Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

giáo án bài Quả theo pương pháp bàn tay nặn bột lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.99 KB, 8 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tự nhiên xã hội
QUẢ
I.

II.

III.

MỤC TIÊU
• Học sinh biết:
- Đặc điểm về hình dáng, màu sắc mùi vị của các loại quả
- Các bộ phận thường có của quả
- Chức năng của hạt
- Lợi ích của quả
• Hình thành ở học sinh:
- Kĩ năng quan sát để tìm ra được đặc điểm của các loại quả
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp để biết đặc điểm, lợi ích của các loại quả
- Kĩ năng an toàn khi sử dụng dao
- Ý thức tìm tòi, khám phá khoa học
CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Một số loại quả
- Khay, dĩa đựng quả
- Dao để cắt quả
- Khăn giấy
- Bảng thảo luận nhóm
- Bảng tên nhóm
- Giấy a4
2. Học sinh:
- Một số loại quả


- Bút lông màu
- Sách Tự nhiên xã hội
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


TG
2p

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
I.

II.

2p

4p

Ổn định lớp:
Học sinh khởi động bằng bài lý về quả
Tìm hiểu bài
Giới thiệu bài:
- GV hỏi: Trong bài hát vừa rồi đã nhắc
đến những loại quả gì?
- GV: Quả là vật rất quen thuộc với cả
lớp chúng ta nhưng chúng ta đã biết hết
được những đặc điểm và lợi ích mà quả
mang lại chưa? Hôm nay, cô và các em
sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó thông
qua bài học hôm nay bài: Quả.
- GV: Để tiến hành cho các hoạt động

học của bài này, cô sẽ chia lớp ta thành
6 nhóm:
+ Nhóm Nho Đen
+ Nhóm Chanh Vàng
+ Nhóm Dâu Xinh
+ Nhóm Thanh Long
+ Nhóm Cà Chua
+ Nhóm Chuối Vàng
- Gv chuyển
Hoạt dộng 1: Tìm hiểu về đặc điểm về
hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị
của quả.
Mục tiêu: Học sinh nắm được về đặc
điểm về hình dáng, màu sắc mùi vị của
các loại quả.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực
quan
Cách tiến hành:
- Gv cho học sinh quan sát và nêu nhận
xét về hình dạng, kích thước, mùi vị
của 5 loại quả (chuối, táo, dâu, thanh
long, ổi) trong vòng 2 phút.
- Gv mời một nhóm lên báo cáo

HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
-

Học sinh kết
hợp hát và múa

bằng bộ gõ cơ
thể.

-

Dự kiến: quả
dưa hấu, khế,
cam, quýt, me,
cóc.

-

Học sinh tiến
hành phân chia
nhiệm vụ thảo
luận,
Các nhóm khác
lắng nghe, bổ

-


Gv hỏi: Vậy các em thấy các loại quả
có hình dạng, kích cỡ, màu sắc và mùi
vị như thế nào?
- Gv chốt: Các loại quả khác nhau về
màu sắc, hình dạng, kích cỡ và mùi vị.
( chốt ý bằng sơ đồ trên bảng)
- Gv chuyển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các bộ phận

của quả
Mục tiêu: Học sinh nắm được các bộ
phận thường có của quả. Hình thành ở
học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, tổng
hợp để tìm ra được đặc điểm cấu tạo của
các loại quả
Phương pháp: Bàn tay nặn bột, thảo luận
nhóm
Cách tiến hành:
Bước 1:Tình huống xuất phát và câu hỏi
nêu vấn đề
- Gv đặt câu hỏi: Quả có cấu tạo như
thế nào?
- GV cho học sinh thời gian suy nghĩ
- GV: Cô biết trong mỗi bạn đã có những
câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này.
Nhưng hiện giờ, các em chưa cần trả lời
liền cho cô biết đáp án của câu hỏi đó.
Bây giờ, cô muốn các em bộc lộ những
hiểu biết của các em về cấu tạo của quả.
Bước 2:Bộc lộ quan niệm ban đầu của
học sinh.
- GV: Để bộc lộ những suy nghĩ của
mình về vấn đề thì cô có những hình
thức sau đây:
+ Nói (biểu tượng cái miệng)
+ Viết (biểu tượng cây viết)
+ Vẽ ( biểu tượng hộp màu và cọ)
Bây giờ, các nhóm sẽ chọn hình thức
thực hiện. Sau khi thống nhất hình thức

thực hiện (5s) các nhóm sẽ dựng biểu
-

23 p

-

sung ý kiến.
Học sinh trả lời.

-

Học sinh suy
nghĩ về vấn đề.

-

Học sinh tiến
hành chọn hình
thức để bộc lộ
biểu tượng ban
đầu. Và tiến
hành bộc lộ
biểu tượng ban
đầu trong vòng


tượng lên bàn và tiến hành thảo luận
2 phút.
trong vòng 2 phút.

- Mời học sinh chia sẻ những suy nghĩ
- Dự kiến:
của mình.
+ Quả dâu có hai
bộ phận: Vỏ và thịt
(nhóm vẽ)
+ Quả chuối: có
hai bộ phận vỏ và
thịt (nói)
+ Quả táo có ba bộ
phận vỏ, thịt, hạt.
( hạt và thịt nằm
bên trong) (viết)
+ Quả đu đủ có vỏ
thịt và rất nhiều hạt
nằm bên trong.
(nhóm vẽ)
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết
và thiết kế phương án thực nghiệm.
a. Đề xuất câu hỏi
- GV: Sau khi lắng nghe những chia sẻ
của các bạn thì các em có những suy
nghĩ gì?
- GV mời học sinh nêu những câu hỏi
- Dự kiến:
thắc mắc liên quan đến vấn đề.
+ Quả có ba bộ
phận?
+ Loại quả có
hạt nằm bên

ngoài?
+ Loại quả
không có thịt?
+ Loại quả có
- Gv viên chốt lại: Cô thấy các câu hỏi
hai bộ phận?
của các em đều có nội dung xoay
quanh về cấu tạo của quả. Nên bây giờ
...
cô sẽ chốt lại các câu hỏi vừa rồi bằng
một câu hỏi: Quả gồm những bộ phận
nào?
b. Đề xuất phương án thực nghiệm:
- Dự kiến:
- GV: Để làm sáng tỏ câu hỏi này, thì các
+ Đọc tài liệu


em có những đề xuất gì về cách thực
hiện để tìm ra câu trả lời một cách
chính xác và thuyết phục nhất?

-

GV phân tích tính hiệu quả của các
phương án và chọn phương án tối ưu
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu.
- GV nêu nội dung thực nghiệm: Để trả
lời cho câu hỏi “Quả gồm những bộ
phần nào?”, bây giờ chúng ta sẽ tiến

hành cắt và tách các bộ phận của quả ra
và quan sát trong vòng 3 phút sau đó
các nhóm sẽ báo cáo.
- Gv giới thiệu các dụng cụ thực nghiệm:
Đồ thực nghiệm của chúng ta gồm:
+ 1 cặp bao tay: dùng cho bạn sẽ thực
hiện nhiệm vụ cắt quả và tách bộ phận
quả
+ 1 khay đựng: Trên khay này, sẽ chứa
một lát cắt của quả và các bộ phận của
quả được tách ra (giáo viên tiến hành
chỉ từng vị trí trên khay).
+ 1 dao cắt
+ 1 tấm kê để dùng là mặt phẳng để cắt
quả.
+ Khăn giấy để dọn vệ sinh khu vực
thực nghiệm
+ 1 hộp đựng để đựng phần quả không
dùng đến sau khi cắt.
- Bây giờ mỗi nhóm sẽ cắt 5 loại quả đã
được phát ban đầu.
- GV cho học sinh tiến hành thực nghiệm
và hỗ trợ khi khó khăn trong việc cắt,
tách.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến

+ Xem hình ảnh
về các bộ phận
của quả
+Thực hiệc cắt,

tách quả và
quan sát.

-

Các nhóm tiến
hành cắt và
quan sát quả


thức.
- GV mời một nhóm lên báo cáo. (lưu ý
nhóm có sự khác biệt về hạt ( không hạt
do tác động con người) sẽ giải quyết ở
cuối hoạt dộng này)

-

-

GV nhận xét.
Dựa vào kết quả thực nghiệm và báo
cáo của các nhóm thì bây giờ cô mời
các em trả lời câu hỏi ban đầu chúng ta
đã đặt ra: “Quả gồm những bộ phận
nào?”
Gv kết luận: Đa số quả thường có ba
phần gồm vỏ - thịt – hạt.
Gv mời học sinh nhắc lại.(chốt kiến
thức trên sơ đồ)

GV cho học sinh đối chiếu lại với các
biểu tượng ban đầu.
Gv giới thiệu thêm về những loại quả
chỉ có hai bộ phận. ( Học sinh quan sát
hình hạt đậu và phân tích xem có mấy
phần)

-

Gv cho học sinh trả lời những thắc mắc.
Cho học sinh nêu ví dụ sau mỗi câu trả
lời thắc mắc.

-

Đem hai lát cắt quả có sự khác biệt ở
hoạt động báo cáo so sánh (ổi có hạt và
không hạt). GVđặt câu hỏi: Tại sao ổi
lại có quả không hạt?

-

Gv giới thiệu những loại quả lạ do con
người tạo ra.

-

Vì sao con người chúng ta lại tạo ra các
loại quả không hạt?


-

Một nhóm lên
báo cáo các
nhóm
khác
nhận xét và bổ
sung

-

Học sinh trả lời.

-

Học sinh đối
chiếu lại những
bộc ban đầu.

-

Học sinh trả lời.

-

Học sinh trả lời


Gv mở rộng lưu ý học sinh kỹ năng khi
ăn quả có hạt. ( Gv lưu ý cách ăn quả

có hạt và nói về một số loại quả có thể
ăn cả hạt)
- GV chuyển
Hoạt động3: Tìm hiểu về chức năng của
hạt
Mục tiêu: Học sinh nắm được chức năng
của hạt.
Phương pháp: Vấn đáp
Cách tiến hành:
- Chúng ta thường ăn phần gì của quả?
- Gv cho học sinh xem clip
- Vậy hạt của quả chúng ta sẽ sử dụng
làm gì?
- Gv kết luận Khi gặp điều kiện thích
hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.( về điều
kiện để hạt nảy mầm chúng ta sẽ tìm
hiểu cụ thể vào chương trình khoa học
lớp 4)
( Gv chốt nội dung lên sơ đồ )
- Mời học sinh nhắc lại.
-

4p

4p

III.

Củng cố dặn dò:
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, cho học

sinh biết được thêm những lợi ích mà quả
mang lại.
Phương pháp: Vấn đáp, trực quan
- Gv mời học sinh chia sẻ những lợi ích
của quả mang lại.
- Gv chốt kiến thức về lợi ích của quả:
Quả có rất nhiều lợi ích. Quả còn được
dùng để làm dược liệu (thuốc) và làm
các hương liệu trong việc làm đẹp.
- GV lưu ý những loại quả có độc tố, có
thể gây nguy hiểm nếu ăn phải.
- Mời học sinh nhắc lại kiến thức đã học,
thông qua sơ đồ tư duy.
- Nhận xét về tiết học.
- Chuẩn bị bài “Động vật”

-

Học sinh trả lời

-

Học sinh trả lời

-

Học sinh chia sẻ





×