Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực nghiệm giáo dục sức khỏe sinh sản và tình dục cho học sinh khiếm thính Trường Xã Đàn, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.63 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2012

THỰC NGHIỆM GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ TÌNH DỤC
CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH TRƢỜNG XÃ ĐÀN, HÀ NỘI
Nguyễn Hải Thượng*; Jerry Clewett**
TÓM TẮT
Nghiên cứu can thiệp đánh giá hiệu quả thực nghiệm giáo dục sức khỏe sinh sản (SKSS) và tình
dục (TD) cho học sinh khiếm thính (HSKT) ở Trường Xã Đàn, Hà Nội có so sánh với nhóm chứng là
HSKT của 2 trường tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cho thấy: thay đổi về kiến thức, thái độ,
và thực hành SKSS và TD của HSKT ở nhóm can thiệp mạnh mẽ hơn nhiều so với nhóm chứng,
qua đó thể hiện hiệu quả tác động của chương trình thực nghiệm giáo dục.
* Từ khóa: Thực nghiệm giáo dục; Sức khỏe sinh sản; Học sinh khiếm thính.

EXPERIMENTAL EDUCATION ON SEXUAL AND
REPRODUCTIVE HEALTH FOR HEARING
IMPAIRED STUDENTS OF XADAN SCHOOL, HANOI
SUMMARY
The intervention study evaluated effectiveness of experimental education on sexual and reproductive
health for hearing impaired students (HIS) of Xadan School, Hanoi and compares with control groups
including HIS from two schools of Hochiminh and Đanang cities, we remarked: The change on
knowledge, attitude, and practice on sexual and reproductive health of HIS of control group was much
greater than control group, and it demonstrated the effectiveness of experimental education program.
* Key words: Experimental education; Sexual and reproductive health; Hearing impaired students.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những quốc gia
có tỷ lệ thanh thiếu niên (TTN) phá thai
hàng đầu thế giới, số lượng nhiễm mới HIV
tăng từng năm... Trong khi đó, chương trình
giáo dục SKSS và HIV trong nhà trường
còn đang trong quá trình xây dựng [6].


Cùng với những vấn đề của TTN bình
thường, TTN khiếm thính còn phải chịu
nhiều thiệt thòi do đặc điểm khiếm khuyết
cơ thể. Trước thực trạng này, Trường Giáo

dục chuyên biệt TTN Khiếm thính Xã Đàn,
Hà Nội cùng Quỹ Dân số Thế giới triển khai
Dự án “Giáo dục TD và SKSS bằng ngôn
ngữ cử chỉ” từ tháng 4 - 2007. Chương trình
này được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể kiến
thức, thái độ và thực hành về SKSS của
HSKT, qua đó đưa ra khuyến nghị tới các
nhà quản lý giáo dục cấp quốc gia. Nghiên
cứu này được thực hiện nhằm: Xác định tác
động của thực nghiệm giáo dục về SKSS
và TD đến kiến thức, thái độ và thực hành
của HSKT tại Trường Xã Đàn, Hà Nội.

* Văn phòng AUSAID Việt Nam
** Quỹ Dân số Thế giới
Phản biện khoa học: PGS. TS. Đoàn Huy Hậu
PGS. TS. Lê Văn Bào

32


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2012

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Học sinh khiếm thính xác định theo tiêu
chuẩn của WHO với thính lực giảm mức ≥ 2 [7].
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Đang là học sinh tại các trường chuyên
biệt, ≥ 10 tuổi [1].
- Không mắc khuyết tật khác (như khiếm thị,
khuyết tật di chuyển hay thiểu năng trí tuệ).
- Có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ
cử chỉ.
* Nhóm chứng: 93 HSKT Trường Chuyên
biệt Tương Lai, Đà Nẵng và Trường Khuyết
tật Thính giác Hy Vọng I, TP. Hồ Chí Minh.
* Nhóm can thiệp: 48 HSKT Trường trung
häc c¬ së Xã Đàn, Hà Nội.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu phỏng thực nghiệm không
ngẫu nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và
thực hành của HSKT trước và sau khi áp
dụng chương trình thực nghiệm giáo dục
SKSS và TD [4]. So sánh với nhóm chứng
không được can thiệp nếu không thể áp dụng
chọn mẫu ngẫu nhiên và so sánh can thiệp -

chứng giữa các nhóm học sinh/lớp/khối lớp
do sẽ có sai số phơi nhiễm chéo.
* Can thiệp thực nghiệm giáo dục tại Trường
Xã Đàn, Hà Nội:
Dự án triển khai thực nghiệm giáo dục
gồm 4 cấu phần chính:

+ Phát triển bộ tài liệu, bao gồm giáo
trình hướng dẫn giảng dạy SKSS và TD và
từ điển ngôn ngữ cử chỉ về SKSS và TD.
+ Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giảng
dạy về SKSS và TD cho giáo viên.
+ Thực hiện chương trình giảng dạy SKSS
và TD cho HSKT.
+ Thành lập và cung cấp dịch vụ tư vấn
về SKSS và TD cho HSKT trong trường.
Chương trình giáo dục mới về SKSS và
TD chuyên biệt dành cho HSKT được áp dụng
trong năm học 2009 - 2010.
Giáo trình SKSS dành cho HSKT Trường
trung häc c¬ së Xã Đàn gồm 3 cuốn: sách
hướng dẫn giảng dạy “Giáo dục về Giới tính,
SKSS và TD” dành cho giáo viên; sách tham
khảo “Giáo dục giới tính, SKSS và TD”
dành cho giáo viên; sách “Trò chuyện về
giới tính, SKSS và TD” dành cho học sinh.

Tình dục

Hai bàn tay nắm lại, ngón trỏ
và ngón giữa duỗi thẳng, đặt
lên nhau, lật lên lật xuống
(dấu hiệu “TÌNH DỤC”).

Hình 1: Một từ trong từ điển ngôn ngữ cử chỉ về SKSS và TD dành cho HSKT.

33



TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2012

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của HSKT nhóm can thiệp và nhóm chứng.
* Kiến thức:
Bảng 1: So sánh tỷ lệ thay đổi về kiến thức giữa 2 nhóm.
TỶ LỆ THAY ĐỔI TỪ TRẢ LỜI SAI

KHÁC BIỆT GIỮA

SANG TRẢ LỜI ĐÚNG (%)

THAY ĐỔI CỦA 2 NHÓM

KIẾN THỨC

Nhóm can thiệp (A)

Nhóm chứng (B)

(C = A/B)

Dấu hiệu dậy thì nam

37,5

18,3


2,1*

Dấu hiệu dậy thì nữ

29,2

19,4

1,5

Sinh lý cơ quan sinh dục nam

31,3

20,4

1,5

Sinh lý cơ quan sinh dục nữ

22,9

10,8

2,1*

Kinh nguyệt

39,6


20,4

1,9*

Mang thai tuổi dậy thì

34,4

15,8

2,2*

Tác dụng bao cao su

3,1

19,7

0,2*

Quấy rối và xâm hại TD

46,9

19,7

2,4**

Bệnh lây truyền qua đường TD
và HIV


35,0

15,4

2,3

Đồng tính luyến ái

10,0

25,6

0,4

Quyền về SKSS

45,5

7,4

6,2**

(*p < 0,05; **p < 0,01; ***p < 0,001)
Có khác biệt rõ giữa HSKT nhóm can
thiệp và nhóm chứng về cải thiện kiến thức
sau can thiệp. Tỷ lệ thay đổi từ trả lời sai
sang trả lời đúng ở nhóm can thiệp cao hơn
nhóm chứng ở hầu hết các câu hỏi (9/11
câu hỏi). Trong 7 câu hỏi, sự khác biệt của

thay đổi giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê,
nhóm can thiệp cao hơn ở 6 câu. Ở hầu hết
những câu hỏi về kiến thức sinh lý cơ thể,
thay đổi của nhóm can thiệp cao hơn nhóm
chứng có ý nghĩa thống kê từ 2 - 6 lần. Kết
quả này cũng được phản ánh ở những kiến
nghị cấp thiết về một chương trình giáo dục
SKSS và HIV cho HSKT của Guzman tại
hội nghị AIDS Amsterdam [5].

* Thái độ:
Sau can thiệp, sự thay đổi từ trả lời sai
sang trả lời đúng không khác biệt nhiều
giữa 2 nhóm. Chỉ có khác biệt có ý nghĩa
thống kê trong cả 7 câu hỏi của phần này
(câu hỏi “Giới trong trách nhiệm tránh thai”
(2,0 lần)). Tỷ lệ thay đổi từ trả lời sai sang
trả lời đúng ít khác biệt giữa 2 nhóm. Nghiên
cứu ở Braxin cũng chỉ ra sự ít khác biệt
trong thái độ về SKSS giữa TTN khiếm thính
và TTN bình thường [3]. Bình đẳng giới là
một phương diện quan trọng trong SKSS.
Về trách nhiệm tránh thai: nhóm can thiệp
có nhiều thay đæi hơn nhóm chứng.

34


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2012


Bảng 2: So sánh tỷ lệ thay đổi về thái độ giữa 2 nhóm.
THÁI ĐỘ

THAY ĐỔI TỪ TRẢ LỜI SAI

KHÁC BIỆT GIỮA

SANG TRẢ LỜI ĐÚNG (%)

THAY ĐỔI CỦA 2 NHÓM

Nhóm can thiệp (A)

Nhóm chứng (B)

(C = A/B)

Quan hệ với cha mẹ

37,5

29,0

1,3

Bạn bè rủ rê

31,3

32,3


1,0

Thái độ khi bạn bè trêu trọc

22,9

30,1

0,8

Giới trong công việc gia đình

34,4

25,0

1,4

Giới trong trách nhiệm tránh thai

37,5

18,4

2,0*

Quan điểm về tình yêu và TD

25,0


10,3

2,4

Quyết định về TD

54,5

48,1

0,1

(*p < 0,05; **p < 0,01; ***p < 0,001)
* Thực hành:
Bảng 3: So sánh tỷ lệ thay đổi về thực hành giữa 2 nhóm.

THỰC HÀNH

TỶ LỆ THAY ĐỔI TỪ TRẢ LỜI SAI

KHÁC BIỆT GIỮA

SANG TRẢ LỜI ĐÚNG (%)

THAY ĐỔI CỦA 2 NHÓM

Nhóm can thiệp
(A)


Nhóm chứng (B)

(C = A/B)

Sử dụng quần lót (nam trả lời)

37,5

34,4

1,1

Vệ sinh kinh nguyệt (nữ trả lời)

43,8

13,0

3,4*

Sử dụng BCS đúng cách

37,5

13,2

2,8**

Tránh thai


40,6

15,8

2,6**

Ứng xử khi bị quấy rối, xâm hại TD

28,1

28,9

1,0

Ứng xử khi bạn gái có thai (nam trả lời)

50,0

11,1

4,5*

Ứng xử khi mang thai (nữ trả lời)

75,0

4,5

16,7***


Ứng xử khi nghi mắc bệnh lây truyền
qua đường TD

45,5

11,1

4,1*

Ứng xử khi nghi mắc HIV

18,2

3,7

4,9

(*p < 0;05; **p < 0,01; ***p < 0,001)
Nhóm can thiệp có tỷ lệ thay đổi cao hơn nhiều nhóm chứng ở 6/9 câu hỏi. Đặc biệt,
ở những câu hỏi về “Vệ sinh kinh nguyệt”, “Ứng xử khi bạn gái mang thai”, “Ứng xử khi
bản thân mang thai”, “Ứng xử khi nghi m¾c bệnh lây truyền qua đường TD” (cách biệt từ
4,1 - 16,7 lần).

35


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2012

Nếu coi kỹ năng quan trọng nhất trong SKSS và TD là sử dụng BCS đúng cách, thì mức
cách biệt 3 lần về tỷ lệ cải thiện trả lời đúng giữa 2 nhóm đã thể hiện rất rõ tác động của

chương trình thực nghiệm. Đáng chú ý, tỷ lệ trả lời đúng về sử dụng BCS đúng cách sau
can thiệp của HSKT Trường Xã Đàn (nhóm can thiệp) cũng cao hơn tỷ lệ trả lời đúng về
lựa chọn BCS để tránh thai của chính học sinh trường này trong điều tra năm 2006 [2].
Chứng tỏ đã có sự chuyển biến thực sự trong thực hành SKSS của HSKT Trường Xã Đàn
sau quá trình học tập.
2. So sánh sự thay đổi về kiến thức, thái độ và thực hành của HSKT 2 nhóm.
Bảng 4: So sánh sự thay đổi giữa 2 nhóm bằng kiểm định SPANOVA.
SLIP-PLOT ANOVA

HIỆU ỨNG TÁC ĐỘNG

F (df)

Partial Eta Square

Tương tác (Multivariate Tests)

F (1; 139) = 29,73***

0,18 (Wilks’ Lambda)

Trong từng nhóm (Test of Within-Subject Effects)

F (1; 139) = 29,73***

0,07 (Greenhouse-Geisser)

Giữa 2 nhóm can thiệp/chứng (Test of
Between-Subject Effects)


F (1; 139) = 51,62***

0,27

(Box’s test: F = 0,76; p = 0,52; *p < 0,05; **p < 0,01; ***p < 0,001)

Kiểm định SPANOVA (mixed ANOVA) nhằm so sánh sự thay đổi về kiến thức, thái độ
và thực hành SKSS và TD của HSKT 2 nhóm. Kiểm định đa biến cho thấy, khả năng trả lời
đúng bảng hỏi của HKST đã thay đổi sau thời gian nghiên cứu. Kiểm định hiệu ứng tác
động giữa các nhóm cho thấy sự thay đổi về khả năng trả lời đúng bảng hỏi của HSKT
giữa 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Xu h-íng biÕn thiªn cña KAP 2 nhãm

Trung b×nh cÊp ®é tr¶ LêI ®óng

Nhãm can thiÖp
Nhãm chøng

Thêi gian (1 n¨m)

Biểu đồ 1: Dự tính xu hướng của giá trị trung bình trước và sau can thiệp.
Có sự khác biệt về kiến thức, thái độ và thực hành của HSKT trong kiểm định.

36


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2012

KẾT LUẬN
- Thực nghiệm giáo dục đã có tác động

rõ ràng đến kiến thức, thái độ và thực hành
về SKSS và TD của HSKT ở Trường Xã Đàn.
Trước can thiệp, khả năng nhóm can thiệp
(HSKT Trường Xã Đàn) trả lời đúng > 61%
bảng hỏi cao gấp 3 lần (OR = 3,07) HSKT
nhóm chứng. Nhưng sau can thiệp, sự khác
biệt đã lên đến 13,7 lần (OR = 13,7).
- Sự thay đổi ở HSKT Trường Xã Đàn mạnh
hơn nhiều so với HSKT nhóm chứng, thể
hiện hiệu quả tác động của can thiệp thực
nghiệm (F = 51,62; p < 0,001, với Partial Eta
Square = 0,27 ở kiểm định SPANOVA).
- HSKT Trường Xã Đàn đã thể hiện sự
cải thiện vượt bậc trong kiến thức và thực
hành SKSS và TD, tạo sự khác biệt khá xa
với HSKT hai trường nhóm chứng ở các
vấn đề quan trọng bậc nhất trong giáo dục
SKSS và TD như: sử dụng BCS đúng cách,
tránh thai, ứng xử khi mang thai, ứng xử khi
nghi mắc bệnh lây truyền qua đường TD,
quấy rối và xâm hại TD.
Với kết quả trên, chúng tôi khuyến nghị
Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường giáo
dục chuyên biệt, các tổ chức giáo dục trong
nước và quốc tế áp dụng toàn bộ hoặc từng
phần mô hình này để cải thiện chương trình
giáo dục SKSS cho HSKT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khoa học. Sách

giáo khoa lớp 5. NXB Giáo dục. Hà Nội. 2008.
2. Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội. Báo
cáo đánh giá nhu cầu Dự án Giảng dạy SKSS
bằng ngôn ngữ cử chỉ tại Trường THCS Xã Đàn.
Quỹ Dân số Thế giới. Hà Nội. 2007.
3. Bisol CA, Sperb TM, Brewer TH, Kato SK,
Shor-Posner G. HIV/AIDS knowledge and
health-related attitudes and behaviors among
deaf and hearing adolescents in southern Brazil.
Am Ann Deaf. 2008 Fall, 153 (4), pp.349-356.
4. Dahlgren L, Emmelin M, Winksit A. Qualitative
methodology for international public health. Umea
University, Print & Media. Sweden. 2004.
5. Guzman D. HIV services for deaf and
hearing - impaired. Paper presented at the VIII
International Conference on AIDS. Amsterdam,
Netherlands. 1992.
6. Khuat Thu Hong. Adolescent reproductive
health in Vietnam: status, policies, programs and
issues. Policy Project. 2003, January.
7. WHO. Prevention of deafness and hearing
impairment. Grades of hearing imparment. Available
at />Impairment grades/en/index.html. Access at
2008, 27 February.

37


TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2012


38



×