Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhân 6 trường hợp áp dụng kỹ thuật băng treo lỏng âm đạo T.V.T. (tension free vaginal tape) để điều trị tiểu không kiểm soát do gắng sức ở phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.1 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004

41 NHÂN 6 TRƯỜNG HP ÁP DỤNG KỸ THUẬT BĂNG TREO LỎNG ÂM
ĐẠO T.V.T. (TENSION-FREE VAGINAL TAPE) ĐỂ ĐIỀU TRỊ TIỂU
KHÔNG KIỂM SOÁT DO GẮNG SỨC Ở PHỤ NỮ
Nguyễn Văn Ân*

TÓM TẮT
Phương pháp T.V.T. (Tension-free Vaginal Tape) hay là băng treo lỏng âm đạo là một kỹ thuật mới do một
bác só sản-phụ khoa được người Thụy Điển là GS Umsten từ năm 1996, với hiệu quả điều trò rất cao đối với tiểu
không kiểm soát (TKKS) do gắng sức ở phụ nữ, cách thức mổ lại đơn giản và ít biến chứng hậu phẫu nên đã
trở thành một phương pháp mổ rất được ưa chuộng ở các nước Âu – Mỹ. Từ cuối năm 2002, chúng tôi đã áp
dụng kỹ thuật mổ này trên 6 bệnh nhân nữ bò tiểu không kiểm soát do gắng sức với thời gian diễn tiến bệnh
kéo dài từ 2 – 30 năm và đạt được tỉ lệ thành công 6/6. Tác giả trình bày những kinh nghiệm bước đầu về
phương pháp mới này tại bệnh viện Bình dân.

SUMMARY
REPORT ON 6 CASES USING TECHNIQUE OF T.V.T. (TENSION-FREE VAGINAL
TAPE) FOR TREATMENT OF STRESS URINARY INCONTINENCE IN WOMEN.
Nguyen Van An* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 * Supplement of No 1 * 2004: 292 – 295

T.V.T. (Tension-free Vaginal Tape) is a new technique proposed by Pr. Umsten from Sweden since 1996
for treatment of stress urinary incontinence in women. This method becomes very preferable in Europe and
then in North America because of its high efficacy, simple procedure and low incidence of complications. Since
the end of the year 2002, we have applied this technique to treat 6 women who were suffered from stress
urinary incontinence for long time (2 – 30 years) and have got 6/6 of successful incidence. The author presents
his preliminary experiences on this new method in Binh Dan hospital.
thành trước âm đạo sẽ giúp điều trò TKKS, mặt khác
MỞ ĐẦU


như tên của phương pháp thể hiện rõ kỹ thuật treo
Một nguyên nhân quan trọng gây tiểu không
“lỏng” và tính chất lưới của dải băng polypropylene
kiểm soát ở phụ nữ là tình trạng nhão sàn chậu xảy ra
nên hạn chế được biến chứng loét thành niệu đạo về
ở những người sinh đẻ nhiều lần hay ở tuổi mãn
sau.
kinh. Băng treo âm đạo là một biện pháp giúp nâng
Do kỹ thuật thực hiện khá đơn giản nhưng kết
đỡ sàn chậu, qua đó có tác dụng điều trò tiểu không
quả điều trò hết sức khả quan nên hiện nay phương
kiểm soát.
pháp T.V.T. đã được phổ biến ở nhiều nước trên thế
Năm 1996, tác giả Umsten người Thụy điển đề
giới như Villet (1998)(3) và Jacquetin (2000)(4) ở Pháp,
xuất kỹ thuật T.V.T. (Tension-free Vaginal Tape) để
Wang (2000)(5) ở Đài Loan, Moran (2000)(6) ở Anh,
(1,2)
điều trò TKKS do gắng sức ở phụ nữ . Phương pháp
Klutke (2000)(7) và Moore (2000)(8) ỏ Mỹ...
này dùng một dải polypropylene (Prolene mesh) luồn
Từ những kiến thức thu thập được khi thực tập
từ thành trước âm đạo lên thành bụng nhờ một bộ
tại Pháp niên khóa 2000 – 2001(9), chúng tôi bắt đầu
dụng cụ được chế tạo chuyên biệt (do hãng Ethicon
áp dụng kỹ thuật mổ này tại khoa Niệu bệnh viện
sản xuất) vớiø cách thao tác khá đơn giản. Tình trạng
Bình Dân từ tháng 10/2002.
suy cơ thắt niệu đạo được khắc phục nhờ sự nâng đỡ


292

Chuyên đề Hội nghò Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
MÔ TẢ KỸ THUẬT T.V.T. (2,10)
Dụng cụ: Để thực hiện phương pháp TVT, cần
phải có các dụng cụ cần thiết bao gồm: (a) một dải
băng bằng chất liệu polypropylene dùng làm băng
treo niệu đạo; (b) hai thông kim loại dẫn đường bằng
thép không rỉ để đưa dải băng từ âm đạo lên thành
bụng; và (c) một tay nắm có thể gắn với thông kim
loại nhằm dễ thao tác (hình 1).

Nghiên cứu Y học

thông kim loại để luồn dải băng propylene từ âm đạo
ra phía sau xương mu, đi hai bên cạnh thành niệu
đạo xuyên lên thành bụng trước. Làm như thế bên
phải rồi bên trái. Chỉnh dải băng ở vò trí thích hợp
nhằm treo niệu đạo lên thành bụng trước sao cho vừa
đủ để không són tiểu (cho bệnh nhân ho mạnh hoặc
đè ép lên hạ vò sau khi bơm vào bọng đái 300 ml nước
để đánh giá) nhưng không quá căng (cho nên có từ
Tension-free). Sau đó cắt phần thừa của dải băng rồi
khâu da và thành âm đạo. Hình 2 biểu thò vò trí của
dải băng prolene sau khi đặt xong.
Sau khi khâu lại thành âm đạo, thường đặt thông
niệu đạo lưu (thường được rút bỏ sau 24 - 48 giờ).

Bệnh nhân thường được xuất viện 48 – 72 giờ sau mổ.

KẾT QUẢ
Từ tháng 10/2002 đến tháng 10/2003, chúng tôi
đã thực hiện phương pháp T.V.T. để điều trò cho 6
truòng hợp TKKS do gắng sức ở phụ nữ tại khoa
Niệu, bệnh viện Bình Dân:
Hình 1. Bộ dụng cụ thực hiện kỹ thuật T.V.T. do hãng
Ethicon sản xuất

Tuổi trung bình: của các bệnh nhân là 58,8
(41–86).
Về chẩn đoán: Tất cả các bệnh nhân đều bò tiểu
không kiểm soát do gắng sức với thời gian từ 2 – trên
30 năm.
5/6 là TKKS do gắng sức thuần túy, 1/6 là TKKS
dạng hỗn hợp (trường hợp này có phối hợp với són
tiểu gấp và có biểu hiện tình trạng bất ổn đònh bọng
đái thể nhẹ trên áp lực đồ bọng đái).
3/6 là TKKS đơn thuần, 3/6 là TKKS kết hợp với
tình trạng sa thành trước âm đạo.
5/6 có tình trạng di động quá mức cổ bọng đái

Hình 2. Dải băng Prolene luồn từ thành trước âm đạo
lên thành bụng hai bên cổ bàng quang.

Thao tác
Vô cảm tại chỗ, vùng hay toàn diện. Bệnh nhân
nằm tư thế phụ khoa. Bọng đái được làm xẹp bằng
cách đặt thông tiểu.

Qua một đường rạch nhỏ lên thành trước âm
đạo, cách miệng niệu đạo khoảng 1cm, ta dùng

6/6 trường hợp làm nghiệm pháp Bonney (+)
3/6 có suy chức năng cơ vòng niệu đạo (thể hiện
trên áp lực đồ cắt dọc niệu đạo)
Vấn đề điều trò nội khoa: 5/6 bệnh nhân đã thử
áp dụng các biện pháp điều trò nội khoa và tập vật lý
trò liệu sàn chậu ít nhất 1 tháng mà không có hiệu
quả sau đó mới có chỉ đònh mổ. Bệnh nhân còn lại vì
lớn tuổi và lú lẫn nên không thể hướng dẫn tập vật lý

Chuyên đề Hội nghò Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004

293


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004

trò liệu. Không có bệnh nhân nào trong loạt này trước
đây đã được áp dụng một phẫu thuật nào đó nhằm
điều trò tình trạng TKKS.
Cách mổ:
3 bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật T.VT. đơn
thuần,
3 trường hợp còn lại có kết hợp phương pháp
T.V.T. với phẫu thuật sửa sàn chậu trước theo phương
pháp Marion nhằm điều trò sa thành trước âm đạo.

Theo dõi hậu phẫu ngắn hạn: Tất cả các bệnh
nhân đều được rút thông tiểu sau 2 ngày và xuất viện
vào ngày hậu phẫu thứ 3 hoặc thứ 4.
Hiệu quả phẫu thuật: Tất cả các bệnh nhân đều hài
lòng vì không còn tình trạng TKKS. Cũng không ghi
nhận trường hợp nào bò bí tiểu hay khó tiểu sau mổ.
Tai biến và biến chứng:
1 trường hợp phát hiện dụng cụ xuyên thích vào
bọng đái trong lúc mổ: rút dụng cụ ra ngay và xuyên
thích lại dưới quan sát của soi bọng đái. Chưa ghi
nhận những tai biến khác trong lúc mổ.
1 trường hợp bò đau thành trước âm đạo kéo dài,
phải dùng giảm đau và kháng viêm 1 tháng mới hết.
Theo dõi hậu phẫu dài hạn: Bệnh nhân được mổ
gần đây nhất được theo dõi 1 tháng, trường hợp lâu
nhất đã 1 năm. Cho đến nay, tất cả các bệnh nhân
vẫn không bò són tiểu tái phát.

BÀN LUẬN

Lưu ý rằng một tai biến nhỏ thường gặp trong
khi phẫu thuật là dụng cụ xuyên thích vào bọng đái,
nhưng dễ dàng phát hiện và sửa chữa bằng cách soi
bọng đái kiểm tra ngay trong cuộc mổ và sau đó
không có di chứng gì. Tình trạng này hầu như tác giả
nào cũng gặp phải và có thể xem là không phải biến
chứng. Dù sao cần nhấn mạnh: soi bọng đái là một
thao tác bắt buộc trong khi mổ và loại phẫu thuật này
chỉ nên tiến hành ở những bệnh viện có máy soi
bọng đái.

Kết quả thành công trong điều trò TKKS là 6/6,
nghóa là rất cao so với loạt trường hợp của chúng tôi ở
Limoges (87,5%)(6). Tuy nhiên đây chỉ là ghi nhận bước
đầu vì số trường hợp còn ít và thời gian theo dõi còn
ngắn. Tỉ lệ thành công của kỹ thuật T.V.T. được tường
thuật trong y văn tùy theo tác giả khoảng 85 – 100%.
Chúng tôi ít gặp các tai biến và biến chứng vì số liệu
chưa nhiều, nhưng ghi nhận trong y văn của các tác giả
khác cũng rất ít. Thỉnh thoảng có một vài trường hợp
được báo cáo làm rách mạch máu lớn(12), khối tụ máu
lớn khoang dưới phúc mạc(13)... Người ta cũng nhắc đến
các biến chứng hậu phẫu bao gồm phản ứng thải loại
mảnh ghép (khiến phải mổ lại lấy bỏ dải băng Prolene)
và tồn lưu nước tiểu (xử trí bằng cách nới lỏng thêm dải
băng Prolene sau 1 – 2 tuần hoặc phải dùng biện pháp
tự thông tiểu sạch cách quãng).

KẾT LUẬN

Trong báo cáo tháng 3/2002 về 24 trường hợp phẫu
thuật T.V.T. được thực hiện tại Limoges cùng các bác só
Pháp trong niên khóa 2000 – 2001(11), chúng tôi đã nêu
ý kiến khẳng đònh khả năng áp dụng kỹ thuật này tại
Việt Nam bởi vì các thao tác tương đối đơn giản. Chỉ có
một khó khăn là giá thành của dải băng Prolene được
hãng Ethicon sản xuất để dùng cho kỹ thuật này rất đắt
tiền (400–500 USD). Vì thế chúng tôi tìm cách khắc
phục khó khăn bằng cách dùng tấm lưới polypropylene
cắt ra thành từng dải băng có kích thước tương tự như
chính hãng sản xuất rồi gắn với dụng cụ xuyên thích

của hãng Ethicon mà chúng tôi đem về từ Pháp. Thực

294

ra, bộ dụng cụ xuyên thích này có thể dễ dàng chế tạo
tại nước ta.

Bằng cách dùng tấm lưới polypropylene cắt
thành những dải băng dùng làm vật liệu để thực hiện
kỹ thuật băng treo lỏng âm đạo, các bệnh nhân nữ bò
TKKS do gắng sức đã có thêm một cách thức điều trò
mới hết sức hiệu quả. Mặc dù số liệu còn tương đối ít
và thời gian theo dõi còn ngắn nhưng với những kết
quả ban đầu hết sức khả quan, chúng tôi tin tưởng
rằng trong thời gian tới phương pháp T.V.T sẽ được
áp dụng rộng rãi ở Việt Nam và sẽ đạt được tỉ lệ thành
công cao.

Chuyên đề Hội nghò Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.


5.

6.

7.

Umsten U. An ambulatory surgical procedure under local
anesthesia for treatment of female urinary incontinence.
Int Urogynecol J (1996), 7: 81-86.
Umsten U. A three year follow-up of tension-free vaginal
tape for surgical treatment of female stress urinary
incontinence. Br J Obstet Gynecol (1999), 106 (4): 345350.
Villet R, Fitremann C, Salet-Lizee D. Un nouveau procédé
de traitement de l’incontinence urinaire d’effort (IUE):
soutenement sous-urétral par une bandelette de Prolène
sous anesthésie locale. Prog Urol (1998), 8: 1080 – 1082.
Jacquetin B. Utilisation du “TVT” dans la chirurgie de
l’incontinence urinaire féminine. J Gynecol Obstet Biol
Reprod (2000), 29 (3): 242-247.
Wang AC. Tension-free Vaginal Tape: a minimal invasive
solution to stress urinary incontinence in women. J Reprod
Med (1998), 43 (5): 429-434 (abstract)
Moran PA. Tension-free Vaginal Tapefor primary genuine
stress incontinence: a two center follow-up study. BJU Int
(2000), 86: 39-42.
Klutke JJ, Carlin BI, Klutke CG. The tension-free vaginal
tape procedure: correction of stress incontinence with
minimal alteration in proximal urethral mobility. Urology
(2000), 04, 55 (4): 512-514.


8.

9.

10.

11.

12.

13.

Nghiên cứu Y học

Moore RD, Speights S, Miklos JR. Surgical treatment of
stress urinary incontinence and severe pelvic organ
relaxation in the medically compromised elderly patients
using local anesthesia. Obstet Gynecol (2000), 95 (4): S56.
An NV. Application de la technique de TVT (Tension-free
Vaginal Tape) pour le traitement de l’incontinence urinaire
d’effort chez la femme, à propos de 24 cas traités dans le
service d’Urologie, CHU de Limoges (France) – Mémoire
pour l’A.F.S.A. (2001).
Hermieu JF, Ravery V, Yahiaoui B, Meria P & Fournier F.
Techniques simplifiées dans le traitement de l’incontinence
urinaire chez la femme. EMC, Elselvier SAS, Paris,
Techniques Chirurgicales – Urologie (2000), 41-361-C:
7pp.
Nguyễn Văn Ân. Dùng băng nâng đỡ âm đạo để điều trò

tiểu không kiểm soát do gắng sức ở phụ nữ. Y học TP Hồ
Chí Minh (2002), phụ bản Tập 6, số 2: 421-424.
Zilbert AW, Farrell SA. External iliac artery laceration
during tension-free vaginal tape procedure. Int Urogynecol
J Pelvic Floor Dysfunct (2001), 12 (2): 141-143 (abstract).
Vierhout ME. Severe hemorrhage complicating tensionfree vaginal tape: a case report. Int Urogynecol J Pelvic
Floor Dysfunct (2001), 12 (2): 139-140 (abstract).

Chuyên đề Hội nghò Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004

295



×