Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Sử dụng bảo tàng dân tộc học và bảo tàng mĩ thuật việt nam trong dạy học lịch sử lớp 10 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.65 KB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

CHU NGỌC QUỲNH

SỬ DỤNG BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VÀ BẢO TÀNG
MĨ THUẬT VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH SƢ PHẠM LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

CHU NGỌC QUỲNH

SỬ DỤNG BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VÀ BẢO TÀNG
MĨ THUẬT VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH SƢ PHẠM LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN LỊCH SỬ
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thanh Tú

HÀ NỘI – 2015




LỜI CẢM ƠN
Ngoài sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành Luận văn, tôi xin bày tỏ lời cảm
ơn sâu sắc nhất của mình đến cô giáo: TS. Hoàng Thanh Tú, người đã hướng dẫn,
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo và các em học sinh
của trường THPT Trung Giã (Sóc Sơn, Hà Nội), THPT Sơn Tây (Hà Nội), THPT
Kim Liên (Hà Nội), THPT Tây Hồ (Hà Nội), THPT Ninh Giang (Hải Dương) và
THPT Tây Tiền Hải (Thái Bình) đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn sát cánh bên
tôi, động viên, tin tưởng và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015
Học viên

Chu Ngọc Quỳnh

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Trung học phổ thông


THPT

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Ý kiến đánh giá của GV về mức độ hiệu quả của việc tổ chức hoạt động
ngoại khóa Lịch sử tại bảo tàng cho HS THPT (%) .................................................33
Bảng 1.2: Ý kiến đánh giá của HS về mức độ hiệu quả của việc sử dụng Bảo tàng
Mĩ thuật Việt Nam trong học tập Lịch sử (%) .........................................................35
Bảng 1.3: Tổng hợp ý kiến đề xuất của HS về hình thức sử dụng Bảo tàng Dân tộc
học và Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam trong dạy học Lịch sử (%) ..............................40
Bảng 2.1: Ý kiến đánh giá của HS về sự phù hợp của các hoạt động trong dự án
“Tìm kiếm tài năng Việt Nam” (%) ..........................................................................86
Bảng 2.2: Ý kiến đánh giá của HS về sự phù hợp của các hoạt động trong chương
trình ngoại khóa “Hồn quê đất Việt” (%) .................................................................89

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Mức độ quan tâm của HS các trường THPT (Nhóm 1) đối với Bảo
tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam (%) .............................................38
Biểu đồ 1.2: Các hoạt động ngoại khóa Lịch sử HS đã từng được ...........................39
tham gia tại bảo tàng (%) ..........................................................................................39

iv



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢO
TÀNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT ...............................10
1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................10
1.1.1. Quan niệm về sử dụng bảo tàng trong dạy học Lịch sử tại trường
THPT .................................................................................................................10
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của bảo tàng nói chung và Bảo tàng Dân tộc học, Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam nói riêng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT ...14
1.1.3. Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng tư liệu của bảo tàng trong dạy học
Lịch sử ở trường THPT ....................................................................................21
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................24
1.2.1. Thực trạng sử dụng bảo tàng trong dạy học Lịch sử ở trường phổ
thông hiện nay...................................................................................................24
1.2.2. Thực trạng sử dụng Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay .............................30
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1......................................................................................44
CHƢƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VÀ
BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ
VIỆT NAM LỚP 10 (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) ............................................45
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam .................45
2.1.1. Mục tiêu ...................................................................................................45
2.1.2. Nội dung ..................................................................................................46

v



2.2. Khảo sát nguồn tài liệu tại Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam ...............................................................................................................47
2.2.1. Khảo sát nguồn tài liệu tại Bảo tàng Dân tộc học ................................47
2.2.2. Khảo sát nguồn tài liệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam .....................51
2.3. Các biện pháp sử dụng Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mĩ thuật Việt
Nam .......................................................................................................................59
2.3.1. Trong hoạt động ngoại khóa ..................................................................60
2.3.2. Trong bài nội khóa .................................................................................72
2.4. Thử nghiệm sƣ phạm ...................................................................................80
2.4.1. Mục đích ..................................................................................................80
2.4.2. Đối tượng và địa bàn thử nghiệm ..........................................................80
2.4.3. Nội dung, phương pháp và tiến trình thử nghiệm ................................81
2.4.4. Kết quả thử nghiệm ................................................................................82
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2......................................................................................91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................95
PHỤ LỤC .................................................................................................................98

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào
tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hóa. Yêu cầu này được cụ thể hóa trong Luật giáo dục năm 2005, được Quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua (sửa đổi, bổ
sung năm 2010): “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn

diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [10,
tr.18]. Trong nhà trường phổ thông, mỗi môn học với đặc trưng của mình đều phải
góp phần đào tạo thế hệ trẻ, đóng góp cụ thể vào việc thực hiện mục tiêu của sự
nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong đó, Lịch sử là một môn học có vai trò rất quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông.
Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật, nó tồn tại khách quan trong quá
khứ. Do đó, không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử.
Nhận thức lịch sử phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ
về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Trong dạy học Lịch sử, lời nói của người
thầy có vai trò quan trọng để tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học
sinh nhưng dù sao cũng không thể thay thế hoàn toàn cho việc sử dụng đồ dùng
trực quan. Trong dạy và học Lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng
tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại
hóa lịch sử của học sinh. Nhà giáo dục học K.D. Usinxki từng khẳng định: “Hình
ảnh được lưu giữ đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh mà chúng
ta thu nhận được bằng trực quan”[12; tr.18]. Và những đồ dùng trực quan ấy đang
được lưu giữ, trình bày trong hàng trăm bảo tàng, di tích tại Việt Nam. Bảo tàng là
cơ quan giáo dục công cộng, là nơi lưu giữ kí ức của dân tộc. Là cơ quan văn hóa –
giáo dục thực hiện chức năng giáo dục, tuyên truyền, bảo tàng đã, đang và sẽ góp

1


phần giáo dục nhằm nâng cao dân trí, tăng cường sự hiểu biết, khơi dậy niềm tự hào
về truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước
giàu đẹp. Cùng với nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, rạp hát, rạp chiếu phim và các
khu vui chơi giải trí khác, bảo tàng thuộc hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, có
chức năng giáo dục quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách con người.

Nhiệm vụ giáo dục con người là nhiệm vụ chung cho toàn xã hội. Do đó, tất cả các
bảo tàng đều có trách nhiệm giáo dục công chúng mà bảo tàng phục vụ.
Hà Nội – nơi tập trung những bảo tàng lớn của cả nước. Mỗi bảo tàng đều có
nội dung trưng bày khác nhau nên đều có ưu thế riêng trong việc phục vụ công tác
dạy và học tập Lịch sử. Trong đó, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thuộc Trung tâm
Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia với một khối lượng đồ sộ những tư liệu,
hiện vật được sưu tầm, bảo quản, bảo tàng góp phần quan trọng vào việc bảo tồn di
sản văn hóa, đồng thời, trở thành một trung tâm thông tin, tư liệu đặc thù, cho phép
tất cả mọi người trực tiếp quan sát, nghiên cứu các dân tộc trên mọi miền đất nước
ngay tại Thủ đô Hà Nội. Các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học, trước hết
giúp học sinh hiểu thêm những sự kiện về đời sống văn hóa của các dân tộc mà các
em chưa có điều kiện tiếp cận nhiều trong chương trình, sách giáo khoa. Việc quan
sát các tài liệu, hiện vật được trưng bày ở đây giúp các em hiểu được toàn cảnh về
đời sống văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần của 54 dân tộc sống trên lãnh
thổ Việt Nam. Nếu như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam giúp học sinh hiểu rằng:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có nền văn hóa đa dạng trong thống nhất thì
đến với Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam, các em học sinh được tiếp cận với di sản
nghệ thuật, biết trân trọng những giá trị truyền thống, có kiến thức cơ bản để
thưởng thức văn hóa nghệ thuật dân tộc thông qua trên 18.000 tài liệu hiện vật đang
được trưng bày tại đây. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với cấu trúc nội dung trưng
bày mạch lạc, khúc triết theo trục dọc thời gian của lịch sử mỹ thuật từ truyền thống
tới hiện đại, mà nét nổi bật là sự bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa trong
việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết sâu sắc độc đáo về nền văn hóa và lịch
sử cộng đồng dân tộc Việt Nam.

2


Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nên việc sử dụng nguồn
tư liệu, hiện vật của bảo tàng nói chung và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo

tàng Mỹ thuật Việt Nam nói riêng trong dạy học Lịch sử chưa được tiến hành một
cách thường xuyên và rộng rãi. Xuất phát từ thực tiễn đó và từ việc nhận thức được
chức năng của bảo tàng trong giáo dục Lịch sử cho học sinh trung học phổ thông,
chúng tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam trong dạy học Lịch sử lớp 10 trung học phổ thông” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề sử dụng tư liệu của bảo tàng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT
đã được các nhà giáo dục học, giáo dục Lịch sử quan tâm nghiên cứu.
Trong cuốn sách “Phương pháp dạy học lịch sử” do Phan Ngọc Liên chủ
biên (NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2010) đã đề cập đầy đủ vị trí, ý nghĩa của
hoạt động ngoại khóa; các hình thức tổ chức và cách tiến hành những hoạt động
ngoại khóa trong dạy học Lịch sử, trong đó, tác giả nhấn mạnh đến việc tổ chức
hoạt động tham quan bảo tàng, khu di tích lịch sử - văn hóa.
Cuốn giáo trình “Lịch sử mĩ thuật Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Chỉnh
(NXB Đại học Sư phạm, 2013) đã chọn lọc những kiến thức mĩ thuật cơ bản nhất
với các tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu nhất cho từng thời kì lịch sử của dân tộc. Giúp
cho người học có thể cảm thụ, hiểu và phân tích được những nét hay, nét đẹp của
một số tác phẩm mĩ thuật Việt Nam. Đồng thời, qua đó người học thấy được những
tác phẩm mĩ thật từ ngàn xưa đến nay đã phản ánh được một bức tranh lịch sử sinh
động về cuộc sống sinh hoạt con người và cảnh vật của quê hương đất nước, với
một phong cách Việt Nam mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Cuốn sách“Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ
thông” do Vũ Quang Hiển – Hoàng Thanh Tú chủ biên (NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2014) đã khái quát vị trí, ý nghĩa của hình thức dạy học tại bảo tàng và hoạt
động ngoại khóa Lịch sử. Đồng thời, tác giả đề xuất các biện pháp và hình thức tiến

3



hành dạy học và tổ chức hoạt động ngoại khóa phù hợp tại bảo tàng cho HS ở
trường THPT.
Trong cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở
trường phổ thông” của Nguyễn Thị Côi (NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006) đề
cập đến vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức tham quan học tập ở nhà bảo tàng lịch sử,
cách mạng, nhà truyền thống, di tích lịch sử cho học sinh ở trường trung học phổ
thông. Tác giả khẳng định, thông qua các hiện vật trưng bày hoặc đồ phục chế về
quá khứ giúp học sinh được trực quan sinh động những sự kiện lịch sử, làm giàu
cho các em những biểu tượng lịch sử cụ thể và là chỗ dựa để hình thành các kết
luận khái quát. Đặc biệt, học sinh được liên hệ kiến thức lý luận với thực tiễn, gắn
nhà trường với xã hội.
Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” do Nguyễn
Thị Côi chủ biên (NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2011) đã đề cập đến ý nghĩa của
hoạt động ngoại khóa, rèn luyện năng lực tổ chức và cách thức tiến hành tổ chức
hoạt động ngoại khóa. Trong đó, tác giả có đưa ra ví dụ xây dựng kế hoạch hoạt
động ngoại khóa tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Cuốn sách “Bảo tàng, di tích nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học Lịch sử
cho học sinh phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Kim Thành (NXB Giáo dục Việt
Nam, 2014) đã trình bày rất khái quát, dễ hiểu về mối quan hệ hỗ trợ giữa việc
truyền thụ kiến thức về lịch sử trong nhà trường với phương pháp tiếp cận mới
trong việc dạy và học Lịch sử từ bảo tàng và di tích. Tác giả với những trải nghiệm
từ thực tế của mình đã đưa những tri thức lịch sử, giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc vào trí não học sinh ở ngoài học đường mà trước hết là tại các bảo tàng, di
tích. Đặc biệt, cuốn sách đã trình bày rất rõ ràng tiến trình tổ chức ngoại khóa Lịch
sử tại bảo tàng thông qua hoạt động của Câu lạc bộ “Em yêu Lịch sử”.
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Xuyến về “Sử
dụng tư liệu gốc phần Lịch sử Thế giới (thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX) để biên
soạn sách giáo khoa Lịch sử trung học cơ sở sau năm 2015 (Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội) đã trình bày được vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu gốc trong


4


dạy học Lịch sử. Đồng thời, tác giả đã thống kê được các loại tư liệu cần và có thể
khai thác sử dụng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
Trong khóa luận tốt nghiệp “Tổ chức hoạt động ngoại khóa Lịch sử tại Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông” (Khoa Sư
phạm, trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội) tác giả Chu Ngọc
Quỳnh đã khái quát được vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa tại
bảo tàng nói chung và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nói riêng trong dạy học Lịch
sử ở trường THPT. Tác giả đã xác định mục đích, yêu cầu, khảo sát và chọn lọc tư
liệu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam để tiến hành tổ chức các chương trình
ngoại khóa Lịch sử cho HS trường THPT nhằm góp phần đạt được mục tiêu dạy
học.
Trong Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ
thông Việt Nam (NXB Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam), PGS.TS. Trần Đức Minh với đề tài “Khai thác tư liệu bảo
tàng lịch sử, cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” đã nhấn mạnh
việc khai thác tư liệu bảo tàng lịch sử, cách mạng phục vụ cho dạy học lịch sử nói
chung và hoạt động ngoại khóa lịch sử nói riêng là một yêu cầu cấp thiết trong việc
đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử, nhằm phát huy năng lực tư duy nhận thức,
tính tích cực, độc lập sáng tạo và các kĩ năng cần thiết của học sinh, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học bộ môn.
Thông báo Khoa học số 6 năm 1997, tác giả Nguyễn Thị Côi, trường Đại
học Sư phạm Hà Nội với đề tài: “Sử dụng tư liệu của bảo tàng vào dạy học môn
Lịch sử ở trường phổ thông”. Bài viết này, tác giả đã tập trung làm sáng tỏ vai trò,
ý nghĩa của tư liệu bảo tàng vào dạy học Lịch sử; bài viết đi sâu vào trình bày một
số nét cơ bản về nội dung trưng bày của các bảo tàng lớn và chỉ rõ ưu thế của chúng
trong dạy học Lịch sử. Từ đó nêu lên những dự kiến và phương pháp sử dụng.
Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 10, năm 1997, đồng tác giả Nguyễn Thị Côi

– Nguyễn Văn Phong, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội với đề tài: “Khai thác và sử
dụng tài liệu của bảo tàng, nhà truyền thống vào dạy học Lịch sử dân tộc ở trường

5


phổ thông” đã khái quát các hình thức, phương pháp khai thác, sử dụng tư liệu của
bảo tàng Lịch sử nói chung, nhà truyền thống nói riêng vào dạy học Lịch sử. Cụ thể
là giáo viên có thể tổ chức đưa học sinh đi tham quan bảo tàng; giáo viên khai thác
và sử dụng tư liệu để dạy học bài Lịch sử nội khóa tại bảo tàng hoặc ở trường phổ
thông; khai thác và sử dụng tư liệu để tổ chức các triển lãm, ra báo học tập nhân các
ngày lễ lớn của đất nước.
Tạp chí Di sản Văn hóa số 3 năm 2012, ThS. Nguyễn Kim Thành với đề tài:
“Các bảo tàng tại Hà Nội với việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử
trong các trường phổ thông” đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa bảo tàng với quá
trình dạy học Lịch sử. Từ đó, tác giả đi sâu phân tích những nỗ lực trong việc tổ
chức các hoạt động của một số bảo tàng tại Hà Nội để việc dạy học Lịch sử ở
trường phổ thông đạt được hiệu quả cao hơn như tổ chức tham quan bảo tàng, bảo
tàng phối hợp với nhà trường trình bày lưu động, bảo tàng tích cực tổ chức các hình
thức câu lạc bộ, phòng khám phá để thu hút HS đến tham gia.
Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 29 (90) tháng 8/2013, TS. Hoàng Thanh Tú –
Chu Ngọc Quỳnh với đề tài: “Xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa Lịch sử
tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” đã nhấn mạnh được vị trí và vai trò của Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam trong việc cung cấp kiến thức, phát triển kĩ năng và
giáo dục thái độ cho HS; trên cơ sở tìm hiểu thực trạng sử dụng bảo tàng này trong
dạy học Lịch sử, tác giả tiến hành xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khóa
Lịch sử phù hợp với đối tượng HS lớp 10 THPT.
Như vậy, thông qua tìm hiểu một số tài liệu có liên quan đến đề tài, chúng
tôi thấy rằng các tác giả đã đề cập đến vai trò, ý nghĩa của bảo tàng trong dạy học
Lịch sử; đánh giá được thực trạng sử dụng bảo tàng trong dạy học Lịch sử; xác định

yêu cầu cơ bản cũng như cách thức tiến hành sử dụng bảo tàng để dạy học. Tuy
nhiên, chưa có một tác phẩm hay một công trình nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến
việc sử dụng hai bảo tàng: Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam để
tổ chức bài học nội khóa và hoạt động ngoại khóa Lịch sử cho HS ở trường THPT.
Đó là cơ sở, động lực để chúng tôi thực hiện đề tài này, với mong muốn góp phần

6


bổ sung nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho GV, HS THPT và sinh viên các
trường sư phạm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam trong dạy học Lịch sử lớp 10 THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung , đề tài tập trung vào phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 - chương
trình chuẩn.
- Về hình thức tổ chức dạy học: tập trung vào bài học nội khóa và hoạt động
ngoại khóa.
- Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và tiến hành thử nghiệm tại trường
THPT Tây Hồ (Hà Nội), THPT Kim Liên (Hà Nội), THPT Ninh Giang (Hải
Dương), THPT Trung Giã (Sóc Sơn, Hà Nội), THPT Sơn Tây (Hà Nội), THPT Tây
Tiền Hải (Thái Bình).
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của bảo tàng nói chung và Bảo tàng
Dân tộc học, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói riêng trong dạy học Lịch sử, đề tài
xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, nguồn tư liệu phù hợp và đề xuất một số biện
pháp sử dụng hai bảo tàng đó để tổ chức hoạt động ngoại khóa và dạy bài nội khóa
cho phần Lịch sử Việt Nam (chương trình Lịch sử Lớp 10). Đồng thời, dựa trên kết

quả thực nghiệm tại trường THPT, chúng tôi đưa ra kết luận cải tiến phương pháp
sử dụng bảo tàng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử
ở trường THPT.
4.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc sử dụng tư liệu của bảo tàng nói chung và
Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói riêng trong dạy học Lịch sử
ở trường trung học phổ thông.

7


- Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học Lịch sử nói chung, thực trạng sử
dụng tư liệu của bảo tàng nói chung và Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam nói riêng trong dạy học Lịch sử.
- Nghiên cứu nội dung phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 và đề xuất biện pháp
sử dụng Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong dạy học Lịch
sử.
- Thử nghiệm và đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi các biện pháp sử dụng
Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong dạy học Lịch sử.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận: dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa
Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta
về lịch sử, giáo dục.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết: đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu sách báo, tạp chí,
internet… về tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học LS; phân tích nội
dung chương trình, SGK lớp 10.
- Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, dự giờ, trao đổi với giáo viên, học sinh,
điều tra xã hội học để đánh giá về thực trạng sử dụng tư liệu của bảo tàng nói chung
và Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói riêng trong dạy học Lịch

sử ở trường trung học phổ thông; Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra, đối chứng
kết quả nghiên cứu của luận văn.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu GV sử dụng Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam theo
hướng dạy học tích cực sẽ đáp ứng được mục tiêu dạy học lịch sử nói chung, dạy
học phần Lịch sử Việt Nam (lớp 10) nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.
7. Đóng góp của đề tài
Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, luận văn góp phần:

8


- Khẳng định được vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc sử dụng tư liệu của
bảo tàng nói chung và Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói
riêng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
- Đánh giá được thực trạng dạy học LS nói chung, thực trạng sử dụng tư liệu
của bảo tàng nói chung và Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói
riêng trong dạy học Lịch sử.
- Đề xuất biện pháp sử dụng Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam phù hợp với mục tiêu dạy học.
- Thử nghiệm một số biện pháp sử dụng Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa và dạy bài nội khóa cho phần
Lịch sử Việt Nam (chương trình Lịch sử lớp 10).
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: làm phong phú thêm lí luận PPDHLS nói chung và vấn
đề sử dụng Bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong dạy học
lịch sử ở trường THPT nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường
Cao đẳng, Đại học Sư phạm; GV môn LS ở trường THPT.

9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tư liệu của Bảo tàng
trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông
Chương 2: Các biện pháp sử dụng tư liệu của Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam (Lớp
10, chương trình chuẩn)

9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢO TÀNG
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Quan niệm về sử dụng bảo tàng trong dạy học Lịch sử tại trường
THPT
Bảo tàng là “thứ học đường đặc biệt, là nơi giải trí tích cực, chơi mà học,
học mà chơi…”. Được học tập tại bảo tàng, HS dễ dàng ghi nhớ được nội dung kiến
thức cơ bản thông qua những tài liệu, hiện vật gốc, những sa bàn, tranh ảnh minh
họa, sơ đồ… được trưng bày một cách có hệ thống. Tất cả những tài liệu, hiện vật
đó được trưng bày ở bảo tàng góp phần quan trọng trong việc hình thành, bổ sung
kiến thức lịch sử cho HS. Bảo tàng “là một trung tâm thông tin, có lượng thông tin
nguyên gốc, chính xác, phong phú, dễ tiếp cận và được nhận thức bằng phương tiện
trực quan, sinh động” [7; tr.173]. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: bảo
tàng “cũng như một cuốn sử… cho ta thấy rõ ông cha ta đã khó nhọc như thế nào
mới xây dựng nên đất nước tươi đẹp ngày nay” [18, tr.1].
Bàn về quá trình nhận thức của con người, V.I Lênin đã viết: “Từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con
đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”.

Quá trình nhận thức lịch sử của học sinh cũng không ngoài quy luật nhận thức
chung đó. Một đặc điểm điển hình của việc học tập lịch sử là học sinh không trực
tiếp quan sát các sự kiện lịch sử như nó đã từng diễn ra, vì vậy, yếu tố trực quan có
ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học. Các nhà giáo dục học đã chứng minh rằng,
càng có nhiều giác quan tham gia vào quá trình tri giác thì sự lĩnh hội tri thức ngày
càng nhanh, càng bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành biểu
tượng, khái niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử. Khi được tri giác các tài liệu,
hiện vật ở bảo tàng, nhất là các tài liệu, hiện vật gốc, HS dễ dàng có được biểu
tượng cụ thể về những sự kiện lịch sử đã qua, HS được tiếp xúc với những “mảnh”

10


lịch sử được để lại, có giá trị xác nhận tính hiện thực, tính chính xác của những sự
kiện, những thời kì lịch sử mà các em đã được học. Điều này có ý nghĩa rất lớn
trong việc khắc sâu tri thức lịch sử, giáo dục niềm tin, giáo dục tư tưởng, tình cảm
cho HS. Đồng thời, dưới sự hướng dẫn của GV và dựa trên cơ sở quan sát tài liệu,
hiện vật của bảo tàng, HS cũng được rèn luyện các kĩ năng thực hành bộ môn như:
kĩ năng quan sát, miêu tả, giới thiệu nội dung tranh ảnh, bản đồ, hiện vật… một
cách ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng và từ đó biết rút ra kết luận về bản chất của các sự
kiện, hiện tượng lịch sử.
Nói tóm lại, việc sử dụng tài liệu, hiện vật ở bảo tàng trong dạy học Lịch sử
ở trường THPT không chỉ cung cấp kiến thức, phát triển kĩ năng mà còn có ý nghĩa
giáo dục thái độ cho HS. Dạy học Lịch sử ở các bảo tàng là rất cần thiết bởi các tài
liệu, hiện vật ở bảo tàng không chỉ cung cấp một khối lượng kiến thức phong phú,
sinh động, củng cố kiến thức đã học cho HS, mà còn cung cấp kiến thức mới, tài
liệu tham khảo, đồ dùng trực quan cho GV. HS được học tập trong một không khí
rất mới, rất khác với không khí trên lớp học vì ở đó HS được phần nào sống trong
khung cảnh của thời kì lịch sử đang học. Quá khứ lịch sử trở nên gần gũi với HS
hơn. Tùy điều kiện cụ thể của mỗi trường, mỗi lớp mà có thể lựa chọn bài, nội dung

dạy học tại bảo tàng.
Ở nước ta có rất nhiều bảo tàng, bên cạnh các bảo tàng Quốc gia còn có
những bảo tàng ở địa phương. Tính riêng Thủ Đô Hà Nội - nơi tập trung những bảo
tàng lớn của cả nước đã có trên 120 bảo tàng. Mỗi bảo tàng đều có nội dung trưng
bày khác nhau nên đều có ưu thế riêng của mình trong việc phục vụ công tác dạy và
học tập Lịch sử. Bảo tàng có nhiều loại: bảo tàng lịch sử nói chung, trong đó bao
gồm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Quân đội Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí
Minh...; các bảo tàng nghệ thuật như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam...; bảo tàng
chuyên ngành như Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Phòng không - Không quân, Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam...; các bảo tàng lịch sử tự nhiên (động vật học, thực vật
học, hải dương học); các bảo tàng lưu niệm (bảo tàng ở di tích số 5D Hàm Long, 48
Hàng Ngang – Hà Nội...); các bảo tàng địa phương. Tư liệu của các bảo tàng trên là

11


những phương tiện trực quan – một nguồn kiến thức vô giá, phục vụ rất tốt việc dạy
học một số bộ môn ở trường THPT, đặc biệt là môn học Lịch sử.
Sử dụng bảo tàng trong dạy học Lịch sử được hiểu là việc mà GV các trường
THPT phối hợp với Ban quản lý bảo tàng và ngược lại để sử dụng các tư liệu, hiện
vật, không gian của bảo tàng trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa và dạy bài
nội khóa nhằm liên hệ kiến thức lịch sử trên sách vở với thực tế lịch sử. Có thể nói
rằng dạy học Lịch sử mà không gắn với bảo tàng cũng giống như việc đi bơi mà
không có hồ bơi, nấu ăn mà không có bếp vậy. Sử dụng bảo tàng trong dạy học
Lịch sử sẽ giúp cho HS được trải nghiệm, cảm nhận được Lịch sử không phải là
những gì đã diễn ra trong quá khứ, xa rời thực tại, cũng không phải là những điều
đã được khám phá xong và các em chỉ còn việc học thuộc lòng. Ngược lại, lịch sử
rất đỗi gần gũi và các tư liệu đang được trưng bày trong bảo tàng tuyệt đối không
định mức được giá trị. Nó chỉ có giá trị khi HS phải tự tìm hiểu, tự khám phá và trải
nghiệm với nó.

Như vậy, sử dụng bảo tàng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT về bản
chất là sử dụng tư liệu của bảo tàng. Trong đó, GV đóng vai trò tìm hiểu, lựa chọn
các nguồn tư liệu của bảo tàng phù hợp với mục tiêu bài học Lịch sử, phù hợp với
từng trường, từng lớp và từng đối tượng HS. Từ đó, GV thiết kế kế hoạch bài dạy
với các phương pháp, hình thức tổ chức đa dạng và phù hợp nhằm hướng dẫn HS
khám phá sự kiện, hiện tượng Lịch sử được phản ánh qua tư liệu, hiện vật trưng bày
trong bảo tàng.
Tư liệu lịch sử được chia thành bảy loại: tư liệu chữ viết, tư liệu vật chất, tư
liệu truyền miệng dân gian, tư liệu ngôn ngữ, tư liệu dân tộc học, tư liệu phim ảnh,
băng ghi hình và tư liệu băng ghi âm. Theo phân loại như trên, tại bảo tàng có
những nguồn tư liệu lịch sử như sau:
Tư liệu chữ viết là những sử liệu cho ta những thông tin về các sự kiện đã
xảy ra được ghi lại bằng kí tự trên các kênh thông tin khác nhau như: giấy, xương,
đá, mai rùa, vỏ cây... Đây là nguồn tư liệu có khối lượng lớn và đặc biệt quan trọng,
đôi khi chiếm địa vị chủ yếu trong các loại tư liệu. Các nhà nghiên cứu đã phân chia

12


tư liệu chữ viết thành các loại khác nhau như theo đặc điểm, theo ngành, theo lĩnh
vực... Tuy loại tư liệu này có thể dễ dàng thu thập dưới nhiều hình thức hơn các loại
tư liệu khác, nhưng chúng ta cần nghiên cứu và xử lý trước khi đem vào sử dụng.
Vì lịch sử mang tính giai cấp nên lịch sử cũng mang tính chủ quan, chịu ảnh hưởng
tư tưởng của các thời kì lịch sử. Khi tìm hiểu loại tư liệu này chúng ta cần phải đối
chiếu với các loại tư liệu khác để có cái nhìn toàn diện, chân thực nhất về lịch sử.
Ngoài ra, tư liệu chữ viết còn bao gồm cả những bảng số liệu thống kê từ các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục. Thông qua những bảng số liệu
đó, phần nào đó lịch sử được cụ thể hóa.
Tư liệu vật chất là sản phẩm của quá trình hoạt động thực tiễn và hoạt động
nhận thức của con người, đó là những dụng cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí

của người xưa, thành quách, cung điện... Ví dụ: công cụ sản xuất, vũ khí, đồ đựng...
được trưng bày tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam; công cụ săn bắt, trang phục, nhà
ở... của các dân tộc được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học. Tư liệu vật chất mang
ý nghĩa cực kì quan trọng, nó phản ánh thời kì dài của lịch sử khi mà chưa xuất hiện
chữ viết, đồng thời mang tính khách quan trung thực lớn. Khi đã có chữ viết, tư liệu
vật chất bổ sung về mặt nhận thức làm cho nhận thức của chúng ta chính xác hơn
các loại tư liệu chữ viết, bổ sung và kiểm tra các loại tư liệu chữ viết đã đúng chưa
và đúng ở mức độ nào. Ngày nay, với sự hỗ trợ của khoa học kĩ thuật, số lượng tư
liệu vật chất tăng lên, cực kì phong phú, đa dạng, chúng ta khai quật được nhiều
hơn tư liệu vật chất của các thời kì lịch sử và giải mã được những bí ẩn của nhân
loại thời kì trước kia. Tuy nhiên, đây là loại tư liệu “câm”, tự bản thân nó không nói
lên được điều gì vì thế chỉ khi nào được các nhà khoa học nghiên cứu được thì
chúng ta mới biết thông tin về tư liệu. Loại tư liệu này thường được bảo quản trong
các nhà kho, viện bảo tàng nên gây khó khăn cho việc tiếp xúc trực tiếp.
Tư liệu hình ảnh gồm tranh, ảnh được chụp lại, vẽ lại tại thời điểm xảy ra sự
kiện lịch sử. Ví dụ như các tác phẩm hội họa, tranh ảnh được trưng bày tại Bảo tàng
Mĩ thuật Việt Nam; hình ảnh trưng bày trong không gian “Góc nhìn chéo” thể hiện
sự giao lưu văn hóa Việt Nam - Pháp tại Bảo tàng Dân tộc học. Đây là tư liệu đặc

13


biệt giúp người quan sát có thể tri giác được lịch sử qua hình ảnh lịch sử. Loại tư
liệu này giúp chúng ta tái hiện lại bức tranh lịch sử một cách sinh động cụ thể và
mang tính trực quan cao.
Tư liệu băng ghi âm, ghi hình là loại tư liệu xuất hiện cùng với xã hội hiện
đại. Ví dụ như các đoạn phim tư liệu về lễ Lẩu then của người Tày, tang ma của
người Mường, lễ hiến sinh trâu của người Ba-na...được lưu trữ và chiếu cho du
khách đến Bảo tàng Dân tộc học. Loại tư liệu này giúp chúng ta “nghe”, “nhìn”
hiện thực lịch sử. Nó ghi lại một cách chân thực và tái hiện gần như đầy đủ các sự

kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra. Tuy nhiên, với sự phát triển của kĩ thuật công
nghệ nguồn tư liệu này dễ bị xuyên tạc, làm giả nên khi sử dụng cần lưu ý đến độ
chân thực nguyên bản. Nếu sử dụng được đúng tư liệu băng ghi âm, ghi hình gốc sẽ
rất có giá trị.
Trong các nguồn tư liệu lịch sử, loại tư liệu chữ viết chiếm đa số, dễ cho việc
tìm kiếm hơn các loại tư liệu khác nên được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong dạy
học lịch sử hiện nay, bên cạnh việc tiếp cận nguồn tư liệu chữ viết, GV cần chú ý
đến việc sử dụng các nguồn tư liệu khác như tư liệu vật chất, tư liệu hình ảnh, băng
ghi âm, ghi hình... mà các bảo tàng là một trong những nơi lưu trữ, bảo tồn những
nguồn tư liệu đó để giúp cho bài học lịch sử không còn khô khan mà trở nên sinh
động, hấp dẫn đối với HS. Vì vậy, trong phạm vi luận văn của mình, tác giả đi sâu
vào đề xuất sử dụng tư liệu của bảo tàng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT theo
hai hình thức: Một là tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo cho HS tại bảo tàng hoặc ở trên lớp thông qua “bảo tàng ảo” được thiết kế
bằng phần mềm Photo 3D Album; hai là sử dụng tư liệu của bảo tàng trong việc
hướng dẫn HS tìm hiểu bài nội khóa trên lớp học.
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của bảo tàng nói chung và Bảo tàng Dân tộc học,
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói riêng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT
Khác với kiến thức của các bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kiến
thức lịch sử có đặc trưng riêng, đó là tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể,
tính hệ thống, tính thống nhất giữa “sử” và “luận”. Do đó, trong việc học tập môn

14


Lịch sử, học sinh không được trực tiếp chứng kiến những sự kiện, hiện tượng lịch
sử. Trong giờ học, lời nói của giáo viên dù có sinh động, giàu hình ảnh đến đâu
cũng khó có thể tạo được hình ảnh cụ thể, chính xác, đầy đủ về hiện thực lịch sử
như nó đã từng diễn ra. Chính vì vậy, bảo tàng “một bằng chứng vật chất xác thực
về con người và môi trường xung quanh con người” (Hội đồng Bảo tàng thế giới

(ICOM), năm 1946) đóng một vai trò và có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên
những biểu tượng sinh động, chính xác về lịch sử quá khứ.
Về việc cung cấp kiến thức cho học sinh
Trước hết, sử dụng tư liệu của bảo tàng có ý nghĩa to lớn trong việc hình
thành kiến thức lịch sử cho HS. Khi được trực tiếp quan sát các tài liệu, hiện vật
trong bảo tàng, HS dễ ghi nhớ nội dung kiến thức cơ bản của bài học thông qua
những tài liệu, hiện vật gốc… được trưng bày một cách có hệ thống. Không chỉ
dừng lại ở việc quan sát những biểu hiện bên ngoài của tài liệu, hiện vật mà HS còn
có thể đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong của tài liệu, hiện vật đó. Thông qua việc
tìm hiểu tư liệu của bảo tàng các em còn có khả năng vận dụng những hiểu biết và
kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn hàng ngày.
Hiện nay ở nước ta hệ thống bảo tàng từ Trung ương đến địa phương được
xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Mỗi bảo tàng có nội dung trưng bày khác nhau nên
sẽ có những ưu thế riêng của mình trong việc phục vụ công tác dạy và học tập Lịch
sử. Trong đó, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam với một khối lượng đồ sộ những tư
liệu, hiện vật được sưu tầm và bảo quản (gần 25.000 hiện vật văn hóa, trong đó bao
gồm các hiện vật và các tư liệu nghe nhìn) là những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày
của 54 dân tộc trên lãnh thổ nước ta, từ những hiện vật nhỏ như cái kim, đôi hoa tai,
chiếc nhẫn… đến những hiện vật lớn như những ngôi nhà sàn (diện tích 50 - 70m2 ).
Bên cạnh những hiện vật gốc là chủ yếu còn có những tranh ảnh, bản đồ, khu tái tạo
và băng ghi hình cũng được sử dụng khá rộng rãi. Tất cả đều được sắp xếp một
cách có hợp lý trong một không gian chung tạo ra sự gần gũi, thân thiết giữa các
dân tộc Việt Nam. Bảo tàng góp phần quan trọng vào việc bảo tồn di sản văn hóa,
đồng thời trở thành một trung tâm thông tin, tư liệu đặc thù, cho phép chúng ta trực

15


tiếp quan sát, nghiên cứu tất cả các dân tộc trên mọi miền đất nước ngay tại Thủ đô
Hà Nội. Các hiện vật trưng bày trong bảo tàng cho thấy mỗi dân tộc đều mang một

nét đặc trưng riêng từ trang phục, nhà ở, phong tục tập quán… nhưng tất cả vẫn có
nét tương đồng và giao thoa với nhau. Điều đó làm nên bản sắc của văn hóa Việt
Nam và đặc trưng văn hóa riêng của từng dân tộc.
Thông qua các phần trưng bày, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã thể hiện
được cuộc sống, sinh hoạt, một số đặc trưng văn hóa của các dân tộc, bảo tàng là
nơi có ưu thế đặc biệt trong việc giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và nâng cao tri
thức khoa học về nền văn hóa của các dân tộc, mở rộng giao lưu và tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.
Đến với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, học sinh sẽ hiểu được toàn bộ quá
trình phát triển của lịch sử mỹ thuật Việt Nam thông qua trên 18.000 tài liệu hiện
vật đang được trưng bày tại đây thể hiện qua các chuyên đề: Mỹ thuật thời Tiền sử
– Sơ sử; Mỹ thuật từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX (Mỹ thuật thời Lý – Trần, mỹ thuật
thời kỳ Lê Sơ – Mạc – Lê Trung Hưng, mỹ thuật thời Tây Sơn – thời Nguyễn); Mỹ
thuật đương đại, Mỹ thuật ứng dụng; Mỹ thuật dân gian; Gốm nghệ thuật Việt Nam
từ thế kỷ XI đến thế kỉ XX. Cấu trúc nội dung trưng bày mạch lạc, khúc triết theo
trục dọc thời gian của lịch sử mỹ thuật, với sự trưng bày theo loại hình, chất liệu:
gốm, tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, giấy. Mặt xuyên suốt của mỹ thuật từ truyền
thống tới hiện đại, chính là cái bảo lưu bản sắc văn hóa dân tộc. Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam giúp HS có thể cảm thụ, hiểu và phân tích được những nét hay, nét đẹp
của những tác phẩm mỹ thuật Việt Nam tiêu biểu. Đồng thời khẳng định những đặc
điểm của một nền mỹ thuật dân tộc. Nền mỹ thuật đó có chịu ảnh hưởng của một số
nền văn hóa xung quanh ở một vài nội dung và trong những thời kì nhất định,
nhưng phong cách sáng tạo hoàn toàn mang đặc điểm, tinh thần, tư tưởng và quan
niệm tạo hình của người Việt Nam. Thông qua các tác phẩm nghệ thuật đó, HS có
thể tìm hiểu về các nhân vật lịch sử, về những người anh hùng có công với cách
mạng, với dân tộc; tìm hiểu về các sự hiện, hiện tượng lịch sử từ cội nguồn đến các
thời kì xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chính quyền cách mạng; đồng thời, HS

16



được khám phá nhiều khía cạnh đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia
đình, dòng họ, của quê hương, đất nước. Có thể khẳng định rằng những tác phẩm
mỹ thuật Việt Nam từ ngàn xưa đến nay là những bức tranh “thu nhỏ” chứa đựng
giá trị lịch sử với phong cách Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc mà mỗi em HS có
thể tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm.
Về việc hình thành, phát triển kĩ năng cho học sinh
Khi tri giác các tài liệu, hiện vật của bảo tàng học sinh không chỉ quan sát
những biểu hiện bên ngoài mà còn phải phân tích, đối chiếu, so sánh... để hiểu bản
chất bên trong của tư liệu. Dưới sự hướng dẫn của GV, nhân viên bảo tàng và dựa
trên cơ sở quan sát tài liệu, hiện vật của bảo tàng, HS được rèn luyện các kĩ năng
thực hành bộ môn như: kĩ năng quan sát, miêu tả, giới thiệu nội dung tranh ảnh, bản
đồ, hiện vật… một cách ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và từ đó các em biết rút ra kết
luận về bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, biết vạch ra những mối liên hệ
giữa các hiện tượng và từ đó được nâng cao hứng thú học tập.
Khi tiến hành tổ chức hoạt động học tập tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
thông qua các hình ảnh, hiện vật của bảo tàng sẽ giúp các em hình thành được
những kĩ năng cơ bản nêu trên. Ví dụ, khi quan sát tượng nhà mồ, mô hình nhà rông
của các dân tộc Tây Nguyên. Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: “Em có nhận xét gì
về nhà mồ của các dân tộc ở Tây Nguyên?”. Học sinh quan sát mô hình và có thể
miêu tả lại. Để tiếp tục phát triển tư duy cho học sinh giáo viên có thể hỏi
thêm:“Tại sao người Gia Rai lại xây dựng những ngôi nhà mồ?”, “Tại sao họ lại
dựng các tượng gỗ xung quanh nhà mồ?”, “ Tại sao tượng lại được đẽo theo hình
các con vật hay phụ nữ mang thai?”… Học sinh quan sát mô hình và suy nghĩ trả
lời, sau đó lắng nghe lời giải thích của giáo viên: Sở dĩ người Gia Rai xây dựng
tượng gỗ xung quanh nhà mồ là xuất phát từ quan niệm mang tính tâm linh, thể
hiện mong muốn canh giữ không cho “ma” về quấy rầy con cháu, còn tượng người
phụ nữ mang thai thể hiện quan niệm kiếp sau của người Gia Rai, phong tục đó còn
thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở và tín ngưỡng phồn thực của các dân tộc Tây
Nguyên. Việc quan sát tượng nhà mồ của các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên,


17


×