Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá nồng độ cf ADN-EBV trong huyết tương trước xạ trị và mối tương quan với các thể mô bệnh học và giai đoạn bệnh ung thư vòm mũi họng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.02 KB, 7 trang )

T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018

ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ CF ADN-EBV TRONG HUYẾT TƢƠNG
TRƢỚC XẠ TRỊ VÀ MỐI TƢƠNG QUAN VỚI CÁC THỂ
MÔ BỆNH HỌC VÀ GIAI ĐOẠN BỆNH UNG THƢ V M M I HỌNG
Đỗ Trâm Anh1; Nghiêm Đức Thuận1; Hồ Hữu Thọ2
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá nồng độ cell-free ADN EBV trong huyết tương trước xạ trị và mối tương
quan với các thể mô bệnh học và giai đoạn bệnh ung thư vòm mũi họng. Đối tượng và phương pháp:
bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư vòm mũi họng giai đoạn I - IV, có chẩn đoán mô
bệnh học được lựa chọn vào nhóm nghiên cứu; sử dụng quy trình realtime PCR xét nghiệm
cell-free ADN-EBV trong máu ngoại vi với độ nhạy cao, với ngưỡng phát hiện 25 copies/ml
huyết tương. Kết quả: 50 bệnh nhân được làm xét nghiệm định lượng nồng độ cell-free ADN-EBV
trong huyết tương trước xạ trị: 49 bệnh nhân (98%) dương tính, nồng độ cell-free ADN-EBV
4
5
trung bình 1,14 x 10 (0 - 1,4 x 10 ) copies/ml. Mối tương quan giữa nồng độ cell-free ADN-EBV
huyết tương với chẩn đoán TNMs: giai đoạn bệnh càng muộn hay di căn hạch cổ càng nhiều,
nồng độ cell-free ADN-EBV trong huyết tương càng cao, sự tương quan này có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: nồng độ cell-free ADN-EBV huyết tương có mối liên quan với tình trạng di căn hạch cổ,
giai đoạn và thể mô bệnh học của bệnh nhân ung thư vòm mũi họng.
* Từ khoá: Ung thư vòm mũi họng; Cell-free ADN-EBV; Mô bệnh học; Giai đoạn bệnh.

Evaluation of cf DNA-EBV Levels in Plasma before Radiotherapy
and the Correlation with Histopathology, Disease Stage of
Nasopharyngeal Carcinoma
Summary
Objectives: To investigate serum cf DNA-EBV levels in plasma before radiotherapy and the
correlation with histopathology, disease stage of nasopharyngeal carcinoma patients. Subjects
and methods: Diagnosis of nasopharyngeal carcinoma was confirmed by histopathology of
nasopharyngeal biop sies; cf DNA-EBV in peripheral blood was detected using a sensitive technique


of realtime PCR with the detection limit of 25 copies/mL of plasma. Results: 50 patients were
tested cf DNA-EBV serum level plasma before radiotherapy, 49 patients (98%) were positive and

1. Bệnh viện Quân y 103
2. Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Trâm Anh ()
Ngày nhận bài: 10/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/09/2018
Ngày bài báo được đăng: 02/10/2018

102


t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018
4

5

had 1.14 x 10 (0 - 1.4 x 10 ) copies/mL DNA-EBV average serum. The correlation between the
plasma cf DNA-EBV level and TNMs diagnosis: The rate of patients with high DNA-EBV positive
levels was positively correlated with the higher disease stages with metastatic lymphadenopathy,
and the correlation was statistically significant with p < 0.05. Conclusion: Plasma cf DNA-EBV
level is correlated with node metastases, disease stages, and histopathology of nasopharyngeal
carcinoma patients.
* Keywords: Nasopharyngeal carcinoma; cf DNA-EBV; Histopathology; Disease stage.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vòm mũi họng (UTVMH) là
bệnh ác tính xuất phát từ lớp biểu mô phủ
vùng vòm họng, đây là một trong những
loại ung thư phổ biến hay gặp ở Việt Nam

và các nước Đông Nam Á [6]. Bệnh đứng
hàng đầu trong các bệnh ung thư vùng
đầu mặt cổ và là một trong 5 loại ung thư
phổ biến nhất ở nước ta. Trên thế giới,
hàng năm có khoảng 80.000 trường hợp
mới mắc. Phía nam Trung Quốc, tỷ lệ mắc
cao (25 trường hợp/100.000 dân/năm),
trong khi ở Mỹ và châu Âu tỷ lệ này thấp
hơn (0,5 - 2/100.000 dân [7]. Tỷ lệ mắc
bệnh UTVMH cao ở nam giới, độ tuổi từ
40 - 60, UTVMH có liên quan đến nhiều
yếu tố như địa lý, chủng tộc, thói quen
sinh hoạt và đặc biệt là vai trò sinh bệnh
học của Epstein Barr Virus (EBV) trong
UTVMH [1]. Việc sử dụng các xét nghiệm
phát hiện kháng thể chống lại EBV để
chẩn đoán sớm và sàng lọc bệnh UTVMH
đã tiến hành ở một vài khu vực. Tuy nhiên,
các xét nghiệm thường âm tính ở thể ung
thư biểu mô tế bào vảy của UTVMH và
các bệnh ung thư đầu cổ khác. Vì vậy,
EBV là một dấu ấn sinh học để chẩn đoán
sớm bệnh. Ở Việt Nam đã có một số
nghiên cứu về xuất hiện EBV trong mô
sinh thiết khối UTVMH, tuy nhiên chưa

có nghiên cứu nào cụ thể về nồng độ
cell-free ADN-EBV (cf ADN-EBV) trong
huyết tương bệnh nhân (BN) UTVMH với
các thể mô bệnh học, giai đoạn bệnh và

biến đổi nồng độ này trong quá trình xạ
trị. Với mục đích góp phần đưa xét nghiệm
định lượng nồng độ cf ADN-EBV vào
chẩn đoán sớm, điều trị và tiên lượng
bệnh UTVMH tại Việt Nam, nghiên cứu
được thực hiện với mục tiêu: Đánh giá
nồng độ cf ADN-EBV trước xạ trị và mối
liên quan với các thể mô bệnh học và giai
đoạn bệnh UTVMH, từ đó giúp tiên lượng,
đánh giá kết quả điều trị bệnh UTVMH.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
BN được chẩn đoán UTVMH và điều trị
tại Trung tâm Y học Hạt nhân, Bệnh viện K
Trung ương từ tháng 1 - 2017 đến 1 - 2018.
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN:
- Được chẩn đoán xác định UTVMH
bằng mô bệnh học.
- Chưa được điều trị.
- Có đầy đủ hồ sơ bệnh án.
- BN đồng ý hợp tác nghiên cứu.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu mô tả từng trường
hợp có can thiệp.
103


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018


* Khám lâm sàng và cận lâm sàng:
- Hỏi bệnh:
+ Khai thác tiền sử bản thân BN và gia
đình liên quan đến ung thư, lý do vào viện.
+ Dựa vào các triệu chứng cơ năng:
ngạt mũi, khịt khạc nhày lẫn máu, xì ra nhày
lẫn máu, ù tai, đau nửa đầu, nghe kém,
viêm tai giữa thanh dịch, liệt dây thần kinh
sọ não.
- Thăm khám: sau khi lập bệnh án và
khai thác các triệu chứng cơ năng, đánh
giá các triệu chứng thực thể, nội soi tai
mũi họng cho thấy:
+ Vị trí khối u: thành sau trên, thành bên,
thành dưới.
+ Kích thước khối u.

nhạy cao đã được chúng tôi thiết lập và
mô tả chi tiết trong công bố gần đây [12],
bao gồm các bước sau:
- Chuẩn bị mẫu máu: mẫu máu tĩnh
mạch ngoại vi với thể tích 5 ml/lần lấy vào
ống chứa chất chống đông K2 EDTA.
- Trong vòng 6 giờ sau lấy, vận chuyển
mẫu máu đến labo, tách huyết tương
bằng ly tâm 1.500 g trong 10 phút và
chuyển sang tuýp nhựa polypropylen.
- Tách chiết ADN-EBV từ huyết tương
theo quy trình: tách chiết ADN huyết
tương bằng bộ kít Anapure DNA/RNA

Viral Mini với quy trình cải tiến, đồng thời
bổ sung lượng Viral Lysis buffer và
Proteinase K.

+ Hình ảnh đại thể: sùi, loét, thâm nhiễm,
hoại tử chảy máu.

- Đánh giá kỹ thuật realtime PCR tối
ưu trên bộ panel mẫu chuẩn quốc tế.

+ Lan tràn khối u: mũi xoang, họng
miệng, nền sọ, hố chân bướm hàm.

Độ nhạy của kỹ thuật realtime PCR tối
ưu phát hiện cf ADN-EBV đánh giá chất
lượng trên bộ panel mẫu chuẩn của
Đại học Hồng Kông, kết quả thu được từ
kỹ thuật realtime PCR tối ưu có độ đặc
hiệu cao (chứng âm không cho tín hiệu
khuếch đại) và có khả năng phát hiện
mẫu ADN của EBV có nồng độ thấp nhất
trong bộ panel mẫu chuẩn quốc tế. Kết quả
xét nghiệm với 10 lần lặp lại cho thấy
ngưỡng phát hiện của kỹ thuật realtime PCR
tối ưu là 25 copies/ml huyết tương [12].

+ Khám hạch cổ: vị trí, kích thước, mật
độ, màu sắc da.
+ Sinh thiết khối u chẩn đoán mô
bệnh học.

+ Chẩn đoán tế bào học nếu có hạch cổ.
+ Chẩn đoán hình ảnh: MRI, CT-scanner
đầu mặt cổ, PET/CT.
+ Chẩn đoán giai đoạn TNM theo phân
loại AJCC (2010) của WHO.
+ Kết quả xét nghiệm ADN-EBV trong
huyết tương trước điều trị.
* Định lượng nồng độ cf ADN-EBV
huyết tương:
Xác định nồng độ cf ADN-EBV huyết
tương bằng kỹ thuật realtime PCR với độ
104

* Xử lý số liệu:
Số liệu xử lý bằng phần mềm SPSS
20.0, so sánh các đại lượng định tính
bằng thuật toán 2, khảo sát khác biệt về
giá trị trung bình bằng kiểm định Mann Whitney.


t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Chẩn đoán giai đoạn theo TNM (AJCC, 2010).
Chẩn đoán TNMs

Theo kích thước hạch (N)

Theo kích thước khối u (T)

Theo di căn xa (M)


Chẩn đoán TNMs

(n = 50)

%

No, Nx

16

32

N1

15

30

N2

16

32

N3

3

6


T1

16

32

T2

16

32

T3

3

6

T4

15

30

M0

48

96


M1

2

4

I

6

12

II

15

30

III

11

22

IV

18

36


Đánh giá theo khối u nguyên phát, đa số BN thuộc giai đoạn T1, T2 và T4. Đánh giá
theo hạch vùng, đa số BN thuộc giai đoạn N1, N0, N2. Đánh giá theo di căn xa, đa số
BN thuộc giai đoạn M0. Đánh giá theo giai đoạn: gặp nhiều ở giai đoạn IV (36%) và giai
đoạn II (30%) theo chẩn đoán TNM.
* Chẩn đoán mô bệnh học khối u nguyên phát vòm mũi họng:
Týp I (ung thư biểu mô dạng biểu bì sừng hóa): 1 BN (2%); týp II (ung thư biểu mô dạng
biểu bì không sừng hóa): 2 BN (4%); týp III (ung thư biểu mô không biệt hóa): 47 BN (94%).
* Nồng độ cf ADN-EBV trong huyết tương: âm tính: 1 BN (2%); dương tính: 49 BN (98%);
số bản copies trung bình: 1,14 x 104.
Bảng 2: Mối tương quan giữa nồng độ cf AND-EBV huyết tương với chẩn đoán T và
chẩn đoán N.
< 25 copies/ml

Chẩn đoán TNMs

Theo kích thước u (T)

Theo kích thước hạch (N)

≥ 25 copies/ml

Tổng

n

%

n


%

T1

2

12,5

14

87,5

16

T2

3

18,8

13

81,2

16

T3

0


0

3

100

3

T4

0

0

15

100

15

Nx, N0

5

38,5

8

61,5


13

N1

0

0

15

100

15

N2

0

0

16

100

16

N3

0


0

3

100

3

p

0,324

0,003

105


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018

- Mối tương quan giữa nồng độ cf ADN-EBV với giai đoạn T: giai đoạn T1 và T2 có
nồng độ ≥ 25 copies/ml là 87,5% và 81,2%; giai đoạn T3 và T4 đều ≥ 25 copies/ml
(100%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.
- Mối tương quan giữa nồng độ cf ADN-EBV với giai đoạn N: giai đoạn N1, N2, N3
đều ≥ 25 copies/ml (100%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.
Bảng 3: Mối tương quan giữa nồng độ cf ADN-EBV huyết tương với giai đoạn bệnh.
Nồng độ ADN-EBV
huyết tƣơng

Giai đoạn I


Giai đoạn II

Giai đoạn III

Giai đoạn IV

< 25 copies/ml

2

3

0

0

≥ 25 copies/ml

4

12

11

18

1048

3985


19554

16102

(13 - 5.990)

(0 - 39.000)

(119 - 114.000)

(156 - 140.000)

p

0,036

Nồng độ trung bình

Trước điều trị, 100% BN UTVMH giai đoạn III - IV có nồng độ cf ADN-EBV huyết
tương ≥ 25 copies/ml. Nồng độ trung bình có sự khác biệt rõ rệt, tăng cao ở giai
đoạn III, IV so với giai đoạn I, II. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 4: Mối tương quan giữa nồng độ cf ADN-EBV huyết tương với mô bệnh học.
Nồng độ ADN-EBV
huyết tƣơng

Týp 1

Týp 2

Týp 3


< 25 copies/ml

1

0

4

≥ 25 copies/ml

0

2

43

Nồng độ trung bình

22

798

12.115

(156 - 1.440)

(0 - 140.000)

p


0,009

Đa số mô bệnh học của BN UTVMH là ung thư biểu mô không biệt hoá (týp 3) với
nồng độ cf ADN-EBV huyết tương tăng cao ở thể mô bệnh học týp 2, týp 3. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
BÀN LUẬN
Mối liên quan giữa EBV và UTVMH
được chứng minh qua các phản ứng
huyết thanh miễn dịch, qua phản ứng
PCR phát hiện sự hiện diện của EBV
trong máu, nước bọt và trong mô sinh
thiết khối u của BN UTVMH. Năm 1998,
Mutirangura và CS đã phát hiện cf ADN-EBV
106

lưu hành trong máu ngoại vi của BN
UTVMH [8] mà không xuất hiện ở 82 đối
tượng trong nhóm chứng khỏe mạnh,
mặc dù có tới 95% người trong nhóm
chứng khỏe mạnh đã từng bị nhiễm EBV.
Như vậy, EBV thâm nhiễm vào tế bào
lympho B ở thể tiềm ẩn, có thể không giải
phóng cf ADN-EBV tự do ra huyết tương,
vì thế không gây hiện tượng dương tính giả.


t¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018
Phát hiện này là một bước đột phá quan
trọng cho thấy cf ADN-EBV trong huyết

tương là dấu ấn rất đặc hiệu của UTVMH.
Tuy nhiên, tại Việt Nam kỹ thuật định
lượng cf ADN-EBV có độ nhạy còn thấp,
với ngưỡng phát hiện 300 copies/ml huyết
tương, nên chỉ phát hiện được cf ADN-EBV
trong máu ngoại vi ở 64 - 68% BN UTVMH,
nghiên cứu của Nguyễn Huy Tần (2018)
là 74% [4].
Chúng tôi xác định nồng độ cf ADN-EBV
trong huyết tương ở 50 BN UTVMH bằng
kỹ thuật realtime PCR với độ nhạy cao,
ngưỡng phát hiện 25 copies/ml, kết quả
đã xác định được nồng độ dương tính 98%,
tỷ lệ âm tính trước điều trị 2%. Kết quả của
chúng tôi tương đương với nghiên cứu
của Lo và CS sử dụng phương pháp
realtime PCR để nâng cao độ nhạy phát
hiện cf ADN-EBV tự do lưu hành trong máu
ngoại vi và phát hiện được cf ADN-EBV ở
96% BN UTVMH [9]. Nồng độ cf ADN-EBV
có vai trò quan trọng trong chẩn đoán,
tiên lượng, đánh giá kết quả điều trị.
Về mối tương quan giữa nồng độ
cf ADN-EBV huyết tương và giai đoạn
bệnh theo phân loại TNM (AJCC 2010)
cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê. Ở giai đoạn III, IV: 100% BN
có nồng độ cf ADN-EBV huyết tương
≥ 25 copies/ml, cao hơn rõ rệt so với giai
đoạn I, II. Khi đánh giá nồng độ so với

giai đoạn T, chúng tôi thấy không có sự
khác biệt nhiều giữa giai đoạn T1, T2 và
T3, T4. Như vậy, nồng độ cf ADN-EBV
không bị biến đổi nhiều bởi kích thước
khối u. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào
công bố cụ thể về vấn đề này. Ngược lại,

đối với giai đoạn N, càng nhiều di căn hạch
cổ, tỷ lệ ADN-EBV dương tính càng cao.
UTVMH là bệnh đáp ứng tốt với điều
trị nhưng thường áp dụng điều trị đặc thù
đa mô thức [2], đối với giai đoạn I (T1N0M0),
xạ trị đơn thuần có thời gian sống thêm
5 năm > 90%; giai đoạn II (T2N0M0) đáp
ứng với xạ trị đơn thuần như giai đoạn I,
trong khi ở giai đoạn II (T1,2N1M0), nguy
cơ tái phát cao hơn, cần cân nhắc hóa xạ
trị đồng thời. Ở giai đoạn III, IV, thời gian
sống thêm 5 năm toàn bộ giảm xuống
75% và 58% [2, 8]. Chính vì vậy, việc xét
nghiệm nồng độ cf ADN-EBV có ý nghĩa
quan trọng trong phát hiện, sàng lọc sớm
và tiên lượng bệnh.
Về kết quả chẩn đoán mô bệnh học:
chúng tôi gặp cả ba loại theo phân nhóm
của WHO, trong đó thể mô bệnh học phổ
biến nhất là ung thư biểu mô không biệt
hóa týp 3 (94,0%). Kết quả này phù hợp
với nhiều tài liệu và nghiên cứu trong
nước cũng như nước ngoài trước đây:

Nguyễn Đình Phúc (92,5%), Nghiêm Đức
Thuận (88,89%), Tang M (96,1%) [3, 5, 11].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mối liên
quan giữa thể mô bệnh học và nồng độ
cf ADN-EBV huyết tương có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05.
KẾT LUẬN
50 BN được làm xét nghiệm định lượng
nồng độ cf ADN-EBV trong huyết tương
trước điều trị xạ trị, 49 BN (98%) cho kết
quả dương tính, nồng độ cf ADN-EBV
trung bình 1,14 x 104 copies/ml. Nồng độ
cf ADN-EBV huyết tương có tương quan
thuận với chẩn đoán giai đoạn TNMs:
107


T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè 8-2018

giai đoạn bệnh càng muộn hay di căn
hạch cổ càng nhiều, nồng độ cf ADN-EBV
trong huyết tương càng cao, sự tương
quan này có ý nghĩa thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hòa Bình. Nghiên cứu tình trạng suy
giảm đáp ứng miễn dịch tế bào ở bệnh nhân
ung thư vòm mũi họng trước điều trị. Tạp chí
Y học Việt Nam. 1993, 9, tr.5-9.
2. Lê Chính Đại. Nghiên cứu điều trị phối
hợp hóa-xạ trị và xạ trị đơn thuần bệnh ung

thư vòm mũi họng giai đoạn III, IV (Mo).
Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y
Hà Nội. 2007.
3. Nguyễn Đình Phúc. Nghiên cứu chẩn
đoán lâm sàng và gen virut Epstein-Barr trong
ung thư vòm mũi họng. Luận án Tiến sỹ Y học.
Trường Đại học Y Hà Nội. 2006.
4. Nguyễn Huy Tần. Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng
độ ADN-EBV huyết tương trong ung thư vòm
mũi họng. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại
học Y Hà Nội. 2018.
5. Nghiêm Đức Thuận. Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, mô bệnh học và hoạt tính gen
virut Epstein-Barr trong ung thư vòm mũi họng.
Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. Hà Nội.
2002.

108

6. Jemal A, Bray F, Center M.M et al.
Global cancer statistics. CA Cancer J Clin.
2011, 61 (2), pp.69-90.
7. Altun M, Fandi A, Dupuis O et al.
Undifferentiated nasopharyngeal cancer (UCNT):
Current diagnostic and therapeutic aspects.
J Radiat Oncol Biol Phys. 1995, 32 (3),
pp.859-877.
8. Mutirangura A et al. AND-EBV in serum of
patients with NPC. Clin Cannar Res. 1998,

4 (3), pp.665-659.
9. Lo Y.M et al. Quantitative analysis of
cell-free Epstein-Barr virus DNA in plasma of
patients with nasopharyngeal carcinoma.
Cancer Res. 1999, 59 (6), pp.1188-1191.
10. Al-Sarraf, M, LeBlanc, M, Giri P.G et al.
Chemoradiotherapy versus radiotherapy in
patients with advanced nasopharyngeal cancer:
Phase III randomized intergroup study 0099.
J Clin Oncol. 1998, 16, p.1310.
11. Tang M, Ou N, Li C et al. Expression
and prognostic significance of macrophage
inflammatory protein-3 alpha and cystatin A in
nasopharyngeal carcinoma. BioMed Res.
2015, 617143.
12. Ho Huu Tho et al. Establishment of
ultrasensitive PCR assay targeting cell-free
DNA-EBV for early detection of nasopharyngeal
carcinoma. Vietnam Journal of Science,
Technology and Engineering. 2017 [S.l.],
v. 59, n. 3, p.53-59, 2017, Sep. ISSN 2525-2461.



×