Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhân một trường hợp thai trong ổ bụng vỡ nhập khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.02 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 

Nghiên cứu Y học

 NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP THAI TRONG Ổ BỤNG VỠ  
NHẬP KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 
Tôn Thanh Trà *, Phạm Thị Ngọc Thảo * 

TÓM TẮT 
Mở đầu: Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt nhưng chưa có khoa sản. Khoa Cấp cứu của 
bệnh viện tiếp nhận tất cả bệnh nhân nội, ngoại khoa, chấn thương và không chấn thương nhưng ít khi có các 
trường hợp cấp cứu sản khoa, đặc biệt là thai trong ổ bụng vỡ. 
Mục tiêu: Ứng dụng siêu âm cấp cứu để chẩn đoán một trường hợp thai trong ổ bụng khoảng 13 tuần vỡ 
khi bệnh nhân vào viện trong tình trạng đau bụng cấp, choáng. 
Đối tượng nghiên cứu: Một bệnh nhân nữ, sinh năm 1978. 
Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca lâm sàng (Case report). 
Kết quả: Việc thực hiện siêu âm cấp cứu đã giúp chẩn đoán nhanh, chính xác trường hợp thai trong ổ bụng 
vỡ với hình ảnh thai nhi nằm ngoài tử cung khoảng 13 tuần, không thấy hoạt động tim thai, không thấy cử động 
thai và hình ảnh dịch tự do trong ổ bụng lượng nhiều, có fibrin. Kết quả phẫu thuật cho thấy thai trong ổ bụng, 
nhau thai bám ở tai vòi phải vỡ với dịch máu lượng nhiều trong ổ bụng. Bệnh nhân được phẫu thuật khâu cầm 
máu, lấy bỏ khối thai, truyền máu trước, trong và sau mổ. Kết quả chăm sóc hậu phẫu tốt, bệnh nhân được xuất 
viện sau 01 tuần. 
Kết luận: Thai trong ổ bụng vỡ là một trường hợp cấp cứu hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể đe dọa tính 
mạng bệnh nhân nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Việc cảnh giác mang thai lạc chỗ ở những phụ nữ 
đau bụng cấp vùng hạ vị ở độ tuổi sinh sản, ứng dụng tốt kỹ thuật siêu âm tại cấp cứu, hồi sức tốt và phối hợp 
chặt chẽ với các bác sĩ phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu tốt đã giúp chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, cứu sống 
được bệnh nhân. 
Từ khóa: Thai trong ổ bụng vỡ. 

ABSTRACT 
RUPTURED INTRA ABDOMINAL PREGNANCY– A CASE REPORT 


Ton Thanh Tra, Pham Thi Ngoc Thao 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 141 ‐ 143 
Background: Cho ray is a general tertiary hospital but has no obstetrics and gynecology. The department of 
emergency medicine receives internal and surgical diseases but very seldom of gynecological emergency diseases. 
Objectives: The application of emergency ultrasound in diagnosis of ruptured intraabdominal pregnancy in 
emergency department, Cho ray hospital. 
Material  and  method:  A  13  week  pregnant  woman  admitted  the  emergency  department  with  acute 
abdominal pain and hypotension. 
Result: Emergency ultrasound showed that the patient had ruptrued intra abdominal pregnancy. 
Conclusion: The good application of emergency ultrasound with cooperation of emergency doctor, surgeon 
and anesthetist have a good result to save patient’s life. 
* Khoa Cấp cứu – BV Chợ Rẫy 
Tác giả liên hệ: TS.BSCKII. Phạm Thị Ngọc Thảo  ĐT: 0903628016 

Email:  

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013

141


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

Nghiên cứu Y học 

Keyword: Ruptured intra‐abdominal pregnancy. 

MỞ ĐẦU 
Bệnh  viện  Chợ  Rẫy  là  bệnh  viện  đa  khoa 
hạng  đặc  biệt  nhưng  chưa  có  khoa  Sản.  Khoa 

Cấp  cứu  bệnh  viện  Chợ  Rẫy  thường  tiếp  nhận 
tất  cả  các  trường  hợp  cấp  cứu  nội  ngoại  khoa, 
chấn thương và không chấn thương. Tuy nhiên, 
những  trường  hợp  cấp  cứu  sản  khoa  thường 
bệnh  nhân  đến  các  bệnh  viện  chuyên  khoa  sản 
hoặc được các cơ sở y tế chuyển đến bệnh viện 
chuyên  khoa  sản.  Tuy  nhiên,  trong  một  số 
trường  hợp,  chúng  tôi  tiếp  nhận  những  trường 
hợp  cấp  cứu  sản  khoa  nặng  đe  dọa  tính  mạng 
bệnh  nhân  do  bệnh  nhân  tự  đến  hoặc  do  các 
tuyến y tế khác chuyển đến do chẩn đoán nhầm 
với các bệnh lý ngoại khoa khác, cần phải xử trí 
cấp cứu. 
Thai  trong  ổ  bụng  vỡ  là  một  trong  số  rất 
hiếm  các  trường  hợp  vào  cấp  cứu  Bệnh  viện 
Chợ  Rẫy.  Tỉ  lệ  mang  thai  trong  ổ  bụng  chiếm 
1,4%  trong  các  trường  hợp  mang  thai  lạc  chỗ 
(Ectopic  pregnancy)  và  chiếm  khoảng  1:3300 
đến  1:10200  trường  hợp  thai  sống(3,4).  Khoảng 
95 % trường hợp mang thai lạc chỗ nằm ở ống 
dẫn  trứng  (tai  vòi  3%,  eo  85%,  cổ  tử  cung 
5%)(1).  Thường  bệnh  nhân  vào  cấp  cứu  trong 
bệnh cảnh đau bụng và choáng giảm thể tích, 
được chẩn đoán dựa vào lâm sàng, siêu âm và 
xét nghiệm máu. Chỉ định phẫu thuật cấp cứu 
sớm, chấm dứt sự chảy máu là biện pháp hữu 
hiệu cứu sống tính mạng bệnh nhân. 

tuần sống trong tử cung), chuyển Bệnh viện Chợ 
Rẫy. 

Tình trạng bệnh nhân lúc vào viện: tỉnh, da 
niêm nhạt, đau hạ vị, không ra máu âm đạo. 
HA 60/40 mmHg,mạch 110 lần/ phút. 
Bụng  chướng  nhẹ,  phản  ứng  thành  bụng 
vùng hạ vị (+). 
Các xét nghiệm tại cấp cứu: 
RBC  2.630.000/l  HGB  81g/l  HCT  23,7%  PT 
18,2 giây APTT 26,6 giây. 
Fibrinogen  2,82g/l  INR  1,42  Nhóm  máu  B, 
Beta HCG/ Nước tiểu: Dương tính. 
Hình  ảnh  siêu  âm  qua  ngã  bụng  bằng  đầu 
dò Convex 3,5 MHz ghi nhận một thai nằm cạnh 
phải, trước tử cung với các chỉ số thai: Chiều dài 
đầu  mông  (CRL)  =  63  mm,  đường  kính  lưỡng 
đỉnh (BPD) = 25 mm, không thấy cử động thai, 
không thấy hoạt động tim thai, hình ảnh tử cung 
bình  thường,  nội  mạc  10  mm,  không  thấy  thai 
trong tử cung. 
Dịch ổ bụng lượng nhiều. 
Chọc dò ổ bụng ra máu không đông. 
Bệnh nhân được chẩn đoán: Xuất huyết nội. 
Choáng giảm thể tích ‐ Thai trong ổ bụng vỡ và 
được  xử  trí:  Hồi  sức  tại  cấp  cứu  với  Oxy,  dịch 
truyền, 700 ml hồng cầu lắng cùng nhóm, giảm 
đau và chuyển mổ cấp cứu. 

BÁO CÁO CA LÂM SÀNG 
Bệnh nhân Nữ, sinh năm 1978, PARA: 2011. 
Một  lần  mang  thai  lạc  chỗ  bên  vòi  trứng  trái 
năm  2007,  điều  trị  phẫu  thuật,  con  7  tuổi.  Lần 

mang thứ 3 có siêu âm lúc 9 tuần tuổi xác định 
một thai sống trong tử cung. Khoảng 8 giờ trước 
nhập  viện,  bệnh  nhân  đau  bụng  vùng  hạ  vị  và 
hố  chậu  phải,  không  sốt,  không  ói,  không  tiêu 
chảy, không ra máu âm đạo. Bệnh nhân đến cơ 
sở y tế địa phương khám chẩn đoán: Viêm phúc 
mạc ruột thừa / Thai 13 tuần (có được làm siêu 
âm qua ngã bụng, ghi nhận một thai khoảng 13 

142

 
Hình 1: Hình thai nhi bên cạnh tử cung không có túi 
thai bên trong. 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 

Nghiên cứu Y học

 
Hình 2: Hình dịch tự do trong ổ bụng trên siêu âm. 

Kết quả phẫu thuật 
Vào ổ bụng có khoảng 3000 ml máu loãng và 
500  gam  máu  cục.  Kiểm  tra  thấy  thai  nhi  nằm 
trong ổ bụng, nhau thai bám ở vị trí tai vòi trứng 
phải, vỡ tử cung tại vị trí sừng bên phải, không 

thấy vị trí nhau bám trong ổ bụng. 

 
Hình 5: Hình ảnh thai nhi qua màng hình khi mổ nội 
soi. 
Tiến hành khâu cầm máu tử cung. Hội chẩn 
với  bác  sĩ  chuyên  khoa  sản  Bệnh  viện  Hùng 
Vương  tiến  hành  cắt  bỏ  thai,  khâu  lại  tử  cung, 
dẫn lưu ổ bụng và đóng bụng. 
Hậu  phẫu  bệnh  nhân  được  truyền  thêm 
1000 ml hồng cầu lắng và 2 khối plasma tươi, 
dịch  truyền,  kháng  sinh,  giảm  đau  và  xuất 
viện sau 1 tuần. 

BÀN LUẬN 

 
Hình 3: Hình tường trình phẫu thuật. 

 
Hình 4: Hình vi thể bánh nhau nhuộn HE, x 200. 

Mang  thai  lạc  chỗ  có  xu  hướng  ngày  càng 
tăng  do  tình  trạng  phá  thai  gia  tăng  ở  tuổi  vị 
thành niên, tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh 
dục và thụ tinh nhân tạo. Thường mang thai lạc 
chỗ  nằm  ở  vòi  trứng  và  được  phát  hiện  ở  tuổi 
thai  từ  7  ‐  9  tuần  khi  sản  phụ  có  dấu  hiệu  đau 
bụng, ra máu âm đạo, Beta HCG tăng mà hình 
ảnh  siêu  âm  không  thấy  túi  thai  trong  tử  cung 

cùng với cấu trúc bất thường bên cạnh tử cung 
trên siêu âm tùy vào tuổi thai. Trong trường hợp 
mang thai trong ổ bụng, nhiều trường hợp thai 
phát  triển  đến  giai  đoạn  trưởng  thành  với  tỉ  lệ 
rất thấp được ghi nhận trong y văn là 1: 22.000 
trường hợp mang thai(4). Những trường hợp thai 
trong ổ bụng phát triển được ở giai đoạn trưởng 
thành nhờ nhau bám vào các cơ quan được cung 
cấp  nhiều  máu  như  gan,  lách,  lá  phúc  mạc. 
Trong  những  trường  hợp  thai  giai  đoạn  sớm  y 
văn đã ghi nhận những trường hợp không phát 
hiện thai trong ổ bụng nếu không được lâm sàng 
cảnh  báo.  Tuy  nhiên,  phần  lớn  các  trường  hợp 

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013

143


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013

có thể được chẩn đoán nhờ vào các dấu hiệu lâm 
sàng kinh điển như: trễ kinh, đau bụng, ra máu 
âm  đạo,  Beta  HCG  trong  nước  tiểu  dương  tính 
kèm  với  hình  ảnh  siêu  âm.  Trong  trường  hợp 
khó, CT Scan hoặc MRI là những phương pháp 
chẩn  đoán  hiệu  quả(2).  Tuy  nhiên,  trong  những 
trường  hợp  bệnh  nhân  có  choáng  và  có  tình 

trạng xuất huyết nội được chẩn đoán bằng siêu 
âm và chọc dò ổ bụng thì việc phẫu thuật khẩn 
cấp  để  chấm  dứt  sự  chảy  máu  là  yếu  tố  quyết 
định đến sự sống còn của bệnh nhân. 
Thai  trong  ổ  bụng  có  nguy  cơ  cao  tử  vong 
cho  cả  mẹ  và  con  với  tỉ  lệ  rất  cao.  Việc  phẫu 
thuật  lấy  bỏ  thai  trong  ổ  bụng  còn  một  vấn  đề 
phải  giải  quyết  là  bánh  nhau  cần  phải  bóc  bỏ, 
nếu  không  sẽ  gây  ra  tình  trạng  chảy  máu  thứ 
phát trong ổ bụng. Trong trường hợp của chúng 
tôi, vị trí nhau bám ở vùng tai vòi phải đã được 
bóc tách và chứng minh qua giải phẫu bệnh lý. 
Trong  các  trường  hợp  khác,  Methotraxtae 
đường toàn thân có thể dùng để điều trị phòng 
ngừa chảy máu từ bánh nhau(1). 
Việc  chẩn  đoán  bằng  siêu  âm  trong  mang 
thai lạc chỗ giai đoạn sớm bằng đầu dò qua ngã 
âm  đạo.  Hình  ảnh  tử  cung  lớn,  nội  mạc  dày, 
phản âm dày kèm với một cấu trúc bất thường ở 
vùng chậu là những dấu hiệu gợi  ý thai lạc chỗ. 
Tuy nhiên với trường hợp thai trong ổ bụng thì 
siêu  âm  qua  ngã  bụng  kết  hợp  sẽ  đóng  vai  trò 
quan trọng trong chẩn đoán. Trong trường hợp 
của chúng tôi, thai nằm trong ổ bụng ở tuổi thai 
khoảng 13 tuần và việc quan sát được hình ảnh 

tử  cung  bình  thường,  không  có  túi  thai  bên 
trong  giúp  chúng  tôi  xác  định  chẩn  đoán  xác 
định  trước  phẫu  thuật.  Ngoài  ra,  khi  có  tình 
trạng xuất huyết nội và bệnh nhân có tình trạng 

choáng, cần phải hồi sức chống choáng tích cực 
và  nhanh  chóng  chuyển  bệnh  nhân  đến  phòng 
mổ để phẫu thuật chấm dứt sự chảy máu. 

KẾT LUẬN 
Mang  thai  lạc  chỗ  là  một  cấp  cứu  sản  khoa 
tuy  hiếm  gặp  nhưng  nguy  hiểm,  đe  dọa  tính 
mạng bệnh nhân. Bệnh nhân có thể vào các bệnh 
viện  không  chuyên  khoa  sản  với  triệu  chứng 
đau bụng cấp vì vậy khả năng dễ nhầm lẫn với 
các bệnh lý nội ngoại khoa khác. Ngoài các dấu 
hiệu  lâm  sàng,  siêu  âm  cấp  cứu  tỏ  ra  là  một 
phương tiện chẩn đoán nhanh, hiệu quả và đáng 
tin cậy. Việc hồi sức tích cực tại cấp cứu và phẫu 
thuật cấp cứu khẩn cấp đóng vai trò quyết định 
đến sự sống còn của bệnh nhân. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.
3.

4.

Callen  PW  (1999),Textbook  of  sonography  on  obsterics  and 
gyneacology,  Ectopic  pregnancy,  W.  B  Saunders 
company,chapter 32, P 541‐659  
Kaakaji Y., Nghiem HV, Nodell C et al (2000), Sonography of 
Obstetric and Gynecologic, Emergencies, AJR:174, March 2000. 

Kshirsagar  AY,  Pujari  S,  Tamhankar  H.P,  et  al  (2010), 
Intraabdominal pregnancy‐ a case report..J Obstet Gynecol,India 
Vol. 60, No. 2: March ‐ April 2010 pg 157‐159 
Shanbhag  A,  Singh  A  (2011),  Secondary  Intra‐Abdominal 
Pregnancy: A Case Report, NJOG 2011, Nov‐Dec; 6(2): 44‐46 

 

Ngày nhận bài: 18/04/2013 
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 5/05/2013 
Ngày bài báo được đăng: 27/05/2013 

 

144

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – Bệnh Viện Chợ Rẫy ‐ Năm 2013 



×