Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Ảnh hưởng của việc sử dụng kẹo cao su chứa xylitol lên đặc điểm mảng bám răng của trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao tại huyện Bình Chánh, TP.HCM năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.73 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG KẸO CAO SU CHỨA XYLITOL
LÊN ĐẶC ĐIỂM MẢNG BÁM RĂNG CỦA TRẺ 8 – 9 TUỔI CÓ TÌNH TRẠNG
SÂU RĂNG CAO TẠI HUYỆN BÌNH CHÁNH, TP.HCM NĂM 2012
Nguyễn Thị Vĩnh Phúc*, Ngô Thị Quỳnh Lan*

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi tình trạng mảng bám và so sánh sự khác biệt về tình trạng mảng bám
(mảng bám non, trưởng thành, axit và mảng bám nói chung) giữa trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao, sống
trong vùng không fluor hóa nước máy (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) sau 1 tháng và 6 tháng sử
dụng kẹo cao su chứa xylitol.
Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm chứng trên trẻ em 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng
cao (SMT-R+smt-r ≥ 3) đang học tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trân, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh,
Thành phố Hồ Chí Minh. 153 học sinh được xếp vào nhóm thử nghiệm (nhai kẹo cao su chứa xylitol mỗi ngày 4
lần, mỗi lần nhai 2 viên trong ít nhất 5 phút, không đánh răng sau khi nhai kẹo tối thiểu 1 tiếng đồng hồ) và 147
học sinh được xếp vào nhóm chứng (không nhai kẹo). Các đặc điểm mảng bám răng của trẻ được đánh giá bằng
chỉ số Quigley Hein biến đổi (QHI) sau khi sử dụng chất nhuộm màu mảng bám Tri Plaque ID Gel của hãng GC
(3 mức là non, trưởng thành, axit).
Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa về chênh lệch QHI mảng bám non giữa nhóm thử nghiệm và nhóm
chứng ở thời điểm sau 1 tháng so với ban đầu (∆T1-T0), nhưng sự chênh lệch giữa thời điểm 6 tháng so với ban
đầu (∆T6-T0) thì không khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm nghiên cứu. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về
chênh lệch QHI mảng bám trưởng thành ở thời điểm sau 1 tháng (∆T1-T0) và 6 tháng (∆T6-T0) so với ban đầu
giữa nhóm thử nghiệm và nhóm chứng. Mảng bám axit giảm có ý nghĩa ở nhóm nhai kẹo cao su chứa Xylitol so
với nhóm không nhai kẹo sau 1 tháng và sau 6 tháng ở nhóm trẻ có tình trạng sâu răng cao.
Kết luận: Sử dụng kẹo cao su chứa 4,8g xylitol 4 lần mỗi ngày trong 6 tháng có tác dụng giảm mảng bám
axit dài hạn (đến 6 tháng) và giảm ngắn hạn (đến 1 tháng) đối với mảng bám non, mảng bám trưởng thành cũng
như mảng bám nói chung. Sự giảm mảng bám nói trên của nhóm nhai kẹo cao su chứa xylitol khác biệt có ý
nghĩa so với nhóm không nhai kẹo.


Từ khoá: Xylitol, sâu răng, trẻ em

ABSTRACT
EFFECT OF CONSOMMATION OF CHEWING GUM CONTAINING XYLITOL ON DENTAL
PLAQUE AMONG 8-9 YEAR OLD CHILDREN WITH HIGH CARIES PREVALENCE AT BINH
CHANH DISTRICT, HOCHIMINH CITY IN 2012
Nguyen Thi Vinh Phuc, Ngo Thi Quynh Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 280 - 287
Objectives: To assess the plaque status (immature, mature and acid plaque and plaque in general) and
compare the difference in the state of plaque among children 8-9 years of age with high caries status, living in
areas without fluoride water (Binh Chanh district, Ho Chi Minh City) after 1 month and 6 months using candy
gum containing xylitol.
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: PGS Ngô Thị Quỳnh Lan, ĐT: 0903125864, Email:

280

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

Nghiên cứu Y học

Methods: Single-blind clinical trial with a control group on children 8-9 years of high caries status (DMT-R
+ dmt-r ≥ 3) in Nguyen Van Tran primary school, Binh Chanh district, Ho Chi Minh City: 153 students for the
test group (using chewing gum containing xylitol 4 times daily, each time with 2 tablets chewed for at least 5
minutes, without tooth brushing at least 1 hour after chewing up) and 147 students for the control group
(without chewing). The plaque characteristics of the children were assessed by using the modified Quigley Hein
index (QHI) after using Tri Plaque ID Gel of GC to confirm the presence of dental plaque (young, mature, acid).

Results: In young plaque, there was a significant difference in preterm of the QHI plaque between the
experimental group and the control group after 1 month comparing with the initial (ΔT1-T0), no difference
between 6 months after comparing with baseline (ΔT6-T0). In mature plaque, there was no significant difference
between the QHI after 1 month and at baseline (ΔT1-T0) and between 6 months and baseline (ΔT6-T0). The acid
plaque was significantly reduced in the group using chewing gum containing xylitol in comparing with the other
group after 1 month and after 6 months.
Conclusion: The use of chewing gum containing 4.8 g of xylitol four times daily for 6 months was
associated with reduced acid plaque in long-term (up to 6 months) and reduced preterm plaque, mature plaque as
well as plaque in general short-term (up to 1 month).
Key words: Xylitol, carie, children

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chiến lược dự phòng sâu răng hiện đại tập
trung vào kiểm soát những yếu tố liên quan trực
tiếp đến bệnh sinh sâu răng như chế độ ăn,
mảng bám răng, vi khuẩn... Tuy nhiên, đối với
trẻ nhỏ, việc thay đổi chế độ ăn để giảm sử
dụng đường khó có thể áp dụng triệt để.
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều
bằng chứng về khả năng phòng ngừa sâu răng
của xylitol, một loại đường không lên men được
dùng trong thực phẩm. Trên thế giới, nhiều
nghiên cứu sử dụng xylitol trong kẹo cao su với
liều lượng thích hợp đã cho thấy tác dụng có lợi
trên vi khuẩn và pH mảng bám sau một thời
gian sử dụng. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu trên
từng cộng đồng cụ thể là cần thiết để có thêm
bằng chứng tin cậy về tác dụng của xylitol trên
chính những cá thể mà chương trình chăm sóc
sức khỏe răng miệng tại địa phương trực tiếp tác

động vào. Ở nước ta, các nghiên cứu về xylitol
trên cộng đồng vẫn còn ít. Vì thế nghiên cứu
này được tiến hành với các mục tiêu đánh giá
ảnh hưởng của việc sử dụng kẹo cao su chứa
xylitol lên đặc điểm mảng bám răng của trẻ 8-9
tuổi có tình trạng sâu răng cao, sống trong vùng
không fluor hóa nước máy. Nghiên cứu được
thực hiện với các mục tiêu: (1) đánh giá sự thay

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

đổi tình trạng mảng bám (mảng bám non,
trưởng thành, axit và mảng bám nói chung) của
trẻ 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao, sống
trong vùng không fluor hóa nước máy (huyện
Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) sau 1
tháng và 6 tháng sử dụng kẹo cao su chứa
xylitol, (2) so sánh sự khác biệt về tình trạng
mảng bám (mảng bám non, trưởng thành, axit
và mảng bám nói chung) giữa hai nhóm trẻ 8-9
tuổi có nhai kẹo cao su chứa xylitol và không
nhai kẹo cao su, cùng có tình trạng sâu răng cao,
sống trong vùng không fluor hóa nước máy
(huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh)
sau 1 tháng và 6 tháng.

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm
chứng.


Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em 8-9 tuổi có tình trạng sâu răng cao
(SMT-R+smt-r ≥ 3) đang học tại trường tiểu học
Nguyễn Văn Trân, xã Đa Phước, huyện Bình
Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

Tiêu chí lựa chọn
Học sinh 8-9 tuổi (thuộc khối lớp 3 và 4 của
năm học 2011-2012).

281


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

Thường trú tại huyện Bình Chánh, thành
phố Hồ Chí Minh từ 5 năm trở lên.
Có tình trạng sâu răng cao: SMT-R+smt-r ≥ 3
(theo tiêu chuẩn đánh giá sâu răng của WHO).
Trẻ có giấy đồng ý cho tham gia nghiên cứu
của phụ huynh.
Trẻ hợp tác tham gia bằng cách tuân thủ
đúng các quy trình mà nghiên cứu yêu cầu.

Tiêu chí loại trừ
Có biểu hiện dị ứng với polyol.
Sử dụng kháng sinh toàn thân hoặc

chlorexidine kéo dài trong thời gian thử nghiệm.
Sử dụng các sản phẩm có fluoride tại chỗ
(verni, gel... ngoại trừ kem đánh răng) trong thời
gian thử nghiệm.
Đang điều trị chỉnh nha.
Không tuân thủ quá trình nhai kẹo.
Không tham gia các đợt khám.

Phương tiện nghiên cứu
Chất nhuộm màu mảng bám hiệu GC Tri
Plaque ID Gel.
Kẹo cao su chứa xylitol của Công ty Lotte
Việt Nam với hàm lượng 0,6g chất tạo ngọt
xylitol/1 viên kẹo, được lưu hành tại Việt Nam
theo giấy phép số 158/2010/YTBD-CNTC. Kẹo
được đóng thành vỉ, mỗi vỉ 8 viên, vừa đủ cho
trẻ sử dụng trong 1 ngày, tương đương 4,8g
xylitol/ngày.

Phương pháp đánh giá mảng bám răng
Các đặc điểm mảng bám răng của trẻ được
đánh giá bằng chỉ số Quigley Hein biến đổi
(QHI) sau khi sử dụng chất nhuộm màu mảng
bám Tri Plaque ID Gel của hãng GC. Ghi nhận
tính chất mảng bám theo màu chỉ thị như sau:
- Màu hồng/đỏ: Đây là những vùng bề mặt
vừa được làm sạch và màng sinh học chưa
trưởng thành.

Tiến trình chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu tính được
là 300 trẻ.

- Màu xanh dương/tím: Đây là những vùng
chưa được làm sạch trong hơn 48 giờ và có
màng sinh học phức tạp phát triển.

- Tất cả học sinh trong độ tuổi 8-9 (lớp 3-4)
trường tiểu học Nguyễn Văn Trân được đánh
giá sàng lọc sâu răng dựa trên phiếu khám sâu
răng theo tiêu chí của WHO (1997).

- Màu xanh nhạt: Chỉ thị sự tạo axit của vi
khuẩn mảng bám và màng sinh học có pH xấp
xỉ 4,5 hoặc thấp hơn.

- Những học sinh đáp ứng tiêu chí chọn
mẫu được gởi thư mời cùng phiếu chấp thuận
cho trẻ tham gia nghiên cứu đến phụ huynh,
chọn lại 300 trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Mã hóa số thứ tự cho 300 học sinh và tiến
hành chia nhóm nhai kẹo cao su chứa xylitol
hay không nhai kẹo cao su theo đơn vị lớp,
nghĩa là trong mỗi lớp chỉ có học sinh thuộc
nhóm thử nghiệm hoặc nhóm chứng, đồng thời
đảm bảo số lượng hai nhóm là ngang nhau và
có cả 2 lứa tuổi (chọn theo lớp bằng cách bốc
thăm).
- Kết quả chọn được 153 học sinh cho nhóm
thử nghiệm (thuộc 7 lớp: 3 lớp 3 và 4 lớp 4) và

147 học sinh cho nhóm chứng (thuộc 6 lớp: 4 lớp
3 và 2 lớp 4).

282

Tính chất của mảng bám có 3 mức là non,
trưởng thành, axit. Mỗi tính chất nhận một điểm
số QHI cho mỗi mặt răng đánh giá. Chỉ số mảng
bám Quiley Hein gồm các giá trị từ 0 đến 5 được
dùng để đánh giá mảng bám mặt trong và mặt
ngoài răng không mang phục hồi, thực hiện trên
tất cả các răng của trẻ.
Bảng 1: Hệ thống điểm số QHI.
Điểm
00

Tiêu chuẩn đánh giá
Không có mảng bám

11
22

Các vết hoặc mảng bám rời rạc ở viền cổ răng
Mảng bám dạng dải liên tục, mỏng đến 1mm ở
cổ răng
Dải mảng bám rộng hơn 1mm nhưng chưa phủ
đến 1/3 thân răng
Mảng bám phủ ít nhất 1/3 nhưng ít hơn 2/3 thân
răng
Mảng bám phủ 2/3 thân răng hoặc nhiều hơn


33
44
55

Như vậy, trên một răng ghi nhận 6 điểm số

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
QHI tương ứng với từng tính chất mảng bám ở
mặt trong và mặt ngoài: QHI ngoài-non, QHI
ngoài-trưởng thành, QHI ngoài-axit, QHI trongnon, QHI trong-trưởng thành, QHI trong-axit.
Lấy giá trị QHI lớn nhất trong số các QHI của
các tính chất (non, trưởng thành, axit) ở mỗi mặt
răng làm QHI chung cho mặt răng đó.
Độ chênh lệch QHI giữa các lần khám được
tính bằng hiệu số của các giá trị trung bình
tương ứng giữa lần khám thứ hai (sau 1 tháng)
và lần khám thứ ba (sau 6 tháng) với lúc bắt đầu
(∆T1-T0, ∆T6-T0).

Các giai đoạn thực hiện
Chọn mẫu và chia hai nhóm nghiên cứu.
Phát bàn chải và kem đánh răng cho học
sinh các lớp thuộc cả 2 nhóm (bàn chải và kem
đánh răng sẽ được phát mới sau mỗi 3 tháng) và
hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho các đối
tượng nghiên cứu.

Đánh giá tình trạng mảng bám răng (T0).
Phát kẹo cao su chứa xylitol cho nhóm thử
nghiệm và các học sinh trong cùng một lớp
nhưng không thuộc đối tượng nghiên cứu vẫn
được phát kẹo.

Nghiên cứu Y học

lượt là 0,91-0,88-0,85.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Sự thay đổi tình trạng mảng bám non sau 1
tháng và 6 tháng thử nghiệm
Có sự khác biệt có ý nghĩa QHI mảng bám
non giữa hai nhóm nghiên cứu ở cả ba thời điểm
ban đầu, sau 1 tháng và sau 6 tháng thử nghiệm.
QHI mảng bám non của nhóm thử nghiệm ở
các thời điểm nghiên cứu sau so với lúc đầu
khác nhau có ý nghĩa thống kê, trong khi đó ở
nhóm chứng QHI mảng bám non sau 1 tháng
không khác biệt có ý nghĩa so với lúc ban đầu
mà đến 6 tháng mới xuất hiện khác biệt có ý
nghĩa.
Bảng 2: Giá trị QHI mảng bám non trên hai hàm của
các nhóm nghiên cứu tại các thời điểm (TB ± ĐLC ).
p(T)
T0
T1
T6
Nhóm thử 3,09±0,60 2,81±0,74 3,49±0,47 T0-T1<0,001

nghiệm
T0-T6<0,001
Nhóm 3,29±0,65 3,33±0,58 3,65±0,43 T0-T1=0,406
chứng
T0-T6<0,001
p
0,005
<0,001
0,003

p: Kiểm định Mann-Whitney, kiểm định có ý nghĩa khi
p<0,05.

Nhóm thử nghiệm được cho nhai kẹo cao su
chứa xylitol mỗi ngày 4 lần (lúc truy bài đầu giờ,
sau giờ ra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi
chiều, buổi tối trước khi đi ngủ), mỗi lần nhai 2
viên trong ít nhất 5 phút, không đánh răng sau
khi nhai kẹo tối thiểu 1 tiếng đồng hồ. Nhóm
chứng không nhai kẹo cao su. Cả hai nhóm tuân
thủ các nội dung nha học đường của trường.

p(T): Phân tích ANOVA kết hợp phương pháp Bonferroni,
kiểm định có ý nghĩa khi p(T)<0,017.

Tái đánh giá tình trạng mảng bám răng
sau 1 tháng (T1).

Bảng 3: Độ lệch mảng bám non trên hai hàm của các
nhóm nghiên cứu sau 1 tháng và 6 tháng.


Tái đánh giá tình trạng mảng bám răng sau 6
tháng (T6).

Kiểm soát sai lệch thông tin
Các điều tra viên được huấn luyện định
chuẩn bởi bộ môn Nha Khoa Công Cộng với kết
quả kappa về mức độ nhất trí với điều tra viên
chuẩn cho việc đánh giá mảng bám theo chỉ số
QHI lần lượt là 0,8-0,78-0,78 và cho việc nhận
diện các loại mảng bám theo màu nhuộm lần

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Có sự khác biệt có ý nghĩa về chênh lệch
QHI mảng bám non giữa nhóm thử nghiệm và
nhóm chứng ở thời điểm sau 1 tháng so với ban
đầu (∆T1-T0). Chênh lệch giữa thời điểm 6 tháng
so với ban đầu (∆T6-T0) thì không khác biệt có ý
nghĩa giữa hai nhóm nghiên cứu.

Nhóm thử nghiệm
Nhóm chứng
p

∆T1-T0
-0,28 ± 0,7
0,05 ± 0,65
<0,001


∆T6-T0
0,39 ± 0,53
0,36 ± 0,63
0,626

p: Kiểm định Mann-Whitney, kiểm định có ý nghĩa khi
p<0,05.

Mảng bám non được nhận diện trong
nghiên cứu là loại mảng bám mới hình thành
trên bề mặt răng vừa được làm sạch. Nghiên
cứu cho thấy khi sử dụng kẹo cao su chứa

283


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

xylitol trong 1 tháng, có sự giảm mảng bám non
ở nhóm nhai kẹo cao su xylitol so với nhóm
không nhai kẹo và sự giảm này không duy trì ở
6 tháng.
Quan điểm hiện nay về vi sinh học miệng
xem mảng bám non là dạng màng sinh học luôn
tồn tại và phát triển trên bề mặt răng. Theo thời
gian nó trở thành môi trường cho vi khuẩn tích
tụ đa dạng trong chất nền ngoại bào gồm các
polyme nguồn gốc từ vi khuẩn và vật chủ, dần

dần mảng bám non bị axit hoá và gây tổn hại
cho răng. Bình thường, thành phần vi khuẩn của
mảng bám có sự cân bằng và duy trì trạng thái
ổn định tương đối. Nhìn chung, mảng bám non
– màng sinh học có bản chất tự nhiên, sinh lý và
còn có những lợi ích đối với cơ thể(8). Hệ vi sinh
tại chỗ trong mảng bám non – màng sinh học
ngăn cản sự xâm nhập của các vi sinh vật ngoại
sinh (thường gây bệnh lý) nhờ cạnh tranh hiệu
quả hơn về dinh dưỡng và vùng bám dính,
đồng thời sản xuất các yếu tố ức chế, tạo điều
kiện không thuận lợi cho cho sự phát triển của
các chủng xâm nhập. Khi mảng bám còn giữ
trạng thái cân bằng, các thành phần hiện diện
trong mảng bám tham gia vào những hoạt động
có lợi cho cơ thể như tái khoáng hóa mô răng,
điều hòa axit, hỗ trợ tiêu hóa…(5). Mảng bám chỉ
trở nên có hại khi cân bằng sinh thái bên trong
mảng bám bị phá vỡ, dẫn đến sự phát triển lấn
át của các vi sinh vật gây bệnh. Do đó mà trong
phòng ngừa bệnh răng miệng, vấn đề quan
trọng là kiểm soát mảng bám chứ không phải
loại bỏ hoàn toàn mảng bám răng.

Sự thay đổi tình trạng mảng bám trưởng
thành sau 1 tháng và 6 tháng thử nghiệm
Ban đầu, không có sự khác biệt có ý nghĩa
QHI mảng bám trưởng thành giữa hai nhóm
nghiên cứu. Sau 1 tháng thử nghiệm, xuất hiện
khác biệt có ý nghĩa QHI mảng bám trưởng


284

thành giữa hai nhóm và đến thời điểm sau 6
tháng thì sự khác biệt này không còn.
Bảng 4: Giá trị QHI mảng bám trưởng thành trên
hai hàm của các nhóm nghiên cứu tại các thời điểm
(TB ± ĐLC).
p(T)
T0
T1
T6
Nhóm thử 1,10±0,65 0,89±0,59 1,64±0,66 T0-T1=0,003
nghiệm
T0-T6<0,001
Nhóm 1,13±0,72 1,11±0,62 1,57±0,80 T0-T1=0,824
chứng
T0-T6<0,001
p
0,846
0,001
0,273

p: Kiểm định Mann-Whitney, kiểm định có ý nghĩa khi
p<0,05.
p(T): Phân tích ANOVA kết hợp phương pháp Bonferroni,
kiểm định có ý nghĩa khi p(T)<0,017.

Không có sự khác biệt có ý nghĩa về chênh
lệch QHI mảng bám trưởng thành ở thời điểm

sau 1 tháng (∆T1-T0) và 6 tháng (∆T6-T0) so với
ban đầu giữa nhóm thử nghiệm và nhóm chứng.
Bảng 5: Độ lệch mảng bám trưởng thành trên hai
hàm của các nhóm nghiên cứu sau 1 tháng và 6
tháng (TB ± ĐLC).
Nhóm thử nghiệm
Nhóm chứng
p

∆T1-T0
-0,21 ± 0,85
-0,02 ± 0,90
0,072

∆T6-T0
0,54 ± 0,63
0,44 ± 0,96
0,339

p: Kiểm định Mann-Whitney, kiểm định có ý nghĩa khi
p<0,05.

Mảng bám trưởng thành được nhận diện
trong nghiên cứu này khi có thời gian tồn tại
trên răng hơn 48 giờ, mảng bám dày và có pH
chưa đạt mức nguy hiểm (pH vẫn còn >4,5). Khi
mảng bám non dày lên, nồng độ oxy của các lớp
bên trong trở nên thấp, tạo thuận lợi cho các vi
khuẩn kỵ khí tùy nghi phát triển, trong đó có
các Streptococcus mutans. Tác nhân gây bệnh dần

dần phát triển vững chắc, gây khó khăn cho việc
loại bỏ. Nếu tiếp tục tồn tại trên răng, khi có
những điều kiện thuận lợi như tiêu thụ sucrose
quá mức, mảng bám trưởng thành dễ dàng
chuyển thành mảng bám sinh axit.
Mảng bám trưởng thành có thể xem là

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

Nghiên cứu Y học

chuyển tiếp giữa mảng bám lành tính và mảng

đầu (∆T6-T0).

bám gây bệnh. Mảng bám tích tụ lâu ngày tạo

Bảng 7: Độ lệch mảng bám axit trên hai hàm của các
nhóm nghiên cứu sau 1 tháng và 6 tháng (TB ±
ĐLC).

môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các
loại vi khuẩn độc hại. Hơn nữa, mảng bám
trưởng thành trong nghiên cứu này với pH>4,5
cũng có khả năng gây mất khoáng mô răng tùy
theo cơ địa từng cá thể. Do đó xét cho cùng, sự
giảm mảng bám trưởng thành sẽ có lợi cho răng

hơn.

Sự thay đổi tình trạng mảng bám axit sau 1
tháng và 6 tháng thử nghiệm
Vào thời điểm ban đầu, không có sự khác
biệt có ý nghĩa QHI mảng bám axit giữa hai
nhóm nghiên cứu. Sau 1 tháng thử nghiệm, xuất
hiện khác biệt có ý nghĩa QHI mảng bám axit
giữa hai nhóm. Vào thời điểm sau 6 tháng, khác
biệt này vẫn còn ý nghĩa giữa hai nhóm nghiên
cứu.
Ở nhóm thử nghiệm, QHI mảng bám axit ở
các thời điểm nghiên cứu sau so với lúc đầu
khác nhau có ý nghĩa thống kê. Ở nhóm chứng,
QHI mảng bám axit sau 1 tháng và 6 tháng
không khác biệt có ý nghĩa so với lúc ban đầu.
Bảng 6: Giá trị QHI mảng bám axit trên hai hàm của
các nhóm nghiên cứu tại các thời điểm (TB ± ĐLC).
p(T)
T0
T1
T6
Nhóm thử 0,81±0,70 0,61±0,42 0,53±0,53 T0-T1=0,001
nghiệm
T0-T6<0,001
Nhóm 0,72±0,59 0,78±0,49 0,80±0,63 T0-T1=0,259
chứng
T0-T6=0,146
p
0,555

0,002
<0,001

p: Kiểm định Mann-Whitney, kiểm định có ý nghĩa khi
p<0,05.
p(T): Phân tích ANOVA kết hợp phương pháp Bonferroni,
kiểm định có ý nghĩa khi p(T)<0,017.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
chênh lệch QHI mảng bám axit ở thời điểm sau
1 tháng so với ban đầu (∆T1-T0) giữa nhóm thử
nghiệm và nhóm chứng. Sự khác biệt này cũng
nhận thấy được ở thời điểm 6 tháng so với ban

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nhóm thử nghiệm
Nhóm chứng
p

∆T1-T0
-0,19 ± 0,70
0,06 ± 0,67
0,002

∆T6-T0
-0,28 ± 0,71
0,08 ± 0,64
<0,001


p: Kiểm định Mann-Whitney, kiểm định có ý nghĩa khi
p<0,05.

Khi sử dụng chất nhuộm màu mảng bám
GC Tri Plaque ID Gel, nếu mảng bám có màu
xanh nhạt là dấu hiệu chỉ thị cho thấy có sự tạo
axit của vi khuẩn mảng bám, màng sinh học lúc
đó chuyển thành màng sinh học bệnh lý, có pH
xấp xỉ 4,5 hoặc thấp hơn. Mảng bám axit là loại
mảng bám nguy cơ cao đối với bệnh sâu răng.
Mảng bám axit càng có nhiều trên răng trẻ, trẻ
càng đối diện với nguy cơ mất khoáng mô cứng
của răng do tác động trực tiếp từ pH thấp của
mảng bám đang tích tụ và tiếp xúc kéo dài với
răng. Mảng bám pH thấp này chọn lọc những
dòng vi khuẩn ưa axit. Những vi khuẩn được
chọn lọc phát triển lấn át các dòng khác, duy trì
tính axit mảng bám do những sản phẩm phụ
chuyển hóa của chúng sinh ra.
Nhìn chung kết quả nghiên cứu cho thấy
việc nhai kẹo cao su chứa xylitol với liều lượng
4,8g dùng 4 lần mỗi ngày có hiệu quả làm giảm
mảng bám axit so với không nhai kẹo cao su
chứa xylitol sau 1 tháng và sau 6 tháng ở nhóm
trẻ có tình trạng sâu răng cao. Kết quả này bổ
sung bằng chứng cùng với các nghiên cứu
xylitol khác trên thế giới về tác dụng thật sự của
kẹo cao su chứa xylitol trên mảng bám axit vì tác
dụng giảm mảng bám axit vẫn duy trì được
trong thời gian dài sau khi trẻ đã ổn định thói

quen nhai kẹo cao su và những xáo trộn trong
sinh hoạt, vệ sinh răng miệng của trẻ (do những
hướng dẫn mới, bàn chải và kem đánh răng
mới) thời gian đầu thực hiện nghiên cứu không
còn nổi trội nữa.

Sự thay đổi tình trạng mảng bám nói
chung sau 1 tháng và 6 tháng thử nghiệm

285


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

Nghiên cứu Y học

Trong nghiên cứu này, QHI mảng bám
chung được lấy từ giá trị QHI cao nhất trong ba
loại mảng bám (non, trưởng thành, axit) trên
mỗi mặt răng. Giá trị này được dùng đánh giá
mảng bám hiện diện trên răng nói chung, không
phân biệt đó là mảng bám thuộc loại nào. QHI
mảng bám chung của nhóm thử nghiệm ở các
thời điểm nghiên cứu sau so với lúc đầu khác
nhau có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó ở nhóm
chứng QHI mảng bám chung sau 1 tháng không
khác biệt có ý nghĩa so với lúc ban đầu, đến 6
tháng mới xuất hiện khác biệt có ý nghĩa.
Bảng 8: Giá trị QHI mảng bám chung trên hai hàm
của các nhóm nghiên cứu tại các thời điểm (TB ±

ĐLC).
p(T)
T0
T1
T6
Nhóm thử 3,16±0,57 2,85±0,73 3,5±0,46 T0-T1<0,001
nghiệm
T0-T6<0,001
Nhóm 3,34±0,62 3,35±0,58 3,66±0,43 T0-T1=0,907
chứng
T0-T6<0,001
P
0,005
<0,001
0,003

p: Kiểm định Mann-Whitney, kiểm định có ý nghĩa khi
p<0,05.
p(T): Phân tích ANOVA kết hợp phương pháp Bonferroni,
kiểm định có ý nghĩa khi p(T)<0,017.

Có sự khác biệt có ý nghĩa về chênh lệch
QHI mảng bám chung giữa nhóm thử nghiệm
và nhóm chứng ở thời điểm sau 1 tháng so với
ban đầu (∆T1-T0). Tuy nhiên chênh lệch giữa
thời điểm 6 tháng so với ban đầu (∆T6-T0) thì
không khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm
nghiên cứu.
Bảng 9: Độ lệch mảng bám trên hai hàm của các
nhóm nghiên cứu sau 1 tháng và 6 tháng (TB ±

ĐLC).
Nhóm thử nghiệm
Nhóm chứng
p

∆T1-T0
-0,31 ± 0,70
0,01 ± 0,65
<0,001

∆T6-T0
0,35 ± 0,51
0,32 ± 0,60
0,758

p: Kiểm định Mann-Whitney, kiểm định có ý nghĩa khi
p<0,05.

QHI mảng bám chung sau 1 tháng khác
nhau có ý nghĩa giữa hai nhóm nghiên cứu. Mặc
dù lúc bắt đầu thử nghiệm đã có sự khác biệt
này, nhưng mức độ thay đổi mảng bám chung

286

của nhóm thử nghiệm và nhóm chứng sau 1
tháng cũng khác nhau có ý nghĩa cho thấy thật
sự có sự giảm mảng bám chung ở nhóm thử
nghiệm so với nhóm chứng. Cũng có thể vào
thời điểm bắt đầu nghiên cứu, trẻ trong nhóm

thử nghiệm được thường xuyên nhắc nhở nên
việc tuân thủ vệ sinh răng miệng và nhai kẹo tốt,
giúp làm giảm mảng bám. Ở thời điểm 6 tháng,
QHI mảng bám chung tăng ở cả hai nhóm so với
ban đầu và mức độ tăng giữa hai nhóm không
khác nhau về mặt thống kê gợi ý nguyên nhân
từ bên ngoài tác động như chế độ ăn của trẻ,
việc thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày…
không còn chặt chẽ như ban đầu. Nhất là ở thời
điểm 6 tháng của nghiên cứu, trẻ sắp vào thời
gian nghỉ hè, kỷ luật trong nhà trường được nới
lỏng hơn.
Kết quả của nghiên cứu nhìn chung tương
đồng với một số nghiên cứu gần đây của Splieth
(2009)(13) và Campus (2009)(1). Campus nhận thấy
có sự giảm dần khả năng sinh axit mảng bám ở
nhóm học sinh 7-9 tuổi sử dụng kẹo cao su chứa
xylitol (5 lần/ngày, tổng lượng 11,6g xylitol,
dùng hàng ngày) trong thời gian 6 tháng thử
nghiệm. Splieth(13) cũng quan sát được sự giảm
đáng kể khả năng sinh axit mảng bám sau 4
tuần ở nhóm sử dụng kẹo ngậm chứa xylitol 5
lần/ngày với tổng lượng xylitol tiêu thụ là
10g/ngày. Một nghiên cứu trong nước của
Hoàng Tử Hùng và Ngô Thị Quỳnh Lan (2007)(3)
cũng cho thấy khả năng duy trì pH mảng bám ở
nhóm sử dụng kẹo cao su chứa xylitol chỉ sau 4
ngày sử dụng, trong khi nhóm không nhai kẹo
cao su và nhóm nhai kẹo cao su không chứa
xylitol với cùng thời gian cho kết quả giảm pH

mảng bám có ý nghĩa. Một số nghiên cứu khác
cũng ghi nhận hiệu quả của xylitol trên pH
mảng bám sau một thời gian sử dụng với liều
lượng thích hợp như nghiên cứu của Holgerson
(2005)(6) và Twetman (2003)(15).
Về tác dụng trên mảng bám nói chung,
nghiên cứu của Holgerson (2007)(5) và Soderling
(1997)(12) cũng cho thấy có sự giảm mảng bám
sau 4 tuần sử dụng kẹo cao su chứa xylitol. Một
số nghiên cứu khác với thời gian thử nghiệm và

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

Nghiên cứu Y học

phương pháp thực hiện không giống nhau,
cũng đi đến kết luận nhìn nhận khả năng giảm
mảng bám của kẹo cao su chứa xylitol sau một
thời gian sử dụng là 6 tuần theo Steinberg
(1992)(14) và 2 tuần theo Soderling 1989 (11).

hạn (đến 1 tháng) đối với mảng bám non, mảng
bám trưởng thành cũng như mảng bám nói
chung. Sự giảm mảng bám nói trên của nhóm
nhai kẹo cao su chứa xylitol khác biệt có ý nghĩa
so với nhóm không nhai kẹo.


Bên cạnh đó cũng có những ý kiến trái
ngược. Scheie (1998)(10) trong nghiên cứu của
mình kết luận không tìm thấy sự giảm mảng
bám cũng như khả năng sinh axit mảng bám sau
1 tháng sử dụng kẹo cao su chứa xylitol ở nhóm
thanh niên có tình trạng sâu răng thấp với liều
4g xylitol chia thành 5 lần/ngày. Kết quả khác
biệt này có thể do sự khác nhau trong liều lượng
xylitol mà nghiên cứu này và nghiên cứu của
Scheie sử dụng, cộng thêm hai nhóm đối tượng
thử nghiệm có tình trạng sâu răng chênh lệch
hẳn với nhau. Hơn nữa, trong nghiên cứu mình,
Scheie chỉ đánh giá lượng mảng bám dựa trên
hàm lượng protein mà Makinen (2009)(7) cho
rằng có thể dẫn đến kết luận không chính xác do
đặc tính tăng chuyển hóa liên quan protein của
xylitol trong mảng bám, trong khi vẫn giảm
lượng mảng bám. Trong thử nghiệm ngắn ngày
của Hoàng Tử Hùng và Ngô Thị Quỳnh Lan
(2007)(3), lượng mảng bám tăng lên ở nhóm nhai
kẹo cao su chứa xylitol cũng như nhóm nhai kẹo
cao su không chứa xylitol và nhóm không nhai
kẹo cao su sau 4 ngày sử dụng. Tuy nhiên, cần
lưu ý là các đối tượng trong cuộc thử nghiệm
không chải răng suốt 4 ngày của nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lý do của những kết quả khác biệt này có lẽ
trước hết đến từ phương pháp thực hiện nghiên

cứu với khoảng thời gian thử nghiệm, loại sản
phẩm mang xylitol khác nhau cũng như những
đặc điểm riêng của các đối tượng trong từng
nghiên cứu (ví dụ đặc điểm về thành phần
mảng bám răng, kỹ năng vệ sinh răng miệng,
mức độ tuân thủ nghiên cứu…).

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.
12.


13.
14.

KẾT LUẬN
Sử dụng kẹo cao su chứa 4,8g xylitol 4 lần
mỗi ngày trong 6 tháng có tác dụng giảm mảng
bám axit dài hạn (đến 6 tháng) và giảm ngắn

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

15.

Campus G (2009). Six months of daily high-dose xylitol in highrisk schoolchildren: A randomized clinical trial on plaque pH
and salivary mutans streptococci. Caries Res, 43(6): 455-461.
Garcia-Godoy F, Hicks MJ (2008). Maintaining the integrity of
the enamel surface: The role of dental biofilm, saliva and
preventive agents in enamel demineralization and
remineralization. J Am Dent Assoc, 139: 25-34.
Hoàng Tử Hùng, Ngô Thị Quỳnh Lan (2007). Sự thay đổi pH
mảng bám, pH nước bọt và chỉ số mảng bám khi sử dụng kẹo
gum Lotte có chứa xylitol. Tuyển tập công trình nghiên cứu
khoa học Răng Hàm Mặt 2007, 7-12.
Hoàng Trọng Hùng, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Đức Thành
(2008). Sâu răng của trẻ em 5 tuổi tại hai vùng có và không có
fluor hóa với nồng độ 0.5 ppm F tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt 2008,
223-231.
Holgerson PL (2007). Dental plaque formation and salivary
mutans streptococci in schoolchildren after use of xylitolcontaining chewing gum. Int J Paediatr Dent, 17(2): 79-85.
Holgerson PL (2005). Effect of xylitol-containing chewing gums

on interdental plaque-pH in habitual xylitol consumers. Acta
Odontol Scand, 63(4): 233-238.
Makinen KK (2009). Sugar alcohols, caries incidence and
remineralization of caries lesions: A literature review.
International Journal of Dentistry, 23.
Marsh PD (2006). Dental plaque as a biofilm and a microbial
community - implications for health and disease. BMC Oral
Health, 6(1): 14.
Ngô Uyên Châu, Hoàng Trọng Hùng (2007). Tình hình sâu răng
và lượng giá nguy cơ ở học sinh 12 tuổi tại trường THCS An
Lạc, quận Bình Tân, Tp.HCM. Tuyển tập công trình nghiên cứu
khoa học Răng Hàm Mặt 2007, 123-134.
Scheie AA, Fejerskov O, Danielsen B (1998). The effects of
xylitol-containing chewing gums on dental plaque and
acidogenic potential. J Dent Res, 77(7): 1547-1552.
Soderling E (1989). Effect of sorbitol, xylitol, and xylitol/sorbitol
chewing gums on dental plaque. Caries Res, 23(5): 378-384.
Soderling E (1997). Effects of xylitol, xylitol-sorbitol, and placebo
chewing gums on the plaque of habitual xylitol consumers. Eur J
Oral Sci, 105(2): 170-177.
Splieth CH (2009). Effect of xylitol and sorbitol on plaque
acidogenesis. Quintessence Int, 40(4): 279-285.
Steinberg LM, Odusola F, Mandel ID (1992). Remineralizing
potential, antiplaque and antigingivitis effects of xylitol and
sorbitol sweetened chewing gum. Clin Prev Dent, 14(5): 31-34.
Twetman S, Stecksen-Blicks C (2003). Effect of xylitol-containing
chewing gums on lactic acid production in dental plaque from
caries active pre-school children. Oral Health Prev Dent, 1(3):
195-199.


287



×