Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Điều trị kín gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi bằng thay chỏm bipolar

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.64 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013

ĐIỀU TRỊ KÍN GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƢƠNG ĐÙI Ở
NGƢỜI CAO TUỔI BẰNG THAY CHỎM BIPOLAR
Hoµng ThÕ Hïng*; TrÇn §×nh ChiÕn**
TÓM TẮT
Vấn đề quan trọng trong điều trị gãy liên mấu chuyển (GLMC) ở người cao tuổi là giúp bệnh nhân
(BN) có thể vận động sớm nhằm tránh biến chứng do nằm lâu. 27 BN từ 71 - 88 tuổi (trung bình:
81 tuổi), bao gồm 8 nam và 19 nữ GLMC loại A1, A2 theo phân loại của AO được thay chỏm
bipolar từ 3 - 2008 đến 5 - 2012. 100% BN có thể ngồi dậy sau mổ 24 giờ, thời gian đứng dậy tập
đi từ 5 - 7 ngày sau mổ, trung bình 6,5 ngày. Kết quả xa theo thang điểm Harris: rất tốt 28%, tốt
64%, trung bình 8%, kém 0%. Không gặp trường hợp nào biến chứng nhiễm khuẩn vết mổ và biến
chứng do nằm lâu. Thời gian theo dõi: từ 2 - 49 tháng, trung bình: 13,7 tháng.
* Từ khóa: Gãy liên mấu chuyển xương đùi; Thay chỏm bipolar; Người cao tuổi.

TREATMENT OF INTERTROCHANTERIC FRACTURES IN
ELDERLY PATIENTS WITH BIPOLAR HEMIARTHROPLASTY
summary
Intertrochanteric fractures are very common in ederly person, especially females because of
osteoporosis, whose treatment will help the patients move early and avoid different complications
due to long motionless status. 27 patients aged from 71 to 88 years old (average age: 81 years old),
including 8 males, 19 females with A1 and A2 intertrochanteric fracture according to the AO ’s
classification were treated with bipolar hemiarthroplasties between 3 - 2008 and 5 - 2012. All patients
were allowed to sit after 24 hours’ surgery. The patients could stand out of bed from 5 to 7 post-operative
days (average 6.5 days). No patients had any postoperative complications. Results according to the
Harris hip score: excellent: 28%, good: 64%, fair: 8% and no cases were in a poor state. The follow-up
period was from 2 to 49 months (average 13.7 months).
* Key words: Intertrochanteric fracture; Bipolar hemiarthoplaties; Elderly patients.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy liên mấu chuyển hay gặp ở người


cao tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam do tính
chất thưa xương tuổi già.
Gãy liên mấu chuyển là tổn thương cần
được phẫu thuật để BN có thể ngồi dậy vận
động sớm nhằm tránh biến chứng do nằm
lâu. Có nhiều phương pháp điều trị phẫu
thuật

kết xương GLMC như kết xương bằng nẹp
DHS, nẹp DCS, đinh gamma. Tuy nhiên, sau
kết xương, BN phải mất vài tuần sau mổ
mới có thể tập đi lại được, điều này là một
vấn đề khó khăn với người cao tuổi. Hơn
nữa, với trường hợp gãy không vững phức
tạp có mảnh rời hoặc thưa xương thì kết
xương ít có hiệu quả.

* Học viện Quân y
** Bệnh viện 103
Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: PGS. TS. Phạm Đăng Ninh
TS. Vũ Nhất Định

150


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013

Việc điều trị GLMC bằng thay chỏm
bipolar có ưu điểm là BN có thể ngồi dậy, đi
lại sớm, do vậy tránh được biến chứng ở

phổi, tiết niệu, loét điểm tỳ...
Để đánh giá hiệu quả điều trị của phương
pháp trên và qua đó, rút kinh nghiệm và nâng
cao chất lượng điều trị, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này nhằm:
- Đánh giá kết quả phẫu thuật thay chỏm
bipolar ở người cao tuổi.
- Nhận xét về chỉ định và kỹ thuật thực
hiện.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
27 BN GLMC xương đùi được phẫu
thuật thay chỏm bipolar có xi măng tại Khoa
Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện 103 từ
tháng 3 - 2008 đến 5 - 2012.
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Tuổi ≥ 70.
- GLMC loại A1, A2 kèm theo thưa loãng
xương độ 1 đến độ 3 (theo Singh, 1970).
- Đồng ý phẫu thuật thay chỏm bipolar,
không có chống chỉ định thay khớp háng.
- Có đủ bệnh án, phim X quang trước và
sau mổ, có địa chỉ liên hệ.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu 12 BN, hồi cứu 15
BN.
* Kỹ thuật mổ:
Tiến hành như mổ thay chỏm bipolar
cho BN gãy cổ xương đùi, chú ý những vấn

đề sau:
- Đường rạch da dài về phía xương đùi
hơn so với thay chỏm ở BN gãy cổ xương
đùi để bộc lộ được vùng mấu chuyển.

- Sau khi cắt cổ xương đùi như bình
thường, tiến hành cố định các mảnh vỡ
bằng vít xốp hoặc vòng dây thép hay kết
hợp cả hai. Với những mảnh vỡ không kết
xương được, đưa chúng về đúng vị trí giải
phẫu và cố định bằng xi măng.
* Đánh giá kết quả sau mổ:
- Kết quả gần: diễn biến tại vết mổ; biến
chứng sớm; thời gian ngồi dậy, thời gian
tập đi sau phẫu thuật.
- Kết quả xa: đánh giá theo thang điểm
Harris.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm BN.
- Tuổi, giới: tuổi từ 71 - 88 (trung bình 81
tuổi). Tỷ lệ nữ/nam: 19/8 (2,4/1).
- Nguyên nhân chấn thương: 5/27 BN
(18,5%) do tai nạn giao thông, 22/27 BN
(81,5%) do tai nạn sinh hoạt, không có
trường hợp nào do tai nạn lao động.
- Phân loại theo AO: 10 BN gãy loại A1,
17 BN loại A2.
- Thời gian từ khi bị gãy đến khi mổ
trung bình 4,5 ngày.
- Thời gian mổ trung bình 60 phút (từ 45

- 100 phút).
- 27/27 BN có thể ngồi dậy sau mổ 24
giờ mà không thấy đau nhiều.
- Thời gian xuất viện trung bình 7,3 ngày
(từ 7 - 12 ngày).
- Thời gian theo dõi: từ 2 - 49 tháng,
trung bình: 13,7 tháng.
* Bệnh nội khoa kèm theo:
Tim mạch: 18 BN; phổi: 4 BN; thần kinh:
5 BN; nội tiết: 7 BN; khác: 1 BN; bình
thường: 7 BN. 20/27 BN (74%) có ít nhất
một bệnh nội khoa kèm theo; sau khi điều
trị ổn định, mới phẫu thuật thay khớp.
2. Kết quả điều trị.

152


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013

* Kết quả gần:
- 27/27 BN liền vết mổ kỳ đầu, không có
tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ.
- Thời gian đứng dậy tập đi sau phẫu
thuật.
Bảng 1:
SỐ NGÀY
Sè BN

5


9

11

2

27

%

18,5

33,3

40,7

7,5

100

11 BN có thể tập đứng dậy đi lại sau
phẫu thuật 7 ngày, 2 BN có thể đứng dậy
tập đi sau 10 ngày. Thời gian đứng dậy tập
đi trung bình: 6,5 ngày.
* Kết quả xa (sau mổ 2 tháng):
- Kết quả chung đánh giá theo thang
điểm Harris:
Theo dõi được 25/27 BN từ sau mổ 2 tháng.
1 BN tử vong sau phẫu thuật 5 tháng do đột

quỵ não, 1 BN không có địa chỉ liên lạc.
* Đánh giá kết quả theo thang điểm Harris
(n = 25):
Rất tốt (90 - 100 điểm): 7 BN (28%); tốt
(80 - 89 điểm): 16 BN (64%); trung bình
(70 - 79 điểm): 2 BN (8%); kém (< 70 điểm):
0 BN.
* Kết quả liên quan đến giới:
Bảng 2:
XẾP
LOẠI

RẤT TỐT
(90 - 100
điểm)

TỐT
(80 - 89
điểm)

TRUNG
BèNH (70 79 điểm)

KÉM
(< 70
điểm)

TỔNG

Nam


6
(85,7%)

1
(14,3%)

0 (0%)

0
(0%)

7
(100%)

Nữ

1
(5,6%)

15
2 (11,1%)
0
(83,3%)
(0%)

18
(100%)

Tổng


7

16

2

0

25

Số BN nam đạt kết quả rất tốt cao hơn
nhiều so với số BN nữ, 2 BN có kết quả
trung bình đều là BN nữ.
* Liên quan giữa kết quả và bệnh kèm theo:

B¶ng 3:
TRUNG
BÌNH
(70 - 79
điểm)

KÉM
(< 70
điểm )

TỔNG

Có bệnh
2

14
kèm theo (11,1%) (77,8%)

2
(11,1%)

0
(0%)

18

Không có
5
2
bệnh kèm (71,4%) (28,6%)
theo

0
(0%)

0
(0%)

7

2

0

25


XẾP LOẠI RẤT TỐT
(90 - 100
điểm)

Tổng

TỐT
(80 - 89
điểm)

7

16

2 BN có kết quả trung bình rơi vào nhóm
có bệnh kèm theo. Nhóm không có bệnh
kèm theo, kết quả tốt hơn nhóm có bệnh
kèm theo.
BÀN LUẬN
1. Vấn đề chỉ định phẫu thuật.
Với BN cao tuổi bị thưa xương nặng, kết
xương sẽ ít có hiệu quả. Phẫu thuật thay
chỏm bipolar có thể giúp BN vận động sớm,
tránh được biến chứng do nằm lâu, nhất là
BN có thể trạng yếu. Đặc biệt, với những
BN có ổ gãy mà mấu chuyển bé vẫn còn
(đây là điểm tỳ cho chỏm nhân tạo) thì phẫu
thuật thay chỏm thuận lợi hơn.
Việc chỉ định phẫu thuật cần căn cứ vào

nhiều yếu tố sau:
- Thể trạng BN.
- Tính chất xương của BN.
- Loại gãy theo phân loại của AO.
- Kinh nghiệm của phẫu thuật viên, kíp
gây mê, vật chất của cơ sở chuyên khoa.
- Điều kiện kinh tế của BN.
2. Kỹ thuật mổ.
- Vì trong quá trình mổ cần cố định các
mảnh vỡ vùng mấu chuyển nên đường
mổ phải kéo dài thêm về phía xương đùi,
khoảng 10 cm.
- Các BN này đều bị thưa xương. 100%
BN đều phải dùng xi măng xương. Việc cố
định các mảnh vỡ vùng mấu chuyển có thể

153


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013

dùng vít xốp đơn thuần hoặc phối hợp với
néo ép bằng vòng dây thép. Đối với BN có
gãy mấu chuyển bé thường được cố định
mấu chuyển bé bằng vòng dây thép để tạo
điểm tỳ cho chuôi nhân tạo. Một số trường
hợp chỉ chắp lại các mảnh vỡ, bơm xi măng
và lắp chuôi. Các mảnh vỡ sẽ được xi
măng xương giữ cố định mà không cần kết
xương bằng vít xốp hay dây thép.

3. Về kết quả điều trị.
* Kết quả gần:
- 100% BN từ ngày thứ 2 trở đi bắt đầu
ngồi dậy và tập vận động khớp gối, khớp
háng. Đây là một yếu tố rất quan trọng đối
với BN cao tuổi vì sẽ tránh được các nguy
cơ loét điểm tỳ, viêm phối, viêm đường tiết
niệu... những yếu tố có thể gây tử vong cho
người bệnh. Nếu kết xương bằng nẹp DHS,
phải 5 ngày sau BN mới có thể tập vận
động khớp gối và khớp háng được [1].
- Thời gian đứng dậy tập đi trung bình
trong nghiên cứu này là 6,5 ngày. BN tập đi
sớm cũng tránh được loét điểm tỳ và viêm
đường tiết niệu. Đồng thời, giúp BN nhanh
chóng có thể tự đi lại, không phụ thuộc vào
người khác. Thông thường, sau khoảng 3 4 tuần, BN có thể tự phục vụ sinh hoạt cá
nhân. So với kết xương DHS, phải sau 6
tuần BN mới có thể tập đi và sau khoảng 3
tháng mới có thể bỏ nạng [1]. Như vậy, với
BN kết xương DHS, phải mất ít nhất 3
tháng mới có thể tự phục vụ sinh hoạt cá
nhân của mình, nếu BN là người cao tuổi,
thời gian này còn kéo dài hơn.
* Kết quả xa:
2/25 BN có kết quả trung bình, là những
BN có bệnh kèm theo. 1 BN bị tai biến

mạch máu não làm yếu người bên lành,
1 BN gãy cũ liên mấu chuyển bên đối diện.

2 BN này khó tập luyện nên kết quả phục
hồi chức năng không tốt, nhưng cả 2 BN
đều hài lòng với kết quả phẫu thuật. Theo
Đỗ Chí Phong (2010) [1]: kết xương DHS
cho 34 BN > 60 tuổi GLMC thu được kết
quả: rất tốt: 17,6%, tốt: 58,8%, trung bình:
23,6%.
Kết quả trên cho thấy với điều trị thay
khớp, BN phục hồi chức năng tốt hơn BN
kết xương bằng nẹp DHS.
Liên quan đến giới, BN nam có kết quả
phục hồi chức năng tốt hơn nữ. Đây có thể
do xương của nam chắc hơn, thể trạng của
BN nam tốt hơn và BN nữ ở tuổi cao dễ
chấp nhận dùng gậy hoặc nạng đi lại nên
BN thường không bỏ nạng để tập đi.
Theo Nguyễn Mạnh Thắng và CS (2012)
[2], kết quả thay chỏm cho BN GLMC: rất
tốt 38,5%, tốt 26,9%, khá 30,8, kém 3,8%.
Sở dĩ kết quả khá và kém chiếm tỷ lệ thấp
là do chúng tôi kết xương vùng mấu chuyển
nên chức năng chi của BN khá hơn.
KẾT LUẬN
Qua điều trị cho 27 BN > 70 tuổi bị GLMC
bằng phương pháp thay chỏm bipolar, chúng
tôi rút ra một số kết luận:
* Kết quả phẫu thuật:
- Kết quả gần:
BN GLMC được phẫu thuật thay khớp
có thể sớm vận động sau mổ. Thời gian

ngồi dậy và tập vận động khớp háng và
khớp gối sau mổ 1 ngày, ít hơn so với kết
xương DHS (5 ngày). Thời gian đứng dậy
tập đi trung bình 6,5 ngày.

154


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013

- Kết quả xa:
BN GLMC được phẫu thuật thay khớp
có kết quả phục hồi chức năng theo thang
điểm Harris: rất tốt 28%, tốt 64%, trung bình
8%, kém 0%.
* Về chỉ định và kỹ thuật:
- Chỉ định: với trường hợp xương
thưa, tiên lượng kết xương khó đạt kết quả
không nên thực hiện.
- Kỹ thuật: nắn chỉnh các mảnh vỡ vùng
mấu chuyển về đúng vị trí giải phẫu, cố định
bằng vít xốp hoặc vít xốp kết hợp với vòng
dây thép. Những trường hợp không gãy
mấu chuyển nhỏ thuận lợi hơn, trường hợp
có gãy mấu chuyển nhỏ phải phục hồi mấu
chuyển nhỏ để tạo điểm tỳ cho khớp nhân
tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Nguyễn Mạnh Thắng, Đoàn Việt Quân,

Nguyễn Xuân Thùy. Thay khớp háng bán phần
ở BN GLMC không vững. Tạp chí Chấn thương
chỉnh hình Việt Nam. 2012, số 1, quý II. 2012.
3. Shin-Yoon Kim, Yong-Goo Kim and TunKyung Hwang. Cementless calcar replacement
hemiarthroplasty compared with intramedullary
fixation of unsable intertrochanteric fractures.
J.Bone and Joint Surgery. 2005, Vol 87A No 10,
pp.2186-2192.
4. Sarmiento A. and Williams E.M. Unstable
intertrochanteric fracture: Treatment with a valgus
ostrotomy and I-Beam nailo plate. J.Bone and
Joint Surgery. 1970, 70A, pp.1297-1303.
5. Zuckemann J.D. Intertrochanteric fractures.
Comprehensive care of orthopaedics injuries in
the elderly. 1990, pp.69-111.

1. Đỗ Chí Phong. Đánh giá kết quả điều trị gãy
kín liên mấu chuyển xương đùi người lớn bằng
kết xương nẹp DHS tại Bệnh viện Việt Đức.
Luận văn Thạc sỹ Y học. Học viện Quân y. 2010.

Ngày nhận bài: 19/9/2012
Ngày giao phản biện: 30/10/2012
Ngày giao bản thảo in: 28/12/2012

155


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013


156



×