Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khảo sát các biến cố bất lợi trên bệnh nhân ung thư vú điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.48 KB, 8 trang )

T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017

KHẢO SÁT CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI TRÊN BỆNH NHÂN
UNG THƯ VÚ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
Nguyễn Thành Hải*; Hoàng Thị Minh Thu*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát các biến cố bất lợi do thuốc (ADE) trong quá trình hóa trị liệu trên bệnh
nhân (BN) ung thư vú (UTV) điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và tiếp tục theo
dõi tại thời điểm ngoại trú. Đối tượng và phương pháp: BN UTV đang được quản lý điều trị hóa
chất tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ từ 1 - 8 - 2016 đến 31 - 12 - 2016. Kết quả: trung bình
1 đợt hóa trị liệu của 1 BN ghi nhận 8,2 ADE. Gặp nhiều nhất là rụng tóc và mệt mỏi (2 ADE).
Đa số ADE đều có tỷ lệ xảy ra cao hơn ở thời điểm ngoại trú (p < 0,05). Buồn nôn, giảm bạch
cầu và bạch cầu trung tính (BCTT) gặp nhiều hơn ở các chu kỳ điều trị 1 - 4 (p < 0,05). Kết
luận: đã khảo sát được ADE trên BN UTV hóa trị liệu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Việc
giám sát chặt chẽ các ADE này giúp bác sỹ xây dựng chiến lược quản lý ADE, đồng thời lựa
chọn phương pháp điều trị thay thế phù hợp cho BN.
* Từ khóa: Ung thư vú; Biến cố bất lợi liên quan đến thuốc; Phác đồ trị liệu; Điều trị hoá chất.

Survey of Adverse Drug Events on Breast Cancer Patients Treated
by Chemotherapy at Phutho General Hospital
Summary
Objectives: To survey adverse drug events (ADEs) on breast cancer patients treated by
chemotherapy at Phutho General Hospital. Subjects and methods: Breast cancer patients were
st
st
treated by chemotherapy at Phutho General Hospital from August 1 2016 to December 31
2016. Results: Each patient on average had 8.2 ADE/cycle. Alopecia and fatigue were the two
most common ADEs. Most of ADEs were more frequently in outpatients than in inpatients
(p < 0.05). Nausea, a decrease in white blood cell and neutrophil count were more common in
cycles 1 - 4 (p < 0.05). Conclusion: ADEs in breast cancer patients treated by chemotherapy at


Phutho General Hospital were evaluated. Monitoring ADEs in these patients would help
doctors develop strategies for ADEs management, as well as choose proper replacement
regimens for patients.
* Keywords: Breast cancer; Adverse drug events; Regimen; Chemotherapy.
* Trường Đại học Dược Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thành Hải ()
Ngày nhận bài: 14/04/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/06/2017
Ngày bài báo được đăng: 18/07/2017

134


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vai trò của hóa trị liệu trong cải thiện tỷ
lệ sống của BN UTV đã được chứng minh
trong nhiều nghiên cứu [3], tuy nhiên hóa
trị liệu cũng được biết đến với ADE.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ADE là một
trong những yếu tố lớn nhất gây biến
chứng trên BN nội trú, ngoại trú [2]. Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là bệnh viện
hạng I trực thuộc Bộ Y tế. Trong điều kiện
hiện nay của bệnh viện, việc theo dõi và
giám sát ADE trên BN ung thư nói chung
cũng như UTV nói riêng chưa thực sự
được coi trọng, dược sỹ lâm sàng của
bệnh viện hầu như chưa có vai trò tham
gia vào công tác này. Do đó, nghiên cứu
này được thực hiện nhằm hỗ trợ công tác

hoạt động dược lâm sàng trong theo dõi,
phân tích các biến cố bất lợi của hóa trị
liệu trên BN UTV điều trị tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Phú Thọ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
BN UTV điều trị hóa chất tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Phú Thọ từ 01 - 8 - 2016
đến 31 - 12 - 2016.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Được chẩn đoán xác định là UTV, có
các đợt truyền hóa chất tại bệnh viện.
- Đồng ý tham gia phỏng vấn trực tiếp
và ghi nhận thông tin qua điện thoại.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Có điều trị tia xạ đồng thời.
- Mắc thêm ung thư thứ hai.

- Không điều trị đủ liệu trình do chuyển
phác đồ khác, bỏ điều trị, tử vong (trừ
trường hợp chuyển phác đồ khác, ngừng
điều trị hoặc tử vong do ADE của hóa
chất điều trị).
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: thuần tập tiến
cứu.
* Quy trình ghi nhận ADE: trong thời
gian nội trú, BN được khám lâm sàng,
làm các xét nghiệm cận lâm sàng và

phỏng vấn trực tiếp hàng ngày. Trước khi
xuất viện, BN được cung cấp số điện
thoại của dược sỹ để chủ động thông báo
với dược sỹ nếu có vấn đề bất thường về
sức khỏe. Dược sỹ gọi điện phỏng vấn
BN vào ngày thứ 3 và thứ 7 sau khi BN
xuất viện. Tất cả ADE thu được qua
phỏng vấn và do BN chủ động thông báo
đều được ghi nhận. ADE cận lâm sàng
của lần xét nghiệm trước mỗi đợt truyền
hóa chất được tính là ADE của đợt điều
trị trước đó (trừ BN điều trị ở chu kỳ 1).
* Tiêu chuẩn đánh giá mức độ độc tính
ADE: mức độ độc tính của mỗi ADE được
đánh giá theo bảng phân loại độc tính
chống ung thư (Common Terminology
Criteria for Adverse Events - CTCAE
phiên bản 4.03) của Viện Ung thư Quốc
gia Hoa Kỳ [4].
* Thống kê: các số liệu được phân tích
trên phần mềm thống kê SPSS 23.0. Sử
dụng kiểm định McNemar cho so sánh tỷ
lệ giữa 2 thời điểm đo lường, khác biệt có
ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
135


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm của BN trong mẫu nghiên cứu.

Bảng 1: Đặc điểm chung của BN trong mẫu nghiên cứu.
Đặc điểm chung

Kết quả

Tuổi (năm), n (%)
< 45

12 (20,4%)

45 - 55

30 (50,8%)

> 55

17 (28,8%)

TB ± SD (min - max)

50,8 ± 10,1 (26 - 76)

Giới tính, n (%)
Nữ

59 (100,0%)

Tình trạng di căn, n (%)
Không


51 (86,4%)

Có (phổi, gan, xương, não)

8 (13,6%)

Giai đoạn bệnh, n (%)
I

3 (5,1%)

II

20 (33,9%)

III

22 (37,3%)

IV

14 (23,7%)

59 BN nữ được theo dõi, độ tuổi trung bình 50,8 ± 10,1. BN từ 45 - 55 tuổi chiếm tỷ
lệ cao nhất (50,8%). Các BN ở giai đoạn III, IV chiếm tỷ lệ rất cao (61,0%), trong đó
8 BN (13,6%) đã có di căn.
2. Tỷ lệ chung về ADE được ghi nhận trong quá trình hóa trị liệu.
Qua theo dõi 236 đợt hóa trị liệu của 59 BN UTV, ADE có tỷ lệ gặp nhiều nhất trên
BN và trong các đợt hóa trị liệu.
Bảng 2: ADE gặp nhiều nhất trên BN và trong các đợt hóa trị liệu.

Số BN
gặp ADE (%) (n = 59)

Số đợt điều trị gặp ADE
(%) (n = 236)

Rụng tóc

58 (98,3)

217 (91,9)

Mệt mỏi

49 (83,1)

191 (80,9)

Sạm da

40 (67,8)

153 (64,8)

Thiếu máu

49 (83,1)

153 (64,8)


Đen móng

38 (64,4)

135 (57,2)

Buồn nôn

37 (62,7)

115 (48,7)

ADE

136


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
Dị cảm

35 (59,3)

106 (44,9)

Đau nhức xương khớp

30 (50,8)

85 (36,0)


ALAT tăng

38 (64,4)

85 (36,0)

Đau đầu

24 (40,7)

58 (24,6)

Nôn

20 (33,9)

57 (24,2)

Giảm bạch cầu trung tính

22 (37,3)

57 (24,2)

Giảm bạch cầu

16 (27,1)

51 (21,6)


100% BN đều gặp ADE trong quá trình hóa trị liệu, trung bình 1 đợt truyền của 1 BN
xảy ra 8,2 ADE. Rụng tóc và mệt mỏi phổ biến nhất (2 ADE).
3. Mức độ độc tính của ADE.
Dựa trên phân loại CTCAE 4.03, độc tính của ADE được đánh giá theo mức độ
tăng dần từ 1 - 4. Tỷ lệ các mức độ độc tính được trình bày ở hình 1. Mức độ độc tính
của ADE gặp nhiều nhất trình bày trong bảng 3.

Hình 1: Tỷ lệ mức độ độc tính ghi nhận được.
Bảng 3: Mức độ độc tính của ADE gặp nhiều nhất.
ADE

Số ADE ghi nhận được trong các đợt điều trị (%) (n = 236)
Độ 1

Độ 2

Độ 3

Độ 4

Rụng tóc

30 (12,7)

187 (79,2)

-

-


Mệt mỏi

44 (18,6)

144 (61,0)

3 (1,3)

-

Sạm da

76 (32,2)

77 (32,6)

-

-

Thiếu máu

137 (58,1)

16 (6,8)

-

-


Đen móng

79 (33,5)

56 (23,7)

-

-

137


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
Buồn nôn

54 (22,9)

61 (25,8)

-

-

Dị cảm

35 (14,8)

66 (28,0)


5 (2,1)

-

Đau nhức xương khớp

15 (6,4)

67 (28,4)

3 (1,3)

-

ALAT tăng

78 (33,1)

7 (3,0)

-

-

Đau đầu

41 (17,4)

16 (6,8)


1 (0,4)

-

Nôn

30 (12,7)

26 (11,0)

1 (0,4)

-

Giảm bạch cầu trung tính

24 (10,2)

24 (10,2)

9 (3,8)

-

Giảm bạch cầu

39 (16,5)

8 (3,4)


4 (1,7)

-

Các ADE ghi nhận được chủ yếu có độc tính độ 1 và độ 2 (lần lượt là 50,3% và
48,2%). ADE độ 3 chiếm tỷ lệ rất nhỏ (1,5%), chủ yếu là ADE trên hệ tạo máu (giảm
bạch cầu và bạch cầu trung tính) và không ghi nhận ADE nào có độc tính độ 4, cũng
như không có trường hợp nào tử vong do ADE.
4. Tỷ lệ ADE ghi nhận theo từng thời điểm.
Các xét nghiệm cận lâm sàng chỉ được làm trong thời gian nội trú. Vì vậy, việc phân
tích ADE theo thời điểm được thể hiện qua các biến cố lâm sàng. Tỷ lệ của các ADE
gặp nhiều nhất giữa 2 thời điểm nội trú và ngoại trú.
Bảng 4: Tỷ lệ xảy ra ADE gặp nhiều nhất theo từng thời điểm.
ADE

Số ADE ghi nhận được (%) (n = 236)

p

Nội trú

Ngoại trú

Rụng tóc*

186 (78,8)

205 (86,9)

< 0,05


Mệt mỏi*

115 (48,7)

176 (74,6)

< 0,001

Sạm da*

127 (53,8)

176 (74,6)

< 0,001

Đen móng

119 (50,4)

123 (52,1)

> 0,05

Buồn nôn

74 (31,4)

77 (32,6)


> 0,05

Dị cảm*

39 (16,5)

101 (42,8)

< 0,001

Đau nhức xương khớp*

23 (9,7)

76 (32,2)

< 0,001

Đau đầu*

13 (5,5)

56 (23,7)

< 0,001

Nôn

34 (14,4)


46 (19,5)

> 0,05

(*: Các ADE có p < 0,05)
Phần lớn các biến cố gặp ở ngoại trú cao hơn so với thời điểm nội trú (p < 0,05).
Không có sự khác biệt về tỷ lệ xảy ra biến cố buồn nôn, nôn và đen móng giữa 2 thời
điểm nội trú và ngoại trú (p > 0,05).
138


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
5. Tỷ lệ ADE theo chu kỳ điều trị.
Nhóm nghiên cứu phân tích tỷ lệ ADE trên 2 nhóm đợt điều trị: chu kỳ 1 - 4 và chu
kỳ 5 - 8. Tỷ lệ ADE gặp nhiều nhất giữa 2 nhóm đợt điều trị được trình bày trong bảng 5.
Bảng 5: Tỷ lệ xảy ra ADE gặp nhiều nhất theo chu kỳ điều trị.
ADE

Số ADE ghi nhận được (%)

p

Đợt 1 - 4 (n = 147)

Đợt 5 - 8 (n = 89)

Rụng tóc

132 (89,8)


85 (95,6)

> 0,05

Mệt mỏi

123 (83,7)

68 (76,4)

> 0,05

Sạm da*

108 (73,5)

79 (88,8)

< 0,05

Thiếu máu

102 (69,4)

51 (57,3)

> 0,05

Đen móng*


68 (46,2)

67 (75,3)

< 0,001

Buồn nôn*

79 (53,7)

36 (40,4)

< 0,05

Dị cảm*

55 (37,4)

51 (57,3)

< 0,05

Đau nhức xương khớp

49 (33,3)

36 (40,4)

> 0,05


ALAT tăng

48 (32,7)

37 (41,6)

> 0,05

Đau đầu

34 (14,4)

24 (21,9)

> 0,05

Nôn

35 (23,8)

22 (24,7)

> 0,05

Giảm bạch cầu trung tính*

48 (32,7)

9 (10,1)


< 0,001

Giảm bạch cầu*

42 (28,6)

9 (10,1)

< 0,001

(*: Các ADE có p < 0,05)
Một số biến cố: sạm da, đen móng, dị cảm xảy ra ở các chu kỳ điều trị sau cao hơn
chu kỳ điều trị trước (p < 0,05).
Trong khi đó, các biến cố buồn nôn, giảm bạch cầu và bạch cầu trung tính gặp
nhiều hơn ở các chu kỳ điều trị trước (p < 0,05).
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm BN trong nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ
tuổi trung bình của BN là 50,8, trẻ hơn so
với độ tuổi mắc trung bình trên thế giới
(62 tuổi) [7]. Phần lớn BN đều ở giai đoạn
muộn (61,0% ở giai đoạn III, IV), trong đó
13,6% BN đã có di căn. Điều này cho
thấy người dân chưa có thói quen chủ
động đi khám sàng lọc để phát hiện sớm
ung thư.

2. Tình hình gặp ADE của BN trong
quá trình hóa trị liệu.

Mặc dù 100% BN đều gặp ADE trong
quá trình điều trị và tỷ lệ ADE xuất hiện
trong 1 đợt điều trị của 1 BN khá cao (8,2
ADE/BN), tuy nhiên chủ yếu ghi nhận
ADE đều ở độ 1 và 2 (98,5%). ADE độ 3
chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (1,5%), nhưng gần
50% là biến cố giảm bạch cầu và bạch
cầu trung tính. Thông thường, tình trạng
hạ bạch cầu bắt đầu sau 5 - 7 ngày kể từ
139


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017
lúc truyền hóa chất, đạt giới hạn thấp
nhất trong vòng 2 tuần sau trị liệu và hồi
phục trở lại vào tuần thứ 3 [1]. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, các xét nghiệm
cận lâm sàng được thực hiện ở thời điểm
sau 3 tuần kể từ lúc truyền, ngay trước
đợt truyền hóa chất tiếp theo của BN. Vì
vậy, mức độ độc tính của ADE hạ bạch
cầu và bạch cầu trung tính thực tế có thể
còn trầm trọng hơn so với số liệu mà
chúng tôi thu được.
Qua giám sát 236 đợt truyền, chúng tôi
nhận thấy có sự khác nhau về tỷ lệ xuất
hiện biến cố giữa 2 thời điểm nội và ngoại
trú. Các biến cố lâm sàng hầu hết đều
xuất hiện ở ngoại trú nhiều hơn (p < 0,05),
do tác dụng phụ chủ yếu xảy ra sau khi

truyền hóa chất ít nhất 24 giờ [6]. Riêng
nôn và buồn nôn là 2 biến cố xuất hiện
sớm, sau truyền một vài giờ, trầm trọng
nhất trong vòng 2 ngày đầu và hết nhanh
sau 1 hoặc 2 ngày tiếp theo [6]. Tuy
nhiên, hiện nay các BN đều được dự
phòng chống nôn đầy đủ trước mỗi đợt
truyền. Do đó, tỷ lệ xảy ra biến cố buồn
nôn, nôn nội trú giảm đi, không có sự
khác biệt so với tỷ lệ buồn nôn, nôn ngoại
trú (p > 0,05).
Khi phân tích các ADE theo chu kỳ
điều trị, chúng tôi nhận thấy phần lớn các
biến cố xuất hiện không khác biệt giữa
các chu kỳ 1 - 4 và chu kỳ 5 - 8. Dị cảm là
biến cố có xu hướng gặp ở những chu kỳ
sau nhiều hơn (p < 0,05). Điều này có thể
giải thích, do độc tính trên thần kinh ngoại
biên của hóa chất điều trị ung thư là độc
tính phụ thuộc liều, tích lũy dần và xuất
140

hiện sau 2 - 3 đợt truyền [6]. Vì vậy, mức
độ dị cảm của BN càng về cuối càng
nặng, thậm chí tê bì toàn bộ đầu ngón
chân và ngón tay, đi lại có cảm giác
không vững vàng.
Trong khi đó, buồn nôn, hạ bạch cầu
và bạch cầu trung tính lại có nguy cơ mắc
ở những chu kỳ 1 - 4, cao hơn chu kỳ 5 - 8

(p < 0,05). Sự khác biệt này có thể do ảnh
hưởng của phác đồ sử dụng, như 4AC-4P,
3FEC-3T, hóa chất sử dụng ở những chu
kỳ đầu và chu kỳ cuối khác. Cụ thể, theo
NCCN, doxorubicin liều ≤ 60 mg/m2 và
cyclophosphamid liều < 1.500 mg/m2 gây
nôn và buồn nôn ở mức độ trung bình (30
- 90%), trong khi paclitaxel, docetaxel chỉ
gây nôn và buồn nôn ở mức độ nhẹ (10 30%) [5]. Do đó, 4 chu kỳ sau của phác
đồ 4AC-4P và 3 chu kỳ sau của phác đồ
3FEC-3T, BN rất ít gặp các ADE này.
Ngoài ra, tỷ lệ xảy ra độc tính giảm bạch
cầu và bạch cầu trung tính ở các chu kỳ
1 - 4 cao hơn rõ rệt các chu kỳ 5 - 8
(28,6% và 10,1%, 32,7% và 10,1%), đây
là một vấn đề mà các bác sỹ cần lưu tâm
trong quá trình giám sát ADE trên BN.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã ghi nhận trung bình 8,2
ADE/BN/đợt điều trị. Rụng tóc và mệt mỏi
là 2 ADE xuất hiện nhiều nhất. Đa phần
các ADE đều xảy ra ở mức độ độc tính 1, 2
và cao hơn ở thời điểm ngoại trú (p < 0,05).
Sạm da, đen móng, dị cảm hay xảy ra ở
các chu kỳ điều trị 5 - 8 (p < 0,05), trong
khi buồn nôn, giảm bạch cầu và bạch cầu
trung tính gặp nhiều hơn ở các chu kỳ


T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2017

điều trị 1 - 4 (p < 0,05). Kết quả nghiên
cứu thu được là cơ sở cho sự phối hợp
của bác sỹ và dược sỹ trong việc chủ
động dự phòng và theo dõi các ADE xảy
ra trên BN theo từng chu kỳ điều trị và
từng thời điểm nội trú hay ngoại trú.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

incidence among medicare
Washington, DC. 2010.

beneficiaries,

3. Henderson I. Craig. Chemotherapy of
breast cancer: A General Overview. Cancer,
1983, 51, pp. 2553-2559.
4. National Cancer Institute, Services U.S.
Department of Health and Human. Common
Terminology Criteria for Adverse Events
(CTCAE). 2010, v4.03.

1. Freifeld A.G, J. Bow E, A.Sepkowitz K.
Clinical practice guideline for the use of
antimicrobial agents in neutropenic patients
with cancer: 2010 update by the infectious
diseases society of America. Clin Infect Dis.
2011, 52 (4), pp.e56-93.

5. National Comprehensive Cancer Network.
NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology:

Antiemesis - Version 1. 2017.

2. Department of Health and Human
Services Office of Inspector General U.S.
(OIG). Adverse events in hospitals: National

7. National Cancer Institute. SEER Stat
Fact Sheets: Female Breast Cancer, http://seer.
cancer.gov/statfacts/html/breast.html. 2016.

6. Terry Priestman. Cancer chemotherapy
in clinical practice. Springer-Verlag London
Limited. London. 2008.

141



×