Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bước đầu đánh giá điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay trẻ em do sanh tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.31 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 

Nghiên cứu Y học

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ LIỆT ĐÁM RỐI THẦN KINH  
CÁNH TAY TRẺ EM DO SANH TẠI VIỆT NAM 
Phan Đức Minh Mẫn*, Đặng Khải Minh**, Võ ChiêuTài*, Alain Gilbert***, Piere Raimondii**** 

TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ liệt đám rối thần kinh cánh tay do sanh tại Thành Phố Hồ Chí Minh và phương 
pháp xử trí tổn thương theo hướng dẫn của giáo sư A. Gilbert. 
Phương  pháp  nghiên  cứu: Ghi nhận tỉ lệ liệt đám rối thần kinh cánh tay do sanh xảy ra tại 2 bệnh viện 
phụ sản lớn của Thành Phố Hồ Chí Minh là bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Hùng Vương; khảo sát tất cả trường 
hợp bị liệt đám rối thần kinh cánh tay do sanh từ 2 tháng tuổi trở lên đã đến khám và điều trị tại bệnh viện Chấn 
Thương Chỉnh Hình và bệnh viện Nhi Đồng 1. 
Kết quả: Tại bệnh viện Hùng Vương ghi nhận có 26/ 69.022 trường hợp và bệnh viện Từ Dũ có 33/35.774 
trường hợp xuất hiện liệt đám rối thần kinh cánh tay do sanh thường qua ngã âm đạo trong đó chỉ có 6 trường 
hợp không phục hồi hoàn toàn cần phải mổ thám sát và ghép thần kinh. Tại bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình 
và bệnh viện Nhi Đồng 1 dưới sự hướng dẫn của giáo sư Gilbert, chúng tôi đã thực hiện khám cho 169 trường 
hợp có liện quan liệt đám rối thần kinh cánh tay do sanh và trong đó có 39 trường hợp đã được mổ thám sát và 
ghép thần kinh Sural cho trẻ < 9 tháng tuổi; 16 trường hợp chuyển đổi thần kinh (neurotisation) và 24 trường 
hợp xử lý di chứng liệt đám rối thần kinh cánh tay. Theo dõi lâu dài các trường hợp được mổ thám sát thần kinh, 
ghi nhận phục hồi co cơ trong động tác dạng vai và gấp khuỷu xuất hiện 37/39 trường hợp. Hai trường hợp 
chưa thấy có dấu phục hồi sau 1 năm theo dõi. 
Kết  luận: Thám sát thần kinh nên thực hiện sớm cho những trường hợp liệt không có dấu hiệu phục hồi 
gấp khuỷu sau 3 tháng hoặc không có dấu hiệu tiến triển co cơ nhị đầu cánh tay trên lâm sàng liên tục 2 tháng 
theo dõi. 
Từ khóa: Liệt đám rối thần kinh cánh tay. 

ABSTRACT 
FIRST STEP IN EVALUATING TO TREATMENT IN OBSTETRIC BRACHIAL PLEXUS PALSY IN 


VIETNAM 
Phan Duc Minh Man, Dang Khai Minh, Vo Chieu Tai, Alain Gilbert, Piere Raimondii  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 208 ‐ 213 
Objective: Definite incidence of birth – related brachial plexus palsy in HCMC Vietnam and application for 
management of the injury under Pr. A. Gilbert group’ s guide. 
Methods: Statistic the incidence of Obstetric brachial plexus palsy (OBP) based on the two biggest obstetric 
hospitals in Vietnam and observe all of the cases which got OBP from 2 months year old and more came the our 
hospital during 3 years (2010‐ 2012). 
Results: At Hung Vuong Obstetrics Hospital, there are 26/69.022 cases with vaginal delivery get POB and 
at Tu Du Obstetric Hospital, there are 33/35.774 cases with vaginal delivery but total is only 6 cases must to 

* Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình.  ** Bệnh viện Nhi Đồng 1. 
*** GS. Phẫu thuật BànTay ở Paris – Pháp  **** GS. Phẫu thuật BànTay ở Milan ‐ Italia 
Tác giả liên lạc: Bs Phan Đức Minh Mẫn ĐT: 0839235791, Email:  

Chuyên Đề Ngoại Nhi 

209


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

need exploring surgery. 
At our hospital, we examined 169 cases which were concerning the OBP and there are 39 cases practiced 
exploring surgery and sural nerve grafts before 9 moths year‐old, 16 cases got neurotisation and 24 cases need to 
do  management  of  late  sequel.  Follow  up  the  group  of  exploring  surgery,  result  in  the  development  of 
contractures, especially elbow flexion and shoulder abduction, arrived in 37/39 cases. Two cases hadn’t restored 
yet the sign of contracture muscle after 1 year. 

Conclusion: The exploring surgery need to practice in the cases which were no sign elbow flexion after 3 
months year old or losing available to the bicep muscle ‘s contracture restoration during more 2 months follow 
up.  
Key word: Incidence of birth – related brachial plexus palsy. 
tượng  liệt  (LĐRTKCT  TE)  kèm  xuất  hiện  hội 
TỔNG QUAN 
chứng  Horner;  liệt  thần  kinh  hoành;  liệt  thần 
Liệt  đám  rối  thần  kinh  cánh  tay  trẻ  em 
kinh ngực dài (xương bả vai nhô cao); liệt nhóm 
(LĐRTKCT  TE)  có  tỉ  lệ  xuất  hiện  0,38  –  1,56/ 
cơ trám, cơ trên vai, cơ lưng rộng là những dấu 
1000  trẻ  sanh(14,16).  Yếu  tố  của  sự  khác  biệt  này 
hiệu  liệt  (LĐRTKCT  TE)  trước  hạch  thần  kinh 
tùy  thuộc  vào  cân  nặng  trẻ  lúc  sanh,  hình  thức 
(preganglion)  hay  còn  được  xem  là  tổn  thương 
kỹ thuật sanh ngã dưới âm đạo, trong đó những 
nhổ  rứt.  Tổn  thương  này  đòi  hỏi  phải  chuyển 
nguyên nhân làm cản trở chuyển dạ thuận lợi là 
ghép  thần  kinh  từ  nơi  khác  để  phục  hồi  một 
yếu  tố  gây  nên  liệt  như  sanh  ngược,  sanh  phải 
phần chức năng thần kinh(1,3, 8,13) . 
dùng kềm, giác hút(15) thậm chí thủ thuật Ceasar 
Theo  nhận  xét  Gilbert  và  Tassin(8,10,11),  đánh 
cũng có thể gặp liệt (LĐRTKCT TE)(19). Hầu hết 
giá theo thời điểm từng nhóm 3 tháng với cơ hai 
các trường hợp (LĐRTKCT TE) xảy ra ở mức độ 
đầu là chỉ thị của dấu hiệu phục hồi, nếu cơ hai 
C5‐C6, một số trường hợp có thể kèm liệt C7 và 
đầu có biểu hiện co cơ trong 3 tháng đầu được 
một số ít xảy ra liệt hoàn toàn (bao gồm liệt C8‐

xem  như  tiên  lương  tốt.  Nếu  mức  độ  phục  hồi 
T1). Mức độ liệt có thể xảy ra từ nhẹ do kéo căng 
xảy ra tiếp tục đến với cơ ba đầu, cơ delta vai là 
(Sunderland  1)  đến  khả  năng  đứt  không  hoàn 
dấu  hiệu  phục  hồi  hoàn  toàn  tốt.  Nếu  hiện 
toàn  hoặc  hoàn  toàn  (Sunderland  2‐5)  thậm  chí 
tượng phục hồi các cơ này bị dừng lại trong thời 
có cả nhổ rứt (Avulsion). Đứt rể thần kinh ngoài 
gian 3 tháng tiếp được xem như là dấu hiệu cho 
lỗ liên hợp thường gặp trong sanh ngôi đầu và 
chỉ định mổ ghép thần kinh. Bản chất phục hồi 
bị  kẹt  vai.  Nhổ  rứt  C5‐C6  hay  gặp  trong  sanh 
các cơ của thần kinh thân trên xuất hiện ở mức 
ngược  và  có  thể  bị  liệt  cả  hai  bên(7).  Liệt  hoàn 
độ  M3  trong  hai  tháng  đầu  được  xem  như  có 
toàn có thể kèm phối hợp nhiều thể tổn thương 
khả  năng  phục  hồi  hoàn  toàn.  Nếu  cơ  hai  đầu 
như  kéo  căng,  đứt  và  nhổ  rứt  trên  mạng  thần 
không xuất hiện co cơ ở mức M3 ở tháng thứ 5 
kinh và thường là tổn thương nặng(8). 
và  6  được  xem  như  cần  thiết  phẫu  thuật  nối 
Theo Naraska và một số tác giả(3,18) đã phân 
ghép thần kinh hơn là để diễn tiến tự nhiên. Nếu 
lập  tổn  thương  thành  4  nhóm:  nhóm  nhẹ  nhất 
khả  năng  phục  hồi  một  phần  của  các  cơ  thuộc 
chỉ  có  liệt  C5‐C6  đơn  thuần  (hội  chứng  Erb)  có 
C5 đến C7 ở mức M3 xảy ra từ tháng thứ 3 đến 
khả năng tự phục hồi 90%. Nhóm 2 kèm liệt C7 
tháng  6  sẽ  có  nguy  cơ  hạn  chế  tầm  vận  động 
có  tiên  lượng  xấu  hơn.  Phần  lớn  nhóm  này  có 

khớp  thường  xuyên  và  dẫn  đến  co  rút  khớp. 
tổn  thương  đứt  sau  hạch  thần  kinh 
Trong tình huống này, nhiều tác giả còn bàn cải 
(postganglion). Nhóm 3 bao gồm liệt hoàn toàn 
về  việc  nên  chọn  lựa  phẫu  thuật  thám  sát  và 
tay nhưng không có hội chứng Horner và nhóm 
ghép thần kinh hay là chờ đợi phục hồi tự nhiên 
4  là  liệt  hoàn  toàn  và  có  hội  chứng  Horner. 
và chuyển gân về sau này. Tuy nhiên, nếu mất 
Trong  tổn  thương  liệt,  nếu  khám  xét  có  hiện 
cân  bằng  của  cơ  dạng  vai  và  xoay  ngoài  khớp 

210

Chuyên Đề Ngoại Nhi  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
vai phục hồi ơ mức độ yếu so với nhóm cơ khép 
và xoay trong vai ở mức độ bình thường sẽ dẫn 
đến biến dạng khớp vai sau này(20). 
Đánh  giá  mức  độ  phục  hồi  chức  năng  của 
liệt  (LĐRTKCT  TE)  được  dựa  vào  bảng  phân 
loại Mallet(17). Phần lớn chức năng phục hồi thần 
kinh  ghép  chỉ  xảy  ra  từ  sau  tháng  thứ  6  đền 
tháng thứ 18. Trong đó sự thiếu vắng phục hồi 
cơ  hai  đầu  trong  thời  gian  từ  tháng  thứ  6  đến 
tháng thứ 9 được xem như là thất bại của phẫu 
thuật và có thể chỉ định mổ thám sát lại từ tháng 
thứ 9 đến tháng 12(4). 


Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định tỉ lệ liệt đám rối thần kinh cánh tay 
(ĐRTKCT)  do  sanh  tại  TP.HCM  và  phương 
pháp xử trí tổn thương theo hướng dẫn của giáo 
sư A. Gilbert. 

ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đánh giá dịch tể học về tỉ lệ liệt (LĐRTKCT 
TE) chúng tôi sẽ ghi nhận kết quả khảo sát của 
hai  trung  tâm  lớn  về  sanh  sản  tại  TP.HCM  là 
bệnh  viện  Từ  Dũ  và  bệnh  viện.  Hùng  Vương. 
Nơi đây có sự phối hợp tốt với chúng tôi trong 
ghi nhận và đánh giá các tai biến liệt (LĐRTKCT 
TE) cũng như có số lượng sanh thường rất nhiều 
so với các nơi khác trong cả nước. 
Nghiên  cứu  kỹ  thuật  mổ  trẻ  bị  liệt 
(LĐRTKCT  TxE)  được  thực  hiện  theo  phương 
pháp  khảo  sát  mô  tả.  Nhóm  trẻ  bị  biến  chứng 
liệt (LĐRTKCT TE) khi đến thăm khám với đoàn 
phẫu  thuật  sẽ  ghi  nhận  các  diễn  tiến  phục  hồi 
thần kinh từng 3 tháng mỗi lần khám. Mỗi năm, 
đoàn sẽ phối hợp tổ chức khám 2 lần cánh nhau 
mỗi 6 tháng với sự  hướng dẫn của GS. Gilbert, 
chọn lựa các trường hợp cần thực hiện thám sát, 
ghép thần kinh, neurotisation, đánh giá kết quả 
khâu nối. Các kỹ thuật thám sát thực hiện dưới 
kính  lúp  và  khâu  nối  bằng  keo  dán  sinh  học 
nhập  từ  nước  ngoài  áp  dụng  cho  các  trẻ  >  3 
tháng tuổi mà có dấu hiệu không phục hồi chức 

năng co cơ hai đầu cánh tay hoặc thời gian phục 
hồi  các  cơ  cánh  tay,  vai  không  tiến  triển  sau  2 
hoặc 3 tháng. Thời gian thực hiện của đề tài này 

Chuyên Đề Ngoại Nhi 

Nghiên cứu Y học

ghi  nhận  từ  2009  đến  2012  tại  bệnh  viện  Chấn 
Thương Chỉnh Hình và bệnh viện Nhi Đồng 1. 
Các  thông  số  đánh  giá  sẽ  dựa  vào  khảo  sát 
lâm  sàng  là  chính,  với  mức  độ  phục  hồi  cơ  hai 
đầu  cánh  tay  để  quyết  định  chọn  lựa  chỉ  định 
mổ, kết quả phục hồi sau mổ. Ngoài ra, còn dựa 
vào các phục hồi cơ dạng vai và cổ tay để đánh 
giá mức độ phục hồi nhiều hay ít. 

KẾT QUẢ 
Tại Việt Nam, chúng tôi chưa có số liệu điều 
tra dịch tễ chính xác về tỉ lệ biến chứng này. Tuy 
nhiên dựa trên số liệu thu thập từ hai bệnh viện 
trung  tâm  sản  phụ  khoa  tại  thành  phố  Hồ  Chí 
Minh:  Bệnh  viện  Từ  Dũ  (2010  ‐  2011)  có  tổng 
cộng 35.774 trường hợp sanh ngã âm đạo và có 
33 trường hợp bị biến chứng liệt (LĐRTKCT TE), 
phần lớn phục hồi và chỉ có 3 trường hợp không 
phục  hồi  hết  cần  có  chỉ  định  ghép  thần  kinh; 
bệnh  viện  Hùng  Vương(2010  ‐  2012  )  có  69.022 
sanh ngã âm đạo nhưng chỉ có 26 trường hợp bị 
tai biến liệt (LĐRTKCT TE) với 2 trường hợp ghi 

nhận cần thám sát và ghép thần kinh. Tổng cộng 
từ  hai  trung  tâm  nói  trên  chúng  tôi  ghi  nhận 
59/104.796  trường  hợp  bị  biến  chứng  liệt 
(LĐRTKCT  TE)  trong  những  tình  huống  sanh 
thường không liên quan sanh mổ (tỉ lệ 0,56/ 1000 
trẻ  sanh).  Tuy  nhiên  tỉ  lệ  cần  thiết  phẫu  thuật 
thám  sát  để  ghép  thần  kinh  chỉ  chiếm  5/59 
trường hợp liệt (tỉ lệ 0,048/1000 trẻ sanh). 
Riêng số liệu khảo sát nhóm thăm khám có 
liệt với đoàn, các tổn thương và kết quả phục hồi 
chức  năng  sau  điều  trị  bao  gồm  tập  vật  lý  trị 
liệu,  chích  Botox,  chuyển  gân  và  thám  sát  hoặc 
chuyển ghép thần kinh do giáo sư Alain Gilbert 
tổ  chức  và  hướng  dẫn  từ  2009  ‐  2012  tại  bệnh 
viện.  bệnh  viện  Chấn  Thương  Chỉnh  Hình,  ghi 
nhận có 169 trường hợp bệnh lý liệt (LĐRTKCT 
TE) do sanh. Trong đó: 
‐  Nhóm  liệt  (LĐRTKCT  TE)  là  công  dân 
TP.HCM 19 trẻ, còn lại là trẻ em ngoài TP.HCM 
( 150 trẻ). 
‐ Nhóm tuổi đến khám <12 tháng ( 129 trẻ), 1 
– 6 tuổi ( 26 trẻ ), > 6 tuổi (14 trẻ) 

211


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Nghiên cứu Y học 


‐  Nhóm  trẻ  cân  nặng  <  4  kg  bị  liệt 
(LĐRTKCT TE) ( 54 trẻ), > 4 kg ( 49 trẻ), không 
xác định (66 trẻ)  

Nhận  xét:  Ghi  nhận  kết  quả  phục  hồi  tốt 
trong  nhóm  tổn  thương  2  rễ  thần  kinh  nhiều 
hơn nhóm tổn thương hoàn toàn.  

‐  Nhóm  trẻ  em  <  12  tháng  tuổi  được  mổ 
thám sát và ghép thần kinh ( 51 trẻ, trong đó < 6 
tháng tuổi là 22 trẻ và sau 6 tháng tuổi là 29 trẻ), 
39 trường hợp sử dụng ghép thần kinh Sural và 
16  trường  hợp  thực  hiện  neurotisation  (  cấy 
ghép  hoán  đổi  nhánh  thần  kinh),  có  4  trường 
hợp thực hiện neurotisation bổ sung sau khi đã 
ghép Sural và 2 trường hợp dùng Botox bổ sung 
sau ghép.  

Trong  nhóm  phục  hồi  tốt  của  liệt  C5,C6  và 
C5,C6,C7  (29/45)  cho  tỉ  lệ  khoảng  64%  kết  quả 
tốt trong chiến lược phẫu thuật ghép thần kinh. 
Kết quả này sẽ còn tăng theo thời gian theo dõi. 

‐  Nhóm  trẻ  lớn  >  12  tháng  tuổi  không  thể 
ghép  thần  kinh  và  có  chỉ  định  chuyển  gân  bổ 
sung (15 trẻ). 
‐  Nhóm  trẻ  em  phải  dùng  Botox  hổ  trợ  tập 
vật lý trị liệu (6 trẻ) 
‐  Những  trẻ  còn  lại  đang  chờ  diễn  tiến  để 
chuyển  gân  hoặc  thực  hiện  neurotisation  bổ 

sung tùy tình huống. 
Bảng 1. Số trường hợp tổn thương rể thần kinh ghi 
nhận khi mổ thám sát và số trường hợp ghép hoặc chỉ 
làm neurotisation cùng một thì hoặc thì hai.  
Mức độ tổn
C5,C6 C5,C6,C7
thương khi
thám sát
Số trường hợp
26
19
Ghép thần kinh
10
19
12 + ( 4
neurotisation
0
bổ sung)

C5,C6,
C7, C8
±T1
10
10

Có hội
chứng
Horner
6
6


4

6

Nhận xét: Trong đó ghép thần kinh được sử 
dụng chủ yếu cho những trường hợp đứt từ 3 rễ 
thần kinh trở lên và chuyển hoán đổi thần kinh 
được dùng nhiều cho tổn thương C5,C6. 
Bảng 2. Số trường hợp trẻ có dấu hiệu phục hồi sau 
mổ trên 6 tháng theo dõi và mức độ phục hồi bước 
đầu được ghi nhận như sau 
Mức độ tổn thương khi
thám sát

C5, C6, Có hội
C5, C5,
C7, C8 chứng
C6 C6, C7
±T1
Horner

Số trường hợp có dấu hiệu
6
phục hồi (co cơ lâm sàng)
Số trường hợp có phục hồi
20
tốt (dạng vai và gấp khuỷu)
Số trường hợp không dấu
0

hiệu phục hồi

212

10

10

6

9

0

0

0

2

2

Kết  quả  không  thành  công  sau  hơn  1  năm 
theo dõi gồm 2 trường hợp của nhóm liệt hoàn 
toàn  nói  lên  tính  chất  phức  tạp  trong  kỹ  thuật 
thám  sát  của  nhóm  này  do  không  tìm  được 
nguồn  cấy  ghép  thần  kinh  có  phẩm  chất  tốt 
cũng như do tính chất tổn thương của nhóm này 
chủ yếu nhổ rứt nên việc tìm và đánh giá nguồn 
ghép từ rễ thần kinh còn tốt là điều không dễ. 


BÀN LUẬN 
Ghi nhận  tỉ  lệ  liệt  (LĐRTKCT  TE)  0,56/1000 
trẻ sanh tại hai trung tâm sản phụ khoa lớn nhất 
TP.HCM  cũng  là  những  trung  tâm  lớn  nhất 
trong  nước,  tuy  không  phải  là  số  liệu  đại  diện 
cho điều tra dịch tễ của cộng đồng nhưng con số 
này  nói  lên  thực  tế  sẽ  còn  cao  hơn  nếu  được 
nghiên  cứu  rộng  rãi  trong  cả  nước.  Theo  tỉ  lệ 
tăng  trưởng  bình  quân  dân  số  cả  nước  khoảng 
1,1% ‐ 1,6% mỗi năm, cho thấy rằng số trẻ sanh 
ra và nguy cơ bị tai biến liệt (LĐRTKCT TE) sẽ 
vào khoảng gần 1 triệu trẻ em được sanh ra với 
tỉ lệ có nguy cơ tai biến liệt (LĐRTKCT TE) vào 
khoảng hơn 560 trẻ em, điều này cho thấy trẻ em 
thật  sự  cần  mổ  thám  sát  thần  kinh  trung  bình 
khoảng gần 500 trẻ mỗi năm trong cả nước. Tuy 
nhiên,  tình  hình  các  bệnh  viện  trong  nước  hầu 
như  chưa  có  nơi  nào  phát  triển  được  kỹ  thuật 
mổ  thám  sát  trẻ  em  sơ  sinh  bị  liệt  (LĐRTKCT 
TE) cho đến thời điểm hiện nay, chứng tỏ nguy 
cơ  tồn  tại  di  chứng  liệt  (LĐRTKCT  TE)  trong 
tương lai sẽ rất nặng nề và trở thành gánh nặng 
cho xã hội. Với khả năng giúp đỡ của nhóm GS. 
Gilbert (thực hiện 51 trường hợp mổ thám sát và 
chuyển  ghép  thần  kinh  trong  4  năm)  chủ  yếu 
cho các trẻ em miền Nam đã đặt nền tảng cho sự 
phát  triển  kỹ  thuật  này  trong  tương  lai  tại  BV. 
CTCH  và  BV.Nhi  Đồng  1.  Trước  đây  kỹ  thuật 
mổ thám sát và ghép thần kinh cho trẻ sơ sanh 


Chuyên Đề Ngoại Nhi  


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 
hầu như không dám thực hiện vì kỹ thuật khâu 
nối  thần  kinh  bằng  tay  làm  mất  rất  nhiều  thời 
gian gây mê cho trẻ và hạn chế kết quả khâu nối 
khi  trẻ  phát  triển.  Nhờ  vào  kỹ  thuật  dùng  keo 
dán thần kinh được chuyển giao từ  GS. Gilbert 
(dưới sự tài trợ của hiệp hội Chain de L’espoir), 
chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành bước đầu thực 
hiện  các  kỹ  thuật  thám  sát  ghép  thần  kinh  và 
chuyển ghép thần kinh ở mức độ nhánh nhỏ cấy 
chuyển vào thần kinh  bị  tổn  thương  không  thể 
ghép được với tỉ lệ 16/26 trong nhóm liệt C5,C6 
và 4/10 trong nhóm liệt hoàn toàn để giúp phục 
hồi phần nào chức năng chủ yếu của bàn tay mà 
không phải hy sinh các chức năng khác (bảng 1) 
cho các trẻ bị biến chứng liệt (LĐRTKCT TE) có 
nguy cơ không phục hồi(9,13). 
Kỹ thuật nối ghép thần kinh trẻ em sơ sanh < 
6  tháng  tuổi  sẽ  rất  khó  khăn  nếu  như  chỉ  thực 
hiện  khâu  nối  cổ  điển  do  thao  tác  chậm,  thần 
kinh  quá  nhỏ  và  nguy  cơ  gây  mê  kéo  dài,  mất 
máu trong cuộc mổ kéo dài sẽ không tốt cho trẻ. 
Việc áp dụng keo dán thần kinh đã mang lại giá 
trị  kỹ  thuật  khâu  nối  nhanh  và  thích  hợp  cho 
khâu  nối  thần  kinh  trẻ  em  vì  khả  năng  hữu 
dụng sinh học cao, hiệu quả trong phát triển sợi 

trục thần kinh tránh nguy cơ xơ hóa từ mối chỉ 
khâu làm hạn chế sự phát triển thần kinh khi trẻ 
lớn  lên  (11 ,9).  Ngoài  ra,  khả  năng  khâu  nối  thần 
kinh trẻ em sẽ bớt phụ thuộc vào kỹ năng khâu 
nối vi phẫu là một kỹ thuật phức tạp và quá tinh 
tế mà không phải ai cũng làm được. 
Tỉ  lệ  phục  hồi  thành  công  rất  tốt  sau  mổ 
chủ  yếu  trong  nhóm  liệt  C5,C6(1)  và  khá  tốt 
trong nhóm C5,C6,C7 khoảng 64% (Bảng 2) đã 
cải thiện hiệu quả phục hồi tốt hơn nếu chỉ để 
diễn  tiến  tự  nhiên(2).  Tỉ  lệ  này  chắc  chắn  còn 
thay  đổi  theo  diễn  tiến  tốt  khi  trẻ  phát  triển, 
chủ yếu 2 năm đầu sau mổ ghép và có thể còn 
thêm  được  khi  trẻ  lớn  trong  những  năm  sau 
đó  nếu  có  hướng  dẫn  tập  vật  lý  trị  liệu  phù 
hợp(8,10,12,  9).  Đặc  biệt,  trong  nhóm  tổn  thương 
gần hoặc hoàn toàn cả đám rối thần kinh cánh 
tay,  kỹ  thuật  khâu  nối  và  ghép  thần  kinh  đã 
góp phần đem  lại  hy  vọng  có  được  một  phần 

Chuyên Đề Ngoại Nhi 

Nghiên cứu Y học

chức  năng  vận  động  trong  tương  lai  dù  chức 
năng  có  thể  kém  nhưng  là  mơ  ước  của  nhiều 
gia  đình  và  trẻ  bị  liệt  sau  này(4,6).  Dựa  vào  kỹ 
thuật ghép này, chúng ta có thể cải thiện chức 
năng tốt hơn trong tương lai của trẻ bị liệt nhờ 
vào khả năng chuyển gân bổ sung hoặc chỉnh 

hình bàn tay theo chức năng sẽ dễ dàng hơn.  

KẾT LUẬN 
Theo  diễn  tiến  phát  triển  dân  số  của  Việt 
Nam, đòi hỏi các trung tâm nhi khoa và vi phẫu 
tạo hình phải phấn đấu xây dựng đội ngũ phẫu 
thuật  viên  có  khả  năng  trang  bị  kỹ  năng  khâu 
nối liệt (LĐRTKCT TE) cho trẻ sơ sinh nhằm đáp 
ứng  nhu  cầu  phục  hồi  chức  năng  những  trẻ  bị 
biến  chứng  này  mà  hiện  nay  còn  chưa  được 
quan  tâm  nhiều.  Với  kỹ  thuật  vi  phẫu  và  áp 
dụng  keo  dán  thần  kinh  đã  mang  lại  hiệu  quả 
trong  khâu  nối,  ghép  thần  kinh  cho  trẻ  em  sơ 
sanh và hướng tới tương lai  phục  hồi  hiệu  quả 
hơn  các  di  chứng  từ  liệt  (LĐRTKCT  TE)  nói 
riêng và liệt do di chứng bại liệt khác nói chung 
mà chúng ta cần triển khai tốt hơn nữa cho nhu 
cầu phục hồi trẻ em tàn tật của cả nước. 
Chọn  lựa  chỉ  định  phẫu  thuật  thám  sát 
thần kinh trong liệt (LĐRTKCT TE) cần chú ý 
đánh giá quá trình phục hồi co cơ hai đầu cánh 
tay  là  quan  trọng  để  đưa  ra  quyết  đinh  thời 
điểm phẫu thuật. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

3.

4.
5.
6.

7.

Bennett  GC,  Harrold  AJ  (1976).  Prognosis  and  early 
management  of  birth  injuries  to  the  brachial  plexus.  BMJ;  1: 
pp 1520‐1521. 
Benson  LJ,  Ezaki  M,  Cater  P,  Knetzer  D  (1996).  Brachial 
plexus  birth  palsy:  A  prospective  natural  history  study. 
Orthop Trans; 20:pp 311. 
Birch  R  (1993).  Surgery  for  brachial  plexus  injuries.  J  Bone 
Joint Surg [Br]; 75:pp 346‐348. 
Clarke  HM,  Curtis  CG  (1995).  An  approach  to  obstetrical 
brachial plexus injuries. Hand Clin; 11:pp 563‐580. 
Dodds SD, Wolfe SW (2000). Perinatal brachial plexus palsy. 
Curr Opin Pediatr; 12:pp 40‐47. 
Eggers  IM,  Mennen  U  (2001).  The  evaluation  of  function  of 
the  flail  upper  limb  classification  system:  Its  application  to 
unilateral  brachial  plexus  injuries.  J  Hand  Surg  [Am];  26:pp 
68‐76. 
Geutjens  G,  Gilbert  A,  Helsen  K  (1996).  Obstetric  brachial 
plexus  palsy  associated  with  breech  delivery:  A  different 
pattern of injury. J Bone Joint Surg Br; 78:pp 303‐306. 

213


Nghiên cứu Y học 

8.
9.

10.
11.

12.
13.

14.
15.
16.

214

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013

Gilbert  A  (1995).  Long‐term  evaluation  of  brachial  plexus 
surgery in obstetrical palsy. Hand Clin; 11:pp 583‐594. 
Gilbert A, Razaboni R (1988). Amar‐khodja S: Indications and 
results of brachial plexus surgery in obstetrical palsy. Orthop 
Clin North Am; 19:pp 91‐105. 
Gilbert A, Tassin JL (1984). Reparation chirurgicale du plexus 
brachial dans la paralysie obstetricale. Chirurgie; pp 110:70. 
Gilbert  A,  Tassin  JL  (1987).  Obstetrical  palsy:  A  clinical, 
pathologic  and  surgical  review.  In:  Terzis  JK,  ed. 
Microreconstruction  of  Nerve  Injuries,  Philadelphia:  WB 
Saunders:pp 529‐553. 
Gilbert  A,  Whitaker  I  (1991).  Obstetrical  brachial  plexus 
lesions. J Hand Surg [Br]; 16:pp 489‐491. 

Kawabata  H,  Kawai  H,  Masatomi  T,  Yasui  N  (1994). 
Accessory nerve neurotization in infants with brachial plexus 
birth palsy. Microsurgery; 15:pp 768‐772 
Kay  SP  (1998).  Obstetrical  brachial  palsy.  Br  J  Plast  Surg; 
51:pp 43‐50. 
Kennedy  R  (1903).  Suture  of  the  brachial  plexus  in  birth 
paralysis of the upper extremity. BMJ; 11:pp 298‐301. 
Levine  MG,  Holroyde  J,  Woods  JR  (1984).  Birth  traumas: 
Incidence  and  predisposing  factors.  Obstet  Gynecol;  63:pp 
792‐795. 
 

17.

18.

19.

20.

Mallet  J  (1972).  Paralysie  obstetricale  du  plexus  brachial. 
Traitement  des  sequelles.  Primaute  du  traitemente  de 
lʹepaule—Methode  dʹexpression  des  resultats.  Rev  Chir 
Orthop Reparatrice Appar Mot; 58 (Suppl 1):pp 166‐168. 
Narakas  AO  (1963).  Thought  on  neurotization  or  nerve 
transfers  in  irreparable  nerve  lesions.  Clin  Plast  Surg;  11:pp 
153‐159. 
Notzon  FC,  Placek  PJ,  Taffel  SM  (1987).  Comparisons  of 
national  caesarean  section  rates.  N  Engl  J  Med;  316:pp  386‐
389. 

Waters  PM  (1999).  Comparison  of  the  natural  history,  the 
outcome  of  microsurgical  repair,  and  the  outcome  of 
operative reconstruction in brachial plexus birth palsy. J Bone 
Joint Surg; 81:pp 649‐659. 

 
Ngày nhận bài  

 

 

 17/07/2013. 

Ngày phản biện nhận xét bài báo 

 20/07/2013. 

Ngày bài báo được đăng: 

15–09‐2013. 

 

Chuyên Đề Ngoại Nhi  



×