Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xây dựng quy trình xác định hàm lượng diethylhexyl phthalate (DEHP) và diisononyl phthalate (DINP) trong thức uống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.92 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 

XÂY DỰNG QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG DIETHYLHEXYL 
PHTHALATE (DEHP) VÀ DIISONONYL PHTHALATE (DINP)  
TRONG THỨC UỐNG 
Trần Thị Ánh Nguyệt*, Trần Ngọc Minh Tuấn* 

TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Diethylhexyl Phthalate (DEHP) và Diisononyl Phthalate (DINP) là những chất hoá dẻo hữu 
hiệu nhất trong ngành công nghiệp nhựa và chất dẻo. Trong quá trình sản xuất, vì mục đích lợi nhuận, một số 
doanh nghiệp đã sử dụng tùy tiện DEHP và DINP cho vào sản phẩm thức uống, gây ảnh hưởng đến sức khỏe 
người tiêu dùng. Bởi vì, DEHP và DINP có khả năng tạo độ độ nhớt, độ đục, độ đặc trong nhiều sản phẩm như 
đồ uống thể thao, nước ép trái cây, sữa. 
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng quy trình xác định hàm lượng DEHP, DINP trong thức uống. 
Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát việc tách 2 chất DEHP và DINP trên hệ thống máy sắc ký khí kết nối 
với đầu dò khối phổ. 
Kết quả nghiên cứu: Xây dựng được quy trình xác định hàm lượng cùng lúc 2 chất DEHP, DINP trong 
thức uống trên hệ thống máy sắc ký khí kết nối với đầu dò khối phổ. 
Kết  luận:  Phương  pháp  sắc  ký  khí  kết  nối  với  đầu  dò  khối  phổ  là  phương  pháp  đơn  giản  để  phân  tích 
Phthalate trên nền mẫu thức uống. 
Từ khóa: Hàm lượng Diethylhexyl phthalate, Diisononyl Phthalate, sắc ký khí. 

ABSTRACT 
DEVELOPING THE DIETHYLHEXYL PHTHALATE (DEHP) 
 AND DIISONONYL PHTHALATE (DINP) DETERMINATION PROCESS IN BEVERAGE 
Tran Thi Anh Nguyet, Tran Ngoc Minh Tuan  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 689 ‐ 694 


Background:  Diethylhexyl  Phthalate (DEHP)  and  Diisononyl  Phthalate  (DINP) are primary plasticizers 
used  in  many  flexible  vinyl  products.  Some  manufacturers  used  plasticizers  in  an  attempt  to  reduce  cost  and 
increase  stability.  They  were  used  to  replace  palm  oil  in  drinks  as  a  clouding  agent.  The  chemical  substances 
affected large to human health. 
 
Objectives: To develop a new method for identifying concentration of DEHP, DINP in beverage. 
Methods: Evaluate the separation of 2 phthalates including: DEHP, DINP using gas chromatography and 
mass spectrometry detector.  
Result:  This  study  established  a  method  to  analyze  2  phthalates  using  gas  chromatography  and  mass 
spectrometry detector in samples of beverage.  
Conclusion: Gas chromatography and mass spectrometry method is simple to analyze phthalate in samples 
of beverage.  
Keywords: Diethylhexyl Phthalate, Diisononyl Phthalate, gas chromatography. 

* Viện Y Tế Công Cộng TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: CN. Trần Thị Ánh Nguyệt 

688

ĐT: 0982 11 98 76 

Email:  

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học


 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Vệ  sinh  An  toàn  thực  phẩm  ngày  càng  trở 
thành vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của xã 
hội,  tác  động  đến  sự  phát  triển  kinh  tế,  ảnh 
hưởng đến sức khỏe con người, đến chất lượng 
cuộc  sống  và  về  lâu dài  còn  ảnh  hưởng  đến  sự 
phát triển nòi giống, dân tộc(1). 
Trong  quá  trình  sản  xuất,  vì  mục  đích  lợi 
nhuận, nên một số doanh nghiệp đã sử dụng tùy 
tiện  những  hóa  chất  cấm,  gây  ảnh  hưởng  đến 
sức  khỏe  người  tiêu  dùng(1).  Vào  tháng  5/2011, 
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài 
Loan đã phát hiện hàng loạt chai nước giải khát 
của  nhiều  hãng  nổi  tiếng  có  chứa  DEHP  và 
DINP(1).  Những  nghiên  cứu  hiện  nay  cho  thấy 
DEHP,  DINP  thuộc  nhóm  phthalate  có  thể  gây 
ung  thư,  hủy  hoại  thận,  phá  hủy  hệ  thống 
hormone  của  cơ  thể  con  người.  Đối  với  trẻ  em, 
nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng là rất 
cao,  gây  vô  sinh  ở  nữ  và  làm  giảm  hàm  lượng 
testosterone khiến chất lượng tinh trùng kém đi 
ở nam. 
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, việc 
thực  hiện  “Xây  dựng  quy  trình  xác  định  hàm 
lượng  DEHP,  DINP  trong  thức  uống”  là  cần 
thiết. Từ đó sẽ ứng dụng quy trình này vào công 
tác giám sát kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh 
thực phẩm. 


Giới thiệu về DEHP, DINP 
DEHP,  DINP  là  dẫn  xuất  của  phthalate, 
dạng  hợp  chất  hữu  cơ  lỏng  không  màu,  không 
mùi,  dễ  hòa  tan  trong  ethylether,  ethanol,  dầu 
mỏ, dầu (mỡ) nhưng khó tan trong nước. Về mặt 
hoá  học,  các  phthalate  là  những  este  của  acid 
phthalic. Các este này đều có chung một gốc là 
acid  phthalic,  chúng  chỉ  khác  nhau  phần  rượu 
còn lại. Trong các este này, DEHP, DINP là chất 
khá phổ biến và thông dụng. Chúng phổ biến vì 
là chất hoá dẻo hữu hiệu nhất trong ngành công 
nghiệp nhựa và chất dẻo(4). 

 
Công thức phân tử: C24H38O4 
Khối lượng phân tử: 390.6 

 
DEHP ( Di‐(2‐ethylhexyl) phthalate) 

Công thức phân tử: C26H42O4 
Khối lượng phân tử: 420,6  

 
DINP (Diisononyl phthalate) 

Nguyên  nhân  DEHP,  DINP  có  trong  thực 
phẩm(3) 
DEHP,  DINP  có  khả  năng  tạo  độ  nhớt,  độ 
đục, độ đặc cho các chế phẩm. Loại hóa chất này 

hiện  diện  trong  nhiều  sản  phẩm  như  đồ  uống 
thể  thao,  nước  ép  trái  cây,  sữa,  mứt,  sữa  chua, 
thạch,  thực  phẩm  chức  năng.  DEHP,  DINP  bị 
thôi ra từ trong bao bì chứa thực phẩm như các 
can,  chai  nhựa,  bát  nhựa,  đầu  ti  cho  trẻ  ngậm 
trong  bình  sữa,  đồ  chơi  làm  bằng  chất  dẻo(5). 
Ngoài  ra,  nhiều  nhà  sản  xuất  (chủ  yếu  ở  các 
nước  Châu  Á)  muốn  tăng  lợi  nhuận  nên  đã  sử 
dụng DEHP, DINP cho vào thực phẩm nhằm hạ 
giá thành thay vì sử dụng chất tạo đục được chế 
biến từ cùi chanh, cam, bưởi với giá thành cao(1). 

Tiêu  chuẩn  cho  phép  DEHP,  DINP  trong 
thực phẩm(1) 
Năm 2011, Bộ Y tế Việt Nam ban hành quy 
định  tạm  thời  mức  giới  hạn  nhiễm  chéo  DEHP 
trong thực phẩm được cho phép là 1,5 mg/kg đối 
với  thực  phẩm  rắn  và  lỏng  (không  bao  gồm 
nước uống đóng chai). 
DINP : Việt Nam chưa có quy định. 

Mục tiêu nghiên cứu 
Xây  dựng  quy  trình  xác  định  hàm  lượng 
DEHP,  DINP  bằng  phương  pháp  sắc  ký  khí 
ghép khối phổ(5). 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

689



Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 
Đánh giá quy trình phân tích xây dựng được 
qua  các  thông  số(2,4):  độ  lặp  lại,  độ  tái  lập,  hiệu 
suất  thu  hồi,  giới  hạn  phát  hiện,  giới  hạn  định 
lượng,  khoảng  tuyến  tính  của  chuẩn,  độ  không 
đảm bảo đo. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Quy trình xác định hàm lượng DEHP, DINP 
bằng máy sắc ký khí ghép khối phổ trên hai nền 
mẫu thức uống là nước ép và sữa chua. 

Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp thu thập tài liệu 
Dựa trên các công trình nghiên cứu liên quan 
đã được công bố ngoài nước.  

Phương pháp thực nghiệm 
Sử dụng kỹ thuật sắc ký khí ghép khối phổ 
để phân tích DEHP, DINP và áp dụng quy trình 
phân tích mẫu thực tế. 
Thiết bị phân tích: Máy sắc ký khí ghép khối 
phổ GC‐MS . 


Phương pháp phân tích số liệu 
Sử dụng các phương pháp thống kê đánh giá 
số liệu phân tích. 

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Xây dựng quy trình 
Hiện nay, trên thế giới chưa có phương pháp 
chuẩn  để  phân  tích  DEHP  và  DINP  trong  thức 
uống. Chính vì vậy, đa số các phòng thí nghiệm 
tự  xây  dựng  phương  pháp  phân  tích  DEHP  và 
DINP phù hợp với trang thiết bị sẵn có. 
Theo một số nghiên cứu, tách chiết DEHP, 
DINP  trong  thức  uống  có  các  phương  pháp: 
chiết lỏng – lỏng (liquid/liquid ), chiết pha rắn 
(solid  phase  extraction),  sắc  ký  gel  (gel 
permeation  chromatography)(3).  Trong  ba 
phương pháp tách chiết trên, chiết lỏng – lỏng 
được sử dụng nhiều nhất. 

690

Bảng 1: Một số dung môi dùng để chiết DEHP, 
DINP 
Dung môi
Nền mẫu
Thực phẩm lỏng
Methanol: Diethyleter: n-Hexane
(1:5:4)
n-Hexane
Kem, sữa, phomai

Acetonitrile
Thực phẩm ăn kiêng
Cyclohexane:Dichlometane (1:1)
Thực phẩm
Acetone: n-Hexan: Methanol (2:1:1)
Thực phẩm dạng
rắn

Qua  một  số  hệ  dung  môi  đã  được  nghiên 
cứu  để  tách  chiết  DEHP,  DINP  trong  thực 
phẩm  ở  bảng  1,  hệ  dung  môi  Methanol: 
Diethyleter: n‐Hexane với tỷ lệ (1:5:4) được sử 
dụng  tách  chiết  DEHP,  DINP  trong  nền  mẫu 
thực phẩm dạng lỏng và đây cũng là nền mẫu 
mà đề tài thực hiện. 
Trong  quá  trình  xử  lý  mẫu  và  phân  tích 
DEHP,  DINP  có  một  số  ảnh  hưởng:  (1)  do 
phthalate  có  trong  không  khí  nên  hạn  chế  để 
mẫu  tiếp  xúc  với  môi  trường  quá  lâu;  (2)  dung 
môi  chiết  có  thể  có  DEHP,  DINP  nên  cần  thực 
hiện  kiểm  tra  dung  môi  mỗi  khi  phân  tích;  (3) 
dụng cụ cần sấy ở nhiệt độ cao để loại trừ yếu tố 
nhiễm DEHP, DINP trong dụng cụ. 

Quy trình xử lý mẫu 
Cân  5g  mẫu  đã  được  đồng  nhất  vào  lọ 
headspace 20ml, thêm 50l DEHP_d4 10ppm và 
50l  DINP_d4  100ppm.  Hút  5ml  dung  dịch 
Methanol: Diethyleter: n‐Hexan (1:5:4). Vortex 1 
phút,  siêu  âm  5  phút,  ly  tâm  4500  vòng/  phút 

trong 5 phút. Lấy lớp trên cho vào vial, đem đo 
trên máy GCMS. 
Trong  quy  trình  xử  lý  mẫu  DEHP,  DINP 
với  kỹ  thuật  chiết  lỏng  ‐  lỏng,  việc  sử  dụng 
bình lóng có nhiều bất lợi hơn so với việc dùng 
chai  Headspace  20ml.  Khi  dùng  bình  lóng, 
dung môi sẽ tiêu tốn nhiều hơn, phải tìm giải 
pháp loại trừ nhũ hóa, phải cô quay nhằm làm 
giàu  mẫu.  Do  đó,  thời  gian  chiết  mẫu  sẽ  dài 
hơn,  dụng  cụ  sử  dụng  nhiều  hơn,  số  lượng 
mẫu cho mỗi lần chiết ít và có khả năng nhiễm 
DEHP,  DINP  từ  môi  trường,  từ  dụng  cụ.  Vì 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
vậy, việc sử dụng chai Headspace có nhiều ưu 
điểm hơn so với dùng bình lóng. 

Thể tích tiêm mẫu 1μl, không chia dòng. 

Dụng cụ, trang thiết bị 

Nhiệt độ nguồn ion (EI): 2300 C. 


Máy sắc ký khí khối phổ GC‐MS . 
Máy ly tâm. 
Cân phân tích chính xác đến 0,1mg . 

Nhiệt độ buồng tiêm: 2800 C. 
Khí mang Heli, tốc độ 1ml/phút. 
Đầu  dò  khối  phổ:  chạy  đồng  thời  2  chế  độ 
quét toàn dãy và quét ion. 
Quét toàn dãy: 50 – 400 m/z. 

Máy siêu âm. 
Lọ headspace 20ml. 
Bình định mức 10ml, 100ml. 

Quét  ion:  DEHP:  149;  167;  279.  Ion  279  để 
định lượng. 

Pipet chính xác 1ml, 5ml, 10ml. 

 DEHP_d4 : 153 

Vial 1,5ml. 

 DINP: 149; 167; 293 . Ion 293 để định lượng. 

Hóa chất, thuốc thử 
Chuẩn DEHP ≥99,0%  
Chuẩn DINP ≥99,0%  
Nội chuẩn DEHP_d4  
Nội chuẩn DINP_d4  

n_Hexan  

 DINP_d4 : 297 

Tính toán kết quả 
Hàm lượng DEHP, DINP được tính dựa vào 
đường chuẩn, tương quan giữa tỷ lệ diện tích và 
tỷ lệ nồng độ của chuẩn và nội chuẩn. 
X = (V   Cm)/m 

Trong đó: 

Diethyl Eter  

‐ m: lượng mẫu lấy (g) 

Nước cất  

‐ V: thể tích dung môi chiết mẫu (ml) 

Điều kiện chạy máy  
(3)

Cột  sắc  ký  DB‐5MS  (30m  x  0,25mm  x  25 
mcm). 

‐ Cm: nồng độ dung dịch chiết mẫu tính theo đường chuẩn 
(mg/kg). 
‐ X: hàm lượng DEHP/DINP trong mẫu thử (mg/kg) 


 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

691


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014

 

 
Hình 1: Sắc ký đồ và khối phổ DEHP 

 
Hình 2: Sắc ký đồ và khối phổ DINP 
Để  khẳng  định  chắc  chắn  DEHP,  DINP  có 
trong mẫu phân tích, ngoài việc căn cứ vào thời 
gian lưu, sự có mặt của ion đặc trưng của DEHP, 
DINP còn phải tính toán tỷ lệ diện tích ion của 
mẫu so với chuẩn. (xem bảng 2). 
Cách kiểm tra này được áp dụng khi phân 
tích mẫu thực để có thể kết luận chắc chắn và 
chính  xác  mẫu  thật  sự  dương  tính  với  DEHP, 
DINP. 
Bảng 2: Tỷ lệ diện tích của ion trong chuẩn  
Chất phân Tỷ lệ diện tích ion phụ so Khoảng dao động
tích

với ion chính
cho phép
DEHP
26% (ion 279/ion 149)
±15 %
DINP
10% (ion 293/ion 149)
± 20%

Quy trình phân tích DEHP, DINP được khảo 
sát với các kết quả như sau: 

692

Bảng 3: Bảng các thông số đánh giá quy trình phân 
tích DEHP,DINP  
Các thông số định trị
DEHP
DINP
Khoảng tuyến tính
từ 0,02-5µg/kg từ 2-50µg/kg
0,1 µg/g
1 µg/g
Giới hạn phát hiện
phương pháp
0,3 µg/g
3 µg/g
Giới hạn định lượng
phương pháp
Độ lặp lại (n=10)

2,27-7,03%
2,66-6,69%
Độ tái lập (n=10)
2,45-3,43%
2,66-6,53%
Hiệu suất thu hồi (n=10) 90–107,47% 97,18-101,17%
Độ không đảm bảo đo 13,63-18,37% 10,41-13,19%

Nhìn  chung,  với  quy  trình  phân  tích  trên, 
quá trình phân tích nhanh, đơn giản và hiệu quả. 
Phương  pháp  có  độ  nhạy  cao,  ổn  định  và  đáp 
ứng  được  khả  năng  ứng  dụng  để  phân  tích 
DEHP, DINP. 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 

Nghiên cứu Y học

 
KIẾN NGHỊ 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

Quy  trình  phân tích  chúng  tôi  đã  xây  dựng 
thích  hợp  để  triển  khai  phân  tích  DEHP,  DINP 
trong  thức  uống  trên  thị  trường.  Do  đề  tài  chỉ 
kiểm  chứng  quy  trình  phân  tích  trên  hai  nền 

mẫu lỏng là nước ép và sữa chua, cần thực hiện 
trên các nền mẫu rắn khác để mở rộng phạm vi 
ứng dụng của phương pháp. 

1.

Cục  an toàn vệ sinh thực phẩm  (2011).  Bộ  Y  Tế  ban  hành 
ngưỡng DEHP trong thực phẩm. Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm 
Việt Nam. Tr. 5‐10. 

2.

Magnusson  B,  Naykki  T,  Hovind  H,  Krysell  M.  (2004). 
Handbook  for  calculation  of  measurement  uncertainty  in 
environmental  laboratories.  Nordtest  report.  TR537:  06‐20.  Pp. 
48‐90. 

3.

Thomas  W  (2009).  Method  for  determinationn  of  phthalates  in 
food. JRC Scientific and Technical Reports. EUR 23682EN. 

Ứng  dụng  quy  trình  đánh  giá  hàm  lượng 
DEHP,  DINP  trong  một  số  thức  uống  trên  thị 
trường. 

4.

Trần  Cao  Sơn  (2010).  Thẩm  định  phương  pháp  trong  phân  tích 
hóa  học  và  vi  sinh  vật.  NXB  Khoa  học  và  kỹ  thuật.  Hà  Nội. 

Tr.15‐58. 

5.

United  States  consumer  product  safety  commission 
directorate  for  laboratory  sciences  division  of  chemistry 
(2009).  Test  Method:  CPSC‐CH‐C1001‐09.1  Standard  Operating 
Procedure for Determination of Phthalates. Pp 5‐8. 

Nghiên  cứu  kỹ  thuật  xử  lý  mẫu  siêu  chiết 
pha  rắn  (SPME)  kết  hợp  với  hệ  thống  sắc  ký 
khí  ghép  khối  phổ  để  phân  tích  định  lượng 
DEHP,  DINP  nhằm  hạn  chế  việc  nhiễm  chéo 
từ môi trường. 

 
Ngày nhận bài báo:  

 

 

25/5/2014 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

13/6/2014 

Ngày bài báo được đăng:  


14/11/2014 

 

 
 

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 

693



×