Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Mối liên quan giữa nhiễm virus viêm gan C và bệnh đái tháo đường típ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.13 KB, 7 trang )

2 yếu tố đã cải thiện
sau điều trị với interferon. Đó là sự nhạy cảm với
Insulin ở gan hay nói cách khác là sự đề kháng
Insulin ở gan và sự tiết Insulin pha 1 ở tụy.
85


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008
Trong một nghiên cứu bệnh chứng được thực
hiện bởi tác giả Paul J.Thuluvath và Preeti R.
John(10) so sánh 97 người nhiễm virút viêm gan C
bị xơ gan với 194 người không nhiễm virút viêm
gan C và cũng bị xơ gan do nguyên nhân khác. Tỷ
lệ bị đái tháo đường típ 2 ở nhóm nhiễm virút
viêm gan C cao hơn nhóm chứng 1,9 lần OR= 1,9
(95% CI= 0,9-3,8). Điều này cho thấy, nhiễm virút
viêm gan C đóng vai trò quan trọng trong cơ chế
bệnh sinh của bệnh Đái tháo đường típ 2 ở những
bệnh nhân nhiễm virút viêm gan C.
Theo Shruti H. Mehta và cs

(14)

đã tiến hành

một nghiên cứu tiền cứu đoàn hệ ở 1084 người từ
44 đến 65t ở Mỹ cho thấy có mối liên quan giữa
nhiễm virút viêm gan C và bệnh Đái tháo đường
típ 2. 548 người bị Đái tháo đường típ 2 sau thời
gian theo dõi 9 năm. Đối tượng nghiên cứu được
chia làm hai loại, nguy cơ thấp và nguy cơ cao đối


với bệnh Đái tháo đường típ 2 dựa trên tuổi và
BMI. Kết quả cho thấy ở nhóm nguy cơ cao
những người nhiễm virút viêm gan C phát triển
bệnh Đái tháo đường gấp 11 lần những người
không bị nhiễm. Còn trong nhóm nguy cơ thấp
thì không có sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh Đái
tháo đường típ 2 ở những người nhiễm virút
viêm gan C và không nhiễm virút viêm gan C.
Tóm lại, nhiễm virút viêm gan C có thể làm gia
tăng nguy cơ bị Đái tháo đường típ 2 ở những
người có nguy cơ cao bị Đái tháo đường típ 2.
Nghiên cứu của chúng tôi tập trung phân tích
yếu tố nguy cơ quan trọng khác đối với bệnh Đái
tháo đường típ 2 như tuổi tác ≥ 45t, tình trạng quá
cân. Kết quả thu được từ phân tích hồi quy
Logistic cho thấy khi có sự hiện diện của yếu tố
nguy cơ nhiễm virút viêm gan C thì những yếu tố
này không làm gia tăng nguy cơ bị Đái tháo
đường típ 2 ở nhóm nhiễm virút viêm gan C so
với không nhiễm virút viêm gan C .
Grame J.M và cs.(6) thấy rằng tỷ lệ bệnh Đái
tháo đường gia tăng gấp 2 lần ở bệnh nhân nhiễm
virút viêm gan C so với những người không

Nghiên cứu Y học
đường típ 2, gấp 5 lần so với nhóm chứng. Trong
một bài báo của Mehta và cs.(9) cũng chỉ ra rằng
những người bị nhiễm virút viêm gan C cũng
mắc bệnh Đái tháo đường nhiều gấp 3 lần người
không bị nhiễm.

Theo công bố trong một nghiên cứu 426 phụ nữ
người da đỏ của Charton Wilson(2), tỷ lệ bị Đái tháo
đường nhiều hơn ở những người nhiễm virút viêm
gan C so với những người không nhiễm, với
OR=9,8 (95% CI 2,4-34). Nghiên cứu của chúng tôi ở
590 người gồm 214 người bị nhiễm virút viêm gan
C và 376 người không nhiễm virút viêm gan C cho
kết quả tương tự: RR= 3,9 (95% CI = 2,16- 7,33).
Tại Việt nam, theo Phạm thị Thu Thủy(11),
nghiên cứu trên 7234 bệnh nhân bị viêm gan virút
viêm gan siêu vi B, C, xơ gan cho thấy tỷ lệ Đái tháo
đường ở siêu vi C là 11,5% trong khi siêu vi B
5,18%. Tuổi càng lớn thì tỷ lệ Đái tháo đường càng
cao. Theo tác giả này, có mối liên quan mạnh mẽ
giữa nhiễm HCV và Đái tháo đường: nhiễm HCV
làm tăng thêm nguy cơ Đái tháo đường.
Đây là một nghiên cứu mô tả từ đó hình
thành một giả thiết về mối liên quan giữa nhiễm
virút viêm gan C và bệnh Đái tháo đường nhưng
không phân định rõ ràng là Đái tháo đường típ 1
hay típ 2? Ở nghiên cứu của chúng tôi, từ giả
thuyết ban đầu của Phạm Thị Thu Thủy, chúng
tôi đã thiết kế một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu
với phương pháp phân tích hồi quy Logistic đa
biến và đơn biến đối với những yếu tố khác nhau
có ảnh hưởng trong sự gây ra bệnh Đái tháo
đường típ 2 , nhằm xác định có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa nhiễm virút viêm gan C và
Đái tháo đường típ 2 (RR= 3,9 95% CI = 2,16 7,33), đồng thời đi đến kết luận trong nhóm
nhiễm virút viêm gan C, yếu tố nhiễm virút viêm

gan C [RR = 5,86 (95% CI = 2,79 -12,28)] là yếu tố
nguy cơ có mối liên quan mạnh nhất so với
những yếu tố nguy cơ quan trọng khác trong việc
gây ra bệnh Đái tháo đường típ 2 như tuổi tác
trên 45, tình trạng quá cân và phụ nữ có tiền sử
sinh con trên 4Kg.

nhiễm. Simo và cs.(15) cũng phát hiện 176 bệnh
nhân bị nhiễm virút viêm gan C bị Đái tháo
86


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 2 * 2008

Nghiên cứu Y học

KẾT LUẬN

13.

Qua nghiên cứu này, chúng tôi đã chứng
minh được: Nhiễm virút viêm gan C và bệnh Đái
tháo đường típ 2 có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê với RR = 3,9 và 95% CI = 2,16 - 7,33
Trong nhóm nhiễm virút viêm gan C: yếu tố
nhiễm virút viêm gan C (RR = 5,86 , 95% CI = 2,79
- 12,28 với 0,000 Sig T) là yếu tố nguy cơ có sức
mạnh kết hợp mạnh nhất với bệnh Đái tháo
đường típ 2 so với những yếu tố nguy cơ quan
trọng khác như tuổi tác ≥ 45t (RR = 7,23 ,95% CI =

2,16 - 24,16 với 0,001 SigT), tình trạng quá cân (RR
= 4,03 ,95% CI = 1,64 - 9,86 với 0,002 Sig T) và phụ
nữ có tiền sử sinh con trên 4Kg (RR=3,18, 95%
CI=95% 1,02-9,9 với 0,045 Sig T) .

14.

15.

Shinn- Jang Hwang , Liang- Kung Chen (2006). Chronic Hepatitis
C and Diabetes Mellitus. J Chin Med Asso , 69 (4): 143-145.
Shruti H. Mehta, Frederick L. Brancati et al (2003). Hepatitis C
virus infection and incident type 2 Diabetes. Epidemiologic
Reviews, 38: 50-56.
Simo R et al (1996). High prevalence hepatitis C virus infection in
diabetic patients. Diabetes Care,19: 998-1000.

Chân thành cảm ơn GS Nguyễn Đình Hối, GS Phạm Hoàng Phiệt,
PGS Nguyễn Mậu Anh, TS Trương Bá Trung, BS Bùi văn Ninh, BS
Nguyễn Trung Tín, Cô Phan thị Thanh Hà, Cô Phan thị Phi Oanh và
tập thể nhân viên phòng khám Tổng quát đã giúp tôi hoàn thành
nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

4.


5.
6.

7.
8.

9.

10.

11.

12.

Andrew L. Manson et al (1999). Association of Diabetes Mellitus
and Chronic hepatitis C infection.Diabetes care, 29 (2): 328-333.
Charton Wilson (2004). Hepatitis C virus infection and type 2
Diabetes in American- Indian women. Diabetes care, 27 (9): 21162119.
Chong –Shan Wang, Shan-Tair Wang et al (2007). Hepatitis C
virus infection and development of type 2 Diabetes in a
community- based longitudial study. American Journal of
Epidemiology, 166(2): 196-203.
Fraser GM, Harman I, Meller N, Niu Y, Porath A(1996). Diabetes
Mellitus is associated with chronic hepatitis C but not chronic
hepatitis B infection. Isr J Med Sci, 32(7): 526-530.
Fuji H et al(1999). Steatosis and intrahepatic hepatitis C virus in
chronic hepatitis.J Med Virol;59:141-5.
Graeme J.M. Alexander (2000). An Association between Hepatitis
C infection and type 2 Diabetes Mellitus : What is the connection.J

Hepatol, 133:650-652.
Knobler H. and Schattner A. (2005). TNF-, chronic hepatitis C and
diabetes. A novel triad.QJM, 98(1): 1-6.
Korad T et al (2000). Evaluation of factors controlling glucose
tolerance in patients with HCV infection before and after 4
months therapy interferon – . Euro J Cli invest, 30: 111-21.
Mehta S et al (2000). Prevalence of type 2 diabetes mellitus among
persons with hepatitis C virus infection in the United States.Ann
Intern Med , 133: 592-9.
Paul J. Thuluvath, Preeti R. John (2003). Association between
Hepatitis C, Diabetes Melitus, and race: A case control study. The
American Journal of Gastroenterology,98 (2):438-441.
Phạm thị Thu Thủy (2001). Mối liên quan giữa Tiểu đường và
nhiễm siêu vi viêm gan C.Tạp chí thông tin Y dược, Số chuyên đề
gan mật:28-32.
S.M. Kim, J.S. Lee et al (2006). Prevalence of Diabetes and
impaired fasting Glucose in Korea. Diabetes care, 29 (2):226-231.

87



×