Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Gây mê tĩnh mạch bằng propofol truyền kiểm soát nồng độ đích kết hợp với fentanyl tiêm tĩnh mạch dưới chỉ dẫn của điện não đồ số hóa trong chọc hút noãn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.46 KB, 6 trang )

TP CH Y - DC HC QUN S S 2-2014 - KT QU NGHIấN CU CHNG TRèNH KHCN KC.10/11-15

GY Mấ TNH MCH BNG PROPOFOL TRUYN KIM SOT
NNG CH KT HP VI FENTANYL TIấM TNH MCH
DI CH DN CA IN NO S HểA
TRONG CHC HT NON
Hong Vn Bỏch*; Nguyn Vn Minh*
TểM TT
Nghiờn cu trờn 66 bnh nhõn (BN) n tui t 21 - 45 di gõy mờ tnh mch (TM) bng
propofol truyn kim soỏt nng ớch (Target Controlled Infusion: TCI) kt hp vi tiờm fentanyl
TM chc hỳt noón lm th tinh trong ng nghim. Theo dừi v iu chnh mờ theo thang im
lõm sng PRST (Blood Pressure, Heart Rate, Sweat, and Tear) v theo in nóo s húa (Entropy).
Kt qu: xỏc nh c nng ớch (Effect Site Concentration: Ce) ca propofol phự hp vi kớch
thớch au ca th thut, mờ nhanh, tnh nhanh, kim soỏt c tim mch, hụ hp. Tuy nhiờn, xut
hin mt s c ng nhng khụng nh hng n th thut. m ớch ca propofol phự hp
trong th thut 3,5 àg/ml.
* T khoỏ: Truyn kim soỏt nng ớch; Propofol; Fentanyl; Chc hỳt noón.

INTRAVENOUS ANESTHESIA WITH Target Controlled
Infusion OF PROPOFOL COMBINED WITH FENTANYL
INFECTION IN THE GUIDELINE OF ENTROPY
FOR OCCYTE RETRIEVAL
SUMMARY
The study was carried on 66 women, aging from 21 to 45, who were given TCI anesthesia with
propofol and fentanyl for the oocyte retrieval in IVF procedure. Anesthetic degrees were monitored
with PRST and Entropy in order to find out the suitable effect site concentrations of propofol in every
step of the procedure, which was 3.5 àg/ml in stable clinical situations.
* Key words: Target-controlled infusion; Propofol; Fentanil; Oocyte retrieval.

T VN
Chc hỳt noón th tinh trong ng


nghim c thc hin qua kim chc dũ
gn trờn u dũ siờu õm qua ng õm o.
õy l mt th thut gõy au do kim chc
qua thnh õm o, chc bung trng v do

ỏp lc hỳt trong quỏ trỡnh ly noón. Vỡ vy,
th thut ny l ni lo s v khụng nhn
c hp tỏc ca ph n mi khi phi lm
th thut [2]. chc c chớnh xỏc, hỳt
c nhiu v trỏnh chc vo bng quang,
rut, cn phi bt ng v gim au tt.

* Bnh vin Bu in
Ngi phn hi: (Corresponding): Hong Vn Bỏch ()
Ngy nhn bi: 25/12/2013; Ngy phn bin ỏnh giỏ bi bỏo: 20/1/2014
Ngy bi bỏo c ng: 21/1/2014

194


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15

Có nhiều kỹ thuật vô cảm được thực hiện
như tiền mê kết hợp với gây tê vùng
(nhược điểm: người bệnh lo lắng, giảm đau
không hoàn toàn), gây tê tủy sống (nhược
điểm: gây tụt huyết áp, phải truyền dịch và
không được về trong ngày nên ít sử dụng),
gây mê bốc hơi bằng mask thanh quản hay
được sử dụng hơn vì kiểm soát hô hấp tốt,

mê nhanh, tỉnh nhanh nhưng cần phải có
máy gây mê và chi phí tốn kém hơn.
Gây mê TM bằng propofol truyền kiểm
soát nồng độ đích kết hợp với tiêm trước
fentanyl TM dưới chỉ dẫn của điện não số hóa
(Entropy) cho phép điều chỉnh độ mê dựa
vào bằng chứng khách quan để giảm tối ưu
liều thuốc mê đủ với kích thích đau của thủ
thuật nhưng vẫn có thể đảm bảo hô hấp của
người bệnh [5]. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm:
- Xác định Ce của propofol trong khi làm
thủ thuật.
- Đánh giá hiệu quả vô cảm và tác dụng
không mong muốn.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- 66 phụ nữ được chỉ định chọc hút noãn
theo lịch trình để thụ tinh trong ống nghiệm
tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện
Bưu điện.
- Không mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch,
thần kinh, tâm thần.
- Kết quả xét nghiệm CTM, sinh hóa trong
giới hạn bình thường.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Tiến cứu, quan sát phân tích.
- BN được giải thích để hiểu rõ kỹ thuật
gây mê, thước đánh giá mức đau (VAS: giá
trị từ 0 - 10) VAS < 3 được coi là không đau

và đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Không tiền mê, thở mát oxy 3 lít/phút.
- Fentanyl 2 µg/kg tiêm TM → chờ 2 phút
→ khởi mê.
- Nhóm 1: khởi mê propofol - TCI: đặt Ce
= 2,5 µg/ml tại thời điểm mất đáp ứng với

lời nói hoặc mất phản xạ mi mắt, đặt đầu dò
âm đạo và tiến hành thủ thuật. Điều chỉnh
nồng độ thuốc mê tăng giảm từng mức 0,5
µg/ml dựa theo thang điểm đánh giá lâm
sàng PRST. Ngừng thuốc mê propofol ngay
khi chọc xong noãn cuối cùng.
- Nhóm 2: khởi mê propofol - TCI: đặt
Ce = 2,5 µg/ml điều chỉnh nồng độ thuốc
mê tăng giảm từng mức 0,5 µg/ml dựa vào
biến đổi giá trị Entropy (Entropy là sóng của
điện não được số hóa tích hợp thành 2 chỉ
số RE và SE), tiến hành thủ thuật khi 60
≥ SE ≥ 40. Ngừng thuốc mê propofol ngay
khi chọc xong noãn cuối cùng.
- Phương tiện nghiên cứu: bơm tiêm
điện Fresenius Kabi sử dụng mô hình dược
động học của Marsh để gây mê, máy theo
dõi đa thông số của Datex-Ohmeda về RE,
SE, SpO2, tần số thở, huyết áp động mạch
trung bình, tần số tim.
- Lấy số liệu nghiên cứu: Ce, RE, SE,
SpO 2, tần số thở, huyết áp động mạch
trung bình, tần số tim.

- Thời điểm lấy số liệu: T1: trên bàn thủ
thuật (trước khi tiêm fentanyl); T2: mất phản
xạ mi mắt; T3: ngay khi chọc xong noãn đầu
tiên; T4: ngay khi chọc xong noãn cuối cùng;
T5: phục hồi phản xạ mi mắt; T6: tỉnh hoàn
toàn có thể ra khỏi bàn thủ thuật.
- Phân loại mức mê thành 3 mức [5]:
mức A (mức tỉnh): T1, T6. Mức B (mức chuyển
tiếp giữa tỉnh và mê): T2, T5. Mức C (mức
làm thủ thuật): T3, T4.
- Bóp bóng hỗ trợ hô hấp khi SpO2 < 90%
hoặc tần số thở < 10. Tiêm TM ephedrin
3 mg/lần và tiêm nhắc lại khi huyết áp động
mạch trung bình < 20% so với giá trị nền.
* Một số thuật ngữ sử dụng trong nghiên
cứu:
- Thời gian thủ thuật: từ khi đặt đầu dò
siêu âm đến khi kết thúc thủ thuật.
- Thời gian gây mê: từ khi bơm thuốc mê
đến khi tỉnh đáp ứng đúng theo mệnh lệnh.

196


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15

- Thời gian khởi mê tính từ khi bơm
thuốc mê đến khi mất phản xạ mi mắt.
- Thời gian thoát mê tính từ khi ngừng
thuốc mê đến khi đáp ứng đúng theo lệnh.

- Cử động không ảnh hưởng đến thủ
thuật: là những cử động không làm di
chuyển mông và đùi ở tư thế sản khoa.
* Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học
đã được hội đồng Nghiên cứu khoa học
Bệnh viện Bưu Điện phê duyệt.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ BÀN LUẬN
66 BN nữ độ tuổi từ 21 - 45 chia thành 2
nhóm.
Nhóm 1 (n = 31): độ tuổi trung bình
29,42 ± 4,42, cân nặng 54,48 ± 6,82 kg.
Nhóm 2 (n = 35): độ tuổi trung bình 29,83 ±
5,27, cân nặng 52,54 ± 5,08 kg. Sự khác
biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê
về tuổi (p = 0,736) và cân nặng (p = 0,190).
Như vậy, đối tượng ở 2 nhóm như nhau.
Bảng 1: Giá trị của RE, SE của nhóm 2
tại 3 mức mê.

RE

95,74 ±
2,64

76,94 ±
9,77

61,27 ±
11,32


SE

88,27 ±
2,37

70,03 ±
9,23

56,04 ±
10,35

Các giá trị RE, SE giảm dần từ tỉnh sang
mê. Mức A (mức tỉnh) có giá trị RE và SE
cao nhất tương ứng với nồng độ propofol
thấp nhất (Ce = 0,56 ± 0,23 µg/ml). Mức B
(mức chuyển tiếp từ tỉnh sang mê và ngược
lại) là kết quả của tăng nồng độ thuốc mê
trong giai đoạn khởi mê và thải trừ thuốc
mê trong giai đoạn thoát mê. Tại mức B, giá
trị của RE và SE tương ứng với nồng độ
propofol Ce = 2,39 ± 0,32 µg/ml. Mức C là
mức có kích thích đau của thủ thuật với giá
trị: RE = 61,27 ± 11,32 và SE = 56,04 ±
10,35 tương ứng với nồng độ propofol
Ce = 3,50 ± 0,40 µg/ml. Như vậy, Ce của

propofol tăng lên độ mê sâu hơn thể hiện
bằng giảm dần các giá trị điện não (RE,
SE). Để hạn chế sự thức tỉnh trong khi mổ

hoặc làm thủ thuật do gây mê không đủ liều
hoặc gây mê quá liều dẫn đến ảnh hưởng
tim mạch và thần kinh, điện não số hóa là
bằng chứng khách quan để điều chỉnh
thuốc mê [5, 6], khi tỉnh, giá trị BIS nằm
trong khoảng 85 - 100, an thần (65 - 84),
mê đủ sâu khi giá trị 40 ≤ BIS ≤ 60 [6]. SE
tương đương với BIS, trong theo dõi điện
não bằng Entropy, RE có giá trị cao hơn SE
từ 3 - 10 đơn vị. Khi mê sâu, RE tiến gần
tới SE, chỉ số RE tăng nhanh hơn SE nên
cảnh báo thức tỉnh sớm hơn SE [6]. Giá trị
của RE, SE tại mức C nằm trong giới hạn
khuyến cáo duy trì mê và phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Circeo [1], nồng độ
propofol của nhóm 2 tại mức làm thủ thuật
(Ce = 3,50 ± 0,40 µg/ml) đạt cao nhất trong
3 mức và cao hơn kết quả nghiên cứu của
Demet Coskun là an thần bằng propofol
trong thủ thuật (Ce = 1,5 và 2,5 µg/ml) [2, 3].
Kết quả của Handa (2007) ở mức làm thủ
thuật Ce = 4,1 µg/ml khi dùng propofol đơn
thuần và Ce = 3,3 µg/ml khi kết hợp với
N2O [4]. Như vậy, Ce của propofol thay đổi
phụ thuộc vào thuốc giảm đau bổ sung.
Bảng 2: Nồng độ đích của propofol tại 3
mức mê.
1
2
1


± SD (µ/ml)
0,47 ± 0,25
0,56 ± 0,23
2,37 ± 0,21

2

2,39 ± 0,32

1

3,40 ± 0,32

2

3,50 ± 0,40

X
Mức A
Mức B

Mức C

p
0,165
0,788

0,278


Khác biệt về nồng độ đích của propofol
giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê
(p > 0,05). Tại mức làm thủ thuật có nồng
độ thuốc mê cao nhất. Điều này cho thấy
điều chỉnh độ mê dựa vào dấu hiệu lâm
sàng PRST rất đáng tin cậy, vì tần số tim,

197


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15

huyết áp chỉ phụ thuộc kích thích đau của
thủ thuật (không bị nhiễu do mất máu như
trong mổ).
Bảng 3: Thay đổi về hô hấp, tim mạch
giữa 2 nhóm tại 3 mức mê.
X ± SD
Møc A
SpO2
(%)

Tần số thở
(nhịp/phút)

Møc C

T h « nè g N h ã nm

99,32 ± 98,53 ± 98,48 ± 0,894

0,51
0,93
0,92

2

99,34 ± 98,54 ± 98,31 ±
0,69
0,71
0,78
15,93 ± 14,68 ± 13,90 ± 0,136
1,30
0,95
1,30

1

1
2
1
2

15 64 ± 14,67 ± 13,51 ±
0,69
0,94
0,75
87,56 ± 79,59 ± 75,79 ± 0,792
5,03
4,23
4,25

85,7 ± 79,64 ± 75,50 ±
4,63
5,26
4,62
84,64 ± 81,31 ± 81,30 ± 0,080
11,01
9,65
9,64

Thời gian thủ
thuật (phút)

Thời gian gây
mê (phút)

Thời gian khởi
mê (giây)

Thời gian thoát
mê (phút)

84,86 ± 79,07 ± 76,48 ±
11,25
10,63
8,53

Khác biệt về SpO2, tần số thở, huyết áp
và tần số tim giữa 2 nhóm không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Bảng 4: Tác dụng không mong muốn.

T h « n g

Bảng 5: Đặc điểm gây mê và thủ thuật.

p

1

2
Huyết áp
động
mạch trung
bình
(mmHg)
Tần số tim
(nhịp/phút)

Møc B

theo điện não số hóa sớm hơn, kịp thời hơn
so với dấu hiệu lâm sàng PRST. Cử động
nhẹ gặp ở cả 2 nhóm, nhóm 2 ít hơn nhóm
1 nhưng không ảnh hưởng đến thủ thuật.

N h ã m

Kh«ng

Bóp bóng hỗ trợ
3/31

28/31
khi SpO2 < 90% (9,7%) (90,3%)
hoặc tần số thở
< 10
Cử động không
10/31
21/31
ảnh hưởng thủ (32,3%) (67,75%)
thuật
(1)
(2)
(3)
Tỉnh, đau trong
0
31
khi làm thủ thuật
Co thắt phế quản
0
31
Nôn & buồn nôn
0
31
Sử dụng
0
31
ephedrin để nâng
huyết áp

N h ã m


Kh«ng
0/35
(0%)

35/35
(100%)

6/35
(17,1%)

29/35
(82,9%)

(4)
0

(5)
35

0
0
0

35
35
35

Không có hiện tượng thức tỉnh, đau
trong khi làm thủ thuật, nhóm 2 không cần
bóp bóng hỗ trợ, trong một thời gian ngắn

tại thời điểm khởi mê khi chưa có kích thích
đau có thể do điều chỉnh nồng độ thuốc mê

Tổng liều
propofol (mg)

Số noãn

X ±

1

31

15,87 ± 5,14

2

35

14,86 ± 6,42

1

31

19,42 ± 5,76

2


35

18,24 ± 6,62

1

31

98,58 ± 20,59

2

35

104,29 ± 31,74

1

31

4,65 ± 1,66

2

35

4,33 ± 1,59

1


31

210,87 ± 71,05

2

35

218,86 ± 64,89

1

31

16,10 ± 7,37

2

35

13,26 ± 6,43

p
0,485

0,447

0,396

0,433


0,635

0,99

Thời gian thủ thuật, thời gian khởi mê,
thoát mê, số noãn chọc và tổng liều thuốc
mê khác biệt không có ý nghĩa thống kê
giữa 2 nhóm (p > 0,05). Điều này cho thấy
điều chỉnh thuốc mê theo dấu hiệu lâm
sàng PRST cũng như dựa vào điện não
Entropy rất có giá trị trong gây mê làm thủ
thuật chọc hút noãn.
KẾT LUẬN
- Tại thời điểm làm thủ thuật duy trì nồng
độ đích của propofol ở mức 3,50 ± 0,40 µg/ml
hay 3,40 ± 0,32 µg/ml là phù hợp.
- Hiệu quả vô cảm tốt, có thể bắt gặp cử
động nhẹ, nhưng không ảnh hưởng đến thủ

198


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15

thuật. Giảm SpO2, tần số thở có thể gặp,
nhưng không nghiêm trọng, cần theo dõi
sát để hỗ trợ hô hấp kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Circeo L, Grow D, Kashikar A, Gibson C.

Prospective, observational study of the depth of
anesthesia during oocyte retrieval using a total
intravenous anesthetic technique and the Bispectral
index monitor. Fertil Steril. 2011, 96 (3), pp.63-637.
2. Demet Coskun, Berrin Gunaydin, Ayca
Tas, et al. Target controlled infusion of propofol
with two different fentanyl doses care during oocyte
retrieval SOAP, Abstract number 13. 2010.

3. Demet Coskun, Berrin Gunaydin, Ayca Tas, et
al. A comparison of three different targetcontrolled remifentanil infusion rates during
target-controlled propofol infusion for oocyte
retrieval. Clinics (Sao Paulo). 2011, 66 (5),
pp.881-815.
4. Handa-Tsutsui F, Kodaka M. Effect of
nitrous oxide on propofol requirement during
target-controlled infusion for oocyte retrieval. Int
J Obstet Anesth. 2007, 16 (1), pp.13-26.
5. Martorano P. P, Facco E, Falzetti G. and
Pelaia P. Spectral entropy assessment with
auditory evoked potential in neurouanesthesia,
Clinical Neurophysiology. 2007, 118, pp.505-512.
6. Rodenas L. S, Palazon J. H and
Domenech P. Comparative study of the spectral
entropy and bispectral index during propofol
sedation. Monitoring: Equipment and Computer.
2010, p.136.

199



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 2-2014 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG TRÌNH KHCN KC.10/11-15

200



×