Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá hiệu quả bước đầu của kỹ thuật đặt stent thực quản trong điều trị ung thư thực quản không còn chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện 103

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.36 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BƢỚC ĐẦU CỦA KỸ THUẬT ĐẶT STENT
THỰC QUẢNTRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƢ THỰC QUẢN
KHÔNG CÕN CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT
TẠI BỆNH VIỆN 103
Lê Xuân Thắng*; Dương Xuân Nhương*
Đào Trường Giang*; Thái Bá Có*; Phí Văn Khoa**
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả bước đầu của kỹ thuật đặt stent thực quản trong điều
trị ung thư thực quản (UTTQ) không còn chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện 103.
Kết quả:
- Nam chiếm 95,5%, độ tuổi trung bình 62,5. Tiền sử nghiện rượu gặp ở 86,4% bệnh
nhân (BN). Triệu chứng lâm sàng đa dạng: 90,9% đau ngực, 100% nuốt nghẹn, 17 BN
(77,3%) sụt cân > 3 kg.
- Đa số có tổn thương > 5 cm: 20/22 BN (90,9%). 72,7% có xâm lấn của khối u. Vị trí
chủ yếu gặp ở 1/3 giữa và 1/3 dưới thực quản (100%). Hẹp thực quản chủ yếu từ mức độ
vừa đến nhiều (86,4%). Nong thực quản cho 5 BN. Tỷ lệ thành công 100%. Thời gian đặt <
30 phút là chủ yếu. Không có tai biến nghiêm trọng xảy ra. Mức độ cải thiện triệu chứng
nuốt khó trong 24 giờ chiếm 90,9%. Sau 3 tháng theo dõi, 2 BN tử vong do di căn và suy
kiệt. Sau 6 tháng theo dõi, 5 BN tử vong, sau 1 năm theo dõi 8 BN tử vong.
* Từ khóa: Ung thư thực quản; Stent thực quản; Nội soi.

ACCESSING THE PRIMARY EFFECTS OF ESOPHAGEAL STENTING
IN TREATING ESOPHAGUS CANCER PATIENTS
WITH NON-SURGICAL INDICATION
SUMMARY
This study is to access the primary effects of esophageal stenting in patients with nonsurgical indication.
Results: Male patientis made up 95.5%, mean age was 62.5. The history of alcoholism
was 86.4% of the patients. Symptoms were various: severe chest pain in 90.9% patients,
100% with dysphagia, weight loss over 3 kg in 17/22 patients (77.3%).


* Bệnh viện 103
** Bệnh viện 105 (Cục Hậu cần)
Người phản hồi (Corresponding): Lê Xuân Thắng ()
Ngày nhận bài: 26/8/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 8/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 19/11/2013

150


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

Most patients had large tumor more than 5 cm (20/22 patients = 90.9%). 72.7% was at
the metastatic stage. The site of the tumor is mainly at the middle and the distal of the
esophageal (100%). 5 patients were pre-dilated before the procedure. The rate of successful
was 100%. Dysphagia decreased in 90.9% patients at the fist 24 hours. There was no
serious complication. After 3 months, 2 patients died. 5 patients died after 6 months and 8
patients died after12 months’ follow-up.
* Key words:Esophageal cancer; Esophageal sten; Endoscopy.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư thực quản là 1 trong 6
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
UTTQ thường có tiên lượng xấu, thời
gian sống thêm thường < 9 tháng và
tỷ lệ sống 5 năm < 20% [9]. Nếu bệnh
được chẩn đoán sớm, chỉ định phẫu
thuật là lựa chọn hàng đầu. Tuy
nhiên, hầu hết BN UTTQ và ung thư
tâm vị dạ dày được chẩn đoán khi
bệnh đã ở vào giai đoạn muộn, không

còn khả năng cứu chữa. Những BN
này được chỉ định điều trị bằng các
biện pháp thay thế: hóa chất, xạ trị,
nong thực quản, cắt, đốt, đặt stent
qua khối u... làm chậm khối u tiến
triển và cải thiện triệu chứng, chủ yếu
giúp BN có thể ăn uống, cải thiện
chất lượng cuộc sống cho người bệnh
[1, 3]. Kỹ thuật đặt stent thực quản
qua nội soi được thực hiện từ những
năm 1990
[5, 9]. Đây là một kỹ
thuật ít xâm lấn, hiệu quả hơn so với
phương pháp khác như nong, cắt đốt
hay mở thông nuôi dưỡng [2, 3, 6, 7].
Tại Việt Nam, kỹ thuật này chưa
được áp dụng rộng rãi. Tại Bệnh viện
103, chúng tôi thực hiện kỹ thuật này
từ 07 - 2011 đến nay và ngày càng
thu được hiệu quả rõ rệt.

Chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm:
Đánh giá hiệu quả và tai biến của kỹ
thuật đặt stent thực quản qua nội soi,
một phương pháp không phẫu thuật,
xâm nhập tối thiểu nhằm điều trị cho BN
UTTQ không còn chỉ định phẫu thuật.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.

22 BN được chẩn đoán UTTQ không
còn chỉ định phẫu thuật, được đặt stent
thực quản, điều trị tại Khoa Nội tiêu hóa,
Bệnh viện 103 từ tháng 07 - 2011 đến nay.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- UTTQ: giai đoạn muộn (có di căn),
hoặc tình trạng BN không cho phép
phẫu thuật, hoặc đã phẫu thuật nhưng có
hẹp do tái phát.
- Ung thư tâm vị lan tới 1/3 dưới thực
quản.
Loại trừ các BN không đồng ý thực
hiện thủ thuật, hoặc UTTQ quá sát hầu
họng, hoặc đã chèn ép gây khí phế quản.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Tiến cứu, mô tả cắt ngang.
* Phương tiện nghiên cứu: mẫu bệnh án,
máy nội soi dạ dày, màn hình tăng sáng,
151


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

bóng nong, stent thực quản (loại Nuti-S
của Hàn quốc) và các phương tiện đi kèm.
* Phương pháp tiến hành:
- Chuẩn bị: lựa chọn BN, thăm khám
lâm sàng, tiến hành nội soi xác định tổn
thương, chụp X quang thực quản cản
quang, chụp CT-scan lồng ngực. BN

được giải thích thủ thuật, nhịn ăn uống
trước 8 giờ, dùng thuốc giãn cơ, cầm
máu, giảm tiết và kháng sinh dự phòng.
- Gây mê tĩnh mạch hoặc nội khí quản.
- Tiến hành:
+ Nội soi thực quản xác định vị trí,
chiều dài, mức độ hẹp, đưa guidewire
vào dạ dày.
+ Đánh dấu đoạn hẹp: nếu đưa ống
soi qua được, dùng trực tiếp chiều dài
của ống soi, nếu không đưa ống nội soi
qua được, căn cứ phim chụp X quang
thực quản cản quang, phim chụp CTscan và bơm thuốc cản quang hoặc quan
sát trực tiếp trên màn tăng sáng.
+ Rút ống soi, giữ nguyên vị trí của
guidewire, nong thực quản (nếu có hẹp
khít), luồn stent qua guidewire và đưa
qua đoạn hẹp, xác định vị trí stent cần bung.
+ Bung stent từ đầu xa đến đầu gần
bằng cách rút sợi dây của stent, đồng
thời theo dõi quá trình bung stent trên
màn hình tăng sáng để điều chỉnh vị trí
cần bung stent.
+ Nội soi kiểm tra, điều chỉnh vị trí stent.
- Xử lý số liệu: bằng chương trình
phần mềm SPSS 16.0.

- Đánh giá hiệu quả sau điều trị:
+ Kết quả: thành công hay thất bại.
+ Thời gian thực hiện kỹ thuật.

+ Hiệu quả: mức độ cải thiện triệu
chứng nuốt khó theo bảng phân loại mức
độ nuốt khó của Mellow và Pinkas; độ
0: không nuốt khó; độ 1: ăn được thức
ăn đặc; độ 2: ăn được thức ăn nghiền
nhỏ (cơm nhão, cháo); độ 3: chỉ ăn được
thức ăn lỏng; độ 4: tắc nghẽn hoàn toàn,
không ăn uống được.
- Tai biến và biến chứng: tức thì,
trong tuần đầu, sau 1 tuần, thời gian
sống của BN.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu.
Tổng số BN: 22. Tất cả đặt stent tự
bung, có màng bao bọc. Về giới, gặp chủ
yếu là BN nam (21/22 BN = 95,5%). Tỷ lệ
nam/nữ: 21/1. Về độ tuổi: nhỏ nhất 46 tuổi,
cao nhất 79 tuổi, độ tuổi trung bình 62,5.
* Đặc điểm về thời gian biểu hiện bệnh:
< 3 tháng: 12 BN (54,5%); 3 - 6 tháng:
8 BN (36,4%); > 6 tháng: 2 BN (9,1%).
Hơn 1/2 sè BN phát hiện trong 3 tháng
đầu, chứng tỏ UTTQ tiến triển khá nhanh.
* Đặc điểm về nghề nghiệp:
Nông dân: 16 BN (72,7%); công nhân,
viên chức: 6 BN (21,3%). Đối tượng
nghiên cứu chủ yếu là nông dân, điều
này phản ánh một thực trạng tại Việt
Nam, đó là, việc quan tâm, chăm sóc sức

khỏe và phát hiện sớm bệnh còn nhiều
153


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

hạn chế, thường khi bệnh ở giai đoạn
muộn, người bệnh mới nhờ đến sự chăm
sóc của thầy thuốc.
* Đặc điểm tiền sử của đối tượng
nghiên cứu:
Nghiện rượu: 19 BN (86,4%); nghiện
thuốc lá: 11 BN (50%); nghiện rượu +
thuốc lá: 9 BN (40,9%); bệnh khác:
3 BN (13,6%).
Kết quả này phản ánh phong tục tập
quán và thói quen sinh hoạt có hại cho
sức khỏe của người dân, trong đó, uống
rượu và hút thuốc lá còn phổ biến.
Bảng 1: Đặc điểm triệu chứng lâm sàng
của đối tượng nghiên cứu.
TRIỆU CHỨNG

Đau ngực

SỐ LƯỢNG TỶ LỆ
(n = 22)
(%)

20


90,9

Rắn

0

0

Đặc

14

63,6

Lỏng

8

36,4

6

27,3

< 3 kg

5

22,7


3 - 10 kg

15

68,2

> 10

2

9,1

Nôn máu

0

0

Tổng

22

100

Nuốt
nghẹn

Nói khàn
Sụt cân


Triệu chứng lâm sàng khá đa dạng:
hầu hết BN có đau ngực. Khi khảo sát
việc nuốt nghẹn của BN, chúng tôi thấy
8/22 BN (36,4%) nuốt nghẹn với chất
lỏng. Đây là những BN đã bị nghẹn gần
hoàn toàn, khi triệu chứng lâm sàng đã

nặng mới đến bệnh viện; 14/22 BN
(63,6%) nuốt nghẹn với chất đặc. Như
vậy, toàn bộ BN đều có nuốt nghẹn, tương
tự kết quả của Vũ Văn Khiên và CS [2].
Về triệu chứng nói khàn, 6/22 BN
(27,3%) có triệu chứng nói khàn. 17/22
BN (77,3%) sụt > 3 kg. Như vậy, đối
tượng nghiên cứu ở đây chủ yếu khi thấy
nuốt nghẹn, sụt cân mới tìm đến sự can
thiệp của thầy thuốc.
2. Kết quả thủ thuật đặt stent thực
quản.
Bảng 2: Đặc điểm khảo sát tổn thương
khối u qua cận lâm sàng.
CẬN LÂM SÀNG

Chiều dài
tổn
thương
(X quang)
Di căn
(CT-can)

(n = 12)

SỐ LƯỢNG TỶ LỆ
(n = 22)
(%)

< 5 cm
5 - 10 cm
> 10 cm

2
15
5

9,1
68,2
22,7

Xâm lấn
Di căn gần
Di căn xa
1/3 giữa
1/3 dưới
Ung thư
thực quản
Ung thư
dạ dày
xâm lấn
Hẹp ít


16
6
0
12
10

72,7
27,3
0
54,5
45,5

20

90,9

2

9,1

3

13,6

Hẹp vừa

10

45,5


Hẹp nhiều

9

40,9

Nong thực quản

5

22,7

Xâm lấn tâm vị

7

31,8

Tổng

22

100

Vị trí

Nguồn
gốc

Mức độ

hẹp

154


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

Trên phim chụp X quang thực quản
có cản quang, chúng tôi thấy chiều dài
tổn thương chủ yếu từ 5 - 10 cm, 5 BN
có chiều dài tổn thương > 10 cm, với
những tổn thương > 10 cm gây khó khăn
cho việc tiến hành thủ thuật. Trên phim
chụp cắt lớp vi tính cũng cho thấy đa số
BN đều có xâm lấn của khối u ra các cơ
quan xung quanh (16/22 BN = 72,7%). 6
BN (27,3%) có di căn.
Về vị trí có khối u, tất cả khối u ở 1/3
giữa và 1/3 dưới của thực quản. Theo Lê
Quang Nghĩa, với chiều dài tổn thương
> 5 cm, BN không còn chỉ định phẫu
thuật vì u đã xâm lấn các cơ quan lân
cận [1]. Về nguồn gốc khối u: 20/22 BN
(90,9%) là ung thư thực quản, chỉ 2
trường hợp ung thư dạ dày xâm lấn lên
1/3 dưới thực quản.
Qua nội soi, chúng tôi đánh giá mức
độ hẹp thực quản của BN và thấy: đa số
BN đều có hẹp từ mức độ vừa đến mức
độ nhiều. Và mức độ hẹp này phù hợp

với triệu chứng lâm sàng, hầu hết BN
đều nuốt nghẹn với chất đặc và chất
lỏng. Đặc biệt, 5 BN phải nong thực
quản bằng dụng cụ trước khi đưa stent
vào.
Xâm lấn tâm vị cũng là tổn thương
hay gặp trong UTTQ (7/22 BN = 31,8%).

Bảng 3: Kết quả, tai biến của kỹ thuật
và mô bệnh học.
KẾT QUẢ ĐẶT
STENT

Thành công
< 15 phút
Thời
15
- 30 phút
gian
đặt
> 30 phút
Ung thư biểu
Giải
mô gai
phẫu
Ung
thư biểu
bệnh
mô tuyến
Đau ngực

Khó thở
Chảy máu
Tai
biến
Tụt stent
Thủng
Tắc

SỐ LƯỢNG TỶ LỆ
(n = 22)
%

22
11
9
2

100
50,0
40,9
9,1

16

72,7

6

27,3


20
3
2
1
0
0

90,9
13,6
9,1
4,5
0
0

Thời gian cho thủ thuật thường < 30
phút (20/22 BN = 90,9%). Lúc đầu khi
mới thực hiện kỹ thuật này, 2 BN đầu
tiên tiến hành > 30 phút. Do khối u gây
hẹp nặng, chúng tôi phải nong thực
quản, sau đó mới đặt stent. Những BN
sau, kỹ thuật thực hiện thành thạo hơn
nên thời gian được rút ngắn. Càng về sau,
thời gian thực hiện kỹ thuật càng ngắn.
Kết quả mô bệnh học cho thấy: 16/22
BN (72,7%) ung thư biểu mô gai, ung
thư biểu mô tuyến 27,3%.
Mức độ cải thiện triệu chứng nuốt
khó trong 24 giờ sau đặt stent là 20/22
BN (90,9%), tương tự kết quả của một
số tác giả khác: tỷ lệ cải thiện triệu

155


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

chứng nuốt khó đạt > 90% [9]. Không
có tai biến nghiêm trọng xảy ra. Chủ
yếu ngay sau khi can thiệp, triệu
chứng đau ngực là phổ biến nhất (20
BN = 90,9%). Tuy nhiên, triệu chứng
này chỉ kéo dài vài ngày đầu, sau đó
giảm dần. Có 3 BN (13,6%) kèm theo
khó thở nhẹ. 2 BN chảy máu tại khối u
nằm giữa vị trí thân stent do chèn ép
khi bung stent, tuy nhiên cũng tự cầm
máu. Chúng tôi sử dụng 100% stent tự
bung, có bọc, 1 BN đặt nội khí quản,
15/22 BN đặt stent chống trào ngược
và 1 BN bị tụt stent sau đặt (do BN ăn
cơm, nuốt mạnh, stent tự tụt BN
không biết, sau 1 tuần stent theo
đường phân ra ngoài). Sau 3 tháng
theo dõi, 2 BN (9,1%) tử vong,
nguyên nhân do ung thư di căn và suy
kiệt nặng. Sau 6 và 12 tháng theo dõi
lần lượt có 5 và 8 BN tử vong cũng do
tình trạng ung thư di căn. C. Munoz
kết luận tỷ lệ tử vong trong tuần đầu
tiên < 5%, và tỷ lệ tử vong trong 30
ngày đầu < 30%.

C. Munoz cho
rằng biến chứng của đặt stent thực
quản liên quan tới vị trí của tổn
thương: với UTTQ 1/3 trên, biến
chứng hay gặp là hô hấp, liên quan tới
gây mê; với vị trí 1/3 dưới, biến chứng
hay gặp là trào ngược dạ dày thực
quản [9]. Để khắc phục tình trạng này,
các tác giả khuyến cáo dùng stent
chống trào ngược.
Tỷ lệ sống sót 5 năm sau đặt stent
thực quản của các nghiên cứu đều
dưới 20%. Tuy nhiên, đây là một kỹ
thuật nâng cao chất lượng cuộc sống
của BN một cách rõ rệt, bằng cách cải

thiện triệu chứng, dự phòng viêm
phổi, rối loạn điện giải do ăn uống
kém và nuôi dưỡng tốt cho BN. Theo
C. Munoz, thời gian sống trung bình
từ 49 - 186 ngày [9]. Điều đáng nói
nhất và có tính nhân đạo nhất đó là cải
thiện đường ăn uống sinh lý cho BN.
Sau đặt stent, BN có thể ăn được các
chất lỏng như súp, cháo mà không sợ
bị sặc, bị nghẹn, không còn cảm giác
đói, mặc dù rất thèm ăn mà không thể
ăn được. Tinh thần được cải thiện cho
cả BN và gia đình họ, BN đã có thể ăn
uống được và tăng cân.

Tóm lại, kỹ thuật đặt stent thực
quản là một kỹ thuật ít lâm lấn, tương
đối đơn giản, được chỉ định nhằm điều
trị triệu chứng cho BN UTTQ giai
đoạn cuối, không còn khả năng phẫu
thuật, điều trị hóa chất, có nuốt khó.
Các biến chứng hay gặp: đau ngực,
chảy máu tại vị trí stent, thủng, tụt
stent, stent lệch vị trí, hẹp khí phế
quản, sốt, viêm phổi, trào ngược dạ
dày thực quản…
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên
cứu.
- Chủ yếu đối tượng nghiên cứu là
nam giới (95,5%). Tỷ lệ nam/nữ là
21/1. Độ tuổi trung bình: 62,5. Chủ
yếu đối tượng nghiên cứu là nông dân
(72,7%). 86,4% BN có tiền sử nghiện
rượu, 50% nghiện thuốc lá, 40,9%
nghiện cả rượu lẫn thuốc lá.
- 100% nuốt nghẹn, 90,9% đau
ngực, sụt > 3 kg có 17/22 BN (77,3%).
156


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

2. Kết quả thủ thuật đặt stent.
- Tổn thương có chiều dài > 5 cm gặp

ở 20/22 BN (90,9%). 72,7% BN có xâm
lấn của khối u ra xung quanh. Vị trí chủ
yếu gặp ở 1/3 giữa và 1/3 dưới thực
quản. Mức độ hẹp chủ yếu từ mức độ
vừa đến hẹp nhiều: 19/22 BN (86,4%). 5
BN phải nong thực quản. Ung thư biểu
mô gai chiếm 16/22 BN (72,7%).
- Tỷ lệ thành công 100%. Thời gian
đặt < 30 phút: 20/22 BN (90,9%). Mức
độ cải thiện triệu chứng nuốt khó trong
vòng 24 giờ sau đặt stent là 20/22 BN
(90,9%). 1 BN stent tự tụt theo đường
phân ra ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

thực quản qua nội soi tại Bệnh viện Chợ
Rẫy. Tạp chí Khoa học Tiêu hóa Việt Nam.
Tập IV, số 25-2011, ISSN, tr.1895-0640
4. Alessandro Recipi, Giacomo Rando.
Expandable stents for malignant dysphagia.
Techniques in Gastrointestinal endoscopy.
2008, 10, pp.175-183.
5. Lee, S H. The role of oesophageal
stenting in non-surgical management of
oesophageal strictures. Br J Radiol. 2001,
74 (886), pp.891-900.
6. Ramirez, F C, Dennert, B, Zierer, S. T,
Sanowski, R A. Esophageal self- expandable
metallic stents: indications, practice, technique,
and complications: results of a national

survey. Gastrointest Endosc. 1997, 45 (5),
pp.360-364.

1. Lê Quang Nghĩa. Ung thư thực quản.
NXB Y học TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí
Minh. 2001.

7. Sharma, P, Kozarek, R. Role of esophageal
stents in benign and malignant diseases. Am
J Gastroenterol. 2001, 105 (2), pp.258-273;
quiz 274.

2. Vũ Văn Khiên và CS. Nghiên cứu hiệu
quả đặt stent cho BN UTTQ không còn chỉ
định phẫu thuật. Tạp chí Y Dược lâm sàng
108. Tập 6, số đặc biệt, tháng 3/2011,
pp.117-124, ISSN, tr.1859- 2872.

8. Mellow, M. H, Pinkas, H. Endoscopic
laser therapy for malignancies affecting the
esophagus and gastroesophageal junction.
Analysis of technical and functional eddicacy.
Arch Intern Med. 1985, 145 (8), pp.1443-1446.

3. Ngô Phương Minh Thuận và CS. Đánh
giá hiệu quả của kỹ thuật đặt stent kim loại

9. Juan C. Munoz, MD. Esophageal stenting
in patients with advanced esophageal cancer.
2010.


157


TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013

158



×