Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi theo kỹ thuật swing door

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.87 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH VÁCH NGĂN MŨI  
THEO KỸ THUẬT SWING DOOR 
Nguyễn Ngọc Minh* 

TÓM TẮT 
Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật mổ vách ngăn mũi bị vẹo theo kỹ thuật 
swing door với nhiều ưu điểm hơn so với kỹ thuật Killian kinh điển vốn để lại nhiều di chứng và biến chứng sau 
mổ.  
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 45 bệnh nhân gồm 29 nam và 16 nữ. Tất cả 
các bệnh nhân được chẩn đoán bị vẹo vách ngăn do dị tật bẩm sinh gây ra triệu chứng lâm sàng và biến chứng 
lân cận kèm theo với những xét nghiệm cơ bản, chụp CT Scan và nội soi trước và sau mổ theo lịch khám định 
trước.  
Kết  quả cho thấy không bệnh nhân nào sau mổ bị các biến chứng thủng vách ngăn, sụp sống mũi, chảy 
máu mũi hậu phẫu, nhiễm khuẩn vết mổ; xuất huyết gây máu tụ giữa vách ngăn là 02 ca; 87% hình thái vách 
ngăn và triệu chứng chủ quan của bệnh nhân sau mổ phụ hồi tốt.  
Kết luận phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi theo kỹ thuật swing door có thể thay thế phẫu thuật kinh 
điển và mang lại kết quả tốt về hình thái và chức năng cũng như tránh được các biến chứng và di chứng lâu dài 
cho bệnh nhân. 
Từ khóa: vẹo vách ngăn mũi, kỹ thuật swing door, thủng vách ngăn, mũi yên ngựa, máu tụ vách ngăn. 

ABSTRACT  
NASAL SEPTOPLASTY WITH SWING DOOR TECHNIQUE 
Nguyen Ngoc Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 201 ‐ 206 
Although  not  being  similar  to  rhinosinusitis,  symptoms  of  the  nasal  septum  deviation  account  for  many 
complaints. The correction of such defects has always been the subject of much controversy, and several different 
operative techniques have been described. 
Aim: of this study is to evaluate the efficacy of nasal septoplasty with swing door technique.  


Materials  and  methods:  A  retrospective  medical  record  review  of  45  patients  including  29  males  and  16 
females undergoing nasal septoplasty with swing door technique at Trieu An Hospital. Results: We report no 
complications  such  as  septum  perforation,  saddle  nose,  post‐operatory  hemorrhage,  post‐operatory 
infection, 02 cases of septum hematoma, 87% of the cases with post‐op good subjective feeling.  
Conclusions: This technique is a viable alternative to the conventional approach to the nasal septum, safe 
effective and conservative and fulfills most of the criteria for an ideal sepal surgery. 
Keywords:  nasal  septum  deviation,  swing  door  technique,  sepal  perforation,  saddle  nose,  septum 
hematoma. 
vách ngăn mũi tuy không phải là nguyên nhân 
NHẬP ĐỀ  
gây  ra  triệu  chứng  ồ  ạt  như  viêm  mũi  xoang 
Cánh  cửa  gió  (swing  door)  là  loại  cửa  có 
cấp  hoặc  mạn.  Nhưng  vẹo  vách  ngăn  mũi  sẽ 
thể khép lại tự động khi người đi qua đẩy mở 
gây ra nhiều triệu chứng như nghẹt mũi, nhức 
nó  ra  nhờ  vào  một  loại  bản  lề  đặt  biệt.  Vẹo 
* Bộ môn Tai Mũi Họng ‐ Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 

Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Ngọc Minh 

Email:  

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 

 ĐT: 0903786684 

201


Nghiên cứu Y học 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

đầu  và  biến  chứng  rất  khó  điều  trị  nội  khoa 
đơn thuần như rối loạn hô hấp khi ngủ, ngáy, 
chảy  máu  mũi,  khô  niêm  mạc  một  bên,  đóng 
vẩy  hốc  mũi,  viêm  mũi  teo,  hôi  mũi,  rối  loạn 
khứu  giác…Việc  chỉnh  hình  vách  ngăn  mũi 
thường gây những biến chứng và di chứng về 
chức  năng  và  thẩm  mỹ  như  sụp  sống  mũi, 
thủng  vách  ngăn,  không  hiệu  quả  còn  gây 
nặng  nề  hơn  các  triệu  chứng  như  nghẹt  mũi, 
nhức  đầu…Phẫu  thuật  vách  ngăn  có  thể  coi 
như  phẫu  thuật  chỉnh  hình  mũi  chức  năng 
(Functional  rhinoplasty)  khi  nó  mang  lại  hiệu 
quả  đồng  thời  về  thẩm  mỹ  và  chức  năng  cho 
mũi.  

door  technique).  1937  Peer  đề  nghị  lấy  phần 
trước  vách  ngăn,  làm  thẳng  và  rồi  đặt  lại  ngay 
đường giữa. 

LỊCH  SỬ  PHÁT  TRIỂN  PHẪU  THUẬT 
VÁCH NGĂN MŨI 
 3500  trước  Công  Nguyên,  quyển  sách 
The Ebers Papyrus đã ghi nhận phẫu thuật mũi 
ở Ai Cập. Trong thời gian này chủ yếu là phẫu 
thuật tạo hình mũi vì cắt mũi là một hình phạt. 

 

Hình 1: Phẫu thuật xén vách ngăn dưới niêm mạc 
của Killian. Hình đa giác màu đỏ là phần sụn và 
xương được lấy bỏ đi. 

1875,  Adams  đề  nghị  làm  gãy  vách  ngăn 
mũi và cố định vách mũi lại. 
1882,  Ingals  đưa  ra  phương  pháp  cắt  một 
phần nhỏ sụn vách ngăn mũi. Vì vậy, ông đươc 
coi  như  cha  đẻ  của  phẫu  thuật  vách  ngăn  hiện 
đại.  Cũng  vào  khoảng  thời  gian  này,  Cocain 
được  sữ  dụng  rộng  rải  trong  phẫu  thuật,  thêm 
nữa là phương pháp vô cảm và cầm máu cũng 
cải thiện phẫu thuật mũi đáng kể, sau đó thì các 
phẫu thuật ngày càng dễ thực hiện hơn. 
1899,  Asch  là  người  đầu  tiên  đề  nghị  làm 
giãm  phần  cong  vẹo  của  vách  ngăn  thay  vì  cắt 
bỏ nó đi. Ông sữ dụng đường rạch chữ thập hết 
bề mặt vách ngăn. 
1902 và 1904, Freer và Killian mô tả phương 
pháp mổ vách ngăn mũi theo phương pháp bóc 
tách dưới niêm mạc. Đây là nền tảng của phẫu 
thuật vách ngăn hiện đại.  
1929:  Metzenbaum  và  Peer  đầu  tiên  xử  lý 

 
Hình 2: Chỉnh hình vách ngăn mũi (common 
Swinging Technique và Dr. Shah Swinging Door). 

ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Mục tiêu nghiên cứu 

Đánh  giá  hiệu  quả  phẫu  thuật  chỉnh  hình 
vách ngăn mũi theo kỹ thuật swing door. 

Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu có 45 bệnh nhân gồm 
29 nam và 16 nữ được chẩn đoán và phẫu thuật 
vẹo vách ngăn mũi trong thời gian từ 01/6/2010 
đến  01/6/2013  tại  Bệnh  viện  Đa  khoa  Triều  An, 
Huyện Bình Chánh, TPHCM. 

phần sụn trước vách ngăn với kỹ thuật khác hơn 

Phương pháp nghiên cứu 

mà các phẫu thuật trước không hiệu quả, đồng 

Tất  cả  bệnh  nhân  trải  qua  các  bước  tuần  tự 
bao gồm hỏi tiền sử bệnh, khai thác bệnh sử để 

thời cổ vũ dùng kỹ thuật cánh cửa bật (swinging 

202

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
ghi  nhận  triệu  chứng  khó  chịu  ở  bệnh  nhân, 
khám và nội soi TMH chụp hình hốc mũi 2 bên, 
chụp  CT  scan  xoang,  xét  nghiệm  cơ  bản  tiền 

phẫu.  Bệnh  nhân  được  phẫu  thuật  gây  mê  nội 
khí  quản,  tất  cả  bệnh  nhân  xuất  viện  sau  8  giờ 
nằm  lưu  tai  khoa  TMH  và  sau  đó  bệnh  nhân 
được điều trị nội khoa sau mổ  và theo dõi  hậu 
phẫu sát xao 03 ngày, 07 ngày, 02 tuần, 01 tháng 
và cuối cùng 2 tháng hậu phẫu. Sau mổ 03 ngày 
thì rút merocel mũi 2 bên, bệnh nhân  được  nội 
soi săn sóc hố mổ và sau 02 tháng đều được nội 
soi chụp hình kiểm tra.  

Các thì phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi 
theo kỹ thuật swing door theo ts.bs Nguyễn 
Ngọc Minh. 

Nghiên cứu Y học

‐ Đặt thuốc co mạch vào hốc mũi, bề mặt các 
cuốn  mũi.  Chích  thuốc  tê  Lidocain  1%  có  pha 
sẵn  Adrenalin  1/100.000  vào  vách  ngăn  mũi 
nhằm bóc tách toàn bộ vạt màng sụn ‐ niêm mạc 
2 bên vách ngăn mũi (hydrotomy). 
‐ Rạch niêm mạc vách ngăn (hemitransfixion 
incision).  
‐  Bóc  tách  vạt  màng  sụn  ‐  niêm  mạc  vách 
ngăn 2 bên.  
‐ Bóc tách khớp sụn xương giữa sụn tứ giác 
và xương lưỡi cày cùng với mảnh đứng  xương 
sàng.  Lấy  phần  xương  của  mảnh  đứng  xướng 
sàng  hoặc  xương  lưỡi  cày  bị  vẹo  hoặc  dị  dạng 
như mào, gai, dầy…  


 
Hình 3: Bóc tách khớp giữa sụn tứ giác với xương lưỡi  Hình 4: Đục chân vách ngăn (mào khẩu cái của xương 
cày và mãnh đứng xương sàng (đường đen nhỏ). 
hàm trên) (đường đen đậm) 
‐  Bóc  tách  và  đục  bỏ  chân  vách  ngăn  mũi 
nhằm làm cho cạnh dưới sụn vách ngăn di động 
tự do. Sụn tứ giác vẫn còn nguyên phần trên. 
‐ Khâu đường rạch niêm mạc vách ngăn 1‐2 
mối chỉ catgut 3/O. 

‐  Đặt  2  miếng  Merocel  tẩm  pommade 
tetracycline  ở  2  bên  hốc  mũi.  Cố  định  2  miếng 
Merocel bằng cách cột lỏng dây chỉ của 2 miếng 
merocel với nhau trước tiểu trụ mũi. 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
Bảng 1: Số ca phân bố theo tuổi và giới 
Tuổi
Nam
Nữ
Tổng số

18-25
9
2
11

26-30
2

1
3

31-35
5
5
10

36-40
3
4
7

41-45
3
2
5

46-50
6
1
7

51-55
0
1
1

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 


>56
1
0
1

Tồng số
29
16
45

203


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Nghiên cứu Y học 

Có vấn đề khi thở băng mũi
Có vấn đề khi ngủ
Khó thở bằng mũi khi vận
động, lao động

Không bị
Có bị
39/45 (87%) 6/45 (13%)
17/45 (38%) 28/45 (62%)
41/45 (91%)

4/45 (9%)


Bảng 7: Các loại phẫu thuật trên bệnh nhân. 
Chỉnh hình VN mũi theo KT Swing door
PT vách ngăn kèm tạo hình sụn vách
ngăn bên ngoài
Làm nhỏ cuốn dưới
FESS

 Biểu đồ 1: Số ca mổ phân bố theo giới và tuổi. 
Bảng 2: Triệu chứng của bệnh nhân trước mổ. 
Nhức đầu – Nghẹt mũi Chày máu mũi- Thở ồn ào
nhức mũi – khô họng
vẩy mũi
-ngáy
29/29
29/29
Nam 25/29 (86%)
4/29 (14%)
(100%)
(100%)
16/16
16/16
Nữ
1/16 (0,6%) 8/16 (50%)
(100%)
(100%)

Bảng 3: Triệu chứng còn lại của bệnh nhân sau mổ 2 
tháng. 

Nam

Nữ

Nhức đầu Nghẹt mũi
– nhức
– khô
mũi
họng
3/29 (10%) 5/29 (17%)
4/16 (25%) 4/16 (25%)

Chày máu Thở ồn ào
mũi- vẩy
-ngáy
mũi
0/29 (0%) 9/29 (31%)
0/16 (0%) 1/16 (6%)

Bảng 4: Hình thái vẹo vách ngăn trước mổ. 
HÌNH THÁI VẸO VÁCH NGĂN MŨI
Vẹo phần trước (phần sụn)
Vẹo phức tạp (phần sụn và xương)
Gai, mào vách ngăn
Dầy, trật chân vách ngăn
Dầy vách ngăn cao

SỐ CA
14/45 (31%)
31/45 (69%)
31/45 (69%)
31/45 (69%)

7/45 (15%)

Chú thích: Một số ca có nhiều dị dạng cùng lúc. 

Bảng 5: Đánh giá nghẹt mũi trước mổ (sau khi điều 
trị nội khoa tích cực). 
Sung huyết, cương tụ
Nghẹt mũi
Có vấn đề khi thở băng mũi
Có vấn đề khi ngủ
Khó thở bằng mũi khi vận
động, lao động

Không bị
0
0
0
0

Có bị
45/45 (100%)
45/45 (100%)
45/45 (100%)
33/45 (73%)

0

41/45 (91%)

Bảng 6: Đánh giá nghẹt mũi sau mổ (sau khi điều trị 

ổn định VMX dị ứng kèm theo). 
Sung huyết, cương tụ
Nghẹt mũi

204

Không bị
Có bị
45/45 (100%)
(0%)
39/45 (87%) 6/45 (13%)

Số ca
42/45

Tỉ lệ
93,%

3/45

7%

45/45
43/45

100%
95%

Bảng 8: Biến chứng và di chứng sau mổ 2 tháng. 
Biến chứng và di chứng

Sụp sóng mũi
Thủng vách ngăn mũi
Máu tụ vách ngăn
Nhiễm khuẩn hố mổ.
Chảy máu sau mổ
Vách ngăn vẫn vẹo
Mất hoặc giãm khứu
Dây dính vách ngăn

Số ca (%)
0/45 (0%)
0/45 (0%)
2/45 (4%)
0/45 (0%)
4/45 (9%)
6/45 (13%)
0/45 (0%)
0/45 (0%)

BÀN LUẬN 
Triệu  chứng  nhức  đầu  hoặc  nhức  mũi 
thường là lý do đến khám bệnh chính của bệnh 
nhân. Tuy nhiên nhức đầu phải tránh nhằm lẩn 
với  các  bệnh  gây  nhức  đầu  khác  như  viêm 
xoang cấp mạn, suy nhược thần kinh, huyết áp 
cao…Triệu chứng nghẹt mũi theo Vainio‐Mattila 
chiếm  33%,  trong  khi  vẹo  vách  ngăn  tìm  thấy 
trong  26%  bệnh  nhân  bị  nghẹt  mũi.  Chúng  tôi 
nhận  thấy  triệu  chứng  nhức  đầu  và  nhức  mũi 
rất cao ở những ca chỉ định mổ (nam 86%, và nữ 

100%). Theo Siegal và Samad dựa trên cảm giác 
chủ  quan  của  bệnh  nhân  sau  mổ,  tỉ  lệ  thành 
công  khoảng  70%.  Tỉ  lệ  thành  công  của  chúng 
tôi là 87% cả về hình thái và chức năng mũi sau 
mổ  2  tháng.  Các  biến  chứng  khác  củng  rât  ít 
thấy  trong  kỹ  thuật  mổ  của  chúng  tôi.  Phẫu 
thuật  vách  ngăn  kinh  điển  như  Killian  thường 
không duy trì được cấu trúc trụ đỡ  hình chữ  L 
(L shaped Strut) gây ra di chứng mũi yên ngựa 
do sụp sống mũi hoặc thủng vách ngăn. Nhiều 
phương pháp khác lại cũng làm yếu đi phần trụ 
đỡ và gây tái phát tình trạng vẹo vách ngăn do 
hiện  tượng  nhớ  lại  (memory  phenomenon)  là 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

Kỹ  thuật  swing  door  trong  nghiên  cứu  này 
làm  thay  đổi  toàn  bộ  dị  dạng  vách  ngăn  mũi 
theo  cả  hai  hướng  trên‐dưới  và  trước‐sau  nhờ 
vào  chúng  tôi  giải  phóng  vách  ngăn  theo  ba 
cạnh. Chúng tôi không cắt rời sụn tứ giác trong 
đa số ca, chỉ có 05 ca vì sụn tứ giác dày, đóng vôi 
gây  biến  dạng  vĩnh  viễn  cần  được  xữ  lý  bên 
ngoài  và  đặt  lại  ngay  trong  cuộc  mổ.  Riêng  ở 
người Việt Nam do yếu tố giống nòi, sống mũi 

thường  không  cao  lắm  nên  dị  dạng  phần  sống 
mũi và bộc lộ quá mức tiểu trụ ít xảy ra vì vậy 
trong nghiên cứu này không có ca nào cần phẫu 
thuật  chỉnh  hình  cấu  trúc  này.  Một  số  phẫu 
thuật  nội  soi  đi  kèm  như  mở  rộng  lỗ  thông  tự 
nhiên xoang hàm, phẫu thuật nội soi xoang chức 
năng,  làm  nhỏ  cuốn  dưới…có  thể  thực  hiện 
cùng  thì  với  phẫu  thuật  chỉnh  hình  vách  ngăn 
mũi. 

khuynh hướng cố hữu của vách ngăn. Kiểu cắt 
ngang dọc nhiều đường trên phần sụn (through‐
and‐through  incision  cross‐hatching),  kỹ  thuật 
này cũng gây ra khó tiên lượng sau mổ và hay 
dẫn đến việc chỉnh hình quá đà hay chỉnh hình 
chưa đủ sau mổ. 
Kỹ thuật chỉnh hình vách ngăn mũi theo kỹ 
thuật  swing  door  trên  thế  giới  có  hai  khuynh 
hướng.  Thứ  nhất  theo  Metzenbaum  (1929), 
Becker  (1950)  và  Smith  (1951)  đây  là  kỹ  thuật 
swinging door theo chiều thẳng đứng (vertical) 
theo  hướng  trên‐dưới,  bản  lề  cánh  cửa  bật  là 
chiều  dài  sống  mũi.  Thứ  hai  theo  Russel  W.  H 
Kridle, Bruce A. Scott là kỹ thuật swinging door 
theo chiều ngang (horizontal) theo hướng trước 
sau.  Josh  và  Legend  (1967),  Denecke  (1975)  và 
Rees  (1986)  đưa  ra  kỹ  thuật  tái  tạo  sụn  vách 
ngăn  toàn  phần  (total  septal  cartilage 
reconstruction technique). 


 

 
Hình 15b: Hình vách ngăn mũi sau khi mổ theo 
kỹ thuật swing door 2 tháng. 

Hình 15a: Hình nội soi vách ngăn mũi trước khi mổ. 

 
Hình 16a: Hình nội soi vách ngăn mũi trước khi mổ. 

KẾT LUẬN 
Kỹ thuật này có thể coi như một chọn lựa 
khác  trong  phẫu  thuật  chỉnh  hình  vách  ngăn 
mũi so với phẫu thuật qui ước vì nó hiệu quả, 
an toàn, mang tính bảo tồn cao đáp ứng được 

 
Hình 16b: Hình vách ngăn mũi sau khi mổ theo kỹ 
thuật swing door 2 tháng. 
những  tiêu  chuẩn  cho  một  phẫu  thuật  chỉnh 
hình vách ngăn lý tưởng. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.
2.

Becker  DG  (2003).  Septoplasty  And  Turbinate  Surgery. 
Aesthetic Surg J 23:393‐403. 
Dhong  HJ,  and  Kim  BS  (2000).  Total  Septal  Cartilage 

Reconstruction in the Severely Deviated Nose. J Rhinol 71. 

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 

205


Nghiên cứu Y học 
3.

4.

5.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Garcia  LBS,  De  Oliveira  PW,  et  al  (2011).  Caudal 
Septoplasty:  Efficacy  Of  A  Surgical  Technique‐
Preliminnary Report. Braz J Otorhinolaryngol, 77(2):178‐
84.  
Jang  YJ,  Yeo  NK,  Wang  JH,  (2009).  Cutting  and  Suture 
Technique of the Caudal Septal Cartilage for the Management 
of Caudal Septal Deviation. Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 
135(12):1256‐1260. 
Singh A, Patel N, Kenyon G and Donaldson G (2006). Is There 
Objective  Evidence  That  Setal  Surgery  Improves  Nasal 
Airflow? The Journal of Laryngology & Otology, 120, pp 916‐
920 doi:10.1017/S0022215106003410. 

6.


7.

Wilson  MA,  Mobley  SR,  (2011).  Extracorporeal  Septoplasty. 
Complications and New Techniques. Arch Facial Plast Surg, 
13(2):85‐90.  
Zoumalan RA, Carron MA, Tajudeena BA, Miller PJ, (2009). 
Treatment  of  Dorsal  Deviation.  Otolaryngol  Clin  N  Am  42 
(2009) 579–586.  

 
Ngày nhận bài báo   
 
   
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 
Ngày bài báo được đăng: 
 

 

 

19‐06‐2013 
20‐07‐2013 
 25–09‐2013 

 

 


206

Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  



×