu thuật 1 tháng

Sau phẫu thuật 3 tháng

(n = 16)

(1)

(2)

(3)

X ± SD


302,50 ± 80,04

296,25 ± 64,86

320,63 ± 74,65

Min - max

197 - 439

190 - 430

231 - 467

p

p(2,1) > 0,05

p(3,2) < 0,05

p(3,1) < 0,05

Quãng đường trung bình đi được trong
6 phút trước phẫu thuật là 302,50 ±
80,04 m; sau phẫu thuật 1 tháng giảm
còn 296,25 ± 64,86 m và sau phẫu thuật
3 tháng tăng lên 320,63 ± 74,65 m; sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với
p < 0,05. Sau phẫu thuật 1 tháng, quãng
đường đi bộ trong 6 phút của một số BN

giảm, khả năng do BN còn đau ngực, hạn
chế cử động thở, kèm theo chưa hồi phục
hoàn toàn sức khỏe sau phẫu thuật nên
khả năng gắng sức còn kém.
Kết quả của chúng tôi cũng tương
đồng với một số nghiên cứu trên thế giới:
100

nghiên cứu của Cooper J. D và CS (1995)
[4], quãng đường đi bộ trung bình với
20 BN trước phẫu thuật giảm thể tích phổi
là 291,99 m và sau phẫu thuật 3 tháng
tăng lên 371,86 m.
Theo Hamacher J và CS (2002) [7],
giá trị trung bình của 6MWD trước phẫu
thuật là 274 ± 16 m và sau 3 tháng phẫu
thuật 6MWD tăng lên 369 ± 15 m,
chứng tỏ thể lực và khả năng gắng sức
của BN BPTNMT có cải thiện theo
chiều hướng tích cực sau 3 tháng phẫu
thuật.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
Bảng 4: Biến đổi kết quả thang điểm CAT trước và sau phẫu thuật.
Mức độ
ảnh
hưởng

CAT

(n = 16)

Trước phẫu thuật
(1)

Sau phẫu thuật 1 tháng
(2)

Sau phẫu thuật 3 tháng
(3)

n

%

n

%

n

%

Ít

0 - 10

2

12,50


2

12,50

3

18,75

Vừa

11 - 20

3

18,75

5

31,25

9

56,25

Nhiều

21 - 30

11


68,75

9

56,25

4

25,00

X ± SD

19,44 ± 6,57

17,94 ± 5,74

15,88 ± 5,70

p

p(2,1) > 0,05

p(3,2) > 0,05

p(3,1) < 0,05

Đánh giá biến đổi mức độ ảnh hưởng
của BPTNMT đến chất lượng cuộc sống
bằng thang điểm CAT cho thấy giá trị

trung bình của điểm CAT giảm có ý
nghĩa tại cả 2 thời điểm sau phẫu thuật
1 tháng và 3 tháng. Điểm CAT trung bình
giảm rõ rệt từ 19,44 ± 6,57 (CAT chủ yếu
từ 21 - 30 điểm với 57,14%) trước thời
điểm phẫu thuật xuống còn 17,94 ± 5,74
(CAT chủ yếu từ 11 - 20 điểm với
60,00%) và 15,88 ± 5,70 (CAT chủ yếu
từ 11 - 20 điểm với 56,25%) tương ứng
sau phẫu thuật 1 và 3 tháng với p < 0,05.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Cooper J.D và CS (1995) [4], sau 3

tháng phẫu thuật giảm thể tích phổi, CAT
trung bình từ 17,58 giảm xuống 14,32.
Theo Nakano Y và CS (2001), sau phẫu
thuật giảm thể tích phổi 6 tháng, chỉ số
CAT trung bình giảm từ 15,53 xuống còn
13,28. Tuy nhiên, giá trị CAT ban đầu
của BN trước phẫu thuật của các tác giả
nước ngoài thường thấp hơn so với
nghiên cứu của chúng tôi do quá trình
tuân thủ điều trị, tầm soát, quản lý
BPTNMT hiệu quả hơn ở những nước
này. Mức độ ảnh hưởng của BPTNMT
đến chất lượng cuộc sống đã giảm rõ
rệt, do đó chất lượng cuộc sống của BN
cũng cải thiện đáng kể.

Bảng 5: Biến đổi kết quả các chỉ tiêu chức năng hô hấp trước và sau phẫu thuật.

Chức năng hô hấp
(n = 16)
FVC

FEV1
FEV1/FVC

RV
TLC

Trước phẫu thuật
(1)

Sau phẫu thuật
1 tháng (2)

Sau phẫu thuật
3 tháng (3)

X ± SD

84,94 ± 22,48

87,44 ± 8,07

90,75 ± 18,80

Min - max

43 - 118


68 - 113

67 - 126

X ± SD

43,92 ± 7,21

42,94 ± 7,36

53,50 ± 9,46

Min - max

23 - 57

31 - 56

42 - 68

X ± SD

55,56 ± 8,56

55,04 ± 12,27

57,44 ± 11,44

Min - max


31 - 66

32 - 68

34 - 69

X ± SD

224,94 ± 53,02

180,69 ± 27,49

165,63 ± 29,23

Min - max

152 - 379

130 - 253

113 - 253

X ± SD

138,94 ± 13,96

125,56 ± 10,74

120,38 ± 10,35


Min - max

119 - 227

110 - 153

101 - 144

p
p(2,1) > 0,05
p(3,1) > 0,05
p(2,1) > 0,05
p(3,1) < 0,05
p(2,1) > 0,05
p(3,1) > 0,05
p(2,1) < 0,05
p(3,1) < 0,05
p(2,1) < 0,05
p(3,1) < 0,05

101


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
Các chỉ tiêu thông khí phổi như FVC,
FEV1, FEV1/FVC đều thay đổi không
đáng kể trước và sau phẫu thuật giảm
thể tích phổi, thậm chí FEV1 còn giảm
nhẹ sau phẫu thuật 1 tháng, sau đó lại

tăng ở tháng thứ 3 sau phẫu thuật. Sự
thay đổi của FVC, FEV1/FVC không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05. Còn chỉ tiêu
FEV1 tăng lên rõ rệt sau 3 tháng phẫu
thuật, giá trị trung bình của FEV1 từ
43,92 ± 7,21% SLT trước phẫu thuật
tăng lên 53,50 ± 9,46% SLT sau phẫu
thuật 3 tháng, sự thay đổi này có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05), điều này tương đồng
với thay đổi giai đoạn bệnh và cải thiện
các triệu chứng lâm sàng. Sau phẫu
thuật 1 tháng, nhiều BN còn đau tại vết
mổ, phải dùng các thuốc giảm đau chữa
triệu chứng, nên ảnh hưởng nhiều đến

thao tác và kết quả đo thông khí phổi.
Sau 3 tháng, phẫu thuật kết hợp với tập
thở, đau ít tại vết mổ nên BN đo thông
khí phổi tốt hơn và kết quả FVC, FEV1,
FEV1/FVC đều tăng lên rõ rệt theo chiều
hướng tích cực. Các chỉ tiêu thể tích khí
cặn RV, dung tích toàn phổi TLC đều
thay đổi đáng kể trước và sau phẫu thuật
giảm thể tích phổi. Chỉ tiêu RV trung bình
224,94 ± 53,02% SLT trước phẫu thuật
xuống còn 180,69 ± 27,49% SLT ở tháng
thứ nhất sau phẫu thuật và giảm xuống
tiếp ở tháng thứ 3 sau phẫu thuật còn
165,63 ± 29,23% SLT. Chỉ tiêu TLC
trung bình 138,94 ± 13,96% SLT trước

phẫu thuật giảm xuống còn 125,56 ±
10,74% SLT ở tháng thứ nhất sau phẫu
thuật và 120,38 ± 10,35% SLT ở tháng
thứ 3 sau phẫu thuật.

% SLT
250

224,94
180,69

200
150

138,94

165,63

125,56

100
50

43,92

TLC
RV
FEV1

120,38

53,50

42,94

FEV1

0
Trước phẫu thuật (n = 16)

Trước PT (n=16)

Sau phẫu thuật 1 (n = 16)

phẫu thuật 2 (n = 16)
Sau PT 1 tháng (n=16)SauSau
PT 3 tháng (n=16)

(Thời gian)

Biểu đồ 1: Biến đổi chỉ tiêu FEV1, RV, TLC trước và sau phẫu thuật.
Chỉ tiêu RV, TLC sau 3 tháng phẫu
thuật đều giảm nhiều hơn so với sau
phẫu thuật 1 tháng và mức độ giảm sau
phẫu thuật 1 tháng và 3 tháng của RV
nhiều hơn so với TLC. Sự thay đổi của
RV và TLC trước và sau phẫu thuật
1 tháng và 3 tháng có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05); chứng tỏ phẫu thuật cắt giảm
102


thể tích phổi đúng vào vị trí khí phế
thũng chiếm ưu thế, làm cho phần phổi
lành xung quanh có điều kiện nở ra,
giảm thể tích khí cặn và giảm dung tích
toàn phổi. Theo Cooper J.D và CS
(1995) [4], các chỉ tiêu thông khí phổi
trước và sau phẫu thuật 3 tháng có cải
thiện rõ rệt, FEV1 từ 25% SLT (trước


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
phẫu thuật) tăng lên 44% SLT (sau phẫu
thuật 3 tháng), FVC từ 56% SLT (trước
phẫu thuật) tăng lên 73% SLT (sau phẫu
thuật 3 tháng), RV từ 288% SLT (trước
phẫu thuật) giảm còn 177% SLT (sau
phẫu thuật 3 tháng), TLC từ 140% SLT
(trước phẫu thuật) giảm còn 110% SLT
(sau phẫu thuật 3 tháng). Pompeo E và
CS (2012) [8] theo dõi dọc BN BPTNMT
sau phẫu thuật giảm thể tích phổi với thời
gian dài hơn (6 tháng, 9 tháng, 1 năm)… cho

thấy FVC, FEV1, RV, TLC, PaO2, PaCO2
đều cải thiện đáng kể và có ý nghĩa
thống kê. Chính vì vậy, cần quan sát
theo dõi dọc trong thời gian dài hơn sau
phẫu thuật giảm thể tích phổi để đánh
giá cụ thể, chính xác hơn sự biến đổi về
chức năng hô hấp của BN; đồng thời

đánh giá toàn diện không những hiệu
quả trước mắt mà còn hiệu quả lâu dài
của kỹ thuật phẫu thuật giảm thể tích
phổi ở BN BPTNMT.

Bảng 6: Biến đổi chỉ tiêu khí máu động mạch trước và sau phẫu thuật.
Khí máu động mạch
(n = 16)
PaO2

PaCO2

SaO2

pH

Trước phẫu
thuật (1)

Sau phẫu thuật
1 tháng (2)

Sau phẫu thuật
3 tháng (3)

p

X ± SD

79,00 ± 5,48


77,45 ± 11,65

81,56 ± 10,63

p(2,1) > 0,05

Min - max

65 - 89

63 - 88

66 - 96

p(3,1) < 0,05

X ± SD

40,69 ± 6,02

39,80 ± 3,46

38,63 ± 5,83

p(2,1) > 0,05

Min - max

30 - 48


29 - 46

27 - 43

p(3,1) > 0,05

X ± SD

90,94 ± 4,04

92,56 ± 3,79

95,94 ± 1,73

p(2,1) > 0,05

Min - max

85 - 96

85 - 97

93 - 98

p(3,1) < 0,05

X ± SD

7,39 ± 0,04


7,40 ± 0,03

7,41 ± 0,03

p(2,1) > 0,05

Min - max

7,33 - 7,45

7,34 - 7,46

7,38 - 7,46

p(3,1) > 0,05

Giá trị trung bình của các chỉ tiêu
PaCO2, pH không thay đổi rõ ràng trước
phẫu thuật và sau phẫu thuật 1 tháng và
3 tháng (p > 0,05); nhưng giá trị trung
bình của PaO2 và SaO2 thay đổi sau

xuống 38,63 ± 5,83 mmHg sau phẫu thuật
3 tháng. Trong nghiên cứu của Cooper
J.D và CS (1995) [4], PaO2 trước phẫu
thuật trung bình 64 mmHg, sau phẫu
thuật 3 tháng tăng 70 mmHg, còn PaCO2

3 tháng phẫu thuật, sự khác biệt này có ý

nghĩa thống kê với p < 0,05. Chỉ tiêu
PaO2 trung bình từ 79,00 ± 5,48 mmHg

trước phẫu thuật 41 mmHg, sau phẫu
thuật 3 tháng giảm xuống 39 mmHg.
Các chỉ tiêu khí máu như PaO2, SaO2 cải

trước phẫu thuật tăng lên 81,56 ± 10,63
mmHg sau phẫu thuật 3 tháng, còn
PaCO2 không thay đổi đáng kể, từ 40,69

thiện sau phẫu thuật giảm thể tích phổi
3 tháng, qua đó gián tiếp thể hiện chức
năng trao đổi khí của phổi có cải thiện
tích cực.

± 6,02 mmHg trước phẫu thuật giảm

103


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 16 BN BPTNMT được
phẫu thuật cắt giảm thể tích phổi, chúng
tôi thấy:
+ Sau phẫu thuật 1 tháng: tỷ lệ BN ho,
khạc đờm, khó thở, chỉ số CAT, RV và
TLC giảm không nhiều. FEV1 và PaO2,
SaO2 giảm.

+ Sau phẫu thuật 3 tháng: tỷ lệ BN ho,
khạc đờm, khó thở, chỉ số CAT, RV và
TLC đều giảm rõ rệt, RV giảm nhiều hơn
TLC. Test đi bộ 6 phút, FEV1, PaO2 và
SaO2 tăng rõ rệt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồng Khắc Hưng, Tạ Bá Thắng. Điều trị
giảm thể tích phổi trong bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính (sách chuyên khảo). Nhà xuất bản Y
học. Hà Nội. 2015.
2. Đinh Ngọc Sỹ. Dịch tễ học bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính ở Việt Nam và các biện pháp
dự phòng, điều trị. Báo cáo kết quả nghiên
cứu đề tài cấp Nhà nước. Hà Nội. 2010.

104

3. Andrew K, Alain V, Samer A.M et al.
Core Topics in Cardiothoracic Critical Care,
chapter 52: Lung Volume Reduction Surgery.
2008, pp.390-394.
4. Cooper J.D, Trulock E.P, Triantafillou
A.N et al. Bilateral pneumectomy (volume
reduction) for chronic obstructive pulmonary
disease. J. Thorac Surg. 1995, 109, pp.106-119.
5. Geddes D, Davies M, Koyama H et al.
Effect of lung volume-reduction surgery in
patients with severe emphysema. N Engl J
Med. 2000, 343, pp.239-245.
6. Global Initiative For Chronic Obtructive

Lung Disease. Global Strategy for the diagnois,
management and prevantion of Chronic
Obtructive Pulmonary Disease. 2015.
7. Hamacher J, Buchi S, Georgescu C.L et
at. Improved quality of life after lung volume
reduction surgery. Journals Ltd. 2002, pp.54-60.
8. Pompeo E, Rogliani P, Tacconi F et
al. Randomized comparison of awake
nonresectional versus nonawake resectional
lung volume reduction surgery. J Thorac Surg.
2012, 143, pp.47-54.



×