Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khảo sát lâm sàng bệnh sốt xuất huyết tại khoa truyền nhiễm Bệnh viện Thống Nhất năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.3 KB, 6 trang )

,6

N8

102  64

Các triệu chứng nhịp tim chậm, tràn dịch
màng phổi, tràn dịch màng bụng
Bảng 8: Các triệu chứng nhịp tim chậm, tràn dịch
màng phổi, tràn dịch màng bụng
Nhịp chậm
2,4%

TDMP
8%

TDMB
8,7%

Nhận xét: có 12 bệnh nhân có nhịp tim
chậm, trong đó có 2 bệnh nhân bị block A-V độ
2; 29 bệnh nhân TDMP, 43 bệnh nhân TDMB.

Mức độ tăng men gan
Bảng 9: Mức độ tăng men gan
Ngày
Ngày 3

AST(UI/L)

ALT(UI/L)



100,1  62

69  42

Ngày 5

170,8  111

107,8 63,5

Ngày 7

177,5 121

121,8  68

Ngày 10

169,3 130

129,2  95

Mối liên quan giưa tràn dịch màng bụng,
tràn dịch màng phổi, gan to và hội chứng
sốc Dengue
Bảng 10: Mối liên quan giữa tràn dịch màng bụng,
tràn dịch màng phổi, gan to và hội chứng sốc dengue
Triệu chứng
Gan to


Hồng cầu (triệu/mm )

Nhận xét: Mức độ cô đặc máu ở nhóm sốc
cao hơn nhóm không sốc.

Nhận xét: Tiểu cầu giảm mạnh nhất vào
ngày thứ 5 của bệnh

92

Triệu chứng
Độ 1 &2 Độ 3,4, tử vong
P
Tràn dịch màng bụng 32/486BN 11/11 bệnh nhân 0,000
Tràn dịch màng phổi 18/486 BN 11/11 bệnh nhân 0,000

Độ 1 &2 Độ 3,4, tử vong
P
9/486BN 10/11 bệnh nhân 0,005

Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu và
xuất huyết nội tạng
Bảng 12: Mối liên quan giữa số lượng tiểu cầu và
xuất huyết nội tạng
3

3

Bệnh nhân

Không có xuất huyết

TC Ngày 5(X 10 TC/mm )

Có xuất huyết

49,9  31,2
0,922

P

61,6  40,7

Nhận xét: Số lượng tiểu cầu không có sự
khác biệt giữa nhóm có và không có xuất huyết
nội tạng.

BÀN LUẬN
Do bệnh viện Thống Nhất gần đây tăng thu
nhận bệnh nhân nhân dân, chia sẻ một phần quá
tải của các bệnh viện trong thành phố, nhất là
những tháng trong vụ dịch. Do chỉ nhận bệnh
nhân người lớn nên tuổi trung bình là: 28,2 
11,2 cao nhất là 74 tuổi và thấp nhất là 15 tuổi,
đa số bệnh nhân trong độ tuổi lao động. Số bệnh
nhân trên 50 tuổi rất ít (16/497 bệnh nhân), phù
hợp với các nghiên cứu thống kê ở Việt Nam
SD/SXHD thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên.
Theo Lee MS. (Đài Loan) cho rằng tuổi cao, đái
tháo đường, huyết áp cao, tăng ure máu là các

yếu tố nguy cơ của hội chứng sốc dengue.
Trong số các ca nặng chúng tôi không gặp 1

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
bệnh nhân 70 tuổi, khi vào viện đã có dấu hiệu
sốc nặng huyết áp không đo được mạch khó bắt,
sau đó bệnh nhân đã tử vong. Số lượng bệnh
nhân vào viện có ở tất cả các tháng trong năm,
nhưng tăng lên gấp đôi ở tháng 8, 9, 10, 11, 12 và
1. Điều này phù hợp với vùng dịch tễ của miền
Nam Việt Nam nằm trong vùng dịch lưu hành,
nhưng tăng lên ở các tháng mùa mưa.
Theo Rahman M. sốt xuất huyết người lớn
có 60% là SD và 39,2% là SXHD và 0,6% là hội
chứng sốc dengue(DSS)(7). Chúng tôi gặp SD là
25,9%, SXHD là 71,63% và hội chứng sốc dengue
là 2,21%, chúng tôi có 1 trường hợp tử vong
trong 11 bệnh nhân có hội chứng sốc dengue.
Trong những năm gần đây tỉ lệ tử vong tại Việt
Nam đã giảm so với nhiều nước, SD/SXHD tử
vong là:0,12-0,26% (1996-2005) và hội chứng sốc
dengue tử vong là 2,47% (1998), 0,62 (2005)(8).
Với đặc điểm của bệnh là sốt cao đột ngột
kéo dài 2-7 ngày, cùng với thời điểm hạ sốt là có
thể xảy ra hội chứng sốc dengue. Theo Lai PC
thấy các triệu chứng thường gặp là đau đầu:
55,8 %, đau bụng: 53,8%, phát ban: 46%(3). Kèm

theo sốt cao đột ngột, các triệu chứng chúng tôi
thường gặp là đau đầu, đau bụng 27,2%. Các
triệu chứng xuất huyết thường gặp là chấm xuất
huyết tự nhiên 65,2%, chảy máu mũi, chảy máu
chân răng, chảy máu dạ dày 4,8%, chảy máu cơ:
0,2%. Theo Lai PC trong hội chứng sốc dengue
chảy máu dạ dày: 46,1%, khái huyết: 30,8% và
thời gian nằm viện là 7,1 ngày(3).
Tiểu cầu giảm dần từ ngày thứ 3 - 6 đến
ngày thứ 8 thì hồi phục. Số lượng tiểu cầu giảm
thấp nhất là: 1,100/mm3, nhưng không tương
xứng với mức độ nặng của bệnh hay mức độ
chảy máu. Tương tự nghiên cứu của Nisalak R
cho rằng mức độ giảm tiểu cầu không liên quan
với mức độ chảy máu và tràn dịch màng phổi.
Narayanan M cũng cho rằng không có sự liên
quan giữa chảy máu và mức độ giảm tiểu cầu(6).
Điều này gợi ý rằng thay đổi tính thấm thành
mạch có thể là yếu tố cơ bản liên quan với mức
độ nặng của bệnh hơn so với mức giảm tiểu cầu.

Nghiên cứu Y học

Theo Souza LJ. sốt xuất huyết thường đi
kèm với tổn thương gan, men gan tăng vừa
AST: 93UI/L, ALT: 86UI/ và thường gặp trong
trường hợp nặng (P < 0,001)(11). Theo
Narayanan M. tăng men gan và giảm tiểu cầu
là thường gặp trong sốt xuất huyết dengue(6).
Chúng tôi thấy men gan tăng từ ngày thứ 3 và

sau 2 tuần mới trở về bình thường, tăng men
gan phục hồi chậm hơn giảm tiểu cầu. Mức
độ tăng của AST cao hơn ALT chứng tỏ có tổn
thương gan cấp tính.
Các triệu chứng thường đi kèm với hội
chứng sốc dengue là gan to, tràn dịch màng
bụng, tràn dịch màng phổi, có ý nghĩa thống kê.
Tương tự sự cô đặc máu, hematocrit tăng cao,
hồng cầu tăng cao khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa nhóm SD/SXHD và nhóm DSS (P < 0,05).
Điều này chứng tỏ càng cô đặc máu càng có
nguy cơ xảy ra DSS. Tất cả bệnh nhân vào viện
đều được chẩn đoán là SD/SXHD tức là độ 1 & 2
không có ca nào chuyển sang độ 3. Có 11 bệnh
nhân độ 3 (hội chứng sốc dengue –DSS) đều đã
được điều trị ở tuyến trước. Điều này cho thấy
điều trị giảm cô đặc máu đã làm giảm nguy cơ
xảy ra hội chứng sốc dengue. Có 12 bệnh nhân
có nhịp tim chậm dưới 50 lần/phút, trong đó có
2 bệnh nhân có block A-V độ 2 xảy ra ở ngày
thứ 6 của bệnh. Sau khi điều trị bằng ventolin
uống, vài ngày sau bệnh nhân đã hồi phục nhịp
xoang. Gần đây có nhiều báo cáo về biến chứng
viêm cơ tim trong sốt xuất huyết. Năm 2004 một
báo cáo ở Thái Lan cho thấy co bóp cơ tim giảm
trong giai đoạn toàn phát.
Tóm lại tỉ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết nhập
viện điều trị nội trú ngày càng gia tăng trong
những năm gần đây. Miền Nam Việt nam nằm
trong vùng dịch tễ lưu hành, các bệnh viện

tuyến cơ sở quá tải. Truyền nhiễm bệnh viện
Thống Nhất đã nhận điều trị một số lượng bệnh
nhân đáng kể với tỉ lệ DSS là 2,21% và có 1
trường hợp tử vong ở bệnh nhân 70 tuổi. Bệnh
nhân nhập viện tăng lên vào các tháng cuối
năm, vì vậy cần bố trí nhân lực, giường bệnh, cơ
số thuốc,.. để phục vụ điều trị bệnh nhân tốt,

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011

93


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011

chia sẻ một phần gánh nặng với y tế tuyến cơ
sở.

3.

KẾT LUẬN

4.

Qua nghiên cứu 497 bệnh nhân vào điều trị
nội trú tại Truyền nhiễm Bệnh viện Thống Nhất
từ 1/1/2008 đến 31/12/2008 chúng tôi nhận thấy
Tỉ lệ DSS là 2,21% và có 1 ca tử vong chiếm tỉ

lệ 0,2%.
Lâm sàng chủ yếu của SD/SXHD là sốt cao
đột ngột thường kéo dài 5-7 ngày, đau đầu và
nổi chấm xuất huyết.
Các yếu tố liên quan vơí mức độ nặng của
bệnh là cô đặc máu, dung tích hồng cầu tăng
cao, gan to, tràn dịch màng bụng, tràn dịch
màng phổi.
Mức độ giảm tiểu cầu không tương xứng
với mức độ nặng của bệnh cũng như mức độ
chảy máu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

94

Bộ Y Tế (2006). “Tình hình sốt dengue và sốt xuất huyết dengue
tại các khu vực và trên thế giới”, Tài liệu tập huấn 2/2006 Cục Y
Tế dự phòng Việt Nam, Tr.1-101.
Dash PK., et al., (2006). “Reemergence of dengue virus Type–3
(subtype-III) in India: implications for increased incidence of
DHF & DSS”, Virol. J. Jul6;3:55.

5.

6.


7.

8.

9.

10.
11.
12.

13.

Krishnamurti C., et al.(2001). “Mechanisms of hemorrhage in
dengue without circulatory collapse”, Am. J. Trop. Med. Hyg.
Dec;65(6):840-7.
Lai PC, et al., (2004). “Characteristics of dengue hemorragic
fever outbreak in 2001 in Kaohsiung”, J. Microbiol Immunol Infect
Oct;37(5):266-70.
Lê Thị Thu Thảo (2007). “Những thách thức mới trong điều trị
bệnh sốt xuất huyết DENGUE người lớn hiện nay”, HNKH
2007 Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Tr.,13-23
Lee MS., et al., (2006). “Clinical characteristics of dengue and
dengue hemorrhagic fever in medical center of southern Taiwan
during the 2002 epidermic”, J Microbiol Immunol Infect.
Apr;39(2):121-9.
Narayanan M., et al., (2002). “Dengue fever epidermic in
Chennai-a study of clinical profile and outcome”, Indian Pediatr.
Nov;39(11):1027-33.
Nguyễn Thanh Hùng (2006). “Biện pháp can thiệp góp phần
giảm tỉ lệ tử vong bệnh sốt xuất huyết Dengue tại các tỉnh phía

nam, Việt Nam”, HNKH 2006 Kỷ niệm 115 năm thành lập viện
Pasteur TP. HCM,11/2006, 1891-2006, Tr. 17.
Nguyễn Vĩnh Châu (2007). “Vai trò của đáp ứng miễn dịch chéo
giữa các serotype trong cơ chế bệnh sinh nhiễm vurus dengue”,
HNKH 2007 Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Tr.,36-40
Rahman M., et al., (2002). “First outbreak of dengue hemorragic
fever, Bangladesh”, Emerg Infect Dis., Jul;8(7):738-40.
Siqueira JB Jr., et al., (2005). “Dengue and dengue hemorrhagic
fever, Brazil, 1981-2002”, Emerg Infect Dis., Jan;11(1): 48-53.
Souza LJ, et al., (2004). “ Aminotransferase changes and acute
hepatitis in patient with dengue fever: analysis of 1.585 cases”,
Braz J. Infect. Dis Apr;8(2): 156-63.
Wills BA, et al., (2005). “Comparision of three fluid solutions for
resuscitation in dengue shock syndrome”, N. Engl J. Med. Sep,
1;353(9): 877-89.

Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011



×