Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều trị rò mật bằng đặt stent qua nội soi tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.19 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

ĐIỀU TRỊ RÒ MẬT BẰNG ĐẶT STENT QUA NỘI SOI
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Phạm Hữu Tùng*, Hồ Đăng Quý Dũng*, Trần Đình Trí*, Ngô Phương Minh Thuận*, Trần Việt Tú**,
Bùi Hữu Hoàng***

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nội soi đặt stent trong điều trị rò mật là môt kỹ thuật điều trị mới ít xâm lấn. Chúng tôi hồi cứu
để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của nội soi đặt stent trong điều trị rò mật tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng và phương pháp: Tất cả bệnh nhân (BN) lâm sàng chẩn đoán rò mật hoặc nghi ngờ rò mật được
chọn để thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng và đặt stent trên những bệnh nhân có rò mật được chẩn đoán qua
nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2013- 10/2014. Các BN được theo dõi đến khi lâm sàng
cải thiện sau đó rút stent.
Kết quả: Chúng tôi thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng trên 65 BN gồm 48 nam và 17 nữ, tuổi trung
bình: 41,3 (16-88) tuổi. Thủ thuật thông vào đường mật và chụp hình đường mật thành công là 62/65 BN
(95,38%). Có 3 trường hợp thông vào đường mật thất bại, 5 trường hợp không đặt stent, 5 trường hợp phải đặt
stent lần 2, 3 trường hợp đặt stent lần 3, 6 trường hợp không được theo dõi sau đặt stent, 1 trường hợp biến
chứng phải phẫu thuật (1,6%). Stent di lệch vào trong đường mật 1 trường hợp phải lặp lại nội soi mật tụy
ngược dòng lấy stent, stent di lệch ra ngoài ống tiêu hóa và thoát ra ngoài 9 trường hợp. Tỷ lệ điều trị thành công
sau đặt stent là 50/51 trường hợp (98,04%).
Kết luận: Nội soi đặt stent điều trị rò mật là kỹ thuật an toàn và hiệu quả. Chúng tôi hy vọng trong tương
lai kỹ thuật này sẽ được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Từ khóa: Rò mật, nội soi mật tụy ngược dòng

ABSTRACT
ENDOSCOPIC STENTING IN THE TREATMENT OF BILE LEAKAGE
IN CHO RAY HOSPITAL
Pham Huu Tung, Ho Dang Quy Dung, Tran Dinh Tri, Ngo Phuong Minh Thuan, Tran Viet Tu,


Bui Huu Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 28 - 32
Background and study aims: Endoscopic stenting in the treatment of bile leakage is a new less invasive
treatment. We retrospectively reviewed the efficacy and the safety of endoscopic stenting in the treatment of bile
leakage in Cho Ray Hospital
Patients and Methods: All selective patients with clinical suspected bile laekage who underwent endoscopic
retrograde cholangiopancreatography and insert stent in patients have bile leakage from February, 2012 to
November, 2014 in Cho Ray Hospital were included in the study. Patients were followed until clinical resolution
for removing the stents.
Results: Of 65 patients included 48 male and 17 female, mean age: 41.27 (16-88) years old. The successful
bile duct cannulation in 62/65 (95.38%). There are three patients in biliary cannulation failure, the absence insert

* Khoa Nội soi - Bệnh viện Chợ Rẫy
** Bộ môn Nội Tiêu Hóa- Học viện Quân Y 103
*** Bộ môn Nội- Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS Phạm Hữu Tùng, ĐT: 0983121105, Email:

28

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

stent five patients, one patient complication need surgical intervention, five patients of stenting the second times,
three patients of stenting the 3rd, missed follow up after stenting in six patients. During follow-up, stent internal
migration in one patient, stent spontaneously disapeared in nine patients. Overall, the rate of treatment success
50/51 patients (98.04%).
Conclusions: Endoscopic Stenting is an effective and safe measure in the treatment of bile leakage. We hope

that this technique should be widely used in Vietnam in future.
Key word: Bile leak, ERCP

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rò mật là một biến chứng phức tạp, không
khó về mặt chẩn đoán xác định nhưng khó về
mặt chẩn đoán vị trí tổn thương, nếu xảy ra sau
phẫu thuật lại càng phức tạp. Nguyên nhân rò
mật thường xảy ra sau phẫu thuật can thiệp về
gan và đường mật như cắt túi mật qua nội soi,
cắt túi mật qua mổ mở, cắt gan và sau ghép gan,
chấn thương gan…chiếm tỷ lệ 0,8%-12% tùy
thuộc vào từng loại phẫu thuật(18). Các nguyên
nhân ít gặp hơn như vết thương do đạn bắn(17),
dao đâm, sau sinh thiết gan(15), sau áp-xe gan,…
Theo kinh điển, phẫu thuật là tiêu chuẩn
vàng trong điều trị rò mật. Có nhiều phương
pháp chon lựa trong điều trị rò mật như nội soi,
dẫn lưu qua da, mổ nội soi(18). Tuy nhiên, những
năm gần đây cùng với sự phát triển của ngành
nội soi, nội soi mật tụy ngược dòng không
ngừng phát triển và đã trở thành phương pháp
chọn lựa đầu tiên trong chẩn đoán và điều trị rò
mật, phẫu thuật chỉ thực hiện khi điều trị nội soi
thất bại hoặc những trường hợp tổn thương
đường mật nặng thật sự cần thiết đến phẫu
thuật(15,3).
Nội soi điều trị rò mật bao gồm các phương
pháp như dẫn lưu mũi-mật, cắt cơ vòng Oddi,
đặt Stent với cắt hoặc không cắt cơ vòng Oddi.

Cơ chế chung là làm giảm kháng lực đường mật,
giúp mật chảy theo đường bình thường, giảm
lượng mật chảy qua đường rò, tạo điều kiện cho
đường rò tự lành(15). Nội soi mật tụy ngược dòng
đặt stent trong điều trị rò mật được áp ở nhiều
trung tâm trên thế giới, có nhiều nghiên cứu cho
thấy kết quả điều trị đáng khích lệ.
Ở Việt Nam, nội soi đặt stent điều trị rò mật
chưa được áp dụng rộng rãi. Do vậy, chúng tôi

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa

tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị
và các tai biến, biến chứng của phương pháp này
tại Bệnh viện Chợ Rẫy

ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng
Tất cả bệnh nhân lâm sàng chẩn đoán rò mật
hoặc nghi ngờ rò mật được chọn để thực hiện
nội soi mật tụy ngược dòng và đặt stent trên
những bệnh nhân có có rò mật được chẩn đoán
qua nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện
Chợ Rẫy từ 2/2012- 11/2014. Các BN được theo
dõi đến khi lâm sàng cải thiện, siêu âm bụng
không còn thấy dịch, sau đó rút stent.

Phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu, ghi nhận tỷ lệ thành
công của thủ thuật, tỷ lệ tai biến-biến chứng.

Đánh giá hiệu quả làm lành đường rò sau đặt
stent.

Dụng cụ
Stent nhựa 7F-10F, dao cắt cơ vòng, dao kim
(needle knife), ống thông (catheter), dây dẫn
(guidewire), ống đẩy stent, máy soi tá tràng
(máy soi nhìn nghiêng), máy nội soi dạ dày (máy
soi nhìn thẳng), máy cắt đốt nội soi, thuốc cản
quang, thòng lọng(snare) để rút stent.

Quy trình
Chuẩn bị bệnh nhân
Bệnh nhân được nhịn ăn uống trước 8 giờ,
điều chỉnh các rối loạn đông máu (nếu có),
kháng sinh phòng ngừa thước thủ thuật, ký cam
kết đồng ý làm thủ thuật.
Trong khi thực hiện thủ thuật bệnh nhân
được tiền mê bằng Dolargan, Hipnovel và theo
dõi mạch, huyết áp, SpO2.

29


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Các bước kỹ thuật
- Dùng dao cắt cơ vòng hoặc cathter thông

vào đường mật
- Bơm thuốc cản quang vào đường mật xác
định vị trí và mức độ rò mật
- Đặt stent 7-10Fr (khi đặt stent có thể có hoặc
không có cắt cơ vòng Oddi).

Theo dõi và đánh giá
Theo dõi bằng khám lâm sàng, siêu âm
và/hoặc CT. Stent được lưu tại chỗ ít nhất 4 tuần,
khi lâm sàng ổn định (dẫn lưu ngoài không còn
ra dịch, siêu âm không còn dịch trong ổ bụng),
sau đó nội soi rút stent bằng máy soi dạ dày.

KẾT QUẢ
Đặc điểm BN nghiên cứu
Có 65 BN gồm 48 nam và 17 nữ. Tuổi trung
bình: 41,3 tuổi (16-88). Trong đó các triệu chứng
thường gặp là đau bụng 44 BN, cảm giác căng
tức bụng 27 BN, chảy dịch mật ra ngoài 54 BN,
sốt 6 BN. Nguyên nhân dẫn đến rò mật: chấn
thương gan 15 BN (23,08%), mổ nội soi cắt túi
mật 14 BN (21,5%), mổ mở cắt túi mật 6 BN
(9,2%), phẫu thuật cắt gan 4 BN (6,15%), chấn
thương gan và có phẫu thuật gan 22 BN
(33,84%), mổ nội soi và mổ mở cắt túi mật 2 BN
(3,07%) áp-xe gan 1 BN (1,5%), nguyên nhân
khác 1 BN (1,5%).

Kết quả
Thủ thuật thông vào đường mật và chụp

hình đường mật thành công là 62/65 BN
(95,38%). Có 3 trường hợp thông vào đường mật
thất bại, 5 trường hợp không đặt stent, 5 trường
hợp phải đặt stent lần 2, 3 trường hợp đặt stent
lần 3, 6 trường hợp không được theo dõi sau đặt
stent, 1 trường hợp biến chứng phải phẫu thuật
(1,5%). Stent di lệch có 10 BN: di lệch vào trong
đường mật 1 trường hợp, 9 trường hợp stent di
lệch ra ngoài ống tiêu hóa và tự thoát ra ngoài
theo đường tiêu hóa. Tỷ lệ nội soi đặt stent điều
trị rò mật thành công là 50/51 trường hợp (98%).

30

BÀN LUẬN
Nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 65 bệnh
nhân, có 3 bệnh nhân thất bại không thông vào
được đường mật là do nhú vater nằm vị trí khó
tiếp cận, gây khó khăn cho thao tác thông vào
nhú. 5 trường hợp không đặt stent trong đó có 2
BN khi chụp đường mật thấy hình ảnh cắt cụt
hoàn toàn đường mật đoạn ống túi mật, thuốc
cản quang không vào được các nhánh gan, cả 2
BN này có cùng nguyên nhân là sau mổ nội soi
cắt túi mật, có thể là do quá trình thao tác kẹp
clip vào ống túi mật phẫu thuật viên kẹp nhầm
vào ống mật chủ gây tình trạng cắt cụt ống mật
chủ. 3 BN không thấy hình ảnh rò mật trên phim
chụp qua nội soi mật tụy ngược dòng có 2 BN có
nguyên nhân rò mật là do mổ nội soi cắt túi mật

và 1BN rò mật gây ra do chấn thương. Rò mật
không thấy được trên phim chụp qua nội soi mật
tụy ngược dòng có thể do rò mật mức độ thấp,
mà chúng ta bơm thuốc cản quang với áp lực
thấp nên vị trí rò chưa hiện hình, để khắc phục
được tình trạng này chúng ta có thể dùng bóng
chẹn (balloon) khi bơm thuốc cản quang vào
đường mật, bóng chèn sẽ giúp tạo được áp lực
cao hơn khi bơm thuốc cản quang vào đường
mật. Có thể rò mật từ những ống mật không
thông với đường mật chính đó là những bất
thường nhánh gan phải mà nội soi chụp mật tụy
ngược dòng không phát hiện được(8). Do đó, với
những trường hợp lâm sàng dẫn lưu ổ bụng ra
dịch mật mà chụp đường mật qua nội soi mật
tụy ngược dòng không thấy rò mật, thì nên thực
hiện
MRCP
(Magnetic
Resonance
Cholangiopancreatography) để xác định chẩn
đoán. Để tăng cường độ tương phản trong
MRCP với việc tiêm Mangafodipir trisodium
giúp làm tăng khả năng chẩn đoán rò mật, xét
nghiệm này có độ nhạy 86% và độ đặc hiện là
83% trong chẩn đoán rò mật(12).
Một trường hợp biến chứng cần phải can
thiệp phẫu thuật là do đầu trong của stent xuyên
qua mỏn cụt ống gan phải trên BN sau phẫu
thuật cắt gan phải do u, biến chứng xảy ra là do

stent dài (12 cm) xuyên qua mỏn cụt vào ổ bụng,

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
để tránh được biến chứng này ta nên xác định
chiều dài stent cần thiết trước khi đặt, có thể đặt
stent ngắn hơn không cần thiết phải đặt đầu
trong stent đến vị trí rò.
Trong nhóm nghiên cứu có 5 BN phải thay
stent lần 2 và 3BN phải thay stent lần thứ 3. Các
trường hợp này sau khi theo dõi 2-3 tháng thấy
tình trạng lâm sàng không cải thiện hoàn toàn,
chúng tôi chủ động cho bệnh nhân nhập viện và
thay stent mới trước khi stent có nguy cơ tắc, vì
thời gian dẫn lưu trung bình của stent nhựa
khoảng 3 tháng. Cả 8 BN thay stent này đều cho
kết quả điều trị tốt.
Trong nhóm nghiên cứu có 6 trường hợp
không được theo dõi sau khi đặt stent do nhiều
lý do khách quan như BN ở xa không có điều
kiện tái khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi
không liên lạc được với bệnh nhân… Chính điều
này làm khó khăn trong việc theo dõi bệnh và
lấy số liệu trong nghiên cứu.
Có nhiều kỹ thuật nội soi được sử dụng
trong điều trị rò mật bao gồm: Cắt vòng Oddi
đơn thuần, đặt Stent kết hợp với cắt hoặc không
cắt cơ vòng Oddi, và dẫn lưu mũi-mật kết hợp

với cắt hoặc không cắt cơ vòng Oddi. Những
phương pháp này điều có cơ chế chung là làm
giảm kháng lực đường mật, giúp mật chảy theo
đường bình thường, giảm lượng mật chảy qua
đường rò, tạo điều kiện cho đường rò tự lành(15).

Nghiên cứu Y học

Các công trình nghiên cứu về điều trị rò mật
bằng nội soi tập trung vào hai phương pháp: cắt
cơ vòng và đặt stent (có hay không cắt cơ
vòng)(6,10).Cả hai phương pháp cắt cơ vòng và đặt
stent đều cho thấy có hiệu quả cao. Nội soi mật
tụy ngươc dòng cắt cơ vòng Oddi đơn thuần có
hiệu quả 88% trong điều trị rò mật sau phẫu
thuật(10). Thuận lợi của cắt cơ vòng đơn thuần
trong điều trị rò mật là bệnh nhân chỉ trải qua 1
lần nội soi. Tuy nhiên, một nghiên cứu của
Marks và cộng sự(11) thực hiện trên mô hình chó
cho thấy thời gian bít lỗ rò ngắn hơn có ý nghĩa
trong nhóm điều trị với đặt stent so với nhóm
điều trị cắt cơ vòng đơn thuần. Nghiên cứu hồi
cứu trên người của John Kaffes và cộng sự(7)
cũng đề nghị rằng việc đặt stent điều trị rò mật
sau phẫu thuật cắt túi mật tốt hơn so với cắt cơ
vòng đơn thuần. Do vậy, cắt cơ vòng đơn thuần
không đươc xem là phương pháp chọn lưu đầu
tiên trong điều trị rò mật ở nhiều trung tâm.
Dẫn lưu mũi-mật và đặt stent nhựa đường
mật có hiệu quả trên 85% trong trường hợp rò

mật. Dẫn lưu mũi mật thường chỉ đặt một lần,
không cần lặp lại thủ thuật nội soi khi rút dẫn
lưu. Tuy vậy, ống dẫn lưu sẽ làm bệnh nhân khó
chịu và dễ di lệch khi bệnh nhân thay đổi tư thế.
Đặt stent đường mật dường như trở thành
phương pháp nội soi điều trị tại nhiều trung tâm.

So sánh với kết quả của một số nghiên cứu khác trên thế giới:
Naresh
Gurpal S.
Virendra
Shahriyar
Sammy
(1)
(14)
(16)
(4)
(13)
Agarwal
Sandha
Singh
Ghazanfar
Saab
Năm
2006
2004
2010
2012
2000
Số BN

90
207
85
97
69
Thành công
100%
100%
100% (85/85) 94,8% (92/97) 96% (66/69)
thủ thuật
(90/90)
(207/207)
NS điều trị
100%
98,04% 100% (53/53) 87,8% (36/41) 91,3% (63/69)
thành công
(72/72)
(200/204)
Biến chứng
0%
1,5% (3/204) 4,7% (4/85)
0%
1,45% (1/69)
Tử vong
0%
0%
0%
0%
1,45%
Tác giả


Tỷ lệ thành công và biến chứng của chúng
tôi cũng tương đương với các báo cáo được tham
khảo. Nội soi đặt stent là biện pháp được lựa
chọn hàng đầu trong điều trị rò mật. Đây là một
thủ thuật đơn giản, hiệu quả và an toàn. Đầu tư

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa

Ayman M. Kook Hyun
BVCR
(5)
(9)
Hassanien
Kim
2008
2014
2015
31
32
65
100% (31/31)
100%
95,38%
(32/32)
(62/65)
93,5% (29/31)
93,8%
98,04%
(30/32)

(50/51)
9,6% (3/31) 6,25% (2/32) 2% (1/51)
0%
0%
0%

ban đầu thấp, chi phí thủ thuật thấp do các dụng
cụ có thể dùng lại được như dây dẫn, dao cắt cơ
vòng, ống đẩy stent … Thủ thuật này có thể thực
hiện ngay ở tuyến tỉnh, nhưng có sự phối hợp
chặt chẽ với ngoại khoa.

31


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

KẾT LUẬN
Với mục tiêu là đánh giá kết quả điều trị và
các tai biến-biến chứng của phương pháp nội soi
đặt stent trong điều trị rò mật. Qua nghiên cứu
trên 65 BN, tỷ lệ thành công của thủ thuật là
95,38%, tỷ lệ biến chứng là 2%, tỷ lệ điều trị
thành công là 98,04%. Do vậy, nội soi đặt stent
trong điều trị rò mật là một phương pháp ít xâm
lấn, hiệu quả và an toàn. Trên cơ sở các nghiên
cứu đã công bố và qua một loạt trường hợp rò
mật được điều trị thành công, chúng tôi xin giới

thiệu một hướng điều trị mới về rò mật, hy vọng
trong tương lai kỹ thuật này sẽ được áp dụng
rộng rãi ở Việt Nam.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.


32

Agarwal N, Sharma BC, Garg S, Kumar R and Sarin SK.
(2006). Endoscopic management of postoperative bile leaks.
Hepatobiliary Pancreat Dis Int , 5: 273-277.
Bridges A, Wilcox CM, Varadarajulu S, (2007). Endoscopic
management of traumatic bile leaks. Gastrointest Endosc , 65:
1081-1085.
Chen XP, Peng SY, Peng CH, Liu YB, Shi LB, Jiang XC, Shen
HW, Xu YL, Fang SB, Rui J, Xia XH, Zhao GH (2002). A tenyear study on non-surgical treatment of postoperative bile
leakage. World J Gastroenterol , 8 (5): 937-942.
Ghazanfar S, Qureshi S, Leghari A, Taj MA, Niaz SK,
Quraishy MS (2012). Endoscopic management of post
operative bile duct injuries. J Pak Med Assoc , 62 (3): 257-262.
Hassanien AM (2003). Endoscopic Management Of biliary
leak after cholecystectomy. An initial study. Egyptian Journal of
Surgery , 22 (4): 336-342
Huang CS, Lichtenstein DR (2005). Postcholecystectomy bile
leak: what is the optimal treatment? Gastrointestinal Endoscopy ,
61 (2): 276-278.
Kaffes AJ, Hourigan L, De Luca N, Byth K, Williams SJ,
Bourke MJ (2005). Impact of endoscopic intervention in 100
patients with suspected postcholecystectomy bile leak.
Gastrointest Endosc. , 61: 269-275.

14.

15.


16.

17.

18.

Kalayci C, Aisen A, Canal D, Fogel EL, Sherman S, Wiebke E,
Stockberger S, Lehman GA (2000). Magnetic resonance
cholangiopancreatography documents bile leak site after
cholecystectomy in patients with aberrant right hepatic duct
where ERCP fails. Gastrointestinal endosc , 52 (2): 277-281.
Kim KH and Kim TN. (2014). Endoscopic Management of Bile
Leakage after Cholecystectomy: A Single-Center Experience
for 12 Years. Clin Endosc. , 47: 248-253.
Llach J , Bordas JM, Elizalde JI, Enrico C, Ginès A, Pellisé M,
Mondelo F, Piqué JM. (2002). Sphincterotomy in the treatment
of biliary leakage (abstract). Hepatogastroenterology , 49 (48):
1496-1498.
Marks JM, Ponsky JL, Shillingstad RB, Singh J. (1998). Biliary
stenting is more effective than sphincterotomy in the
resolution of biliary leaks. Surg Endosc. , 12: 327–330.
Pilleul F, Billaud Y, Gautier G, Monneuse O, Crombe´Ternamian A, Fouque P, Valette PJ, (2004). Mangafodipirenhanced magnetic resonance cholangiography for the
diagnosis of bile duct leaks. Gastrointest Endosc , 59: 818-822.
Saab S, Martin P, Soliman GY, Machicado GA, Saab S, Martin
P, Soliman GY, Machicado GA, Ghobrial RM, Busuttil RW,
and Bedford RA. (2000). Endoscopic Management of Biliary
Leaks After T-Tube Removal in Liver Transplant Recipients:
Nasobiliary Drainage Versus Biliary Stenting. Liver
Transplantation , 6 (5): 627-632.
Sandha GS, Bourke MJ, Haber GB, Kortan PP (2004).

Endoscopic therapy for bile leak based on a new classification:
results in 207 patients. Gastrointest Endosc. , 60: 567-574.
Shah JN (2007). Endoscopic treatment of bile leaks: current
standards and recent innovations. Gastrointestinal Endoscopy ,
65 (7): 1069-1072.
Singh V, Singh G, Verma GR and Gupta R. (2010). Endoscopic
management of postcholecystectomy biliary leakage.
Hepatobiliary Pancreat Dis Int. , 9: 409-413.
Spinn MP, Adler DG. (2006). Successful endoscopic therapy of
intrahepatic bile leaks following hepatic gunshot injury.
Endoscopy , 38: 859.
Zhang JM, Shen W and Zheng ZD. (2005). Pathogenesis and
treatment postoperative bile leakage: report of 38 cases.
Hepatobiliary Pancreat Dis Int. , 4: 441-444.

Ngày nhận bài báo:

30/8/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

07/9/2015

Ngày bài báo được đăng:

02/10/2015

Chuyên Đề Nội Soi Tiêu Hóa




×