Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát đặc điểm hình ảnh và giá trị của siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Quân y 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.82 KB, 7 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM,
CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 4
TÓM TẮT

Nguy n Trung Kiên*; Nguy n Th H ng Lê*

Mục tiêu: khảo sát một số đặc điểm, hình ảnh ung thư biểu mô tế bào gan (UTTBG) trong
kỹ thuật siêu âm và chụp cắt lớp vi tính (CLVT). Đánh giá hiệu quả chẩn đoán của từng
phương pháp. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu đặc điểm hình ảnh UTTBG trên siêu âm
(SA) và chụp CLVT của 81 bệnh nhân (BN) đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quân y 4.
Kết quả và kết luận: tuổi trung bình 57,9; tỷ lệ nam/nữ: 4,1/1. 66,7% UTTBG gặp ở gan phải,
khối u có kích thước > 5 cm và trường hợp có 1 khối u chiếm tỷ lệ cao nhất (44,5% và 58,0%).
Không có sự khác biệt về tỷ lệ, số lượng, kích thước u gan giữa SA và chụp CLVT. Các khối u
chủ yếu có cấu trúc tăng âm (45,7%) và giảm tỷ trọng (67,9%). Xác định ranh giới, bờ viền khối
u trên SA thuận lợi hơn trên chụp CLVT chưa tiêm thuốc, các khối u ranh giới rõ, bờ đều trên
SA là 63,0%, trên chụp CLVT chưa tiêm thuốc 42,3%. Tỷ lệ nhóm tăng sinh mạch nhiều 64,2%.
Các khối u tăng sinh mạch ít (27,2%) và chỉ 8,6% nhóm BN không có tăng sinh mạch. SA và
chụp CLVT đều là những kỹ thuật rất quan trọng và cần kết hợp chặt chẽ các kỹ thuật này trong
chẩn đoán UTTBG.
* Từ khóa: Ung thư biểu mô tế bào gan; Siêu âm; Chụp cắt lớp vi tính; Đặc điểm hình ảnh.

Survey of Imaging Features and Values of Ultrasound, CT-scan of
Hepatocellular Carcinoma at 4 Hospital
Summary
Objectives: To survey characteristics of image of hepatocellular carcinoma on the ultrasound
and CT-scan and to evaluate the effectiveness of each method of diagnosis. Subjects and
methods: Ultrasound and CT-scan were performed on 81 patients with hepatocellular carcinoma
who were examined and treated at 4 Hospital. Results and conclusions: Mean age: 57.9 years


old, male/female ratio was 4.1/1. 66.7% of carcinomas occurred in the right liver. The tumor size
> 5 cm and the cases with only one tumor accounted for the highest proportion (44.5% and 58.0%).
There is no difference in the rate, quantity and liver tumor size between ultrasound and CT-scan
results. These tumors had mainly hyperechoic structure (45.7%) and hypodensity: 67.9%.
Identification of the boundaries and margin of the tumor on the ultrasound is more favorable
on the CT-scan without injection, the tumor boundaries, the banks on the ultrasound was 63.0%, on
a CT scan without injection is 42.3%. The group of angiogenesis accounted for 64.2%. The tumor
angiogenesis at 27.2% and no angiogenesis was observed in only 8.6%. Ultrasonography and
computed tomography techniques are very important and it needs to combine these techniques
in the diagnosis of hepatocellular carcinoma.
* Key words: Hepatocellular carcinoma; Ultrasound; Computed tomography scan; Features image.
* Bệnh viện Quân y 4
Ngư i ph n h i (Corresponding): Nguy n Trung Kiên ()
Ngày nh n bài: 30/10/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 08/12/2016
Ngày bài báo đư c đăng: 28/12/2016

105


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư biểu mô tế bào gan là một
bệnh lý ác tính thường gặp ở gan. UTTBG
hiện là nguyên nhân đứng hàng thứ ba
trong các ca tử vong do ung thư trên toàn
thế giới, với hơn 500.000 người mắc phải.
Đây là bệnh thường gặp ở Việt Nam do
tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B và C ở nước
ta rất cao. Viêm gan B, C là những tác
nhân liên quan nhiều đến loại UTTBG.

Việc phát hiện UTTBG đã có những
phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua.
Phát hiện sớm và đầy đủ các thương tổn
có ý nghĩa lớn trong điều trị, qua đó có
thái độ xử trí đúng đối với BN bị UTTBG.
Siêu âm Doppler màu và chụp CLVT đa
dãy là 2 kỹ thuật rất quan trọng trong tầm
soát và xác định UTTBG. Đã có nhiều
nghiên cứu về hình ảnh UTTBG trên SA
Doppler màu hoặc trên chụp CLVT đa dãy.
Tuy nhiên, để đánh giá, so sánh về hình
ảnh UTTBG trên 2 kỹ thuật này ít được
đề cập đến. Chính vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
- Khảo sát một số đặc điểm, hình ảnh
UTTBG trong kỹ thuật SA và chụp CLVT.
- Đánh giá hiệu quả chẩn đoán của từng
phương pháp.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn chọn BN: BN khám và
điều trị tại Bệnh viện Quân y 4 trong 2
năm 2014 và 2015, được chẩn đoán UTTBG
(Hepatocellular carcinoma - HCC) theo
tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y tế (2012),
được làm SA và chụp CLVT.
106

* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có cấu trúc

bất thường khác trong nhu mô gan trên
SA và chụp CLVT: u nang gan, u mạch...
BN bị u gan đã được điều trị can thiệp,
BN không nhất trí phối hợp nghiên cứu,
hoặc chỉ làm 1 trong 2 kỹ thuật SA hoặc
chụp CLVT.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết lập nhóm nghiên cứu:
- Phân nhóm BN theo đặc điểm của
hình ảnh khối u gan trên SA và chụp CLVT
chưa tiêm thuốc:
+ Phân nhóm BN theo đặc điểm cấu
trúc trên SA: giảm âm, đồng âm, tăng âm
và hỗn hợp âm.
+ Phân nhóm BN theo tỷ trọng các
khối u trên chụp CLVT trước tiêm thuốc:
giảm tỷ trọng, đồng tỷ trọng, tăng tỷ trọng
và hỗn hợp tỷ trọng.
- Phân nhóm BN theo phân bố mạch
trên SA và tỷ trọng của khối u gan trên
chụp CLVT sau tiêm thuốc:
+ Nhóm týp 0 HU0: không tăng sinh
mạch trên SA + tỷ trọng sau tiêm không
tăng.
+ Nhóm týp I HU1: tăng sinh mạch ít
trên SA + tỷ trọng sau tiêm tăng nhẹ
(55 - 100 HU).
+ Nhóm týp II HU2: tăng sinh mạch
nhiều, chưa thấy phân nhánh trên SA + tỷ
trọng tăng nhiều đồng nhất (> 100 HU).

+ Nhóm týp III HU3: tăng sinh mạch
nhiều có phân nhánh trên SA + tỷ trọng
tăng nhiều không đồng nhất.
Tỷ trọng u trên chụp CLVT sau tiêm
thuốc đo ở thì động mạch.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
* Tiêu chuẩn chẩn đoán UTTBG của
Bộ Y tế (2012):
Có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
- Có bằng chứng giải phẩu bệnh lý là
ung thư gan tế bào nguyên phát.
- Hình ảnh điển hình trên CT-scan ổ bụng
có cản quang hoặc cộng hưởng từ (MRI)
ổ bụng có cản từ + AFP > 400 ng/ml.
- Hình ảnh điển hình trên CT-scan ổ
bụng có cản quang hoặc MRI ổ bụng có
cản từ + AFP tăng cao hơn bình thường
(nhưng chưa đến 400 ng/ml) + có nhiễm
virut viêm gan B hoặc C. Có thể làm sinh
thiết gan để chẩn đoán xác định nếu bác
sỹ lâm sàng thấy cần thiết.
* Phương tiện nghiên cứu và xử lý số
liệu:

Biếu đồ 1: Phân bố BN theo giới (n = 81).
BN nam chiếm 80,3%; nữ: 19,7%. Tỷ lệ
nam/nữ là 4,1/1. Trần Văn Hợp và CS [4]
nghiên cứu trên 562 BN UTTBG thấy:

nam 83,2%, nữ 16,8%, tỷ lệ nam/nữ là 5/1.
Theo Hồ Ngọc Linh và Nguyễn Nam Hùng
(2013), tỷ lệ nam/nữ = 2,8/1 [5].
2. Đặc điểm hình ảnh UTTBG.

- Phương tiện nghiên cứu:
Máy siêu âm Doppler màu Philip HD XE 11 (Mỹ); máy chụp X quang cắt lớp
128 dãy (Đức). Máy sinh hoá TYB - 40 (Nhật).
- Xử lý số liệu: số liệu được xử lý bằng
phương pháp thống kê y học, sử dụng
phần mềm Excel, Epi.info 6.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm BN UTTBG.
* Phân bố BN theo tuổi (n = 81):
≤ 40 tuổi: 6 BN (7,4%); 41 - 60 tuổi:
43 BN (53,1%); > 60 tuổi: 32 BN (39,5%).
Tuổi thường gặp > 40, trong đó nhóm
tuổi gặp nhiều nhất từ 41 - 60 tuổi.
Nghiên cứu của Vũ Mạnh Cường (2009):
tỷ lệ này là 67,5%, tuổi trung bình: 54,6 ±
9,97 [2].

Biểu đồ 2: Phân bố UTTBG theo vị trí
(n = 81).
Số BN có u gan nằm ở hạ phân thuỳ
VI + VII chiếm tỷ lệ cao nhất (45,7%). U ở
gan trái chiếm tỷ lệ thấp nhất (11,1%),
u gan nằm ở hạ phân thùy V + VIII và
rải rác ở cả gan phải, gan trái là 21,0%

và 22,2%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Mạnh Trường: u gan phải 63,89%; gan trái
107


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
16,67% [9]. Trần Anh Tuấn (2003) [7]
nghiên cứu trên 158 BN tại Bệnh viện K
Hà Nội cho thấy khối u ở gan phải 46,1%.
Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi thấp hơn

nghiên cứu của Nguyễn Đại Bình và CS
(2006) [1] khi làm sinh thiết kim chẩn
đoán ung thư gan cho 122 BN thấy vị trí u
ở gan phải 79,5%, gan trái 14,8%.

Bảng 1: Phân bố UTTBG theo kích thước.
SA

Kích thước

Chụp CLVT

n

%

n

%


p

< 3 cm

14

17,2

17

21,0

> 0,05

3 - 5 cm

31

38,3

27

33,3

> 0,05

> 5 cm

36


44,5

37

45,7

> 0,05

Tổng

81

100

81

100

Kích thước các khối u gan chủ yếu > 5 cm, gặp trên SA: 36/81 BN (44,5%),
trên CLVT là 37/81 BN (45,7%). Các u gan < 3 cm chiếm tỷ lệ ít nhất, trên SA là
17,2% (14/81 BN), trên CLVT: 21,0% (17/81 BN). Tỷ lệ BN trên SA và chụp CLVT
trong các nhóm về kích thước u gan khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Vũ Mạnh Cường thấy tỷ lệ u gan kích thước > 5 cm trên SA là 55,0%, trên chụp CLVT:
50,0% [2].
Bảng 2: Phân bố UTTBG theo số lượng u.
Số lượng u

SA


Chụp CLVT

p

n

%

n

%

1 khối

47

58,0

51

63,0

> 0,05

2 - 3 khối

13

16,0


11

13,6

> 0,05

> 3 khối

21

26,0

19

23,4

> 0,05

Tổng

81

100

81

100

Số BN chỉ có 1 khối u gan chiếm tỷ lệ cao nhất, trên SA là 58,0% (47/81 BN), trên
chụp CLVT là 63,0% (51/47 BN). Tỷ lệ BN trên SA và chụp CLVT trong các nhóm về

số lượng u gan khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu
của Hồ Ngọc Linh và CS cho thấy 64,5% có một khối u trên chụp CLVT thể nhiều khối
u và thâm nhiễm 26,8% và 9,7% [5], Theo Nguyễn Phước Bảo Quân, dạng một khối
chiếm 50,9%, còn thể lan tỏa 9,9% [6]. Trên SA chúng tôi thấy, trong thể nhiều u, rất nhiều
u nhỏ tập trung lại thành một vùng tổn thương, một số trường hợp u nằm rải rác.
Có tác giả cho rằng mỗi khối này chính là một nhân tái sinh của quá trình xơ gan bị
biến đổi qua nhiều giai đoạn phát triển mà tạo thành.
108


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
Bảng 3: Phân bố UTTBG theo cấu trúc.
Đặc điểm
cấu trúc

Giảm tỷ trọng Đồng tỷ trọng

Tăng tỷ trọng

Hỗn hợp tỷ trọng

Tổng

n

%

n

%


n

%

n

%

n

%

Giảm âm

19

23,5

0

0,0

3

3,7

2

2,5


24

29,6

Đồng âm

2

2,5

0

0,0

0

0,0

0

0,0

2

2,5

Tăng âm

21


25,9

3

3,7

5

6,2

8

9,9

37

45,7

Hỗn hợp âm

13

16,0

0

0,0

1


1,2

4

4,9

18

22,2

55

67,9

3

3,7

9

11,1

14

17,3

81

100


Tổng

Tỷ lệ BN có u gan tăng âm và giảm tỷ trọng chiếm cao nhất (45,7% và 67,9%).
Theo chúng tôi, các khối u gan có kích thước lớn thường là tập hợp của nhiều nhân nhỏ,
mà những dạng u này chiếm tỷ lệ cao, dẫn đến khối u có cấu trúc tăng âm cũng chiếm
tỷ lệ cao. Bên cạnh đó một số khối u có cấu trúc âm không đồng nhất, có thể là những
khối UTTBG, vì trong lòng những khối này ngoài các loại tổn thương nốt còn có tế bào
hoại tử, máu... Nguyễn Bạch Đằng và CS nghiên cứu tổng số 83 khối u trên SA, u tăng
âm chiếm 46,99%, đồng âm với nhu mô gan chỉ có 2,40% [3]; Theo Mai Hồng Bàng,
khối tăng âm là 41,8%. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra khối u có kích thước < 3 cm
là chủ yếu với hình ảnh giảm âm. Việc phát hiện các khối u nhỏ rất có giá trị trong
khám sàng lọc, tuy nhiên cần phân biệt với nốt tái tạo trong xơ gan và sau những tổn
thương khác. Do đó, cần kết hợp SA với các biện pháp khác, đặc biệt là chụp CLVT.
Hồ Ngọc Linh và CS nghiên cứu trên phim chụp CLVT không tiêm thuốc cản quang
cho thấy đa số u gan có cấu trúc giảm tỷ trọng (80,7%); có tỷ trọng hỗn hợp 9,6%,
u đồng tỷ trọng và tăng tỷ trọng rất hiếm (6,5% và 3,2%) [5].
Bảng 4: Phân bố UTTBG theo bờ viền và ranh giới (n = 81).
SA

Đặc điểm

Chụp CLVT

p

Số lượng

Tỷ lệ %


Số lượng

Tỷ lệ %

Bờ đều, ranh giới rõ

51

63

35

43,2

< 0,05

Bờ không đều, ranh giới
không rõ

30

37

46

56,8

< 0,05

Trên SA, BN có u gan bờ đều ranh giới rõ chiếm tỷ lệ cao hơn BN có u gan bờ

không đều, ranh giới không rõ (63,0% và 37,0%). Trên chụp CLVT, các tỷ lệ này
ngược lại (43,2% và 56,8%). Sự khác biệt về tỷ lệ BN trên SA và chụp CLVT ở các
nhóm BN về đặc điểm bờ viền, ranh giới khối u có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả
của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Vũ Mạnh Cường [2]: tỷ lệ ranh giới rõ trên
SA: 52,5% (21/40 BN), không rõ: 7,5% (19/40 BN),
109


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
* Phân bố các khối u theo mức độ tăng
sinh mạch trên SA với tăng tỷ trọng của
khối u trên chụp CLVT sau tiêm thuốc:
Tổng số cả hai nhóm tăng sinh mạch
nhiều (týp II HU2 và týp III HU3) là 52/81 BN,
(64,2%). Nhóm tăng sinh mạch ít týp I HU1
có 22/81 BN (27,2%) và nhóm không có
tăng sinh mạch chỉ có 7/81 BN (8,6%).
Qua thống kê, tỷ lệ các nhóm u có tăng
sinh mạch trên SA tương đối phù hợp với
mức độ tăng tỷ trọng sau tiêm của khối u
trên chụp CLVT. Kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Duy Trinh trên 38 BN UTTBG:
týp 0: 0/38 BN (0%); týp I: 2/38 BN (5,3%);
týp II và III: 36/38 BN (94,7%) [8]. Kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Bạch Đằng và
CS [3]: trên SA có 70/83 khối u xác định
tín hiệu mạch máu tăng nhiều và vừa
(81,93%); 13/83 (15,66%) khối u xác định
tín hiệu mạch trong u ít. Trên chụp CLVT
vòng xoắn, Nguyễn Phước Bảo Quân gặp

339/390 (86,92%) khối u tăng sinh mạch
nhiều [6]. Theo Hồ Ngọc Linh, đa số u
gan sau khi tiêm thuốc cản quang ngấm
thuốc kiểu nhóm 1 (ngấm thuốc mạnh,
thải trừ nhanh) chiếm 22/31 BN (70,9%),
tăng sinh ít: 9,7% [5]. So với các tác giả,
tỷ lệ nhóm tăng sinh mạch nhiều trong u
của chúng tôi thấp hơn, có thể do BN
trong nghiên cứu này có cả u lành tính,
còn một số u ác tính có thể được phát
hiện ở giai đoạn sớm qua tầm soát trên SA.
2. Ưu điểm của SA và chụp CLVT.
Siêu âm là kỹ thuật không tốn kém,
sẵn có, rất tốt để sàng lọc các tổn thương
ở nhu mô gan. SA có thể làm đi làm lại
nhiều lần, không những để chẩn đoán mà
còn theo dõi sự phát triển của khối u cũng
như hướng dẫn các biện pháp can thiệp.
SA có vai trò quan trọng trong sàng lọc u
gan ở BN có bệnh gan mạn tính. SA Doppler
110

màu và Doppler năng lượng là những kỹ
thuật có thể xác định nhanh, chính xác
hình thái và mức độ tăng sinh mạch trong
các khối u gan. Nhiều nghiên cứu trên
thế giới cho thấy độ nhạy, độ đặc hiệu,
giá trị dự báo trong chẩn đoán các khối
ung thư gan với kích thước u > 3 cm đều
đạt giá trị > 80%. SA bụng cùng với AFP

(xét nghiệm alpha feto protein) đã được
nhiều tác giả trên thế giới và trong nước
sử dụng làm phương tiện để tầm soát,
theo dõi BN có nguy cơ cao trong chẩn
đoán UTTBG ở giai đoạn sớm.
Kỹ thuật chụp CLVT đa dãy, vòng xoắn
với thời gian ngắn đã tạo thuận lợi cho
quá trình chụp sau tiêm thuốc để xác định
mức độ tăng sinh mạch qua đánh giá tỷ
trọng ở ba thì ngấm thuốc các khối u
trong gan. Vì vậy, chụp CLVT mang tính
chẩn đoán toàn diện, không những mô tả
đầy đủ hình thái bên ngoài với các mốc
giải phẫu tự nhiên của gan mà còn làm
nổi bật cấu trúc giải phẫu bên trong như
thành phần mạch máu, đường mật, Do đó,
chụp CLVT có ý nghĩa quyết định trong
xác định u gan và định hướng bản chất
khối u trong gan.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên hình ảnh SA và chụp
CLVT của 81 BN UTTBG, khám và điều trị
tại Bệnh viện Quân y 4 trong 2 năm 2014
và 2015, chúng tôi có những kết luận:
* Đặc điểm BN:
ung thư biểu mô tế bào gan gặp nhiều
ở lứa tuổi 41 - 60 (53,1%), tuổi trung bình
57,9; nam gặp nhiều hơn nữ (80,3% và
19,7%), tỷ lệ nam/nữ là 4,1/1.
* Đặc điểm hình ảnh UTTBG và mối

liên quan đặc điểm hình ảnh UTTBG trên
SA và chụp CLVT:


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017
- Tỷ lệ u gan phải 66,7%; gan trái 11,1%.
Các khối u có kích thước > 5 cm và chỉ có
1 khối u chiếm tỷ lệ cao nhất, trên SA lần
lượt là 44,5% và 58,0%, chụp CLVT là
45,7% và 63,0%. Không có sự khác biệt
giữa số lượng và kích thước trên SA với
chụp CLVT.
- Trên SA, các khối u chủ yếu có cấu
trúc tăng âm (45,7%) và ranh giới rõ, bờ
đều (63,0%). Trên chụp CLVT chưa tiêm
thuốc, chủ yếu có cấu trúc giảm tỷ trọng
(67,9%) và ranh giới không rõ, bờ không
đều (56,8%). Về đặc điểm ranh giới, bờ viền
các khối u gan có sự khác biệt về tỷ lệ ở
nhóm BN trên SA với chụp CLVT.
- Tỷ lệ 2 nhóm tăng sinh mạch nhiều
(týp II HU2 và týp III HU3) chiếm 64,2%.
Các khối u tăng sinh mạch ít (týp I HU1)
27,2% và nhóm không có tăng sinh mạch
chỉ có 8,6%.
* Đánh giá giá trị của siêu âm và chụp
CLVT trong chẩn đoán UTTBG:
- Siêu âm và chụp CLVT đều là những
kỹ thuật rất cần thiết và có giá trị trong chẩn
đoán UTTBG.

- Siêu âm tầm soát các khối u gan và
xác định ranh giới, bờ viền khối u thuận
lợi hơn chụp CLVT không tiêm thuốc. Với
mục đích giúp xác định mức độ tăng sinh
mạch, định hướng bản chất các khối u
trong gan thì chụp CLVT thuận lợi hơn SA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đại Bình và CS. Sinh thiết kim
Hepafix chẩn đoán ung thư gan tại Bệnh viện
K. Y học Việt Nam. 2006, 329, tr.227-234.
2. Vũ Mạnh Cường. Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng, SA, chụp CLVT xoắn ốc và mô bệnh
học của UTTBG. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại
học Y Hà Nội. 2009.

3. Nguyễn Bạch Đằng, Mai Hồng Bàng.
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh SA
và SA Doppler trong chẩn đoán UTTBG. Y học
Thực hành. 2010, 3 (709), tr.109-112.
4. Trần Văn Hợp, Đào Văn Long và CS.
Kết quả chẩn đoán tế bào học ung thư biểu
mô gan bằng chọc hút kim nhỏ dưới hướng
dẫn của SA trong 10 năm 1990 - 1999. Tạp chí
Thông tin Y - Dược. 2000, tr.80-83.
5. Hồ Ngọc Linh, Nguyễn Nam Hùng.
Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh chụp CLVT
u gan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum
từ 2010 - 2013. Tạp chí Y học Thực hành.
Bộ Y tế. 2013.
6. Nguyễn Phước Bảo Quân. Nghiên cứu

đặc điểm hình ảnh và giá trị của CLVT vòng
xoắn 3 thì trong chẩn đoán một số ung thư
gan thường gặp. Luận án Tiến sỹ Y học.
Trường Đại học Y Hà Nội. 2010.
7. Trần Anh Tuấn. Nhận xét đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư
gan nguyên phát tại Bệnh viện K. Luận văn Thạc
sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2003.
8. Nguyễn Duy Trinh. Nghiên cứu đặc
điểm SA Doppler màu trước và sau điều trị
UTTBG bằng nút mạch hoá chất. Luận văn
Tốt nghiệp Bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y
Hà Nội. 2003.
9. Nguyễn Mạnh Trường. Nghiên cứu đặc
điểm hình ảnh SA và CLVT của ung thư tế
bào gan. Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện
Quân y. 1999.
10. Chirindel A, Alluri K.C, Tahari A.K et al.
Liver standardized uptake value corrected for
lean body mass at FDG PET/CT: effect of
FDG uptake time. J Am Soc Echocardiogr.
2015, 40, pp.17-22.
11. Kim H.C, Sung K.B, Yoon H.K. Preoperative
evaluation of hepatocellular carcinoma: combined
use of CT with arterial portography and hepatic
arteriography. Am Heart Jour. 2003, 180,
pp.1593-1599.

111




×