Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát khả năng gắn sắt toàn phần trong huyết tương ở bệnh nhân suy thận mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.77 KB, 7 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GẮN SẮT TOÀN PHẦN TRONG
HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH
Nguyễn Văn Hùng*; Nguyễn Cao Luận**; Lê Việt Thắng***
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát khả năng gắn sắt toàn phần (Total iron binding capacity - TIBC) trong
huyết tương và mối liên quan với giai đoạn bệnh thận, nồng độ hemoglobin máu ở bệnh nhân
(BN) suy thận mạn (STM) chưa điều trị thay thế. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả
cắt ngang trên 175 BN được chẩn đoán STM chưa lọc máu và 51 người bình thường làm nhóm
chứng. Tất cả các đối tượng đều được định lượng TIBC trong huyết tương bằng phương pháp
ELISA. Kết quả: giá trị TIBC trung bình nhóm bệnh (55,90 ± 18,94 µmol/l) thấp hơn có ý nghĩa
thống kê so với nhóm chứng (65,42 ± 10,56 µmol/l), p < 0,001. Tỷ lệ BN giảm TIBC huyết
tương chiếm 35,4%. TIBC huyết tương giảm dần theo các giai đoạn bệnh thận mạn tính, có ý
nghĩa (p < 0,05). TIBC huyết tương tương quan nghịch, mức độ yếu với nồng độ ure, creatinin
máu, tương quan thuận, mức độ yếu với nồng độ hemoglobin máu ngoại vi, với hệ số tương
quan lần lượt là: -0,212, -0,293, 0,151, p < 0,05. Kết luận: giảm TIBC huyết tương là phổ biến
và liên quan đến mức độ nặng của suy thận.
* Từ khoá: Suy thận mạn; Khả năng gắn sắt toàn phần; Thiếu máu.

Survey on Serum Total Iron Binding Capacity in Chronic Renal
Failure Patients
Summary
Objectives: To evaluate the serum total iron binding capacity (TIBC) and its relation with
stage of chronic kidney disease (CKD), hemoglobine in chronic renal failure patients,
predialysis. Subjects and methods: A cross-sectional study was conducted on a study group of
175 chronic renal failure patients (predialysis), and a control group of 51 healthy people. All
above people had done measurement serum TIBC by ELISA method. Results: The average
value of serum TIBC in study group (55.9 ± 18.94 µmol/L) was significantly lower than control
group (65.42 ± 10.56 µmol/L), p < 0.001. Rate of decrease of serum TIBC was 35.4%. Serum
TIBC was significantly associated with the stage of CKD (p < 0.05). TIBC was negatively


correlated with serum ure (r = -0.212); serum creatinine levels (r = -0.293) and positively
correlated with hemoglobine (r = 0.151), p < 0.05. Conclusion: Decrease of serum TIBC is
common and related to stage of chronic renal failure.
* Keywords: Chronic renal failure; Total iron binding capacity; Anemia.
* Bệnh viện Giao thông Vận tải
** Bệnh viện Bạch Mai
*** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Văn Hùng ()
Ngày nhận bài: 20/09/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 09/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 19/12/2017

43


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu là biểu hiện thường gặp ở
BN STM tính, suy thận càng nặng thì tỷ lệ
thiếu máu càng cao và mức độ thiếu máu
càng nặng. Đặc điểm thiếu máu trong suy
thận là thiếu máu đẳng sắc, hồng cầu
trung bình. Tuy nhiên, BN suy thận càng
nặng, càng có xu hướng thiếu sắt [3].
Theo Hội Thận học Thế giới [4], đánh giá
thiếu máu phải dựa vào nồng độ ferritin
(một protein mang sắt dạng dự trữ) và độ
bão hoà transferrin (được tính bằng tỷ lệ
nồng độ sắt trong huyết tương và khả
năng gắn sắt toàn phần).
Khả năng gắn sắt toàn phần hay còn

gọi tổng lượng sắt được gắn (TIBC) là
protein mang sắt bao gồm transferrin
(protein vận chuyển sắt đặc hiệu) và một
số protein mang sắt khác. Khả năng gắn
sắt toàn phần cho biết thực chất số sắt
trong cơ thể được vận chuyển đến các cơ
quan có sử dụng sắt. Từ trước đến nay,
khi tính độ bão hoà transferrin, các nhà
lâm sàng thường dựa vào sắt huyết thanh
và nồng độ transferrin, do đó sẽ thiếu
một lượng protein khác không phải là
transferrin vẫn có chức năng vận chuyển
sắt làm kết quả độ bão hoà transferrin sai
lệch. Chính vì vậy, cần định lượng khả
năng gắn sắt trong cơ thể để tính độ bão
hoà transferrin. Tại Việt Nam, chưa có
nghiên cứu đánh giá nồng độ khả năng
gắn sắt toàn phần trong huyết tương trên
đối tượng BN STM tính chưa lọc máu. Vì
vậy, chúng tôi thực hiện đề tài với mục
tiêu: Khảo sát khả năng gắn sắt toàn
phần trong huyết tương và mối liên quan
với một số đặc điểm cận lâm sàng ở BN
STM chưa điều trị thay thế.
44

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
226 BN chia 2 nhóm:

- Nhóm bệnh: 175 BN được chẩn đoán
STM (BN có mức lọc cầu thận < 60 ml/phút)
gồm cả BN được chẩn đoán lần đầu hoặc
đã từng được chẩn đoán và điều trị.
- Nhóm chứng: 51 người bình thường
có tuổi và giới tương đồng nhóm bệnh.
* Tiêu chuẩn chọn nhóm bệnh:
- BN STM do nhiều nguyên nhân khác
nhau.
- Tuổi ≥ 18.
- Không có sử dụng sắt hoặc chế
phẩm sắt ít nhất 7 ngày trước.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ nhóm bệnh:
- BN đợt cấp của STM.
- Đang có biểu hiện xuất huyết, chảy
máu.
- BN STM kèm theo ung thư.
- BN đang mắc bệnh cấp tính hoặc
nghi ngờ mắc bệnh ngoại khoa.
- BN nữ đang có kinh nguyệt.
* Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng:
- Nam và nữ tuổi ≥ 18.
- Không sử dụng sắt hoặc chế phẩm
sắt ít nhất trong 7 ngày trước đó.
- Nữ không trong thời gian có kinh
nguyệt.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt

ngang, so sánh bệnh chứng.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
- BN được khai thác tiền sử và bệnh
sử.
- Xét nghiệm công thức máu, sinh hoá
máu. Chia giai đoạn bệnh thận mạn tính
theo K/DOQI (2002) [5].
- Định lượng TIBC: lấy máu tĩnh mạch
cả nhóm bệnh và chứng. Chống đông
sau đó tách huyết tương. Định lượng

TIBC bằng phương pháp ELISA. Đơn vị
tính µmol/l. Chẩn đoán tăng, giảm TIBC
dựa vào kết quả nồng độ nhóm chứng.
BN có giá trị TIBC > X + 2SD được xác
định là tăng nồng độ, với giá trị < X - 2SD
được coi là giảm nồng độ.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
22.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: So sánh tuổi, giới nhóm bệnh và chứng.
Nữ

Nhóm

Nhóm chứng


n, %
Tuổi trung bình (năm)
n, %

Nhóm bệnh

Tuổi trung bình (năm)

Nam

Chung

n

%

n

%

n

%

12

23,5

39


76,5

51

100

56,00 ± 7,34
54

30,9

55,56 ± 15,46

p

Nhóm bệnh và nhóm chứng có tuổi
trung bình, tỷ lệ nam/nữ khác biệt không
có ý nghĩa thống kê, p > 0,05. Trong
nghiên cứu, chúng tôi sử dụng nhóm
bệnh và chứng để đạt được mục tiêu
nghiên cứu. Vì TIBC là một chỉ số chưa
có khảo sát đưa ra kết luận hằng số sinh
học cho người Việt Nam, do vậy việc
chọn nhóm chứng người bình thường có
tương đồng về tuổi, giới để tránh những
sai số do chênh lệch tuổi giới.
* Phân chia giai đoạn bệnh thận mạn
(n = 175):
Giai đoạn III: 31 BN (17,7%); giai
đoạn IV: 35 BN (20%); giai đoạn V:

109 BN (62,3%); mức lọc cầu thận
(MLCT) trung bình: 15,81 ± 12,56 ml/phút.

47,44 ± 17,05

49,45 ± 15,69

121

175

69,1

52,23 ± 18,15
> 0,05

100

53,26 ± 17,39
> 0,05

Nhóm bệnh chủ yếu là BN bệnh thận
mạn tính giai đoạn V, tức là MLCT
< 15 ml/phút. Thực tế cho thấy, bệnh
thận mạn tính tiến triển âm thầm, từ từ,
nặng dần, cuối cùng dẫn đến bệnh thận
mạn tính giai đoạn cuối. Cơ thể thích
nghi với tình trạng giảm dần MLCT, tăng
dần ure, creatinin máu. Vì vậy, đến khi
cơ thể không thích nghi, xuất hiện các

biểu hiện lâm sàng là biến chứng của
suy thận, BN mới vào viện điều trị. Do
vậy, nhóm BN của chúng tôi hầu hết là
bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối. Chỉ
có 17,7% BN có MLCT từ 30 - 59
ml/phút và MLCT từ 15 - 29 là 20,0%.
MLCT trung bình trong nghiên cứu của
chúng tôi 15,81 ml/phút.
45


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
Bảng 2: So sánh TIBC nhóm bệnh và chứng.
Chỉ số

Nhóm chứng (n = 51)

Nhóm bệnh (n = 175)

p

Trung bình

65,42 ± 10,56

55,90 ± 18,94

< 0,001

Min


46,1

22,5

Max

83,8

98,2

TIBC* (µmol/l)

(* Khoảng giá trị bình thường theo nhóm chứng ( X ± 2SD) của TIBC: 44,3 - 86,54).
Nhóm bệnh có giá trị TIBC trung bình
thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa, p <
0,001. Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của các tác giả khác trên thế giới.
Gupta S và CS [6] nghiên cứu TIBC của
nhóm bệnh là 102 BN bệnh thận mạn
tính giai đoạn V có lọc máu và so sánh
với 36 người khoẻ mạnh tương đồng tuổi
và giới. Kết quả cho thấy, TIBC nhóm
bệnh (55,28 µmol/l) thấp hơn nhóm
chứng (77,8 µmol/l) có ý nghĩa thống kê
với p < 0,01. Nghiên cứu của Goyal H và

CS [7] trên 100 BN bệnh thận mạn tính
giai đoạn III - V (như đối tượng nghiên
cứu của chúng tôi) thấy TIBC trung bình

62,78 µmol/l. Lý giải cho điều này, chúng
tôi cho rằng bản chất TIBC là những
protein vận chuyển sắt (gồm transferrin
và các protein khác), do vậy ở BN STM
thường có giảm protein do ăn kiêng,
giảm hấp thu nên nhóm BN STM thường
có tỷ lệ giảm protein chung khoảng
15 - 20%, giảm albumin huyết tương từ
25 - 45%.

Bảng 3: Tỷ lệ BN dựa vào giá trị tuyệt đối TIBC so nhóm chứng.
Chỉ tiêu

TIBC (µmol/l)

n

Tỷ lệ %

Giảm

62

35,4

Bình thường

101

57,7


Tăng

12

6,9

Tỷ lệ BN giảm TIBC chiếm tới 35,4%, trong khi đó tăng chỉ 6,9%, điều này cho thấy
số BN có khả năng gắn sắt toàn phần giảm chiếm tới > 1/3 số BN tham gia nghiên
cứu. BN STM thường có tình trạng thiếu sắt, do mất sắt nhiều, giảm hấp thu sắt.
Khi sắt vào cơ thể được protein mang đi đến các cơ quan tổ chức. Kết quả này, giúp
bác sỹ lâm sàng lưu ý về tình trạng thiếu protein vận chuyển sắt. Phan Thế Cường,
Trần Thị Thuận cũng cho thấy nồng độ transferrin cũng giảm ở BN có MLCT
< 10 ml/phút [1, 2].
Bảng 4: Liên quan TIBC với giai đoạn bệnh thận mạn.
Giai đoạn bệnh thận mạn tính

46

TIBC (µmol/l),

X ± SD

III (n = 31)

62,17 ± 19,35

IV (n = 35)

60,63 ± 19,58


V (n = 109)

52,61 ± 18,00

pANOVA
< 0,05


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
Kết quả nghiên cứu cho thấy TIBC giảm dần theo mức độ nặng của suy thận có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghiên cứu của Waziri B và CS [8] trên 67 BN bệnh thận
mạn tính giai đoạn III - V và Mercadal L và CS [9] nghiên cứu trên 199 BN bệnh thận
mạn tính giai đoạn I - V thấy TIBC giảm theo mức MLCT. MLCT phản ánh chức năng
lọc của thận, được sử dụng để chẩn đoán BN có suy thận hay chưa suy thận. Ở BN
bệnh thận mạn tính thường trải qua 2 mức độ: giai đoạn tổn thương các cấu trúc nhu mô
nhưng chưa có suy thận, giai đoạn II là giai đoạn suy thận trên lâm sàng. Ở BN suy
thận càng tăng, hiện tượng thiếu sắt càng nặng và hiện tượng thiếu axít amin càng
tăng. Chính vì vậy, kết quả của chúng tôi phù hợp với tiến triển bệnh của BN STM.

Biểu đồ 1: Tương quan giữa TIBC và ure máu nhóm BN (n = 175).
Có mối tương quan nghịch, mức độ yếu giữa nồng độ ferritin và nồng độ ure máu
có ý nghĩa với hệ số tương quan r = -0,212, p < 0,01. Ure là chỉ số thường đi kèm với
giảm MLCT ở BN STM. Một số trường hợp tăng ure ngoài thận, tuy nhiên chúng tôi đã
loại trừ hết những BN này ra khỏi nghiên cứu. Do vậy, mối tương quan này càng thể
hiện rõ liên quan của TIBC với mức độ suy thận.

Biểu đồ 2: Tương quan giữa TIBC và creatinin huyết thanh nhóm bệnh (n = 175).
47



T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
Có mối tương quan nghịch, mức độ yếu giữa nồng độ TIBC và creatinin huyết thanh
có ý nghĩa với hệ số tương quan r = -0,293, p < 0,01. Tăng creatinin máu phản ánh
trung thực nhất giảm MLCT ở BN bệnh thận mạn tính. Mối tương quan nghịch phản
ánh mức độ suy thận càng nặng thì TIBC càng giảm, phù hợp với kết quả nghiên cứu
của các tác giả khác.

Biểu đồ 3: Tương quan giữa TIBC và hemoglobin nhóm bệnh (n = 175).
Có mối tương quan thuận, mức độ yếu
giữa nồng độ ferritin và nồng độ ure máu
có ý nghĩa với hệ số tương quan r = 0,151,
p < 0,05. Quá trình tạo máu là một quá
trình phức tạp, do nhiều yếu tố ảnh
hưởng. Ngoài chức năng cơ quan tạo
máu bình thường, cần có đủ nguyên liệu
tạo máu, trong đó có sắt và axít amin.
Nhóm BN nghiên cứu của chúng tôi là BN
bệnh thận mạn tính giai đoạn III - V (có
STM), có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình tạo hồng cầu. Trong nghiên cứu
này, có tới 41,7% BN giảm albumin huyết
thanh, 19,4% BN có protein máu < 60 g/l.
Như vậy, nguyên liệu chính tổng hợp
hồng cầu thiếu và đặc biệt 29,7% BN có
nồng độ hs-CRP tăng cao hơn bình
thường, sẽ tham gia ức chế quá trình tạo
hồng cầu từ tuỷ xương (số liệu không thể
hiện ở kết quả). Các yếu tố vi lượng như
48


axít folic và vitamin B12… cũng thay đổi ở
BN STM. TIBC vừa phản ánh tình trạng
protein, vừa phản ánh khả năng gắn sắt
toàn phần của cơ thể. Nếu TIBC bình
thường, khả năng gắn sắt đảm bảo đủ
sắt đến các cơ quan tạo máu. Như vậy,
TIBC được coi như một nguyên nhân liên
quan đến giảm nồng độ hemoglobin máu
ngoại vi.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu TIBC huyết tương của 175
BN STM so sánh với 51 người bình
thường tương đồng tuổi và giới, chúng tôi
rút ra một số nhận xét:
- TIBC trung bình nhóm bệnh (55,90 ±
18,94 µmol/l) thấp hơn có ý nghĩa thống
kê so với nhóm chứng (65,42 ± 10,56
µmol/l), p < 0,001. Tỷ lệ BN giảm TIBC
huyết tương chiếm 35,4%.


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
- TIBC huyết tương giảm dần theo các
giai đoạn bệnh thận mạn tính có ý nghĩa,
p < 0,05. TIBC huyết tương tương quan
nghịch, mức độ yếu với nồng độ ure,
creatinin máu, với hệ số tương quan lần
lượt là: -0,212, -0,293, p < 0,05. TIBC
huyết tương tương quan thuận, mức độ

yếu với nồng độ hemoglobin máu ngoại vi
với hệ số tương quan: 0,151, p < 0,05.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thế Cường, Nguyễn Anh Trí,
Hoàng Trung Vinh. Đánh giá biến đổi nồng độ
ferritin và độ bão hòa transferrin huyết thanh
ở BN STM tính lọc máu chu kỳ. Tạp chí Y học
Việt Nam. 2015, 433 (2), tr.18-23.
2. Trần Thị Thuận. Nghiên cứu sự thay đổi
nồng độ sắt, ferritin, transferrin huyết thanh ở
BN STM giai đoạn III - IV. Luận văn Thạc sỹ Y
học. Học viện Quân y. Hà Nội. 2010.
3. Ryu S.R, Park S.K, Jung J.Y et al. The
prevalence and management of anemia in
chronic kidney disease patients: Result from
the Korea cohort study for outcomes in patients
with chronic kidney disease (KNOW-CKD). J
Korean Med Sci. 2017, 32 (2), pp.249-256.
doi: 10.3346/jkms. 2017, 32.2.249.

4. NKF/KDIGO. Clinical practice guideline
for anemia in chronic kidney disease. Kidney
Int. 2012, 2, pp.279-335.
5. NKF/KDOQI. Clinical practice guidelines
for chronic kidney disease: Evaluation,
classification and stratification. Am J Kidney
Dis. 2002, 39, S1-S266.
6. Gupta S, Uppal B, Pawar B. Is soluble
transferrin receptor a good marker of iron
deficiency anemia in chronic kidney disease

patients?. Indian J Nephrol. 2009, 19 (3),
pp.96-100. doi: 10.4103/0971-4065.57105.
7. Goyal H, Mohanty S, Sharma M et al.
Study of anemia in non-dialysis dependent
chronic kidney disease with special reference
to serum hepcidin. Indian J Nephrol. 2017, 27
(1), pp.44-50. doi: 10.4103/0971-4065.179301.
8. Waziri B, Mabayoje M, Bello B.
Comparison of intravenous low molecular
weight iron dextran and intravenous iron
sucrose for the correction of anaemia in predialysis chronic kidney disease patients: a
randomized single-centre study in Nigeria.
Clin Kidney J. 2016, 9 (6), pp.817-822.
9. Mercadal L, Metzger M, Haymann J.P et
al. The relation of hepcidin to iron disorders,
inflammation and hemoglobin in chronic
kidney disease. PLoS One. 2015, 9 (6):
e99781. doi: 10.1371/journal.pone.0099781.
eCollection 2014.

49



×