Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đánh giá nhận thức của người bệnh và cha mẹ (đối với bệnh nhi) về bệnh sốt xuất huyết tại khoa Nhi – Nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.78 KB, 19 trang )

1

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -


Mục lục
Đặt vấn đề
Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Kết quả và bàn luận
2.1. Kết quả
2.2 Bàn luận
Chương 3: Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phiếu thăm dò

2

Nhi Nhiễm

Trang
3
5
5
5
7


7
12
15
15
15
16
17

Nguyễn Thị Yến – Khoa -


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm virut cấp tính do muỗi vằn truyền.
Bệnh hiện lưu hành ở trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt
đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi với khoảng 2,5
tỷ người sống trong vùng nguy cơ dịch. Hiện nay bệnh sốt xuất huyết Dengue là mối
quan tâm chủ yếu của lĩnh vực y tế công cộng trên toàn thế giới. Số ca mắc sốt xuất
huyết Dengue liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Trong giai đoạn từ 1970 1995 trên toàn cầu, số mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue đã tăng 4 lần và xu hướng
trong những năm gần đây bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn đang có chiều hướng gia
tăng. Số ca nhiễm bệnh sốt xuất huyết Dengue hàng năm ước tỉnh khoảng 50 triệu
người, 500.000 trường hợp bệnh sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện mỗi năm trong
đó 90% trường hợp dưới 15 tuổi. Tỷ lệ chết trung bình khoảng 5%.
Trong các khu vực chịu ảnh hưởng về bệnh bệnh sốt xuất huyết Dengue, vùng
có mức độ ảnh hưởng nặng nề nhất là Đông Nam châu Á và Tây Thái Bình Dương
trong đó phải kể đến các nước có tỷ lệ chết và mắc cao trong những năm gần đây như
Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Lào, Campuchia.
Sau vụ dịch sốt xuất huyết Dengue lớn năm 1998 xảy ra ở hầu hết các nước trong khu
vực năm 2003, năm 2004, 2009 và 2010 một số vụ dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue
lại bùng nổ ở một số nước trong khu vực. Tại Indonesia 6 tháng đầu năm 2004 ghi
nhận 59.321 trường hợp mắc, 669 ca tử vong và tại thời điểm này các vụ dịch bệnh sốt

xuất huyết Dengue vẫn chưa được khống chế. Tại Singapore, năm 2004 là năm có số
mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue cao nhất kể từ năm 1998, số mắc ghi nhận lên tới
8.500 trường hợp, cao gấp 2 lần năm 2003 và là số mắc cao nhất trong 10 năm trở lại
đây ở nước này. Malaysia cũng ghi nhận tới 33.203/58 trường hợp mắc/chết trong
năm 2004, số mắc cao nhất kể từ năm 1999 tại nước này. Một số nước khác trong khu
vực cũng ghi nhận có tỷ lệ chết/mắc do bệnh sốt xuất huyết Dengue cao là Philippines
(0,7%), Srilanca (0,6%).
Tại Việt Nam, vụ dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue đầu tiên xảy ra ở miền Bắc
vào năm 1958, ở miền Nam vào năm 1960 với 60 người bệnh nhi tử vong. Từ đó bệnh
trở thành dịch lưu hành địa phương ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và
dọc theo bờ biển miền Trung.
Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất
hiện quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng
11. Những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự
sinh sản và hoạt động của Aedes aegypti. Bệnh sốt xuất huyết Dengue phát triển nhiều
nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm. Hai loài muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết
3

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -


Dengue là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes
aegypti.
Trước năm 1990, bệnh sốt xuất huyết Dengue mang tính chất chu kỳ tương đối
rõ nét, với khoảng cách trung bình 3 - 4 năm. Sau năm 1990, bệnh xảy ra liên tục với
cường độ và qui mô ngày một gia tăng. Vụ dịch lớn gần đây nhất xảy ra vào năm 1998
ở 56/61 tỉnh, thành phố với số mắc 234.920 trường hợp và 377 trường hợp tử vong, tỷ
lệ mắc là 306,3 trường hợp/100.000 dân, tỷ lệ chết/mắc là 0,19%. Giai đoạn từ năm

1999 - 2003, số mắc trung bình hàng năm đã giảm đi chỉ còn 36.826 trường hợp và số
tử vong là 66 trường hợp. Tuy nhiên từ năm 2004 đến nay số mắc và tử vong do bệnh
sốt xuất huyết Dengue có xu hướng gia tăng. Năm 2006 cả nước đã ghi nhận 77.818
trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong đó 68 ca tử vong, tỷ lệ mắc 88,6
trường hợp/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc là 0,09%. Năm 2007 có 104.464 trường hợp
mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong đó 88 ca tử vong, tỷ lệ mắc lên tới 122,61
trường hợp/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc là 0,08%. Năm 2008 có 105.370 trường hợp
mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong đó 87 ca tử vong. Năm 2009 có 105.370
trường hợp bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong đó 87 ca tử vong. Năm 2010 cả nước
đó ghi nhận 128.710 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue, trong đó 109 ca tử
vong.
Đến nay, bệnh bệnh sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và
chưa có vaccin phòng bệnh vì vậy diệt véc-tơ đặc biệt là diệt bọ gậy ( lăng quăng) với
sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng là biện pháp hiệu quả trong
phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue.
Tại tỉnh Khánh Hòa bệnh sốt xuất huyết Dengue là một trong những bệnh điển
hình lưu hành trong toàn tỉnh. Số ca mắc trong những năm gần đây có chiều hướng
tăng cao. Trong đó, Vạn Ninh là một trong nhưng huyện có số ca mắc nhiều nhất.
Vạn Ninh là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Khánh Hòa nơi mà bệnh
bệnh sốt xuất huyết Dengue năm nào cũng xảy ra với số lượng mắc kha cao và có năm
gây thành dịch lớn. Năm 2008 có 389 ca, năm 2009 có 196 ca, đặc biệt năm 2010 có
1010 ca gây thành dịch lớn làm người dân trong huyện lo lắng, hốt hoảng, gây quá tải
cho bệnh viện. Chính ví vậy tôi tiến hành đề tài: “ Đánh giá nhận thức của người bệnh
và cha mẹ (đối với bệnh nhi) về bệnh sốt xuất huyết tại khoa Nhi – Nhiễm” với mục
tiêu:
+ Tìm hiểu thái độ, nhận thức của người bệnh và cha mẹ (đối với bệnh nhi) về bệnh
bệnh sốt xuất huyết Dengue (gọi chung là bệnh sốt xuất huyết).
+ Tìm hiểu thái độ của người bệnh và cha mẹ (đối với bệnh nhi) với nhân viên y tế
trong điều trị và chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết.


4

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -


CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1.

Đối tượng:

Là người bệnh (từ 15 tuổi trở lên) và người nhà bệnh nhi (đối với bệnh nhi từ 15
tuổi trở xuống) được điều trị bệnh sốt xuất huyết tại khoa Nhi – Nhiễm thuộc Trung
tâm Y tế Vạn Ninh – Khánh Hòa.
1.2. Phương pháp nghiên cứu:
1.2.1 Thiết kế nghiên cứu:
Dùng phương pháp điều tra cắt ngang, khảo sát người bệnh và người nhà của
bệnh nhi được điều trị bệnh sốt xuất huyết tại khoa Nhi – Nhiễm thuộc Trung tâm Y tế
Vạn Ninh từ tháng 9/2010 đến hết tháng 3/2011.
1.2.2 Phương pháp chọn mẫu:
- Cách chọn mẫu: thực hiện theo mẫu điều tra với vỡ mẫu 72: trong đó có 43 mẫu là
của người bệnh (n1) và 29 mẫu là của người nhà bệnh nhi (n 2) đang điều trị tại khoa
Nhi – Nhiễm thuộc Trung tâm Y tế Vạn Ninh.
- Phương pháp xử lý số liệu:
+ Dùng phần mềm Ecxel 2003 và phần mềm thống kê y học MedCalc.


STT

n1c

Không

n2c

n1k

Tổng n

n2k

nc Có

nk Không

Câu 1

30

22

13

7

52

20


Câu 2

30

22

13

7

52

20

Câu 3

28

21

15

8

49

23

Câu 4


30

22

13

7

52

20

Câu 5

12

9

31

20

21

51

Câu 6

10


4

33

25

14

58

Câu 7

35

24

8

5

59

13

Câu 8

38

28


5

1

66

6

5

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -


Câu 9

38

29

5

0

67

5

Câu 10


13

10

30

19

23

49

14

10

46

27

Kết quả
Giá trị trung bình

26

19

Độ lệch


10.13

10.02

10.75

r (Hệ số tương quan)

0.99

0.99

0.99

P<0.05

P<0.05

P<0.05

P (độ tin cậy)
Trong đó:

- n: tổng số mẫu.
- n1: số mẫu của người bệnh (15 tuổi trở lên).
- n2: số mẫu của người nhà bệnh nhi.

- Giá trị trung bình tính theo công thức Average (trong Excel 2003).
- Độ lệch được tính theo công thức Stdev (trong Excel 2003) giữa n1 và n2.
- r: được tính theo công thức Correl (trong Excel 2003) giữa n1 và n2.

- p: hệ số độ tin cậy được tính bằng phần mềm MedCalc trong thống kê y học
(dựa trên giá trị trung bình, độ lệch, số mẫu) (Comparison of means):
+ Dữ liệu:
1st set of data
Mean – giá trị trung bình của nc
46
Standard deviation - độ lệch
10.75
Number of cases - tổng số mẫu
72
2nd set of data
Mean – giá trị trung bình của nk
27
Standard deviation - độ lệch
10.75
Number of cases - tổng số mẫu
72
+ Kết quả:
95% CI
95%
Significance level
P < 0.0001
+ p<0.05: có ý nghĩa thống kê.

6

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -



CHƯƠNG 2:
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
2.1 KẾT QUẢ:
2.1.1 Người bệnh và người nhà bệnh nhi có sự hiểu biết gì về bệnh sốt xuất huyết
hay không:
Bảng 1: Thông tin về sự hiểu biết của người bệnh và người nhà bệnh nhi về
bệnh sốt xuất huyết:
Đối tượng

Người bệnh

Người nhà bệnh
nhi

Tổng

Kết quả

n1

%

n2

%

n

%




30

69.8

22

75.9

52

72.2

Không

13

30.2

7

24.1

20

27.3

Nhận xét:

Đa số người bệnh và người nhà bệnh nhi có sự hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết. Tuy
nhiên vẫn còn một bộ phận tương đối nhiều người bệnh và người nhà bệnh nhi không
có sự hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết (khoảng 27.3%).
2.1.2 Người bệnh và người nhà bệnh nhi có được tuyên truyền về bệnh sốt xuất
huyết chưa:
Bảng 2: Sự tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết:
Đối tượng

Người bệnh

Người nhà bệnh nhi

Tổng

n1

%

n2

%

n

%



30


69.8

22

75.9

52

72.2

Không

13

30.2

7

24.1

20

27.3

Nhận xét:
7

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -



Theo bảng 2, có đến 27.3% người bệnh và người nhà bệnh nhi chưa được tuyên truyền
về bệnh sốt xuất huyết. Đây là một con số tương đối lớn khi mà bệnh sốt xuất huyết
diễn ra hằng năm và nhiều diễn biến phức tạp, nhất là địa bàn Vạn Ninh.
2.1.3 Người bệnh và người nhà bệnh nhi có biết cách phòng tránh bệnh sốt xuất
huyết hay không:
Bảng 3: Sự phòng chống bệnh sốt xuất huyết của người bệnh và người nhà
bệnh nhi:
Đối tượng

Người bệnh

Người nhà bệnh nhi

Tổng

n1

%

n2

%

n

%




28

65.1

21

72.4

49

68.1

Không

15

34.9

8

27.6

23

31.9

Nhận xét:
Đa số người bệnh và người nhà bệnh nhi bệnh sốt xuất huyết biết cách phòng tránh
bệnh sốt xuất huyết. Tuy vậy vẫn còn bộ phận lớn người bệnh và người nhà bệnh nhi

chưa biết cách phòng tránh loại bệnh này (chiếm khoảng 31.9%).
2.1.4 Người bệnh và người nhà bệnh nhi có lo lắng về bệnh sốt xuất huyết không:
Bảng 4: Mức độ lo lắng về bệnh sốt xuất huyết của người bệnh và người nhà
bệnh nhi:
Đối tượng

Người bệnh

Người nhà bệnh nhi

Tổng

n1

%

n2

%

n

%



30

69.8


27

93.1

57

79.2

Không

13

30.2

7

24.1

15

27.3

Nhận xét:
Theo khảo sát cho thấy phần lớn người bệnh và người nhà bệnh nhi lo lắng nhiều về
bệnh sốt xuất huyết (khoảng 79.2%).

8

Nhi Nhiễm


Nguyễn Thị Yến – Khoa -


2.1.5 Tại nhà, người bệnh và người nhà bệnh nhi có biết và tự phát hiện những
triệu chứng để phát hiện bệnh sốt xuất huyết hay không:
Bảng 5: Khả năng nhận biết và phát hiện bệnh sốt xuất huyết:
Đối tượng Người bệnh

Người nhà bệnh nhi

Tổng

n1

%

n2

%

n

%



12

27.9


9

31.0

21

29.2

Không

31

72.1

20

96.0

51

70.8

hận xét:
Người bệnh và người nhà bệnh nhi chưa thật sự biết và phát hiện triệu chứng để phát
hiện ra bệnh sốt xuất huyết (chiếm khoảng 70.8).
2.1.6 Nếu biết về bệnh sốt xuất huyết, người bệnh và người nhà bệnh nhi có thể
tự chăm sóc và chữa trị tại nhà được không:
Bảng 6: Khả năng tự chăm sóc và chữa trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà của
người bệnh và người nhà bệnh nhi:
Đối tượng Người bệnh


Người nhà bệnh nhi

Tổng

n1

%

n2

%

n

%



10

23.2

4

13.8

14

19.4


Không

33

76.7

25

86.2

58

80.6

Nhận xét:
Hầu hết người bệnh và người nhà bệnh nhi không thể tự chăm sóc và chữa trị tại nhà
khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Điều này cũng dễ hiểu vì họ chưa hiểu biết nhiều về
bệnh này.

9

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -


2.1.7 Người bệnh và người nhà bệnh nhi có an tâm khi được chữa trị bệnh sốt
xuất huyết tại khoa Nhi – Nhiễm của bệnh viện không:
Bảng 7: Sự an tâm của người bệnh và người nhà bệnh nhi khi được điều trị tại

khoa Nhi – Nhiễm của Trung tâm Y tế Vạn Ninh:
Đối tượng Người bệnh

Người nhà bệnh nhi

Tổng

n1

%

n2

%

n

%



35

81.4

24

82.6

59


81.9

Không

8

18.6

5

17.2

13

18.1

Nhận xét:
Hầu hết người bệnh và người nhà bệnh nhi an tâm khi được điều trị bệnh sốt xuất
huyết tại khoa Nhi - Nhiễm của Trung tâm Y tế Vạn Ninh. Tuy vậy, khoảng 18% bộ
phận người bệnh và cha mẹ bệnh nhi không hài lòng về sự điều trị tại khoa.
2.1.8 Người bệnh và người nhà bệnh nhi có hài lòng về cách chăm sóc của điều
dưỡng không:
Bảng 8: Sự hài lòng của người bệnh và người nhà bệnh nhi về sự chăm sóc của
điều dưỡng tại khoa Nhi – Nhiễm của Trung tâm Y tế Vạn Ninh:
Đối tượng Người bệnh

Người nhà bệnh nhi

Tổng


n1

%

n2

%

n

%



38

88.4

28

96.6

66

91.7

Không

5


11.6

1

3.4

6

8.3

Nhận xét:
Hầu hết người bệnh và người nhà bệnh nhi hài lòng về sự cách chăm sóc bệnh sốt xuất
huyết của điều dưỡng tại khoa Nhi - Nhiễm của Trung tâm y tế Vạn Ninh. Tuy vậy,
khoảng 8% bộ phận người bệnh và cha mẹ bệnh nhi không hài lòng về sự chăm sóc
và điều trị tại khoa.

10

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -


2.1.9 Người bệnh và người nhà bệnh nhi có muốn được hướng dẫn về cách chăm
sóc và chữa trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà không:
Bảng 9: Nguyện vọng của người bệnh và người nhà bệnh nhi muốn được
hướng dẫn về cách chăm sóc và chữa trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà:
Đối tượng Người bệnh


Người nhà bệnh nhi

Tổng

n1

%

n2

%

n

%



38

88.4

29

100

67

93.1


Không

5

11.6

0

0.0

5

6.9

Nhận xét:
Hầu hết người bệnh và người nhà bệnh nhi đều muốn được tư vấn và hướng dẫn về
cách chữa trị và chăm sóc bệnh sốt xuất huyết tại nhà.
2.1.10 Khi được tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc về bệnh sốt xuất huyết, người
bệnh và người nhà bệnh nhi có thể tự chăm sóc bản thân (con của mình – đối với
bệnh nhi)được hay không khi bị mắc bệnh này:
Bảng 10: Khả năng của người bệnh và người nhà bệnh nhi về chăm sóc và chữa
trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà khi được hướng dẫn:
Đối tượng Người bệnh

Người nhà bệnh nhi

Tổng

n1


%

n2

%

n

%



13

30.2

10

34.5

23

31.9

Không

30

69.8


19

65.5

49

68.1

Nhận xét:
Theo bảng 10, phần lớn người bệnh và người nhà bệnh nhi không đủ tự tin có
thể tự chăm sóc bản thân và con của mình khi mắc bệnh sốt xuất huyết.

11

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -


2.2 BÀN LUẬN:
2.2.1 Thông tin về sự hiểu biết của người bệnh và người nhà bệnh nhi về bệnh sốt
xuất huyết:
Theo cuộc điều tra 72 người bệnh và cha mẹ người bệnh có khoảng 27,3%
không có sự hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết. Trong khi đó bệnh sốt xuất huyết xảy ra
thường xuyên quanh năm, hầu như năm nào cũng gây thành dịch với quy mô khác
nhau. Chính vì vậy, hằng năm Trung tâm Y tế Vạn Ninh cũng phối hợp với địa
phương để tuyên truyền thường xuyên và kịp thời về bệnh sốt xuất huyết nhưng qua
kháo sát vẫn còn một bộ phận người bệnh chưa có sự hiểu biết về bệnh này.
2.2.2 Sự tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết cho người bệnh và người nhà bệnh
nhi:

Theo bảng 2, có đến 27,3% số người bệnh và người nhà bệnh nhi chưa được
tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết. Đây là một con số tương đối lớn khi mà bệnh sốt
xuất huyết diễn ra hàng năm và nhiều diễn biến phức tạp nhất là trong đợt dịch sốt
xuất huyết xảy ra năm 2010 vừa qua. Điều này có thể là do việc tuyên truyền về bệnh
sốt xuất huyết ở huyện chưa rộng khắp và cũng có thể do sự quan tâm của người bệnh
về bệnh dịch còn hạn chế.
2.2.3 Sự hiểu biết về cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết của người bệnh và
người nhà bệnh nhi:
Theo bảng 3, vẫn còn một bộ phận người bệnh cũng như người dân vạn ninh
chưa thật sự biết cách phòng chống có hiệu quả về bệnh sốt xuất huyết (khoảng
31.9%). Điều này cho thấy sự tuyên truyền về bệnh dịch sốt xuất huyết chưa sâu xác
thực tế trong nhân dân và cũng có thể trình độ hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết của
người dân còn hạn chế.
2.2.4 Mức độ lo lắng về bệnh sốt xuất huyết của người bệnh và người nhà bệnh
nhi::
Theo số liệu vẫn còn người bệnh sốt xuất huyết và người nhà của bệnh nhi vẫn
lo lắng về bệnh này, điều này cũng dễ hiểu khi nhận thức về bệnh sốt xuất huyết của
họ còn khá thấp. Và đặc biệt trong năm 2010 là năm có ca mắc bệnh sốt xuất huyết
nhiều nhất tại huyện Vạn Ninh trong những năm gần đây (trên 1000 ca), trong đó có
02 ca tử vong.
2.2.5 Sự hiểu biết và tự phát hiện những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết của
người bệnh và người nhà bệnh nhi ở tại gia đình:
Theo khảo sát có đến 70.8% người bệnh và người nhà bệnh nhi không thể biết
và tự phát hiện những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết tại nhà. Có thể nói đây là
một điều rất đáng lo ngại và nguy hiểm khi mà người bị mắc bệnh sốt xuất huyết có
triệu chứng lâm sàng diễn biến rất nhanh, chỉ trong vòng 3 – 5 ngày là có thể tử vong.
Và thực tế tại Khoa - Nhi Nhiễm cũng như Trung tâm Y tế Vạn Ninh khi tiếp nhận
người bệnh sốt xuất huyết thì có rất nhiều ca bệnh nặng và phải chuyển lên tuyến trên
để điều trị.
12


Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -


Có nhiều trường hợp đáng tiếc khi người bệnh nhiễm bệnh sốt xuất huyết người nhà
tưởng là bệnh cảm sốt thông thường để rồi tự mua thuốc cảm uống nhưng không khỏi
để rồi khi diễn biến bệnh quá nặng mới chuyển lên bệnh viện làm ảnh hưởng đến tính
mạng người bệnh; và trong đó năm 2010, ở huyện Vạn Ninh có 2 ca tử vong cũng vì
nguyên nhân người bệnh và người nhà bệnh nhi không thể tự phát hiện những triệu
chứng của bệnh sốt xuất huyết để có hướng điều trị thích hợp.
Theo kết quả điều tra của Bác sĩ NGUYỄN MINH QUÂN – Bệnh viện Quận
Thủ Đức tại quân Thủ Đức (Hồ Chí Minh), có 41,3% người bệnh sốt xuất huyết và
người nhà có kiến thức chung đúng về bệnh sốt xuất huyết. Kết quả của Bác sĩ
NGUYỄN MINH QUÂN cùng với kết quả nghiên cứu tại Khoa - Nhi Nhiễm có
khoảng cách tương đối (bởi người dân thành phố có kiến thức chuẩn hơn vùng nôn
thôn). Điều này cho ta thấy, kiến thức chung về bệnh sốt xuất huyết của người dân còn
hạn chế.
2.2.6 Nếu biết về bệnh sốt xuất huyết, người bệnh và người nhà bệnh nhi có thể
tự chăm sóc và chữa trị tại nhà được không:
Theo bảng 6, chỉ có khoảng 19.4% người bệnh và người nhà bệnh nhi có thể tự
chăm sóc và điều trị tại nhà khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết nhẹ (chưa có dấu hiệu bất
thường như nôn mữa, đau bụng, chướng bụng, mệt, li bì,…). Điều này cũng cho thấy
sự hiểu biết và khả năng tự chăm sóc bệnh sốt xuất huyết của người bệnh và người
nhà bệnh nhi còn khá thấp.
2.2.7 Mức độ an tâm của người bệnh và người nhà bệnh nhi khi được chữa trị
bệnh sốt xuất huyết tại khoa Nhi – Nhiễm của Trung tâm Y tế Vạn Ninh:
Theo bảng 7, phần lớn người bệnh và người nhà bệnh nhi an tâm khi được vào
điều trị bệnh sốt xuất huyết tại Khoa - Nhi Nhiễm. Tuy vậy, vẫn có một số người bệnh

và người nhà bệnh nhi không thật an tâm về sự điều trị bệnh sốt xuất huyết của Khoa Nhi Nhiễm (khoảng 18.1%).
2.2.8 Mức độ hài lòng của người bệnh và người nhà bệnh nhi về cách chăm sóc
của điều dưỡng tại Khoa - Nhi Nhiễm thuộc Trung tâm Y tế Vạn Ninh:
Theo bảng 8, đa số người bệnh và người nhà bệnh nhi hài lòng về sự chăm sóc
của điều dưỡng tại Khoa - Nhi Nhiễm. Điều này cho thấy điều dưỡng của Khoa - Nhi
Nhiễm có tận tình, quan tâm, chu đáo đối với người bệnh, đặc biệt là người bệnh sốt
xuất huyết.
2.2.9 Nguyện vọng của người bệnh và người nhà bệnh nhi muốn được hướng dẫn
về cách chữa trị và chăm sóc bệnh sốt xuất huyết tại nhà:
Theo bảng 9, người bệnh và người nhà bệnh nhi đều rất quan tâm và muốn
được tư vấn, hướng dẫn về cách phòng chống, chăm sóc, chữa trị bệnh sốt xuất huyết
tại nhà. Đây là yếu tố quan trọng cần tư vấn, tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết cho
người bệnh và người nhà bệnh nhi sốt xuất huyết tại Khoa - Nhi Nhiễm của Trung tâm
Y tế Vạn Ninh. Đặc biệt là Khoa - Nhi Nhiễm hướng dẫn cặn kẽ hơn nữa về cách tự
phát hiện những triệu chứng và cách chữa trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà cho người
13

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -


bệnh và người nhà bệnh nhi nhằm giảm sự quá tải cho Khoa - Nhi Nhiễm cũng như
cho bệnh viện khi có dịch sốt xuất huyết xảy ra. Đây là yếu tố cần thiết, bởi vì bệnh
sốt xuất huyết mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà.
2.2.10 Mức độ tự tin của người bệnh và người nhà bệnh nhi khi được tư vấn,
hướng dẫn cách chăm sóc về bệnh sốt xuất huyết để tự điều trị tại nhà:
Theo bảng 10 chỉ có khoảng 31.9% người bệnh và người nhà bệnh nhi có đủ tự
tin có thể tự chăm sóc và điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà, còn lại phần lớn là
không đủ tự tin. Điều này cũng dễ hiểu khi mà kiến thức nói chung và kiến thức về

bệnh sốt xuất huyết của người bệnh và người nhà bệnh nhi còn hạn chế, và có thể là
trang bị y tế gia đình của người dân trong huyện ta còn thấp.

Tóm lại, qua khảo sát lần này cho ta thấy một số điểm đáng chú ý:
- Sự hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết của người bệnh và người nhà bệnh nhi nói riêng
và người dân nói chung còn thấp, có thể là do sự tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết
chưa được rộng khắp trong huyện khi mà huyện Vạn Ninh ta có địa bàn tương đối
rộng với một xã vùng núi (Xuân Sơn) và một xã hải đảo (Vạn Thạnh) và nhiều vùng
kinh tế, dân trí còn rất thấp (Vạn Hưng, Đại Lãnh…).
- Phần lớn người bệnh và người nhà bệnh nhi không thể tự phát hiện những triệu
chứng của bệnh sốt xuất huyết khi mắc bệnh này.
- Phần lớn người bệnh và người nhà bệnh nhi đều rất lo lắng về bệnh dịch sốt xuất
huyết và không đủ tự tin tự chăm sóc và điều trị tại nhà, trong khi đó đây chỉ là một
bệnh dịch thông thường xảy ra hằng năm và phát đồ điều trị không khó và có thể điều
trị tại nhà (nếu chưa có những triệu chứng như nôn mữa, đau bụng, chảy máu chân
răng, máu mũi, li bì,…).
- Hầu hết người bệnh và người nhà bệnh nhi an tâm và hài lòng khi được điều trị và
chăm sóc tại Khoa - Nhi Nhiễm của Trung tâm Y tế Vạn Ninh.
- Người bệnh và người nhà bệnh nhi rất muốn được tư vấn hướng dẫn về cách chăm
sóc và điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà. Do vậy, cần có sự trang bị kiến thức về
cách chăm sóc và chữa trị bệnh sốt xuất huyết cho đội ngũ cán bộ của Khoa - Nhi
Nhiễm, cũng như có sự hợp tác, hướng dẫn tận tình của cán bộ trong khoa.

CHƯƠNG 3:
14

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 KẾT LUẬN:
Qua tìm kiến thức, thái độ và nguyện vọng của người bệnh và người nhà bệnh
nhi tại Khoa - Nhi Nhiễm của Trung tâm Y tế Vạn Ninh, chúng tôi rút ra một số kết
luận sau:
- Sự hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết của người bệnh và người nhà bệnh nhi đang điều
trị tại Khoa - Nhi Nhiễm nói riêng và của người dân Vạn Ninh nói chung vẫn còn hạn
chế.
- Hầu hết người bệnh và người nhà bệnh nhi đang điều trị tại Khoa - Nhi Nhiễm nói
riêng và của người dân Vạn Ninh nói chung không thể tự phát hiện những triệu chứng
của bệnh sốt xuất huyết để có hướng điều trị thích hợp.
- Phần lớn người bệnh và người nhà bệnh nhi đang điều trị tại Khoa - Nhi Nhiễm nói
riêng và của người dân Vạn Ninh nói chung đều rất lo lắng về bệnh dịch sốt xuất
huyết dù đây là loại bệnh dịch thông thường xảy ra hằng năm ở nước ta và các nước
nhiệt đới.
- Người bệnh và người nhà bệnh nhi rất an tâm và hài lòng khi được điều trị và chăm
sóc tại Khoa - Nhi Nhiễm của Trung tâm Y tế Vạn Ninh.
- Người bệnh và người nhà bệnh nhi đang điều trị tại Khoa - Nhi Nhiễm nói riêng và
của người dân Vạn Ninh nói chung rất muốn được hướng dẫn cụ thể về phát hiện
những triệu chứng và cách chữa trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà.

3.2: KIẾN NGHỊ:
Với sự tìm hiểu và khảo sát của đề tài còn hạn chế, tuy vậy qua đề tài này,
chúng tôi có một số kiến nghị sau:
- Một là, Ban lãnh đạo phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở địa phương cần đẩy mạnh
tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết cặn kẽ hơn nữa để người dân hiểu về bệnh dịch
này.
- Hai là, ban lãnh đạo phòng chống bệnh sốt xuất huyết địa phương phối hợp với
Trung tâm Y tế Vạn Ninh để tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn và trang bị y tế cho việc

tự phát hiện những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết tại nhà và có hướng điều trị
kịp thời cũng như có thể tự điều trị tại nhà để nhằm giảm tải cho bệnh viện khi có dịch
sốt xuất huyết xảy ra. Điều này phù hợp, cần thiết bời vì bệnh sốt xuất huyết nhẹ có
thể điều trị tại nhà.
- Trung tâm Y tế Vạn Ninh cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho
Nhi Nhiễm để phục vụ người bệnh tốt hơn.

Khoa -

- Cán bộ, nhân viên cần phát huy tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh chu đáo hơn.

15

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thanh Hải, Tạ Văn Trầm: Kiến thức, thái độ, hành vi của các bà mẹ về
phòng chống sốt xuất huyết dengue ( BVĐK Tỉnh Tiền Giang).
2. Nguyễn Minh Quân: Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống
sốt xuất huyết của các bà mẹ tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Trần Ngọc Hữu (1999), Các yếu tố ảnh hưởng hành vi phòng chống sốt xuất huyết
của bà mẹ, Hội nghị tổng kết chương trình cải thiện xử trí sốt xuất huyết, Bệnh
viện Nhi Đồng 1, tháng 12/1999.
4. Nguyễn Thị Kim Hoa: Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt
xuất huyết của người dân huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Nguyễn Thị Như Mai: Nhận thức và hành vi phòng chống sốt xuất huyết tại hộ
gia đình của người dân Tiền Giang ( TTYTDP Tiền Giang).


16

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -


PHIẾU THĂM DÒ:
TRUNG TÂM Y TẾ VẠN NINH
KHOA – NHI – NHIỄM
PHIẾU THĂM DÒ BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT
Ngày …….. tháng……. năm 20…
Họ và tên người bệnh:……………………Tuổi………… Giới tính: Nam□ Nữ□
Địa chỉ: ……………………………………………………………………
1. Người bệnh có sự hiểu biết gì về bệnh sốt xuất huyết hay không?
Có: □
Không: □
2. Người bệnh có được tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết chưa?
Có: □
Không: □
3. Người bệnh có biết cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hay không?
Có: □
Không: □
4. Người bệnh có lo lắng về bệnh sốt xuất huyết không?
Có: □
Không: □
5. Tại nhà, người bệnh có biết và tự phát hiện những triệu chứng để phát hiện bệnh sốt
xuất huyết hay không?
Có: □

Không: □
6. Nếu biết về bệnh sốt xuất huyết, người bệnh có thể tự chăm sóc và chữa trị tại nhà
được không?
Có: □
Không: □
7. Người bệnh có an tâm khi được chữa trị bệnh sốt xuất huyết tại khoa Nhi – Nhiễm
của bệnh viện không?
Có: □
Không: □
8. Người bệnh có hài lòng về cách chăm sóc của điều dưỡng không?
Có: □
Không: □
9. Người bệnh có muốn được hướng dẫn về cách chữa trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà
không?
Có: □
Không: □
10. Khi được tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc về bệnh sốt xuất huyết, người bệnh có
thể tự chăm sóc bản thân được hay không khi bị mắc bệnh này?
Có: □
Không: □

17

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -


TRUNG TÂM Y TẾ VẠN NINH
KHOA – NHI – NHIỄM

PHIẾU THĂM DÒ CHA (MẸ) CỦA BỆNH NHI SỐT XUẤT HUYẾT
Ngày …….. tháng……. năm 20…
Họ và tên cha (mẹ) của bệnh nhi………………………………………
Họ và tên bệnh nhi:…………………… Tuổi………… Giới tính: Nam□ Nữ□
Địa chỉ: ……………………………………………………………………….
1. Cha (mẹ) của bệnh nhi có sự hiểu biết gì về bệnh sốt xuất huyết hay không?
Có: □
Không: □
2. Cha (mẹ) của bệnh nhi có được tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết chưa?
Có: □
Không: □
3. Cha (mẹ) của bệnh nhi có biết cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hay không?
Có: □
Không: □
4. Cha (mẹ) của bệnh nhi có lo lắng về bệnh sốt xuất huyết không?
Có: □
Không: □
5. Tại nhà, người nhà bệnh nhi có biết và tự phát hiện những triệu chứng để phát hiện
bệnh sốt xuất huyết của con mình hay không?
Có: □
Không: □
6. Nếu biết về bệnh sốt xuất huyết, cha (mẹ) của bệnh nhi có thể tự chăm sóc và chữa
trị cho con tại nhà được không?
Có: □
Không: □
7. Cha (mẹ) của bệnh nhi có an tâm khi đưa bệnh nhi vào khoa Nhi – Nhiễm của bệnh
viện để chữa trị bệnh sốt xuất huyết không?
Có: □
Không: □
8. Cha (mẹ) của bệnh nhi có hài lòng về cách chăm sóc của điều dưỡng tại khoa Nhi –

Nhiễm không?
Có: □
Không: □
9. Cha (mẹ) của bệnh nhi có muốn được hướng dẫn về cách chữa trị bệnh sốt xuất
huyết tại nhà không?
Có: □
Không: □

18

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -


10. Khi được tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc về bệnh sốt xuất huyết, cha (mẹ) của
bệnh nhi có thể tự chăm sóc con của mình tại nhà được hay không khi bị mắc bệnh
này?
Có: □
Không: □

19

Nhi Nhiễm

Nguyễn Thị Yến – Khoa -




×