Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nhận xét đặc điểm lâm sàng, X quang nhóm bệnh nhân cấy implant có nâng xoang ghép xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.8 KB, 5 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018

NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG NHÓM BỆNH NHÂN
CẤY IMPLANT CÓ NÂNG XOANG GHÉP XƯƠNG
Trương Uyên Cường*; Trần Thị Lan Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân và X quang nhóm bệnh nhân (BN)
nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu trên 21 BN (44 implant ankylos), đến khám
và điều trị tại Khoa Răng miệng, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3 - 2013 đến 5 - 2016. Kết quả
và kết luận: nguyên nhân mất răng chủ yếu là do viêm quanh răng (31/44 implant = 70,5%).
Chiều cao xương có ích hàm trên chủ yếu < 5 mm (26/44 trường hợp = 59,1%). Chiều rộng
xương có ích hàm trên chủ yếu từ 6 - 9 mm (41/44 trường hợp = 93,2%).
* Từ khóa: Cấy ghép implant; Nâng xoang; Ghép xương.

Review on Clinical Features, X-ray on the Patients with Dental
Implants Maxillary Sinus Floor Elevation and Bone Graft
Summary
Objectives: To review clinical features, causes, X-ray on the patients who were restored
dental. Subjects and methods: A retrospective and prospective cross-sectional study on 21
patients with 44 implant who were examined and treated at Oral and Dental Department, 103
Military Hospital from 3 - 2013 to 5 - 2016. Results and conclusions: Main cause of tooth loss is
due to periodontitis with 31/44 implants (70.5%). Alveolar bone maxillary height < 5 mm
was found in 26/44 cases (59.1%). Dimensional ridge maxillary between 6 - 9 mm was 41/44
cases (93.2%).
*Keywords: Implant; Sinus floor elevation; Bone graft.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu xương ở bề mặt của ổ nhổ và bồi
đắp xương trong huyệt ổ răng rỗng là hai
quá trình tự nhiên diễn ra đồng thời sau
nhổ răng. Trong quá trình tiêu xương, xương


hàm trên tiêu chủ yếu theo chiều ngang ở
cả mặt trong lẫn mặt ngoài nên sống hàm
trên trở nên hẹp và nhọn. Các nghiên cứu
cho thấy, khoảng 25% khối lượng xương bị

mất đi ngay ở năm đầu tiên sau nhổ răng
và 40 - 60% trong 3 năm tiếp theo [7].
Thiếu xương trong cấy implant có thể
theo chiều dọc, chiều ngang hoặc hỗn
hợp. Để khắc phục tình trạng thiếu xương
vùng răng sau hàm trên, phẫu thuật nâng
xoang (kín hoặc hở) và ghép xương là
phương pháp tối ưu nhằm đảm bảo thành
công trong cấy implant nha khoa.

* Bệnh viện Quân y 103
** Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Người phản hồi (Corresponding): Trương Uyên Cường ()
Ngày nhận bài: 29/09/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 26/12/2017

146


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Chọn cỡ mẫu 21 BN với 44 implant
đến khám và điều trị tại Khoa Răng

miệng, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3 2013 đến 5 - 2016.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ BN ≥ 20 tuổi, có sức khỏe tốt, đủ
điều kiện phẫu thuật.
+ Mất răng hàm sau và khoảng cách
mất răng đủ phục hình tối thiểu 5 mm.
+ Có nguyên vọng cấy implant nha
khoa và đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
+ BN bị các bệnh mạn tính toàn thân
và tại chỗ, không đủ sức khỏe phẫu thuật.
BN đang điều trị tia xạ vùng đầu mặt cổ.
+ Sót chân răng hoặc có hiện tượng
viêm tiết dịch mủ ngay sau nhổ răng.
+ BN không đồng ý nghiên cứu và
không theo dõi được.
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp hồi cứu, tiến cứu, mô
tả cắt ngang.
* Các bước tiến hành:
- Khám và thu thập thông tin trước
nghiên cứu: họ và tên, tuổi, giới, tiền sử.

- Khám lâm sàng, cận lâm sàng và thu
thập thông tin trước phẫu thuật: xác định
vị trí, kích thước sống hàm, chụp CT
conebeam, dự kiến kích thước implant.
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu thu thập được ghi chép vào
bệnh án nghiên cứu.

- Đo kích thước xương phẫu thuật:
dựa trên CT Cone Beam.
- Chiều cao xương phẫu thuật được đo
từ mào xương đến đáy xoang hàm trên.
- Chiều rộng xương phẫu thuật được
đo tại vị trí dự kiến cấy implant.
* Đánh giá mật độ xương:
Dựa vào chỉ số Hounsfield để xác định
mật độ xương (g/cm3):
D1: > 1.250 HU; D2: 850 -1.250 HU;
D3: 350 - 850 HU; D4: 150 - 350 HU;
D5: < 150 HU.
* Xác định loại niêm mạc:
Dựa vào cách đánh giá độ dày - mỏng
của niêm mạc theo Kan và CS (2009)
[5], đặc điểm giải phẫu niêm mạc mỏng uốn lượn là loại mà khi thăm khám bằng
thăm châm nha chu có thể thấy thăm
châm qua viền lợi dưới ánh sáng tự
nhiên. Loại niêm mạc dày - phẳng là loại
không thể nhìn thấy thăm châm khi thăm
khám.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Liên quan giữa tuổi và vị trí mất răng.
Vị trí

Răng hàm nhỏ

Răng hàm lớn


Chung

Tuổi

n

%

n

%

n

%

< 25

1

2,9

1

10,0

2

4,5


25 - 50

8

23,5

1

10,0

9

20,5

> 50

25

73,5

8

80,0

33

75,0

34


100,0

10

100,0

44

100,0

Tổng

147


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
Các đối tượng tham gia nghiên cứu ở
nhiều lứa tuổi, nhỏ nhất 20 tuổi, lớn nhất
70 tuổi. Độ tuổi trung bình 44,88 ± 15,7
phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Hồng
Mỹ (44,9 ± 11,2 tuổi) [1].

mất răng sau hàm trên khá cao so với
người trẻ.
- Về phân bố tỷ lệ nam/nữ trong nghiên
cứu cho thấy nam gặp nhiều hơn nữ
(nam 76,2% và nữ 23,8%) cho thấy do vệ
sinh răng miệng của nam kém hơn dẫn
đến tỷ lệ mắc các bệnh viêm quanh răng
cao hơn. Mặt khác, do lo sợ phẫu thuật,

đau và các biến chứng… nên tỷ lệ nữ cấy
implant nâng xoang có ghép xương ít hơn.

Trong nghiên cứu, nhóm BN < 25 tuổi
có tỷ lệ thấp (4,7%) và nhóm tuổi nhiều
nhất > 50 tuổi (66,7%). Sự khác biệt
này cho thấy tỷ lệ người lớn tuổi > 50

Bảng 2: Liên quan giữa nguyên nhân mất răng và vị trí mất răng.
Vị trí

Răng hàm nhỏ

Răng hàm lớn

Chung

Nguyên nhân

n

%

n

%

n

%


Sâu răng

1

10,0

11

32,4

12

27,3

Viêm quanh răng

8

80,0

23

67,6

31

70,5

Chấn thương


0

0

0

0

0

0

Bẩm sinh

1

10,0

0

0

1

2,3

10

100,0


34

100,0

44

100,0

Tổng

Nguyên nhân mất răng phổ biến nhất là do viêm quanh răng (70,5%). Tỷ lệ viêm
quanh răng trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của Đàm Văn Việt
(46%) [2].
Bảng 3: Liên quan giữa chiều cao xương phẫu thuật với vị trí mất răng.
Răng hàm nhỏ

Răng hàm lớn

Chiều cao

n

%

n

%

n


%

< 5 mm

0

0,0

26

76,5

26

59,1

5 - 10 mm

10

90

8

23,5

18

40,9


> 10 mm

0

10

0

0,0

0

0

10

100.00

34

100.00

44

100.0

Vị trí

Tổng


Tổng

- Chiều cao xương phẫu thuật phổ biến < 5 mm.
- Chiều cao xương phẫu thuật vùng răng sau hàm trên thường không đủ để cấy
implant có chiều dài lý tưởng. Vì vậy, chúng tôi kết hợp với kỹ thuật nâng sàn xoang
(nâng xoang kín với chiều cao xương 5 - 10 mm và nâng xoang hở khi chiều cao
xương < 5 mm) nhằm gia tăng chiều cao xương, đảm bảo implant có thể tích hợp
xương, chịu được lực và tồn tại lâu dài [3].
148


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
Bảng 4: Liên quan giữa chiều rộng xương phẫu thuật với vị trí mất răng.
Răng hàm nhỏ

Răng hàm lớn

Chiều rộng

n

%

n

%

n


%

< 6 mm

1

10

0

0.0

1

2,3

6 - 9 mm

9

90

32

94.1

41

93,2


> 9 mm

0

0.0

2

5.9

2

4,5

Tổng

10

100.0

34

100.0

44

100.0

Vị trí


Tổng

- Chiều rộng xương phẫu thuật chủ yếu trong khoảng 6 - 9 mm. Chiều rộng xương
có ích ít nhất < 6 mm (2,3%) và > 9 mm (4,5%).
- Trong nghiên cứu, chiều rộng xương phẫu thuật đủ lớn để cấy implant. Đối với các
răng sau hàm trên, thường sử dụng implant đường kính lớn nhằm tăng diện tích tiếp
xúc, tăng độ ổn định sơ khởi và đảm bảo chức năng ăn nhai [6].
Bảng 5: Liên quan giữa mật độ xương với nhóm tuổi.
Nhóm tuổi

< 25

25 - 50

> 50

Tổng

Loại xương

n

%

n

%

n


%

n

%

D1

0

0

1

0

0

0

1

2,3

D2

1

50


5

55,6

6

18,2

12

27,3

D3

1

50

3

33,3

23

69,7

27

61,4


D4

0

0

0

0

4

12,1

4

9,1

2

100

9

100

33

100


44

100

Tổng

Trong nghiên cứu, mật độ xương chủ yếu là D3 (27/44 BN = 61,4%). Đây là mật độ
xương phổ biến vùng răng sau hàm trên có xương vỏ mỏng và lớp xương xốp dày nên
quá trình khoan dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, lỗ khoan sẽ rộng và lệch
hướng. Do đó, để chắc chắn, quá trình cấy implant nên để đỉnh implant nằm trong
xương vỏ của đáy xoang, đồng thời ghép xương nhằm tăng độ ổn định sơ khởi [4].
Bảng 6: Liên quan giữa đặc điểm giải phẫu niêm mạc và vị trí mất răng.
Vị trí

Răng hàm nhỏ

Răng hàm lớn

Tổng

Chiều cao

n

%

n

%


n

%

Niêm mạc dày

6

60,0

16

47,1

22

50

Niêm mạc mỏng

4

40

18

52,9

22


50

10

100

34

100,0

44

100

Tổng

Dạng niêm mạc dày và dạng niêm mạc mỏng tương đương nhau. Trong đó, nhóm
răng hàm lớn có tỷ lệ niêm mạc mỏng phổ biến hơn dạng niêm mạc mỏng, tương ứng
52,9% và 47,1%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
149


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2018
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 21 BN nâng xoang
với 44 implant, chúng tôi rút ra kết luận:
- Độ tuổi trung bình của nhóm BN
nghiên cứu 44,88 ± 15,7.
- Tỷ lệ nam gặp nhiều hơn nữ (nam
76,2% và nữ 23,8%).

- Nguyên nhân mất răng chủ yếu là do
viêm quanh răng (70,5%).
- Chiều cao xương phẫu thuật phổ
biến < 5 mm (26/44 BN = 59,1%) và từ 5 10 mm (18/44 = 40,9%).
- Chiều rộng xương phẫu thuật chủ
yếu trong khoảng 6 - 9 mm (41/44
BN = 93,2%).
- Mật độ xương chủ yếu là D3 (27/44
BN = 61,4%) và D2 (12/44 BN = 27,3%).
- Dạng niêm mạc dày và dạng niêm
mạc mỏng tương đương nhau (50%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Hồng Mỹ. Nghiên cứu kỹ thuật cấy
ghép implant trên BN mất răng có ghép xương.
Luận án Tiến sỹ Y học. Viện Nghiên cứu Khoa
học Y Dược lâm sàng 108. 2012, tr.85-87.
2. Đàm Văn Việt. Nghiên cứu điều trị mất
răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant

150

có ghép xương. Luận án Tiến sỹ Y học.
Trường Đại học Y Hà Nội. 2013, tr.106-108.
3. Cannizzaro G, Felice P, Minciarelli A.F
et al. Early implant loading in the atrophic
posterior maxilla: 1-stage lateral versus
crestal sinus lift and 8 mm hydroxyapatitecoated implants. A 5-year randomized
controlled trial. Eur J Oral Implantol. Spring.
2013, 6 (1), pp.13-25.
4. Hamid Moghaddas, Mohammad Reza

Amjadi and Narges Naghsh. Clinical and
biometrical evaluation of socket preservation
using demineralized freeze-dried bone
allograft with and without the palatal. Dent
Res J (Isfahan). 2012, 9 (6), pp.758-763.
5. Kan J.Y, Rungcharassaeng K et al.
Facial gingival tissue stability after connective
tissue graft with single immediate tooth
replacement in the esthetic zone: consecutive
case report. J Oral Maxillofac Surg. 2009,
pp.40-48.
6. Kim S.M, Park J.W, Suh J.Y et al. Boneadded osteotome technique versus lateral
approach for sinus floor elevation: a
comparative radiographic study. Implant Dent.
2011, 20 (6), pp.465-470.
7. Tan W.L, Wong T.L et al. A systematic
review of postextractional alveolar hard and
soft tissue dimensional changes in human.
Clinical Oral Implants. 2012, 23 (5), pp.1-21.



×