Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Gây mê tĩnh mạch toàn diện bằng propofol kiểm soát nồng độ đích trong phẫu thuật bụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.37 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

Nghiên cứu Y học

GÂY MÊ TĨNH MẠCH TOÀN DIỆN BẰNG PROPOFOL
KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ ĐÍCH TRONG PHẪU THUẬT BỤNG
Châu Thị Mỹ An*, Nguyễn Ngọc Anh**, Nguyễn Văn Chừng***

TÓM TẮT
Vấn đề: Gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích là một kỹ thuật mới, có nhiều ưu điểm được chứng minh
trong các nghiên cứu ở nước ngoài. Kỹ thuật này vừa được ứng dụng ở Việt Nam.
Mục tiêu: Xác định nồng độ Propofol tại các giai đoạn gây mê và so sánh hiệu quả của gây mê tĩnh mạch
bằng Propofol kiểm soát nồng độ đích với phương pháp không kiểm soát nồng độ đích.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. 100 bệnh nhân ASA I – III
phẫu thuật bụng chương trình dưới gây mê đặt nội khí quản, phân nhóm theo thứ tự vào phòng mổ: nhóm 1 gây
mê tĩnh mạch bằng Propofol kiểm soát nồng độ đích “dò liều” với Diprifusor (50 bệnh nhân, khởi mê 2 – 6
mcg/ml, duy trì mê 2 – 8 mcg/ml), nhóm 2 không kiểm soát nồng độ đích (50 BN, tiêm tĩnh mạch 1 – 2 mg/kg,
truyền tĩnh mạch 4 – 12 mg/kg/giờ).
Kết quả: Nồng độ Propofol khởi mê (3,2 ± 0,6 mcg/ml) và duy trì mê (1,5 – 5,3 mcg/ml) tương đối thấp. So
sánh gây mê tĩnh mạch bằng Propofol có và không kiểm soát nồng độ đích: liều khởi mê thấp hơn (1,6 và 2,1
mg/kg, p = 0,001), mất ý thức nhanh (75,5 và 89,1 giây), khởi mê êm dịu (100 và 96%), thay đổi huyết động ít
hơn, đặt nội khí quản tốt hơn (96 và 80%), ít cử động trong mổ hơn (2/50 và 9/50, p = 0,03), ít điều chỉnh liều
trong mổ (1,5 và 2,2 lần/giờ, p = 0,01), tổng Propofol như nhau (7,8 và 7,2 mg/kg/giờ), thời gian hồi tỉnh ngắn
hơn (14,0 và 24,5 giây, p = 0,001) và êm dịu (98 và 90%).
Kết luận: Phương pháp gây mê tĩnh mạch bằng Propofol kiểm soát nồng độ đích có thể áp dụng tốt cho phẫu
thuật vùng bụng với nồng độ tương đối thấp và chất lượng gây mê tốt.
Từ khóa: gây mê tĩnh mạch, kiểm soát nồng độ đích, gây mê đặt nội khí quản, khởi mê, duy trì mê, hồi tỉnh,
thời gian mất ý thức, thời gian hồi tỉnh.

ABSTRACT
PROPOFOL TCI IN GENERAL SURGERY


Chau Thi My An, Nguyen Ngoc Anh, Nguyen Van Chung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 179 - 185
Background: TCI (target-controlled infusion), which has been appreciated in foreign researchs, is a
newly applicated technique for the intravenous anesthesia in Vietnam.
Objectives: to determine Propofol concentrations in different phases of anesthesia; and evaluate the
efficacy of Propofol TCI in comparison with the manually controlled technique.
Methods: Randomised–controled clinical trials. 100 patients ASA I – III undergoing intubation
anesthesia for general surgical procedures, were randomised to treatment with either Diprifusor TCI (group
1: 50 patients, induction 2 – 6 mcg/ml, maintenance 2 – 8 mcg/ml) or manually controlled infusion (group
2: 50 patients, induction 1 – 2 mg/kg, maintenance 4 – 12 mg/kg/h).
Results: Propofol concentrations for induction (3.2 ± 0.6 mcg/ml) and maintenance (1.5 – 5.3 mcg/ml)
were rather low. In comparision with group MCI, group TCI had significantly lower induction doses (1.6
* Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
** Bệnh viện nhân dân 115 *** Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: ThS Châu Thị Mỹ An, ĐT: 0909339939, email:

Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức

179


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

vs 2.1 mg/kg, p = 0.001), equally quick and smooth inductions (LOC time 75.5 vs 89.1s, smooth 100 vs
96%), less hemodynamic changes, easier intubation (96 vs 80%), less movements (2/50 vs 9/50, p = 0.03),
less adjusments (1.5 vs 2.2 times/h, p = 0.01); equal total dose of Profofol (7.8 vs 7.2 mg/kg/h), shorter
recovery times (14.0 vs 24.5 min, p = 0.001), equally smooth and clear-headed emergences (98 vs 90%).
Conclusions: Propofol TCI can be well applied for general surgeries, with rather low concentrations and

good qualities of anesthesia.
Key words: intravenous anesthesia, TCI (target-controlled infusion), MCI (manually controlled infusion),
intubation anesthesia, induction, maintenance, emergence, LOC time (loss of consciousness), recovery time.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gây mê tĩnh mạch (GMTM) ngày càng thể
hiện nhiều ưu điểm hơn GM hô hấp. Truyền
Propofol bơm tiêm điện có thể đạt chất lượng
tốt, nhưng điều chỉnh lưu lượng thuốc theo
từng thời điểm nên khó kiểm soát độ sâu GM,
BN có nguy cơ “tỉnh không mong muốn” và
“nhớ lại”(9). Trong khi đó, GMTM kiểm soát
nồng độ đích (KSNĐĐ) với hệ thống vi tính hóa
khắc phục các nhược điểm này và tiên lượng
được thời gian BN tỉnh lại. Các ưu điểm trên đã
được chứng minh ở nhiều nghiên cứu nước
ngoài. Còn ở Việt Nam nói chung và TPHCM
nói riêng, do hạn chế về phương tiện nên chưa
sử dụng rộng rãi kỹ thuật này. Vì vậy chúng tôi
tiến hành nghiên cứu nhằm:

Có chống chỉ định dùng Propofol

Phương pháp nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng

Cỡ mẫu
Sử dụng chương trình PS (Power and
Sample Size Program), áp dụng cho nghiên
cứu tiền cứu với 2 mẫu độc lập so sánh 2 biến

số rời: hệ số sai lầm α = 0,05, độ mạnh (1 – β) =
0,8, tỉ lệ nghiên cứu/ chứng = 1. Trong nghiên
cứu giai đoạn đầu của chúng tôi trên 54 BN, tỉ
lệ BN đặt NKQ tốt của nhóm nghiên cứu là
100% (p1) và nhóm chứng là 85% (p0). Cỡ mẫu
tối thiểu tính được = 47 BN. Chúng tôi nghiên
cứu 50 BN mỗi nhóm.

Phương pháp phân nhóm

- Xác định nồng độ Propofol tại các giai
đoạn của GMTM KSNĐĐ.

Ngẫu nhiên xen kẽ theo thứ tự thời gian vào
phòng mổ:

- So sánh hiệu quả của phương pháp
GMTM bằng Propofol KSNĐĐ và
phương pháp không KSNĐĐ về liều
Propofol sử dụng và tính chất các giai
đoạn GM.

- Nhóm 1: GMTM bằng Propofol KSNĐĐ

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tiêu chuẩn chọn BN

- Nhóm 2: GMTM bằng Propofol không
KSNĐĐ (tiêm TM liều đầu – TTM tốc độ thay
đổi).


Địa điểm – Thời gian
Phòng mổ bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM
Từ 9/2008 đến 5/2009.

BN phẫu thuật bụng chương trình với GM
có đặt NKQ, trên 16 tuổi, đồng ý tham gia
nghiên cứu.

Phương pháp tiến hành

Tiêu chuẩn loại trừ
BN cần thở máy sau mổ

Tiền mê
Lidocaine 1% 1,5 mg/kg, Midazolam 0,05
mg/kg, Sufentanil 0,1 – 0,2 mcg/kg TMC

Suy tim, suy gan hay suy thận nặng
Béo phì BMI > 30 kg/m2
Có vấn đề về tri giác, tâm thần

180

BN được khám tiền mê và chuẩn bị như một
cuộc GM phẫu thuật lớn

Khởi mê sau 2 phút:
Nhóm 1: Dùng Diprifusor, chọn nồng độ
đích huyết tương 2 – 6 mcg/ml, có thể tăng 0,5 –


Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
1 mcg/ml mỗi 1 phút nếu BN chưa giảm ý thức.
Nhóm 2: Propofol 1% 1 – 2 mg/kg TM chậm,
tốc độ 5 – 10 ml trong 30 giây (# 600 – 1200
ml/giờ), có thể tăng liều sau 1 phút nếu BN chưa
giảm ý thức.
Ở 2 nhóm: Tracrium 0,5 mg/kg TM chậm khi
BN mất ý thức. Đặt NKQ sau 3 phút.

Duy trì mê
BN thở máy: FiO2 ≥ 50% 1 l/phút, Vt 6 – 10
ml/kg, f 12 – 14 lần/phút, duy trì SpO2 > 95% và
EtCO2 35 – 40 mmHg.
Nhóm 1: Propofol nồng độ đích 2 – 8
mcg/ml, có thể truyền nhanh 2 ml nếu cần.
Nhóm 2: Propofol bơm tiêm điện 4 – 12
mg/kg/giờ, có thể truyền nhanh 2 ml nếu cần.
Ở 2 nhóm: Lặp lại Sufentanil, Tracrium tùy
theo nhu cầu.
Kết thúc: Neostigmine 40 mcg/kg + Atropine
20 mcg/kg. Ngưng Propofol lúc kết thúc khâu
da.

Hồi tỉnh
Chờ BN tỉnh và rút NKQ. Ghi nhớ trong mổ:
hỏi BN sau khi tỉnh hoàn toàn 1 giờ.


Xử lý và phân tích số liệu
Sử dụng chương trình SPSS 15.0 với phép
kiểm χ2, t, ANOVA và tương quan tuyến tính.
Thống kê có ý nghĩa khi p ≤ 0,05.

Nghiên cứu Y học
Nhóm 1 (%) Nhóm 2 (%)

thuốc
Rượu
bia
CHA

Tiền căn
BCTTM
CB

26

22

20
8

22
10

4


10

0,6

Nồng độ Propofol tại các giai đoạn GMTM
KSNĐĐ
Bảng 2: Nồng độ Propofol:
NỒNG ĐỘ PROPOFOL (mcg/ml)
Khởi mê
Mất ý thức
Đặt NKQ
Rạch da
Duy trì tối thiểu
Duy trì tối đa
Hồi tỉnh

Ce50

3,2 ± 0,6 (2,0; 4,0)
1,3 ± 0,4 (0,5; 2,3)
2,6 ± 0,5 (1,9; 4,0)
2,8 ± 0,6 (1,5; 4,0)
2,6 ± 0,6 (1,5; 4,0)
3,4 ± 0,9 (2,0; 5,3)
1,2 ± 0,3 (0,5; 2,1)

NỒNG ĐỘ KHỞI MÊ (mcg/ml)
≤ 40
3,5 ± 0,5
TUỔI

41–60
3,3 ± 0,5
> 60
2,9 ± 0,7
< 18
2,6 ± 0,6
BMI
18–24,9
3,3 ± 0,5
≥ 25
3,6 ± 0,4
NỒNG ĐỘ DUY TRÌ TỐI ĐA (mcg/ml)
≤ 40
4,0 ± 0,8
TUỔI
41–60
3,6 ± 0,7
> 60
2,9 ± 1,0
I
3,8 ± 0,7
ASA
II
3,2 ± 1,0
III
2,8 ± 0,6

* Tương quan có ý nghĩa thống kê

Đặc điểm mẫu nghiên cứu


So sánh 2 phương pháp GMTM

Tuổi

BMI

ASA
Thói quen

Nữ
Nam
≤40
41-60
>60
<18
18-24,9
25-29,9
I
II
III

52
48
20
42
38
24
54
22

40
52
8

54
46
24
30
46
16
62
22
36
54
10

Hút

16

16

Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức

p
0,001*

0,001*
p
0,001*


0,04*

Bảng 4: Sử dụng Propofol:

Nhóm 1 (%) Nhóm 2 (%)
Giới

3,0
1,2
2,5
2,8
2,5
3,5
1,1

Bảng 3: Yếu tố ảnh hưởng nồng độ Propofol:

KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu:

p

p
0,8

0,5

0,6


NHÓM 1

NHÓM 2

p

Liều khởi mê (mg/kg)
1,6 ± 0,4
Tỉ lệ BN cần tăng liều khởi
4
mê (%)
Điều chỉnh liều trong mổ
1,5 ± 1,2
(lần/giờ)
Tổng Propofol (mg/kg/giờ) 7,8 ± 2,0
Đau
3
Tác dụng phụ
Kích ứng da
2
(%)
Ho
1

2,1 ± 0,4

0,001*

20


0,01*

2,2 ± 1,4

0,01*

7,2 ± 2,4
5
0
0

0,3

0,9

* Khác biệt có ý nghĩa thống kê

0,4

Bảng 5: Tính chất khởi mê:

0,3

181


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
NHÓM 1


NHÓM 2

Thời gian mất ý thức (giây) 75,5 ± 47,5 89,1 ± 36,9
Tính chất
(%)

Êm dịu
Kích thích

100
0

96
4

p

Bảng 7: Tính chất duy trì mê:

0,1
0,2

NHÓM 1

NHÓM 2

p

Thời gian GM (phút)


98,3 ± 54,8

107,8 ±
68,9

0,4

Số BN cử động trong mổ

2/50

9/50

0,03

Ephedrine phối hợp
(mg/kg/giờ)

0,07 ± 0,03 0,1 ± 0,07

0,04*

* Khác biệt có ý nghĩa thống kê

Bảng 8: Tính chất hồi tỉnh:
Thời gian hồi tỉnh (phút)
Tính chất
(%)


NHÓM 1

NHÓM 2

14,0±9,8

24,5±16,6 0,001*

Êm dịu
Kích thích

98
2

90
10

p

0,1

* Khác biệt có ý nghĩa thống kê
* Khác biệt có ý nghĩa thống kê

Bảng 9: Yếu tổ ảnh hưởng đến thời gian hồi tỉnh:

Biểu đồ 1: Thay đổi mạch sau khởi mê

Tương quan tuyến tính
THỜI GIAN GM

TỔNG PROPOFOL

THỜI GIAN HỒI TỈNH
Nhóm 1
Nhóm 2
R = 0,2; p = 0,2 R = 0,5; p =
0,001*
R = 0,3; p = 0,1 R = 0,1; p =
0,9

* Tương quan có ý nghĩa thống kê

Bảng 10: Tai biến, biến chứng:

*Khác biệt có ý nghĩa thống kê

Biểu đồ 2: Thay đổi HATT sau khởi mê

Đặc tính

Nhóm 1

Nhóm 2

p

tai biến trong GM
ghi nhớ trong mổ
Nôn ói
biến chứng sau GM Nhức

đầu

0
0
1/50

0
0
2/50

0,6

0

1/50

0,3

173,8 ±
20,3

194,6 ±
16,0

0,001*

TG lưu hồi tỉnh (phút)

* Khác biệt có ý nghĩa thống kê


BÀN LUẬN
Nồng độ Propofol tại các giai đoạn GM

* Khác biệt có ý nghĩa thống kê

Biểu đồ 3: Thay đổi HATTr sau khởi mê
Bảng 6: Tính chất đặt NKQ:
Tốt
Vừa
Kém

NHÓM 1

NHÓM 2

96
4
0

80
18
2

* Khác biệt có ý nghĩa thống kê

182

p
0,02*


Nồng độ Propofol huyết tương (Cp) khởi
mê (bảng 2) tương đối thấp hơn khuyến cáo khi
đã tiền mê và giảm đau (3 – 6 mcg/ml)(1). Nồng
độ khởi mê giảm theo tuổi (p = 0,001) và tăng
theo BMI (p = 0,001) (bảng 3). Có sự giảm thể tích
phân phối và độ thanh thải thuốc giữa các
khoang cơ thể của người lớn tuổi.
Nồng độ Propofol ở não (Ce) khi mất ý thức,
khi rạch da và duy trì mê của chúng tôi (bảng 2)
tương đương với kết quả của Nguyễn Quốc
Khánh (Ce mất ý thức 1,7 ± 0,3 mcg/ml, Ce duy

Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
trì mê 3,2 – 5,5 mcg/ml)(8); và tương đối thấp hơn
các nghiên cứu ở phương Tây (Ce mất ý thức 1,1
– 4,7 mcg/ml, Ce lúc rạch da 3,5 – 6,0 mcg/ml;
Ce50 duy trì mê 2,5 – 6,8 mcg/ml)(9). Có lẽ có sự
nhạy cảm khác nhau giữa người Châu Á và
người phương Tây. Ngoài ra, Ce duy trì tối đa
trong mổ tỉ lệ nghịch với tuổi (p = 0,001) và ASA
(p = 0,04) (bảng 3).
Ce lúc hồi tỉnh trong nghiên cứu của chúng
tôi (bảng 2) phù hợp với lý thuyết (1 – 2 mcg/ml)
(1) và các nghiên cứu ở phương Tây (1 – 2,3
mcg/ml)(9) cũng như ở châu Á: Nagata O. (1,4 ±
1,1 mcg/ml(7)); Higuchi H. (1,6 ± 0,4 mcg/ml(3));
Nguyễn Quốc Khánh (1,7 ± 0,3 mcg/ml)(8). Thông

thường, Ce lúc hồi tỉnh gần bằng Ce gây mất ý
thức(1). Đây là cơ sở để máy tính toán thời gian
BN hồi tỉnh, giúp ngưng thuốc cuối cuộc mổ
khoa học hơn so với cách không KSNĐĐ.

So sánh 2 nhóm GMTM có và không
KSNĐĐ
Sử dụng Propofol
Liều Propofol khởi mê của nhóm 1 thấp hơn
nhóm 2 (bảng 4), phù hợp với các nghiên cứu
của Struys M. (1,3 so với 2,7 mg/kg, p < 0,05)
(13); Servin FS. (1,7 so với 2,3 mg/kg, p <
0,001)(12); Mazzarella B. (1,4 so với 1,9 mg/kg, p <
0,05)(5); Nguyễn Quốc Khánh (1,8 so với 2 mg/kg,
p < 0,05)(8). Bên cạnh đó, số trường hợp cần tăng
liều khởi mê của nhóm 1 ít hơn nhóm 2 (bảng 4).
Khởi mê bằng phương pháp KSNĐĐ thực hiện
dễ dàng và tiết kiệm thuốc hơn.
Tổng liều Propofol không khác nhau giữa 2
nhóm (bảng 4). Các nghiên cứu khác thống kê
tổng Propofol cho nhiều kết quả khác nhau. Tuy
nhiên, số lần điều chỉnh liều Propofol trong mổ
của nhóm 1 ít hơn nhóm 2 (bảng 4). Hutton P.
cũng ghi nhận nhóm KSNĐĐ không cần bổ
sung liều truyền nhanh trong mổ, trong khi
nhóm không KSNĐĐ có 40% trường hợp cần 1 –
2 liều và 10% cần 3 – 5 liều bổ sung(1). Vì vậy,
phương pháp KSNĐĐ duy trì nồng độ thuốc và
độ mê ổn định. Việc điều chỉnh liều thuốc cũng
đơn giản, máy thực hiện nhanh giúp đạt ngay

hiệu quả mong muốn.

Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức

Nghiên cứu Y học

Tác dụng phụ của Propofol ít và không khác
nhau giữa 2 nhóm (bảng 5), phù hợp với tổng kết
của Mc Leskey CH. trên hơn 25000 BN (đau khi
tiêm 5,2%, nôn ói 1,9%, kích thích 1,3%...)(6). Đặc
điểm này chứng tỏ tính an toàn của Propofol so
với những loại thuốc mê khác.

Giai đoạn khởi mê
2 nhóm đều mất ý thức nhanh và êm dịu
(bảng 5, 6), phù hợp với lý thuyết khi khởi mê
bằng Propofol (60 – 120 giây)(1) và các nghiên
cứu trước đây: Nguyễn Quốc Khánh (89 ± 15
giây)(8); Hoàng Văn Bách (112,7 ± 32,6 giây)(4).
Propofol có thời gian tiềm phục ngắn 30 – 50
giây, độ tan trong mỡ cao nên thấm qua hàng
rào máu não dễ dàng và gây ngủ nhanh(1).
Thông thường, thời gian mất ý thức tỉ lệ nghịch
với liều và tốc độ tiêm thuốc. Trong nghiên cứu
này, với tốc độ bơm thuốc tương đương và liều
khởi mê thấp hơn, nhưng nhóm 1 mất ý thức
nhanh hơn nhóm 2. Đó là do phần mềm tính
toán tốc độ và liều lượng thuốc phù hợp để đạt
nồng độ thuốc nhanh hơn nhưng không quá
liều, giúp an toàn và tiết kiệm thuốc.

Liều Propofol cao hơn cho phép khởi mê
nhanh hơn nhưng có thể ảnh hưởng huyết động
nhiều hơn(1). Trong nghiên cứu này, với liều
khởi mê thấp hơn và thời gian mất ý thức nhanh
hơn, thay đổi huyết động của nhóm 1 cũng ít
hơn (biểu đồ 1, 2, 3). Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Quốc Khánh (liều khởi
mê nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 nên thay đổi
HATB ít hơn 14 so với 21%, p < 0,01)(8); Passot S.
(thay đổi HATB < 10 so với 20%)(9). Một số tác
giả thấy tác động trên huyết động là như nhau
giữa 2 nhóm: Russell D.(11), Weninger B.(14),
Gustavo LG.(2).
Với sự phối hợp giảm đau và dãn cơ, 96%
BN nhóm 1 so với 80% BN nhóm 2 đạt được
điều kiện đặt NKQ tốt (p = 0,02) (bảng 6). Passot
S. cũng ghi nhận nhóm KSNĐĐ ít cử động lúc
đặt đèn soi thanh quản hơn (14,8 so với 44,4%)(9).
Bộ phận vi tính giúp nồng độ thuốc tăng dần
khi khởi mê chứ không giảm dần sau liều tiêm
TM trực tiếp, nên kiểm soát độ mê tốt hơn. Tóm

183


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011

lại, GMTM bằng Propofol KSNĐĐ khởi mê

nhanh, tiết kiệm thuốc, và quan trọng là chất
lượng tốt và an toàn.

Giai đoạn duy trì mê
Với thời gian GM trung bình và phân loại
phẫu thuật 2 nhóm tương đương nhau, số BN
có cử động trong mổ của nhóm 1 ít hơn nhóm 2
(bảng 7), phù hợp với Russell D.(11) và Rehberg B.
ghi nhận GM có KSNĐĐ làm giảm số lần mê
nông BIS > 60 (2,5 so với 5,1%)(10). Kỹ thuật
KSNĐĐ duy trì ổn định nồng độ thuốc, còn
TTM điều chỉnh lưu lượng không đảm bảo nồng
độ thuốc luôn trong vùng điều trị thường khá
hẹp, nên có nguy cơ dùng thuốc không đủ hoặc
quá liều, gây ngủ nông hoặc quá sâu, đều dẫn
đến bất lợi cho BN: đáp ứng toàn thân với kích
thích đau, thay đổi huyết động, nhớ lại… Do
đó, trong quá trình GM, nhu cầu Ephedrine của
nhóm 1 ít hơn nhóm 2 (p = 0,04) (bảng 7).
Propofol có thời gian tác dụng ngắn, và phương
pháp KSNĐĐ cải thiện tác dụng của thuốc theo
giai đoạn phẫu thuật(1), người GM có thể ít can
thiệp vào điều chỉnh liều thuốc nhưng vẫn yên
tâm về chất lượng giấc ngủ của BN cả về hiệu
quả lẫn an toàn.
Giai đoạn hồi tỉnh
BN nhóm 1 hồi tỉnh nhanh hơn nhóm 2
(bảng 8), tương đương với kết quả của Nguyễn
Quốc Khánh trên BN phẫu thuật bụng dưới
GM KSNĐĐ (16 ± 2,1 phút)(8) và Nagata O.

trên BN mổ ngoại thần kinh > 6 giờ (18
phút)(7). Thời gian hồi tỉnh của nhóm 1 không
phụ thuộc vào thời gian GM và lượng
Propofol sử dụng, còn thời gian hồi tỉnh của
nhóm 2 tỉ lệ thuận với thời gian GM (p =
0,001) (bảng 9). Do Propofol thải trừ nhanh, kỹ
thuật KSNĐĐ dựa đồng thời vào dược động
học và thời gian truyền thuốc nên giảm tối
thiểu nguy cơ tích lũy và giảm nhanh nồng độ
thuốc sau khi ngưng truyền(1), người GM có
thể tiên lượng thời gian BN tỉnh lại, nên
ngưng thuốc vào thời điểm hợp lý. Hầu hết
BN hồi tỉnh êm dịu (bảng 8) và rút NKQ sớm,
nên hạn chế tăng Adrenaline và thay đổi

184

huyết động vào giai đoạn này. Nguyễn Quốc
Khánh cũng thấy kết quả tương tự(8). Đa số
BN tỉnh lại không có “cảm giác mệt” hay
“nặng đầu” có thể gặp khi GM hô hấp. Chúng
tôi không ghi nhận tai biến và ghi nhớ trong
GM, biến chứng sau GM ít (bảng 10). Ngoài ra
Propofol không gây sốt ác tính, ít tăng
Histamine, không ảnh hưởng chức năng
tuyến thượng thận, và có tác dụng chống nôn
trong vài giờ đầu sau hồi tỉnh(1). Nhờ những
thuận lợi trên, nhóm 1 cần thời gian theo dõi
ở phòng hồi tỉnh ngắn hơn nhóm 2 trung bình
20,8 phút (p = 0,001) (bảng 10). Sự chênh lệch

này không quá lớn, nhưng cũng giúp rút
ngắn công việc của nhân viên y tế, tiết kiệm
một phần chi phí và giảm thời gian chờ đợi lo
lắng của gia đình.

Ứng dụng GMTM KSNĐĐ trong phẫu thuật
bụng
- An toàn cho BN già yếu khi giảm liều
thuốc, và BN có chức năng gan suy giảm vì
Propofol không gây nguy cơ viêm gan cấp
sau GM.
- Đáp ứng được cuộc mổ đơn giản ở thành
bụng, mổ qua nội soi và cả mổ lớn các tạng.
- Điều chỉnh nồng độ thuốc nhanh và dễ
dàng nên thích ứng nhanh các thì lôi kéo
tạng nhiều.
- Nồng độ thuốc luôn ổn định, không như
thuốc mê hô hấp bị ảnh hưởng bởi các thay đổi
thông khí do bệnh nội khoa, thay đổi tư thế BN
hoặc giai đoạn bơm thán khí ổ bụng…
- Propofol làm giảm nguy cơ nôn ói và hít
sặc sau mổ, đặc biệt tốt đối với phẫu thuật trên
rốn.
- Không tích lũy thuốc nên phù hợp với
phẫu thuật ngắn đến rất dài.
Tóm lại, chúng tôi mượn lời Mazzarella B.
(Ý) để kết luận: “phương pháp GMTM KSNĐĐ
hiệu quả, an toàn và dễ được chấp nhận”(5). Tuy
nhiên, việc trang bị máy truyền thuốc và ống
tiêm nạp sẵn hạn chế sự áp dụng rộng rãi cho

nhiều cơ sở y tế. Trong tình hình quá tải BN

Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
hiện nay, phương pháp GM với chất lượng ổn
định, giảm tải công việc và an toàn cho BN là rất
quan trọng cả về cơ thể lẫn tinh thần cho BN và
gia đình. Chi phí cao hơn cho trang bị và thuốc
trong cuộc GM không thể so sánh với những
thuận lợi lâu dài về mặt xã hội này.

2.

3.

4.

KẾT LUẬN
Phương pháp GMTM bằng Propofol
KSNĐĐ có thể áp dụng tốt cho phẫu thuật
vùng bụng.
Nồng độ Propofol sử dụng tương đối thấp,
giảm theo tuổi và tổng trạng của BN.

5.

6.


7.

Phương pháp GMTM KSNĐĐ có nhiều ưu
điểm hơn phương pháp không KSNĐĐ, tuy
nhiên phụ thuộc vào phương tiện và thuốc, nên
áp dụng thực tế cần cân nhắc giữa hiệu quả và
chi phí.

8.

KIẾN NGHỊ

11.

Nếu có điều kiện:
1. Nghiên cứu sâu hơn với phương tiện số
hóa theo dõi độ mê.
2. Áp dụng trên các phẫu – thủ thuật khác,
đưa GMHS hướng tới chất lượng hoàn hảo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

9.
10.

12.
13.

14.


Nghiên cứu Y học

Gustavo LG. (2005). “TIVA with Propofol and Fentanyl: a
comparison of target – controlled versus manual controlled
infusion systems”. Rev Mex Anesth, 28 (1), pp. 98 – 9.
Higuchi H. (2002). “Oral Clonidine premedication reduces the Ce50
of Propofol concentration for laryngeal mask airway insertion in male
patients”.
Acta
Anesth
Scand,
46
(4),
pp.
372 – 7.
Hoàng Văn Bách (2008). “Khởi mê tĩnh mạch bằng kỹ thuật TCI
– Propofol kết hợp theo dõi độ mê bằng Entropy”. Đại hội
GMHS Việt Nam, Daklak, tr. 235 – 7.
Mazzarella B. (1999). “Comparison of manual infusion of
Propofol and TCI: effectiveness, safety and acceptability”.
Minerva Anestesiol, 65 (10), pp. 701 – 9.
Mc Leskey CH. (1993). “Adverse events in a multicenter phase
IV study of Propofol: Evaluation by anesthesiologists and PACU
nurses”. Anesth Analg, 77 (4), pp. S3 – S9.
Nagata O. (2008). TCI in daily practice. Asian anaesthesia
innovators meeting, p. 11.
Nguyễn Quốc Khánh (2008). “Bước đầu so sánh gây mê tĩnh
mạch hoàn toàn bằng Propofol có hay không kiểm soát nồng độ
đích”. Đại hội GMHS Việt Nam, Daklak, tr. 208 – 21.

Passot S. (2005). Utilisation pratique de l’ AIVOC. MAPAR, pp.
123 – 34.
Rehberg B. (2007). “TCI versus MCI of Propofol”. Eur J Anesth
(24), pp. 920 – 6.
Russell D. (1998). “Intravenous anesthesia: manual infusion
schemes versus TCI systems”. Anesth, 53 (1), pp. 42 – 45.
Servin FS. (1998). “TCI compared with MCI of Propofol: a
multicentre study”. Anesth, 53, pp. 82 – 6.
Struys M. (1997). “Comparison of computer – controlled
administration of Propofol with two manually controlled
infusion techniques”. Anesth, 52 (1), pp. 41 – 50.
Weninger B. (2004). “Comparison between TCI-TIVA, manualTIVA and balanced anaesthesia for stereotactic biopsy of the
brain”. Aneasthesiol Intensivmed Notfallmed Schmerzther, 39,
pp. 212 – 9.

Astra-Zeneca (1999). Target controlled infusion in anaesthetic
practice, pp. 1 – 20.

Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức

185



×