Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BAN CHUYÊN MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.38 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THCS VĨNH PHONG
Năm học: 2009 – 2010
DỰ THẢO MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BAN CHUYÊN MÔN
(Cụ thể hoá các nội dung của Quy chế chuyên môn)
1.Việc đăng kí soạn giáo án vi tính:
Căn cứ vào quy định của Sở GD&ĐT Hải Phòng, Phòng GD&ĐT Vĩnh Bảo.
Căn cứ vào nhu cầu của các đ/c giáo viên trong việc sử dụng giáo án vi tính.
Căn cứ vào yêu cầu của xã hội và việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện tại.
Những giáo viên có đủ các yêu cầu sau sẽ được sử dụng giáo án vi tính trong
quá trình giảng dạy của bản thân:
-Có trình độ tin học: thể hiện bằng chứng chỉ, bằng cấp về tin học.
-Sử dụng thành thạo vi tính: thể hiện ở khả năng soạn thảo văn bản, sử lí các
thao tác kĩ thuật đơn giản, sử dụng được một số các phần mềm liên quan đến việc dạy
và học, khai thác mạng internet.
-Chủ động về giáo án: có máy vi tính, máy in, soạn và in giáo án đúng tiến độ
giảng dạy, giáo án phải phù hợp với hướng dẫn giảng dạy bộ môn và những quy định
của nhà trường, tổ nhóm chuyên môn.
-Thực hiện dạy thể hiện bằng giáo án điện tử đảm bảo tối thiểu 15% số tiết
thực dạy. (Thể dục chỉ có thể áp dụng với các giờ dạy trong nhà)
Nếu vi phạm một trong số những quy định tối thiểu nêu trên thì tại bất kì thời
điểm nào kiểm tra phát hiện đều bị dừng không được phép sử dụng.
2.Việc đăng kí dạy thêm:
Những giáo viên giảng dạy các bộ môn mà nhà trường tổ chức dạy thêm (theo
nguyện vọng của học sinh và PHHS) có nguyện vọng dạy thêm trong nhà trường cần
đảm bảo các yêu cầu sau:
-Có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm với công việc.
-Có nguyện vọng bản thân trong việc giao dục và nâng cao chất lượng bộ môn.
(Cần có đơn đăng kí dạy thêm)
-Thực hiện nghiêm túc: TKB, giờ giấc ra vào lớp, bài soạn.
Nếu vi phạm một trong những quy định trên tại bất kì thời điểm nào cũng sẽ bị
đình chỉ không cho tiếp tục đứng lớp.


3.Việc đăng kí học thêm:
Những học sinh có đủ các điều kiện sau đây sẽ được tham gia học thêm tại
trường:
-Bản thân và gia đình có nguyện vọng được học. (Viết đơn đăng kí học, có chữ
kí của đại diện gia đình – người trực tiếp nuôi dưỡng).
-Đi học đầy đủ; có sách vở ghi chép đầy đủ nội dung các buổi học; học bài và
làm bài ở nhà nếu có yêu cầu của GV; nghiêm túc thực hiện các quy đinh về học tập
của nhà trường và của giáo viên.
-Đóng góp đầy đủ theo thoả thuận giữa nhà trường, giáo viên dạy và hội phụ
huynh.
4.Việc ghi và sử dụng các loại hồ sơ sổ sách:
-Phải có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định: Giáo án bộ môn giảng
dạy, sổ tự bồi dưỡng, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ ghi nghị quyết, sổ điểm cá nhân, sổ
chủ nhiệm.
-Các loại hồ sơ sổ sách cần được đóng bọc; có nhãn ghi đầy đủ tên các đề mục;
ghi chép đầy đủ các nội dung bên trong rõ ràng, sạch sẽ; giữ gìn cẩn thận tránh thất
lạc hoặc hỏng.
Phần quy định chi tiết cho từng loại như sau:
4.1.Giáo án:
-Cần ghi rõ ngày soạn, ngày dạy, số tiết, tên bài.
-Nội dung thực hiện theo hướng dẫn giảng dạy các bộ môn.
-Mỗi bài soạn là một tiết dạy, các bài có nhiều tiết thì cần ngắt tiết rõ ràng
không được soạn gộp nhiều tiết trong một bài soạn.
-Bài soạn phải được soạn đúng thời gian giảng dạy: soạn trước ngày dạy từ 02
đến 05 ngày.
4.2.Sổ điểm cá nhân:
-Ghi đầy đủ và đúng danh sách học sinh theo sổ gọi tên ghi điểm của lớp.
-Mỗi bộ môn của một lớp được thể hiện trên cùng một trang hoặc các trang
liên tiếp.
-Việc vào điểm phải đúng kết quả của học sinh, đúng cột điểm, không được

vào bằng mực đỏ. (Tốt nhất là bút bi đen)
-Việc cập nhật điểm phải thực hiện thường xuyên. (Cả việc cập nhật vào sổ gọi
tên ghi điểm của lớp)
-Cơ số điểm cần thực hiện theo quy định của từng bộ môn, và theo kế hoạch
của nhà trường.
-Khi có sự sai sót cần sửa chữa theo đúng quy định. (Lấy bút mực đỏ gạch
chéo điểm sai từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải rồi ghi lại điểm đúng bằng
mực đỏ lên góc trên bên phải điểm sai)
-Việc tính điểm thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.
4.3.Sổ báo giảng:
-Ghi đầy đủ nội dung các nội dung theo quy định. Kẻ thêm 01 cột ghi số tiết
của bài dạy ngày hôm đó.
-Cuối mỗi tuần (thứ 6 hoặc thứ 7) cần thực hiện việc báo giảng cho tuần tiếp
theo và nộp về văn phong nhà trường vào thứ 2 hàng tuần.
-Nếu ngày nào đó nghỉ mà có tiết dạy cần ghi chú rõ ràng chuyển sang những
ngày tiếp theo.
-Cần lập kế hoạch đồ dùng theo từng tháng kèm theo báo giảng.
4.4.Sổ dự giờ:
-Khi dự giờ cần phải ghi đầy đủ các nội dung (đặc biệt là nội dung bài dạy).
-Khi dự xong cần có nhận xét và đánh giá. Việc cho điểm cần cụ thể theo từng
mục để đánh giá cho sát thực tế. Kết quả đánh giá dựa theo quy định của Bộ và Sở.
-Thực hiện nghiêm túc việc dự giờ theo quy định của Bộ GD&ĐT: GV dự 1 –
2 tiết/ tuần; GV tập sự: dự 2 – 4 tiết/ tuần tập trung vào chuyên môn của bản thân và
rải đều trong năm. (Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn cần tăng cường dự giờ)
4.5.Sổ ghi nghị quyết:
-Ghi chép đầy đủ nội dung các cuộc họp hội đồng triển khai công tác của nhà
trường, công tác chuyên môn, công tác công đoàn, họp tổ chuyên môn.
4.6.Sổ tự bồi dưỡng:
-Thường xuyên làm tốt công tác tự BD chuyên môn: thu thập tư liệu liên quan
đến chuyên môn giảng dạy, công tác giáo dục, … lưu giữ vào sổ.

-Ghi chép nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn.
4.7.Sổ chủ nhiệm:
-Ghi đầy đủ các nội dung theo yêu cầu: danh sách học sinh, kế hoạch của lớp,
TKB, theo dõi các hoạt động, theo dõi hạnh kiểm – học lực hàng tháng, theo dõi thu
chi, …
4.8.Sổ đầu bài:
-HS có nhiệm vụ ghi các mục: ngày tháng, tuần, thứ, tiết, môn, tên bài, HS
vắng mặt, HS được KT miệng. Đồng thời tổng kết điểm vào cuối các tuần và tháng.
-GVBM có nhiệm vụ ghi nội dung nhận xét sơ lược về tiết dạy và đánh giá
bằng thang điểm cụ thể.
-TPT có nhiệm vụ hướng dẫn HS ghi sổ và tổng kết điểm, báo cáo kết quả cuối
các tháng cho BGH, thông báo tên GV không nhận xét và kí sổ cho BGH.
5.Hoạt động của các tổ chuyên môn:
-Phải có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định: Sổ SHCM tổ, sổ ghi nghị
quyết tổ, Tập biên bản SHCM tổ, Sổ kiểm tra – kí duyệt hồ sơ sổ sách, Sổ theo dõi
chế độ vào điểm – chất lượng các bộ môn, Sổ lưu đề kiểm tra.
-Các loại hồ sơ sổ sách cần được đóng bọc; có nhãn ghi đầy đủ tên các đề mục;
ghi chép đầy đủ các nội dung bên trong rõ ràng, sạch sẽ; giữ gìn cẩn thận tránh thất
lạc hoặc hỏng.
Phần quy định chi tiết
5.1.Sổ SHCM tổ:
-Do tổ trưởng chuyên môn giữ và ghi.
-Ghi đầy đủ các thông tin cơ bản về tổ chuyên môn: số lượng, họ tên, chuyên
môn, công tác kiêm nhiệm, …
-Ghi chép, lưu các chỉ tiêu năm học, theo dõi các chir tiêu đăng kí thi đua của
từng thành viên.
-Lên kế hoạch hoạt động của tổ trong năm học, kế hoạch hoạt động từng tháng,
từng đợt. Nội dung sơ kết các hoạt động.
5.2.Sổ ghi nghị quyết tổ - Tập biên bản SHCM tổ:
-Do tổ phó chuyên môn giữ và ghi chép.

-Ghi chép và lưu đầy đủ nội dung các cuộc họp, SHCM tổ.
-Khi thực hiện kế hoạch SHCM nhóm, tổ, cụm cần ghi lại nội dung và kết quả
vào biên bản SHCM lưu lại.
5.3.Sổ kiểm tra – kí duyệt hồ sơ sổ sách:
-Do tổ trưởng chuyên môn giữ.
-Ghi chép và lưu giữ thông tin các đợt kiểm tra – kí duyệt hồ sơ sổ sách của
các thành viên trong tổ. (Tổ phó kiểm tra: Tổ trưởng và 1 -2 thành viên; Tổ trưởng
kiểm tra phần còn lại).
Chú ý: +Phần kiểm tra và kí duyệt này được đánh giá cho điểm cụ thể cho từng đợt
để đánh giá thi đua cuối kì, cuối năm học.
+Kiểm tra thường xuyên: 01 lần/01 tháng vào tuần 4; Kiểm tra đột xuất: bất kì
khi nào thấy cần thiết song cần đảm bảo ít nhất 01 lần / kì.
5.4.Sổ theo dõi vào điểm – chất lượng các bộ môn:
-Do tổ phó chuyên môn giữ và ghi chép.
-Ghi chép, lưu giữ kết quả việc thực hiện quy chế cho điểm, đánh giá học sinh
của giáo viên. (Phần này tổ phó chuyên môn kiểm tra 01lần/ 01 tháng vào tuần 4
hàng tháng)
-Ghi chép kết quả các đợt khảo sát chất lượng. (Phần này tổ phó chuyên môn
thực hiện sau mỗi lần khảo sát)
5.5.Sổ lưu đề kiểm tra:
-Do tổ phó chuyên môn giữ.
-Dùng để lưu toàn bộ đề kiểm tra định kì (Từ 45 phút trở lên); các đề KSCL do
trường, phòng tổ chức.
Chú ý: +Đề kiểm tra, đề thi của trường do giáo viên bộ môn nộp về sau khi kiểm tra
bao gồm: đề, đáp án – biểu điểm (Làm theo ma trận), kết quả của bài kiểm tra.
+Đề thi do phòng tổ chức các đ/c tổ phó tập hợp và lưu lại.
6.Khảo sát chất lượng:
-Môn khảo sát: tập trung các môn khó (Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lý, Hoá, Sử,
Địa, Sinh)
-Kế hoạch: Thực hiện 5lần/năm học, theo KH chung của Phòng và Trường.

-Đề thi + đáp án (của trường): Do giáo viên bộ môn tự ra theo ma trận.
-Làm thi: Tất cả CB-CNV, giáo viên trong trường.
-Tập hợp thống kê kết quả: Văn thư + Tổ phó chuyên môn.
7.Nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng học sinh:
-Đây là nhiệm vụ chung của tất cả giáo viên đứng lớp.
-Trong năm học mỗi giáo viên cần có ít nhất một chuyên đề chuyên sau về
chuyên môn của bản thân hoặc công tác giáo dục đạo đức học sinh, công tác giáo dục
nói chung của nhà trường. Một trong các chuyên đề đó được hoàn thiện thành SKKN
để nộp về Ban chuyên môn và Phòng GD&ĐT đánh giá thi đua.
-Trong năm học giáo viên cần có kế hoạch và thực hiện việc bồi dưỡng học
sinh yếu kém và học sinh giỏi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn nói
riêng và chất lượng giáo dục nói chung của nhà trường.
Trên đây là một số quy định của Ban chuyên môn về công tác chuyên môn
trong năm học 2009 – 2010. Đề nghị tất cả các đồng chí trong hội đồng nghiên cứu
và thực hiện.
Vĩnh Phong, ngày 15 tháng 8 năm 2009
T/M BAN CHUYÊN MÔN
Phạm Ngọc Điền
Bản dự thảo được gửi đến các đồng chí: Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Tổ
trưởng, Tổ phó chuyên môn, TPT, Trưởng ban TTND để xem xét góp ý kiến.
Những quy định này cũng chính là nội dung cụ thể của QCCM năm học 2009
-2010. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý của các đ/c để nội dung quy định được
đầy đủ và cụ thể hơn, dễ dàng trong quá trình thực hiện.
(Thời gian nhận lại để ra quy định là: thứ 4 ngày 12 tháng 8 năm 2009)
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….

×