Tạ Thị Thanh Huyền và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
124(10): 103 - 107
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH
TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Tạ Thị Thanh Huyền*, Nguyễn Thị Phương Hoa
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài viết đã sử dụng các tài liệu, số liệu thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh
nhằm đánh giá một cách toàn diện hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập trực
thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên từ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, ứng dụng kỹ thuật trong khám
chữa bệnh, tình hình tài chính, tình hình khám chữa bệnh.…, nhằm kiến nghị một số giải pháp tăng
cường hoạt động và giảm tải cho các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế Thái Nguyên.
Từ khóa: Khám chữa bệnh, phòng khám, giường bệnh, Sở y tế Thái Nguyên, bệnh viện Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh (KCB)
thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên đã và đang
đóng góp tích cực vào việc cải thiện sức khoẻ
nhân dân trên địa bàn tỉnh. Một số chỉ số cơ
bản đạt ở mức cao hơn mục tiêu quốc gia đến
năm 2015 và 2020 như tỷ suất chết trẻ em
dưới 1 tuổi, tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ
lệ trẻ mới đẻ nặng dưới 2.500g, tỷ lệ chết
mẹ/100.000 trẻ đẻ ra sống.... Chỉ tiêu giường
bệnh hàng năm tại các bệnh viện thường vượt
kế hoạch, điều này cho thấy nhu cầu khám
chữa bệnh của người dân trong tỉnh rất cao,
nhiều bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải,
một số bệnh viện quá tải trầm trọng. Câu hỏi
nghiên cứu đặt ra cho vấn đề này là: tình
trạng quá tải tại các bệnh viện công lập trực
thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên hiện nay như
thế nào?, phải chăng là do hoạt động KCB của
các cơ sở y tế này chưa tốt?... cần có những kiến
nghị gì nhằm tăng cường hoạt động cho các cơ
sở KCB thuộc Sở Y tế Thái Nguyên?
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhóm tác giả sử dụng cách tiếp cận từ trên
xuống và tiếp cận mở, nghĩa là phân tích một
cách toàn diện hoạt động của hệ thống cơ sở
KCB thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên từ cơ
sở vật chất, tình hình tài chính, trang thiết bị,
đầu tư cho con người… nhằm nghiên cứu,
đánh giá thực trạng hoạt động các cơ sở KCB
thuộc Sở Y tế Thái Nguyên.
*
Tel:
Bài viết thu thập thông tin thứ cấp từ các
Nghị định, thông tư hướng dẫn của bộ Y tế,
báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện
các nhiệm vụ chuyên môn, báo cáo đánh giá
thực hiện NĐ 43/NĐ - CP, các văn bản quản
lý của Sở Y tế Thái Nguyên từ năm 2010 đến
năm 2013. Sau đó, sử dụng các phương pháp
phân tích như phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp so sánh nhằm đánh giá các kết
quả đạt được và những hạn chế của hệ thống
KCB thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hệ thống các cơ sở KCB thuộc Sở Y tế Thái
Nguyên quản lý hiện nay, bao gồm 08 bệnh
viện tuyến tỉnh, trong đó có 03 bệnh viện đa
khoa là Bệnh viện A, bệnh viện C, bệnh viện
Gang thép và 05 bệnh viện chuyên khoa là
bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện Lao và
bệnh phổi, bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi
chức năng, bệnh viện Tâm thần, bệnh viện
Mắt và 01 Khu điều trị phong Phú Bình, cùng
09 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố,
thị xã.
Nguồn nhân lực: Tổng số cán bộ viên chức
trong các bệnh viện là 2.593 người, trong đó
thạc sỹ là 23 người, bác sỹ chuyên khoa cấp I
là 185 người, bác sỹ chuyên khoa II là 22
người, bác sỹ và dược sỹ đại học là 343
người. Tỷ lệ phân bổ cán bộ, viên chức giữa
các bộ phận: lâm sàng chiếm 78,26%; cận
lâm sàng và dược 12,91%; quản lý, hành
chính 8,83%. Tỷ lệ phân bổ tương đối phù
hợp với qui định về định biên nhân lực Bộ
103
Tạ Thị Thanh Huyền và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Nội vụ đã ban hành, đáp ứng được yêu cầu
các nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở KCB.
Cơ sở vật chất: từ nguồn ngân sách, nguồn
vốn trái phiếu Chính phủ và nguồn xã hội
hóa, các bệnh viện đã được trang bị đủ những
thiết bị y tế theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ y
tế qui định, ngoài ra một số bệnh viện đa
khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh còn được trang
bị thêm một số máy hiện đại như: Máy chụp
256 dãy, máy chụp CT Scanner, máy cộng
hưởng từ, máy siêu âm 4 chiều, hệ thống máy
nội soi phẫu thuật và chẩn đoán, máy xét
nghiệm sinh hóa tự động nhiều module, máy
định danh vi khuẩn, PCR, máy phẫu thuật mổ
pha co, máy xạ phẫu Gamma Knife, SPECT,
thiết bị dây truyền thụ tinh trong ống nghiệm...
Quy mô giường bệnh thuộc Sở Y tế Thái
Nguyên hiện nay là 2.795 giường bệnh đã
tăng 150 giường bệnh so với năm 2013,
không kể tuyến xã. Phân bố giường bệnh như
sau: tuyến tỉnh là 1.790 giường bệnh tại 3
bệnh viện đa khoa, 5 bệnh viện chuyên khoa
và khu điều trị phong; tuyến huyện là 1.005
giường bệnh tại 9 bệnh viện huyện, trong đó
có 60 giường tại 11 phòng khám đa khoa khu
vực. Các bệnh viện huyện thường có quy mô
nhỏ và trung bình từ 75-150 giường bệnh.
Số giường bệnh công/10.000 dân tăng từ 17,5
giường bệnh năm 2010 lên 20,9 giường bệnh
năm 2013. Nếu tính cả giường bệnh thuộc
tuyến trung ương, giường bệnh tư nhân, số
này tăng lên đến 29 giường bệnh/10.000 dân.
Trang thiết bị trong KCB: Các bệnh viện đa
khoa tuyến tỉnh đã ứng dụng các kỹ thuật cao
và chuyên sâu trong khám chữa bệnh như
chụp cắt lớp, phẫu thuật máu tụ trong sọ não
do chấn thương sọ não kín, kỹ thuật nội soi
trong lĩnh vực tai mũi họng, phụ khoa, tiết
niệu, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, gai đôi....
Các bệnh viện đa khoa huyện thực hiện thành
thạo các kỹ thuật như mổ cấp cứu ổ bụng,
chửa ngoài dạ con, cắt tử cung, truyền máu tại
chỗ, một số xét nghiệm chuyên khoa sâu và
không phải gửi lên tuyến trên, như Bệnh viện
C Thái Nguyên đã ứng dụng tốt dao Gamma
thế hệ 5 hiện đại nhất Việt Nam trong việc
chữa trị ung thư. Bệnh viện A Thái Nguyên
104
124(10): 103 - 107
là 1 trong những bệnh viện vệ tinh của Bệnh
viện Phụ sản Trung ương và BV Bạch Mai.
Bệnh viện bắt đầu triển khai thụ tinh nhân tạo
bằng phương pháp lọc rửa tinh trùng và bơm
vào buồng tử cung (kỹ thuật IUI). Bệnh viện
đang từng bước đầu tư thiết bị, các phòng kỹ
thuật để triển khai kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm… Chất lượng khám chữa bệnh tại các
bệnh viện được nâng cao rõ rệt.
Khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã
được chú ý. Ngoài bệnh viện y học cổ truyền,
các bệnh viện đa khoa tỉnh đều có khoa y học
cổ truyền hoạt động tốt. Các bệnh viện đa
khoa huyện có khoa y học cổ truyền hoặc bộ
phận y học cổ truyền lồng ghép với khoa Nội,
nhi, lây hoặc khoa khám chữa bệnh. Hầu hết
các tuyến y tế xã có cán bộ y học cổ truyền
hoặc cán bộ y tế biết về thuốc nam, châm cứu,
đã có 66,5% các tuyến y tế xã thực hiện điều
trị bằng phương pháp y học cổ truyền. Tuy
nhiên, tỷ lệ tuyến y tế xã sử dụng thuốc y học
cổ truyền để khám chữa bệnh >20% còn rất
thấp chỉ đạt 10,3%.
Nhiều cơ sở khám chữa bệnh như Bệnh viện
C, bệnh viện Gang thép, bệnh viện y học cổ
truyền, Lao các bệnh viện huyện như Võ Nhai,
Đồng Hỷ, Đại từ, Phú Bình... đã ứng dụng hiệu
quả công nghệ thông tin trong quản lý.
Tình hình tài chính: Các bệnh viện thuộc Sở
Y tế Thái Nguyên duy trì các hoạt động khám
chữa bệnh chủ yếu dựa vào 02 nguồn thu
chính: ngân sách nhà nước cấp, viện phí và
Bảo hiểm y tế. Ngoài ra, nguồn viện trợ và
một số nguồn thu xã hội hóa khác do bệnh
viện triển khai theo cơ chế tự chủ tài chính
cũng góp phần đáng kể vào nguồn thu của các
Bệnh viện.
Nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp
hàng năm có tỷ trọng tăng nhưng chỉ là tăng
chi cho con người, nguồn kinh phí này chỉ
đáp ứng khoảng 30% nhu cầu của Bệnh viện
trong khi Bệnh viện luôn đối mặt với tình
trạng quá tải bệnh nhân. Chi cho giường bệnh
từ nguồn NSNN thấp. NSNN chủ yếu là chi
cho con người và các hoạt động phí, còn chi
cho bệnh nhân chủ yếu lấy từ nguồn thu viện
phí và BHYT thu được.
Tạ Thị Thanh Huyền và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
124(10): 103 - 107
Bảng 01: Tổng hợp các nguồn thu của các cơ sở KCB thuộc Sở Y tế Thái Nguyên từ năm 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
STT
1
2
3
4
Các chỉ tiêu
NSNN cấp
Thu viện phí và
BHYT
Thu viện trợ
Thu khác
Tổng số
2011
Tỷ trọng
Số tiền
(%)
104.810
36,98
Năm
2012
Tỷ trọng
Số tiền
(%)
112.590
28,40
2013
Tỷ trọng
Số tiền
(%)
145.050
32,95
168.687
59,52
264.668
66,75
274.546
62,37
7.700
2.205
283.402
2,72
0,78
100
16.200
3.030
396.488
4,09
0,76
100
15.600
5.027
440.223
3,54
1,14
100
(Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính của Sở Y tế Thái Nguyên từ năm 2011 đến 2013)
Bảng 02: Công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở KCB thuộc Sở Y tế Thái Nguyên
Đơn vị
Tuyến tỉnh
Tuyến huyện
KH năm 2013 TH năm 2013
Công suất
Số lượt người Số lượt khám
(GB)
(GB)
SDGB (%) điều trị nội trú
bệnh
1.790
2.368
139,90
80.797
1.402.869
1.005
1.552
154,42
79.964
683.129
Nguồn: Phòng Kế hoạch Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên năm 2013
Thực tế định mức kinh phí cấp trên giường
bệnh của các cơ sở KCB thấp, bệnh viện đa
khoa tuyến tỉnh, bệnh viện Lao, Tâm Thần,
khu điều trị phong, bệnh viện đa khoa huyện
Võ Nhai là 45 triệu đ/giường bệnh, các bệnh
viên chuyên khoa tuyến tỉnh và đa khoa tuyến
huyện là 44 triệu đ/giường bệnh, phòng khám
đa khoa khu vực là từ 30 triệu đến 35 triệu
đ/giường bệnh. Định mức trên tính theo tiền
lương tối thiểu 730.000 đồng, khi nhà nước
thay đổi chính sách tiền lương (hiện nay tiền
lương cơ sở là 1.150.000 đồng) thì đơn vị
phải dành 35% từ nguồn thu sau khi trừ các
yếu tố trực tiếp như: thuốc, máu, hóa chất,
dịch truyền, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để
tạo nguồn cải cách tiền lương, số còn thiếu
ngân sách nhà nước mới cấp bù.
Công tác KCB: Số lượt khám bệnh tại các
cơ sở y tế công đã tăng rõ rệt, từ trên 1,7 triệu
lượt khám trong các năm 2010 tăng lên trên
2,1 triệu vào các năm 2013 trong đó gần 50%
được thực hiện ở tuyến xã, khoảng 30% ở
tuyến huyện và trên 20% tại tuyến tỉnh. Bình
quân số lần khám bệnh/người/năm tăng từ
1,52 năm 2010 lên 1,94 năm 2013, tuy nhiên
vẫn thấp hơn so với trung bình của cả nước là
2,09 lần năm 2013.
Các bệnh viện thường thực hiện vượt
kế hoạch chỉ tiêu giường bệnh hàng năm.
Công suất sử dụng giường bệnh rất cao ở cả 2
tuyến tỉnh và huyện năm 2013 đạt 146,22%,
trong đó tuyến tỉnh: 139,90%; tuyến huyện:
154,42%. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ
này tăng lên đến 171,8% (tuyến tỉnh:
172,38%; tuyến huyện: 171,22%); một số nơi
vượt quá 200% như Bệnh viện C, Bệnh viện
Lao và bệnh phổi, các bệnh viện đa khoa
huyện Đại Từ , Phổ Yên. Điều này cho thấy
nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tại các
bệnh viện rất cao, các bệnh viện luôn trong
tình trạng quá tải, một số bệnh viện quá tải
trầm trọng.
Số ngày điều trị trung bình/1 bệnh nhân nội
trú tại Thái Nguyên cao hơn trung bình của cả
nước, năm 2013 là 9,97 ngày, cao hơn trung
bình của cả nước 2 ngày, năm 2012 là 9,8 ngày
cao hơn trung bình của cả nước 2,6 ngày.
BÀN LUẬN
Vấn đề lớn nhất cần giải quyết hiện nay là
tình trạng quá tải trầm trọng tại phần lớn các
bệnh viện. Một trong những nguyên nhân quá
tải là do quy mô các bệnh viện nhỏ, không đủ
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân
trong tỉnh. Vì vậy, nâng cấp và mở rộng quy
105
Tạ Thị Thanh Huyền và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
mô các bệnh viện tỉnh và huyện là những vấn
đề cần được giải quyết trong quy hoạch phát
triển y tế Thái Nguyên đến năm 2015 và các
năm tiếp theo.
Việc sử dụng phương pháp khám chữa bệnh
bằng y học cổ truyền còn hạn chế, tỷ lệ sử
dụng thuốc y học cổ truyền trong khám chữa
bệnh còn thấp, trong khi tỉnh Thái Nguyên là
địa phương có thế mạnh về dược liệu.
Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng
cao, cơ sở vật chất ở các cơ sở khám chữa
bệnh tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng
chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản trong
khám chữa bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân.
Mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh truyền
nhiễm diễn biến phức tạp, bệnh nhiễm trùng,
bệnh mạn tính tăng, dẫn đến tăng gánh nặng
và tăng chi phí y tế. Trong khi đó, nguồn
nhân lực cho hoạt động của ngành y tế còn
thiếu, đặc biệt là bác sỹ, dược sỹ đại học.
Thực tế hiện nay, các yếu tố cấu thành giá
dịch vụ y tế chưa bao gồm tiền lương, do đó
định mức kinh phí/đầu giường bệnh chỉ đủ
chi lương và các khoản phụ cấp theo lương,
không còn hoặc rất ít kinh phí để chi hoạt
động thường xuyên của đơn vị. Trong khi đó,
giá cả các dịch vụ công cộng tăng, chính sách
viện phí, bảo hiểm y tế đang trong lộ trình đổi
mới. Giá dịch vụ y tế hiện nay mới chỉ bao
gồm 3/7 yếu tố cấu thành nên bao gồm: (1)
tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư
thay thế để thực hiện dịch vụ; (2) tiền điện,
nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi
trường trực tiếp để thực hiện dịch vụ; (3) duy
tu bảo dưỡng thiết bị, mua, thay thế công cụ
dụng cụ trực tiếp để thực hiện các dịch vụ, mà
chưa tính thêm 4 yếu tố còn lại là (1) chi phí
về tiền lương, chi phí nhân công thuê ngoài;
(2) khấu hao tài sản cố định; (3) chi phí chi
trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn huy
động vốn để đầu tư, mua sắm trang thiết bị để
thực hiện dịch vụ; (4) chi phí gián tiếp như
các chi phí hợp pháp để vận hành, bảo đảm
hoạt động bình thường của Bệnh viện và chi
phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng
các kỹ thuật mới. Do đó giá thu dịch vụ y tế
106
124(10): 103 - 107
hiện nay vẫn chưa đủ chi nên ngân sách nhà
nước vẫn phải cấp bù.
KẾT LUẬN
Mặc dù các cơ sở KCB trực thuộc Sở Y tế
Thái Nguyên đã được đầu tư khá lớn về trang
thiết bị, đội ngũ y bác sỹ đảm bảo. Tuy nhiên,
quy mô các bệnh viện nhỏ, cơ sở hạ tầng của
các bệnh viện còn hạn chế, chỉ tiêu giường
bệnh hàng năm thường vượt kế hoạch, công
suất sử dụng giường bệnh rất cao. Nguyên
nhân sâu xa của tình trạng quá tải tại bệnh
nhân tại các bệnh viện hiện nay là do ngành y
tế nói chung và Sở Y tế Thái Nguyên nói
riêng chưa tính đủ các yếu tố cấu thành giá
dịch vụ y tế, trong khi ngân sách nhà nước
mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu của các
Bệnh viện, dẫn đến đầu tư chưa thỏa đáng cho
hoạt động KCB tại các bênh viện.
KIẾN NGHỊ
Về tổ chức quản lý thực hiện đề án giảm tải
của Bộ y tế, thành lập các bệnh viện vệ tinh
của các bệnh viện đầu ngành Trung ương,
tăng cường thực hiện đề án số 1816 của Bộ Y
tế để phát triển nguồn lực tại chỗ.
Cần tăng định mức chi cho công tác khám
chữa bệnh để đơn vị có điều kiện nâng cấp cơ
sở vật chất, trang thiết bị y tế, cụ thể như sau:
tăng định mức kinh phí/giường bệnh lên 85
triệu đ/giường bệnh; tăng định mức kinh
phí/giường bệnh tại các phòng khám đa khoa
khu vực từ 70 triệu đến 80 triệu đ/giường
bệnh; Các bệnh viện chuyên khoa đặc thù như
Bệnh viện Tâm Thần, Bệnh viện Lao, khu
điều trị phong Phú Bình cần được tính theo
loại hình đơn vị được nhà nước đảm bảo toàn
bộ chi phí hoạt động hoặc thực hiện theo đơn
đặt hàng của nhà nước.
Tiến tới tính đúng, tính đủ các chi phí cấu
thành giá dịch vụ y tế (đủ 7/7 yếu tố).
Cần thay đổi chính sách tạo nguồn cải cách
tiền lương từ nguồn thu giá dịch vụ y tế.
Cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế, như:
phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân về cả chiều
rộng và chiều sâu; tăng cường liên doanh, liên
kết, mở rộng các loại hình dịch vụ y tế; thực
hiện phát triển nguồn nhân lực tại chỗ.
Tạ Thị Thanh Huyền và Đtg
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Kim Chúc (2011), Báo cáo chuyên
đề: Kinh tế y tế và ứng dụng trong quản lý tài
chính bệnh viện, Dự án hỗ trợ đổi mới hệ thống y
tế Việt Nam, Bộ Y Tế, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Phương Hoa (2013), Thực hiện
quyền tự chủ trong quản lý tài chính tại các bệnh
viện công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên,
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Thái Nguyên.
124(10): 103 - 107
3. Vũ Xuân Phú (2008), Giáo trình Kinh tế Y tế,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4. Ngành Y tế tỉnh Thái Nguyên (2013), Đánh giá
tình hình thực hiện nghị định 43 giai đoạn 20112013 và phương án tự chủ về tài chính giai đoạn
2014-2016.
5. Ngành Y tế tỉnh Thái Nguyên (2013), Báo cáo
tổng kết 2011, 2012, 2013.
SUMMARY
CURRENT SITUATION OF HEALTH CARE IN PUBLIC HEALTH FACILITIES
UNDER THE DEPARTMENT OF HEALTH
OF THAI NGUYEN AND PROPOSE SOLUTIONS
Ta Thi Thanh Huyen*, Nguyen Thi Phuong Hoa
College of Economics and Business Administration – TNU
The article uses material, secondary data, descriptive statistical method, comparative method to
evaluate a comprehensive health care activities in the public health facilities under ThaiNguyen
province Health Department from human resources, infrastructure, engineering applications in the
medical, financial status, medical status. ..., to propose some solutions to enhance operations and
reduce the load for the clinics of the Department of Health ThaiNguyen.
Keywords: Medical Treatment, clinic, hospital beds, Department of Health in ThaiNguyen,
ThaiNguyen hospital
Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:04/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014
Phản biện khoa học: TS. Phạm Hồng Hải – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN
*
Tel:
107