Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hiệu quả cải thiện lâm sàng và an toàn của can thiệp nội mạch trong điều trị đột quị thiếu máu não cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.63 KB, 5 trang )

HIỆU QUẢ CẢI THIỆN LÂM SÀNG VÀ AN TOÀN
CỦA CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ
ĐỘT QUỊ THIẾU MÁU NÃO CẤP
Nguyễn Văn Khôi, Lê Văn phước, Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn
Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả cải thiện lâm sàng và độ an toàn của can thiệp nội mạch trong điều
trị bệnh nhân đột quị thiếu máu não cấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp
không nhóm chứng với 14 bệnh nhân đột quị thiếu máu não cấp điều trị can thiệp nội mạch tại bệnh
viện Chợ Rẫy từ 9/2013 đến 9/2015. Hiệu quả và độ an toàn được đánh giá dựa vào các biến: giảm điểm
NIHSS ≥4, trung bình NIHSS, mRS thời điểm sau 24 giờ, 30 và 90 ngày; tỉ lệ xuất huyết não, tử vong,
biến chứng kỹ thuật. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ cao bệnh nhân có cải thiện NIHSS ≥4 sau 24
giờ, 30 và 90 ngày (42,8-78,5%). Cải thiện lâm sàng có ý nghĩa về trung bình mRS, NIHSS sau 24 giờ,
30 và 90 ngày (p<0.05). Tỉ lệ xuất huyết não có triệu chứng là 7,1%, không triệu chứng 21,4% và tử
vong là 21,4%. Không có các biến chứng liên quan thủ thuật. Kết luận: Can thiệp nội mạch có hiệu quả
cải thiện lâm sàng cao và an toàn trong điều trị bệnh nhân đột quị thiếu máu não cấp.
Từ khóa: Đột quị thiếu máu não cấp, can thiệp nội mạch, hiệu quả, an toàn, cải thiện lâm sàng.
Abstract
EFFICACY ON CLINICAL OUTCOMES AND SAFETY OF ENDOVASCULAR THERAPY
IN TREATMEN FOR ACUTE ISCHEMIC STROKE
Objectives: The aim of study was to evaluate the efficacy on clinical outcomes and safety of
endovascular therapy in treatment for acute ischemic stroke. Materials and methods: A prospective,
interventional uncontrolled study with 14 patients suffering acute ischemic stroke treated by endovascular
therapy at Choray hospital from 9/2013 to 9/2015. The efficacy and safety were evaluated by variants:
a decrease of NIHSS ≥4 pts; average score of NIHSS, mRS at 24 hours, 30 and 90 days; the rate
of intracranial hemorrhage, mortality and procedural complications. Results: The study shows a high
percentage of patients having a 4-point decrease of NIHSS at 24 hours, 30 and 90 days (42.8% - 78.5%).
There is a significantly clinical improvement about the average score of NIHSS, mRS at 24 hours, 30
and 90 days (p<0.05). The rate of symptomatic and nonsymptomatic intracranial hemorrhage was 7.%
and 21.4%; mortality is 21.4%. No complications related to the technique. Conclusion: This study
shows endovascular therapy has high efficacy on clinical outcomes and safety in treatment of acute


ischemic stroke.
Key words: Acute ischemic stroke, endovascular therapy, efficacy, safety, clinical outcomes.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quị não là nguyên nhân tử vong đứng
hàng thứ 4 ở Mỹ. Theo Hiệp hội Tim mạch
Mỹ và Hiệp hội đột quị Mỹ, hiện có khoảng
700.000 ca đột quị mới và 200.000 người tử
vong mỗi năm ở Mỹ. Can thiệp nội mạch trong
điều trị đột quị thiếu máu não cấp (ĐQTMC)
bao gồm: dùng thuốc tiêu sợi huyết đường
động mạch (TSHĐM) và lấy huyết khối bằng
dụng cụ cơ học (LHKCH). Can thiệp nội mạch

mở rộng cửa sổ điều trị, tăng hiệu quả tái
thông, cải thiện lâm sàng thần kinh và dự hậu
cho bệnh nhân. Can thiệp nội mạch đã trở nên
phổ biến trong điều trị đột quị ở các trung tâm
y tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nghiên
cứu chúng tôi nhằm đánh giá hiệu quả của can
thiệp nội mạch về cải thiện lâm sàng cũng như
độ an toàn kỹ thuật trong điều trị đột quị thiếu
máu não cấp.

- Địa chỉ liên hệ: Lê Văn Phước, email:
- Ngày nhận bài: 16/11/2015* Ngày đồng ý đăng: 05/12/2015 * Ngày xuất bản: 12/01/2016
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 30

93



2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu tiền cứu, can thiệp không
nhóm chứng thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy từ
9/2013 đến 9/2015.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân được chẩn
đoán đột quị trong vòng 6 tiếng, có chụp CLVT
hoặc CHT, được thực hiện TSHĐM không/hoặc
có phối hợp LHKCH. Tuổi trên 18 tuổi, điểm
NIHSS >10, có hình ảnh tắc các nhánh mạch máu
lớn trên CLVT hoặc CHT, hoặc có chống chỉ định
dùng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch, phim chụp
CLVT không có hình ảnh xuất huyết hoặc điểm
ASPECT <7.
Tiêu chuẩn loại trừ: không thỏa các tiêu chuẩn
trên hoặc liên quan các chống chỉ định kỹ thuật
TSHĐM, LHKCH.
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các
đặc điểm cá nhân, tiền sử, triệu chứng lâm sàng,
hình ảnh, mức độ tắc mạch, tái thông (TICI),
biến chứng xuất huyết, tử vong, tai biến kỹ thuật,
cải thiện lâm sàng qua đánh giá điểm NIHSS,
mRS trước và sau can thiệp 24 giờ, 30 ngày và
90 ngày. Thực hiện trên máy DSA, CT (hãng
Siemens), Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện
Chợ Rẫy.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm dịch tễ: Có 14 bệnh nhân được
chọn. Tuổi trung bình 53,07±16,9. Tuổi thấp nhất
25, cao nhất 83 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ: 2,5/1. Tiền sử

bệnh lý: hút thuốc (64,3%), tăng huyết áp (57,1%),
đái tháo đường (42,9%), bệnh tim mạch (21,4%).
3.2. Vị trí và mức độ tắc mạch: động mạch
cảnh trong (28,6%), động mạch não giữa đoạn
M1 (50%), đoạn M2 (28,6%), động mạch thân
nền và não sau (7,1%). Về mức độ hầu hết tắc
hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn (TICI 0-1).
3.3. Hiệu quả tái thông: Sử dụng TSHĐM đạt
hiệu quả tái thông (TICI≥2): 57,1%. Sau phối hợp
LHKCH, tỉ lệ tái thông TICI≥2: 78,6%.
3.4. Biến chứng kỹ thuật: Không có các biến
chứng liên quan với kỹ thuật.
3.5. Xuất huyết não: 4 trường hợp xuất huyết
não (28,5%), trong đó chỉ có 1 trường hợp xuất
huyết có triệu chứng (7,1%).
3.6. Thời gian can thiệp
Thời gian can thiệp trung bình 93,8 ±47,5 phút.
Thời gian từ lúc khởi phát đến tái thông mạch máu
của nhóm TSHĐM là: 328,1±24,8 phút và nhóm
có phối hợp LHKCH là: 354,0± 5,0 phút.

94

3.7. Cải thiện lâm sàng thần kinh
- NIHSS trước nhập viện: vừa 42,9 % và nặngrất nặng: 57,2%
- Cải thiện thần kinh sau 24 giờ: NIHSS giảm
≥4: 6/14=42,8% (p=0,102)
Biểu đồ 1. Liên quan TSHĐM đơn thuần hoặc
phối hợp LHKCH với điểm mRS
120

100

21.3

80
60
40
20

mRS=6
14.2

7.1

42.8

35.7

TSHĐM

LKHCH

78.5

mRS <2

0
Chung

4. BÀN LUẬN

4.1. Cải thiện lâm sàng thần kinh
Nghiên cứu cho thấy có hiệu quả cải thiện lâm
sàng thần kinh của điều trị can thiệp nội mạch vào
các thời điểm trước can thiệp, sau 24 giờ, 30 ngày
và 90 ngày.
Thời điểm sau 24 giờ:
NIHSS có cải thiện sau 24 giờ. NIHSS giảm
≥4 chiếm 42,8%. Điểm NIHSS trung bình trước
can thiệp: 16,5±5,6 và sau can thiệp 24 giờ: 14,1±
8,3. Thay đổi các nhóm: nhẹ: chiếm 7,1%, giảm
từ nhóm nặng 42,9% xuống còn 28,6% (p=0.83).
Nghiên cứu EXTEND-IA cho thấy sau LHKCH,
NIHSS giảm >8 hoặc NIHSS 0-1 chiếm 80%. Tỉ
lệ này khá cao so với nghiên cứu có thể do nhóm
này dùng dụng cụ cơ học ngay từ đầu.
Thời điểm 30 ngày và 90 ngày:
78,5% bệnh nhân có cải thiện lâm sàng rất đáng
kể được đánh giá là nhẹ (mRS <2), khác biệt có
ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước can thiệp
(p=0.02). Thời điểm 90 ngày, có 78,5% bệnh nhân
có cải thiện lâm sàng tốt mRS <2. Phân tích giữa thời
điểm 30 ngày và 90 ngày, có 62% bệnh nhân cải thiện
mRS từ 2 xuống 1 hoặc 1 xuống 0. Khác biệt giữa
hai thời điểm 30 ngày và 90 ngày có ý nghĩa thống kê
(p=0,025). Nghiên cứu chúng tôi cũng tương đồng
các nghiên cứu Y văn. Nghiên cứu PROACT II, ở tại
thời điểm 90 ngày, mRS < 2, gặp với tỉ lệ 40%. Tỉ lệ
cao hơn ở nhóm đột quị nhẹ (NIHSS 11-20), trẻ dưới
68 tuổi, ASPECT >7. Nghiên cứu ESCAPE tỉ lệ đó
là 53% so với 29,3% ở nhóm chứng, giảm tỉ lệ tử

vong có ý nghĩa. Nghiên cứu SWIFT dùng Solitaire
cho thấy thời điểm 90 ngày, mRS<2 cao 60,2% so
với 35,5% ở nhóm chứng, có khuynh hướng giảm tỉ
lệ tử vong. Nghiên cứu của Vilkram Huded, với 17
bệnh nhân cũng cho kết quả tương tự với tỉ lệ điểm
mRS <2 là 63%.

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 30


Trong nhóm nghiên cứu, có 6 trường hợp sử
dụng phối hợp TSHĐM và LKHCH. Tỉ lệ tái thông
toàn bộ đạt 78,6%. Phối hợp Solitaire tăng tỉ lệ cải
thiện tiên lượng toàn bộ bệnh nhân trong nhóm từ
nặng và rất nặng xuống còn mức độ nhẹ (mRS<2)
gần 78,5%. Một số nghiên cứu, như nghiên cứu
IMS III với 434 bệnh nhân, nhận xét rằng đối với
nhóm tắc các mạch máu lớn và thể tích nhồi máu
lớn, tình trạng nặng NIHSS >20 thì can thiệp nội
mạch đơn độc hoặc phối hợp rất có ý nghĩa cải
thiện tiên lượng lâm sàng.
Lưu ý, cải thiện lâm sàng khi dùng TSHĐM
còn liên quan nhiều yếu tố khác như: tình trạng
nặng lúc nhập viện, tuổi, thời gian can thiệp sớm
hay muộn, kỹ thuật thực hiện, mức độ và vị trí tắc
mạch máu, thời gian khởi phát đến tái thông ...
Liên quan thời gian tái thông và cải thiện lâm sàng
Trong nghiên cứu chúng tôi thời gian từ khởi
phát đến tái thông trung bình 5,46-5,9 giờ. Thời
gian này liên quan có ý nghĩa với điểm mRS 30,

90 ngày. 50% bệnh nhân có thời gian tái thông >6
giờ có dự hậu xấu. Theo nghiên cứu MR CLEAN,
cải thiện lâm sàng liên quan thời gian tái thông,
điều trị ít có ý nghĩa thống kê nếu tái thông sau
6g19 phút. Theo nghiên cứu IMS III, kéo dài thời
gian tái thông sẽ làm giảm khả năng tiên lượng
lâm sàng tốt. IMS cho rằng điểm ngưỡng là 347
phút (5g47phút). Nhưng nghiên cứu ESCAPE thì
cho rằng 15,5% ngoài 6 giờ, ảnh hưởng điều trị lại
không khác biệt.
Biểu đồ 2. Thay đổi lâm sàng thần kinh (mRS)
nhập viện và sau 24 giờ, 30 và 90 ngày
Sau 90 ngày

78.5

0

21.5

Sau 30 ngày

78.5

0

21.5

nhẹ
vừa


Sau 24 g

7.1

50

28.6

14.3

nặng
rất nặng

Trước nhập viện 0
0

A

42.9
20

42.9
40

60

14.3
80


100

120

4.2. Tử vong
Trong nhóm nghiên cứu có 3 bệnh nhân tử vong
(21,4%). Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu thấp hoặc
ngang với các nghiên cứu SWIFT 17%, PROACT
II 25%, khá thấp so với Penumbra Pivotal Stroke,
MERCI 32.8%-43,5%. Trong nhóm nghiên cứu, 3
bệnh nhân tử vong có 2 bệnh nhân tắc động mạch
cảnh trong và động mạch não giữa đoạn M1, một
bệnh nhân tắc động mạch thân nền. Nghiên cứu
cũng tương đồng với nghiên cứu Vilkram Huded,
với 17 bệnh nhân cũng có 3 tử vong do xuất huyết
não, nhồi máu và thoát vị não. Ngoài ra trong 3
bệnh nhân chúng tôi có 2 bệnh nhân tuổi cao và 2
bệnh nhân NIHSS nhập viện >25. Đây là các yếu
tố liên quan tiên lượng tử vong như trong nghiên
cứu của Castonguay AC. Nhiều nghiên cứu khác
cũng cho rằng tuổi (>80t) và mức độ nặng lúc
nhập viện liên quan tiên lượng xấu.
4.3. Xuất huyết não
Trong nghiên cứu có 4 trường hợp có biến
chứng xuất huyết (28,5%), trong đó chỉ có 1
trường hợp xuất huyết có triệu chứng (7,1%).
Theo y văn, đây là biến chứng nặng nề và
quan trọng trong điều trị tiêu sợi huyết, liên quan
tử vong và tàn phế cao. Nguyên nhân chủ yếu do
vỡ hàng rào mạch máu não, rối loạn cơ chế điều

chỉnh tự động của mạch máu. Nghiên cứu chúng
tôi có tỉ lệ xuất huyết não tương đương với nghiên
cứu Penumbra 28%, thấp hơn các nghiên cứu
PROACT II 35,9% và Multi MERCI 38,7%, tác
giả Hornig 43%, Okeda 40,6%. Xuất huyết não có
triệu chứng trong các bệnh nhân chúng tôi tương
đương với nghiên cứu PROACT II (9%), Furlan
(10%).
Độ tuổi lớn (>80t), tình trạng thần kinh nặng,
thời gian tái thông hoặc bắt đầu can thiệp kéo
dài cũng là các yếu tố khác làm gia tăng xuất
huyết. Phần lớn các trường hợp xuất huyết có
thời gian từ khởi phát đến điều trị kéo dài trên 3
giờ (3/4=75%)

B

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 30

95


Lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Bn. Ng.V.D. Nam, 51 tuổi, đột quị giờ thứ 3, NIHSS nhập viện
13, liệt ½ trái, sức cơ 2/5. Hình DSA trước can thiệp cho thấy tắc hoàn toàn đoạn M1 động mạch não
giữa bên phải, TICI=0 (h.A). Sau sử dụng Solitaire hút huyết khối, tái thông hoàn toàn động mạch
TICI=3 (h.B).
Hạn chế của can thiệp nội mạch
Mặc dầu rất hiệu quả trong cải thiện lâm sàng
và dự hậu, các kỹ thuật can thiệp nội mạch cũng có
các hạn chế: cửa sổ điều trị ngắn, trang bị thiếu, khó

có đội ngũ can thiệp kinh nghiệm, được huấn luyện
và hoạt động 24/24g, chi phí điều trị... Thất bại tái
thông TSHĐM, tỉ lệ xuất huyết, tử vong trong một
số nghiên cứu còn cao...
5. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy: sau 24 giờ,
NIHSS giảm ≥4 chiếm 48,6%; sau 30 ngày và
90 ngày, khoảng 78,5% bệnh nhân có cải thiện
lâm sàng tốt. Tỉ lệ xuất huyết não có triệu chứng
7,1%, không triệu chứng 21,4%. Tỉ lệ tử vong
21,4%. Không có các biến chứng liên quan kỹ
thuật. Nhìn chung, can thiệp nội mạch là kỹ thuật
cấp cứu đột quị thiếu máu não cấp có giá trị, có
độ an toàn cao, giúp cải thiện lâm sàng thần kinh
và dự hậu bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Consensus statement on mechanical thrombectomy
in acute ischemic stroke – ESO-Karolinska Stroke
Update 2014 in collaboration with ESMINT and
ESNR, 2014
2. Cumara B (2015). What is the Role for IntraArterial Therapy in Acute Stroke Intervention?
Neurohospitalist, 5(3).
3. Daniel JM (2011). Safety of Thrombolysis in Acute
Ischemic Stroke: A Review of Complications,
Risk Factors, and Newer Technologies.
Neurohospitalist. 1(3): 138–147.
4. Engelter ST, Bonati LH (2006). Intravenous
thrombolysis in stroke patients of ≥80 versus <80

years of age—a systematic review across cohort
studies. Age Ageing 35: 572–580
5. Furlan A., Higashida R (1999). Intra-arterial
prourokinase for acute ischemic stroke: The
PROACT II Study. A randomized controlled trial.
JAMA 282: 2003–2011
6. Goyal M, Demchuk AM (2015). Randomized
assessment of rapid endovascular treatment of

96

ischemic stroke. New Engl J Med. 2015
7. Mayers PM et al (2011). Current Status of
Endovascular Stroke Treatment. Circulation; 123:
2591-2601.
8. 8. Saver JL (2015). Swift prime results. Oral
presentation. Int Stroke Conference.
9. Smith WS, Sung G, Saver J (2008). Mechanical
thrombectomy for acute ischemic stroke: final results
of the MULTIMERCI trial. Stroke. 39:1205-1212.
10. Srivastava P, Moonis M (2010). Intra-arterial
versus intra-venous thrombolysis within and after
the first 3 hours of stroke onset. Arch Med Sci.
6(3): 303–315.
11. Vikram H (2011). Intra-arterial thrombolysis in
acute ischemic stroke: A single center experience.
Neurology Indian
12. Wolpert SM, Bruckmann H (1993). Neuroradiologic
evaluation of patients with acute stroke treated
with recombinant tissue plasminogen activator.

The rt-PA Acute Stroke Study Group. AJNR Am J
Neuroradiol;14:3-13.

Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 30


GIÁ TRỊ CỦA NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN HUYẾT THANH
TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN VIÊM PHÚC MẠC
Trần Xuân Thịnh, Hồ Khả Cảnh, Trịnh Văn Đồng
Trường Đại học Y Dược Huế
Đặt vấn đề: Viêm phúc mạc là một trong những bệnh lý tiêu hóa quan trọng do tỷ lệ tử vong còn cao.
Chỉ số viêm phúc mạc Mannheim (MPI) có giá trị tiên lượng bệnh nhân sau mổ viêm phúc mạc, trong
khi đó procalcitonin cũng được nghiên cứu nhiều trong tiên lượng mức độ nặng của bệnh nhân nhiễm
khuẩn nói chung. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá mối tương quan giữa nồng độ procalcitonin
với điểm MPI và giá trị của procalcitonin trong tiên lượng bệnh nhân viêm phúc mạc sau phẫu thuật.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 bệnh nhân viêm phúc mạc sau phẫu thuật.Ghi nhận
các thông số trong và sau phẫu thuật, tính chỉ số viêm phúc mạc Mannheim. Các bệnh nhân được chia
làm 3 nhóm theo MPI: nhóm 1 có MPI<22 điểm, nhóm 2 có MPI từ 22-29 điểm, nhóm 3 có MPI > 29
điểm. Theo dõi và ghi nhận các yếu tố lâm sàng đồng thời làm xét nghiệm PCT trong 3 thời điểm: ngày
1, ngày 3 và ngày 5 sau phẫu thuậtcủa cả 3 nhóm.Ghi nhận kết quả điều trị của bệnh nhân và đánh giá
giá trị tiên lượng của nồng độ PCT.Kết quả:Trong 80 bệnh nhân được nghiên cứu, chia theo nhóm
điểm MPI bao gồm 32 bệnh nhân nhóm 1 (40%), 29 bệnh nhân nhóm 2 (36,2%) và 19 bệnh nhân nhóm
3 (23,8%). Nồng độ trung bình của PCT ở nhóm 1 là 7,98 ng/ml, nhóm 2 là 31,96 ng/ml và nhóm 3 là
57,53 ng/ml, khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 nhóm (p<0,01). Có mối tương quan thuận khá chặt
giữa nồng độ PCT và điểm MPI (r=0,62, p<0,01). Nồng độ trung bình PCT giữa nhóm tử vong và sống
sót ở ngày 1 không khác nhau nhưng khác biệt có ý nghĩa trong các ngày thứ 3 và thứ 5 sau phẫu thuật.
Kết luận:Nồng độ PCT có tương quan thuận với điểm MPI, thay đổi PCT theo thời gian có ý
nghĩatiên lượng tử vong ở bệnh nhân sau phẫu thuật viêm phúc mạc.
Từ khóa: viêm phúc mạc, procalcitonin, tiên lượng.
Abstract

SERUM PROCALCITONIN IN PROGNOSIS OF THE SEVERITY OF
PATIENTS
WITH POSTOPERATIVEPERITONITIS
Tran Xuan Thinh, Ho Kha Canh, Trinh Van Dong
Hue University of Medicine and Pharmacy
Background: Peritonitis is still one of the most important abdomen problems with the unacceptable
high mortality. Mannheim Peritonitis Index (MPI) is one prognostic system that helps us to estimate the
prognosis in cases of postoperative peritonitis whereas procalcitonin (PCT) has been widely investigated
for its prognostic value in septic patients. The aim of this study was to evaluate the correlation between
the PCT with MPI and its value in the prognosis of patients withpostoperative peritonitis.Methods: A
cross-sectional descriptive study of 80 patients withpostoperative peritonitis.The MPI was calculated in
all patients.Based upon the MPI, patients were arranged into three groups: group 1 (MPI <22), group
2 (MPI = 22-29) and group 3 (MPI>29). Clinical symptoms and PCT were measured on three times:
on the first day, the third day and the fifth day after surgery. The outcome of patients was noted and the
prognostic value of the PCT concentration was evaluated. Results: In the 80 patients studied, include 32
patients of group 1 (40%), 29 patients of group 2 (36,2%) and 19 patients of group 3 (23,8%).The average
concentration of PCT in group 1; 2 and 3 was 7,98 ng/ml; 31,96 ng/ml and 57,53 ng/ml, respectively.
There was a significant difference between the 3 groups (p <0,01). There was a positive correlation
between the concentration of PCT and MPI score (r=0,62; p <0,01). The average PCT concentrations
between survivors and nonsurvivors groups did not differ on the 1st day but those on the 3rd and 5th day
differed significantly.Conclusion: PCT concentrations were correlated with MPI. PCT kinetics between
day 1, 3 and 5 could be a predictor of mortality of patients with postoperative peritonitis.
Keywords: secondary peritonitis, procalcitonin, prognosis.
- Địa chỉ liên hệ: Trần Xuân Thịnh, email:
- Ngày nhận bài: 30/09/2015* Ngày đồng ý đăng: 05/12/2015 * Ngày xuất bản: 12/01/2016
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 30

97




×