Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Chuyên đề Đổi mới PP dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.67 KB, 8 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LONG HÀ C Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-----&------ -------------------------------
Số:……/ KH-CĐ Long Hà ngày 05 tháng 08 năm 2009
BỒI DƯỢNG CHUYÊN MÔN HÈ 2009
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC”
Người thực hiện: Nguyễn Quốc Ủy.
I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA:
- Nhằm giúp tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường hệ thống lại các phương
pháp dạy học theo chương trình đổi mới SGK đã tập huấn.
- Đổi mới PPDH thực chất là không phải thay đổi mới hoàn toàn các phương
pháp mới, mà vận dụng các phương pháp đó làm sao cho linh hoạt và hiệu quả
để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, từ đó người học tự
chiếm lónh kiến thức thông qua hoạt động học tập.
- Trước đây, người ta tin rằng. trẻ em chỉ học hiệu quả nhất nếu GV giảng giải
kiến thức một cách rõ ràng, còn HS thì nghe và ghi nhớ đầy đủ kiến thức đó.
Trọng tâm của dạy học là kiến thức mà các em tiếp thu được.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ em học hiệu quả nhất khi các em
tích cực tham gia vào quá trình học tập. Dạy học đã chuyển từ giảng giải – ghi
nhớ sang tổ chức của GV – hoạt động của HS. Trọng tâm dạy học đã thay đổi
từ kiến thức mà HS thu được thành bản thân quá trình học của HS.
Quá trình học của HS là một quá trình lónh hội, trong đó có:
 Thử nghiệm: học từ những việc làm đầu tiên, học từ cuộc sống
thực tế, từ các tình huống thực tế và từ việc khám phá tìm tòi.
 Giao tiếp: chia sẻ kinh nghiệm với người khác, học từ các bạn và
người lớn xung quanh.
 Phản ánh: suy nghó thông qua những điều đã học và hiểu được
cách vận dụng vào các tình huống.
 Trao đổi: diễn đạt và chia sẻ những kiến thức và cả những cách đã
học.
II. THỰC TRẠNG:


1 Thuận lợi:
- Trong những năm học trước tất cả GV trong nhà trường đã được tập huấn
chương trình thay SGK và PPDH.
1
- Đối với giáo viên mới ra trường, đã được đạo tạo trong trường sư phạm theo
chương trình dạy học mới.
- Trải qua nhiều năm thay sách GK, GV đã tổ chức cho học sinh quen với cách
học theo PPDH mới…
- Các tài liệu hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình bồi dưỡng chuyên môn của
DA ở thư viện nhiều, đáp ứng nhu cầu tham khảo của GV.
- Hằng năm, ngành đã tiến hành tổ chức bồi dưỡng cho toàn thể cán bộ giáo
viên trong nhà trường về nội dung, PPDH.
2 Hạn chế:
- Trong quá trình soạn giảng, một số GV chưa nghiên cứu kó nội dung của bài
dạy nên phần nào vận dụng PPDH phát huy tính tích cực của học sinh vào
trong một hoạt động cụ thể của bài soạn chưa thể hiện rõ.
- Quá trình nghiên cứu tài liệu của giáo viên còn ít….
III. CHUẨN BỊ:
1. Kế hoạch bồi dưỡng:
– Đóa tài liệu bồi giáo viên: môn tiêng Việt, phân môn tập đọc lớp 4:
“Con sẻ”.
– Nội dung, kế hoạch thảo luận.
– Tài liệu bồi dưỡng.
2. Thời gian thực hiện:
– Bắt đầu từ lúc 13 giờ 30 phút ngày 05 tháng 08 năm 2009 cho đến khi
hoàn thành chuyên đề.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Tất cả giáo viên xem một tiết dạy môn tập đọc lớp 4 (đóa)
2. Tổ chức cho GV thảo luận và làm rõ các nội dung sau:
– Nêu các PPDH mà giáo viên minh họa (trong đóa) đã sử dụng? (GV nêu)

– Nêu mục đích ý nghóa và thực trạng của việc đôỉ mới PPDH. (phần đầu)
– Vậy đổi mới PPDH thì thường sử dụng những PP chủ yếu nào trong quá
trình giảng dạy để phát huy tính tích cực của học sinh?(thảo luận)
Nhóm phương pháp: (trang 25) ĐMPPDHƠTH
 PP dùng lời: (thuyết trình, vấn đáp, tự đọc).
 PP trực quan: (Minh họa, trình diễn, quan sát).
 PP hoạt động thực tiễn: (luyện tập, thực hành thí nghiệm, bài tập
sáng tạo, trò chơi)
Các phương pháp: (trang 26) ĐMPPDHƠTH
 PP làm việc theo nhóm.
2
 PP lựa chọn đúng-sai.
 PP hỏi đáp.
 PP ghi ý kiến lên bảng (thu thập thông tin cá nhân)
 PP trực quan.
 PP phỏng vấn nhanh.
 PP nêu và giải quyết vấn đề.
 PP đóng vai.
 …ngoài ra còn có các PP khác thường sử dụng trong dạy học:
động não, tích hợp…
– Cùng thảo luận PPDH lấy học sinh làm trung tâm? Phân tích và so sánh:
(thảo luận)
“PP giáo viên là trung tâm” >< “PP học sinh là trung tâm”
PP giáo viên là trung tâm PP học sinh là trung tâm
 GV là người phân phối kiến thức.
 Các kó năng sư phạm tâïp trung vào
việc giảng dạy.
 HS có vai trò thụ động.
 Tập trung dựa vào việc nhớ, luyện
tập và làm theo.

 Quan tâm đến sản phẩm cuối cùng
và đánh giá theo đònh kì như bài
kiểm tra để đánh giá mức độ hiểu
của HS và những gì HS đạt được.
 HS thường làm việc đơn lẻ.
 Tập trung vào việc dạy rập khuôn
của chương trình sách.
 GV là người gợi mở, như hỗ trợ HS
tìm ra kiến thức dựa trên những
kinh nghiệm giáo dục của mình.
 Các kó năng sư phạm mở rộng hơn
bao gồm cả các kó năng liên quan
đến việc đưa ra các hoạt động và
hỗ trợ HS thực hiện hoạt động.
 HS có vai trò tích cực.
 Tập trung vào việc học qua trải
nghiệm, giao tiếp trao đổi với nhau
và tự phản ánh.
 Quan tâm đến toàn bộ quá trình
học và cách học của HS như thế
nào cũng như kết quả mà các em
đạt được hằng ngày dựa trên những
nhận xét, đánh giá kòp thời của
GV.
 HS thường được làm việc theo cặp
đôi hay theo nhóm.
 Tập trung vào việc dạy HS và đáp
ứng nhu cầu học tập của HS theo
đúng trình độ tiếp thu của các em.
3

Đây là PP mà chúng ta vận dụng các PP và cách tổ chức dạy học để
phát huy tính tích cực chủ động lónh hội kiến thức của HS thông qua hoạt
động học tập của các em (thử nghiệm, giao tiếp, phản ánh, trao đổi)
• Vậy, đổi mới PPDH không phải là sự thay thế các PP quen thuộc
hiện có bằng những PP mới lạ. Thực chất chúng ta phải hiểu lại cho đúng
cách làm, cách tiến hành các PPDH, và cách linh hoạt sáng tạo trong sử dụng
nó ở những hoàn cảnh và tình huống khác nhau để những PPDH có tác động
tích cực đến người học. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của phương tiện dạy
học và của chính khoa học về PPDH, mỗi giáo viên cần trang bò cho mình
các PPDH hiện đại để đáp ứng cho kòp với ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lí và dạy học như hiện nay.
V. BIỆN PHÁP:
Từ những nội dung thảo luận trên cũng như với đặc thù của trường Long Hà C.
Chuyên môn nhà trường đònh hướng một số biện pháp để thực hiện đổi mới PPDH
trong quá trình giảng dạy của giáo viên như sau:
Để áp dụng các PPDH phát huy tính tích cực của HS, trước tiên GV phải có
những hiểu biết về lý thuyết và có kó năng hỗ trợ cần thiết. Tiếp theo đó là cần biết
vận dụng những hiểu biết và kó năng đó vào công việc dạy học. Những hiểu biết và
kó năng đó khá phong phú, đa dạng. Sau đây là các nhân tố liên quan để áp dụng
vào PPDH tích cực (GV là người tổ chức hướng dẫn – HS là người HĐ tích cực để
chiếm lónh kiến thức):
 Cung cấp những lời giải thích, HD, minh họa cho HS để HS tự học thông
qua các hoạt động.
 Lôi kéo HS tham gia một cách tích cực, khuyến khích suy nghó, kích thích
hứng thú đối với bài học.
 Đặt các câu hỏi để gợi mở và kích thích sự tư duy của HS, để HS suy nghó
đúng với trình độ của mình và học một cách sâu hơn.
 Sử dụng ĐDDH để giúp HS hiểu nghóa từ và khái niệm mới khi cần thiết,
kích thích sự quan tâm suy nghó của HS.
 Chia HS thành các nhóm để việc học có hiệu quả. Bằng cách học này HS

có cơ hội giao tiếp với nhau, chia sẻ ý kiến của mình, giúp HS phát biểu ý kiến, suy
nghó và giúp các em mở rộng tư duy và khả năng ngôn ngữ nói, cộng tác cùng nhau
làm việc một cách tích cực.
 Nội dung các HĐ có mức độ khó phù hợp với HS để giúp HS đạt được tiến
bộ. Nội dung cho phép HS tự mình khám phá và tìm tòi các nội dung mới.
4
 p dụng các HĐ phong phú đa dạng để đáp ứng nhu cầu của cá nhân và
của nhóm
 Nên sử dụng các trò chơi để kích thích, gây hứng thú cho HS học tập.
 Mối quan hệ giữa GV và HS thân thiện, cởi mở. Tạo cơ hội bình đẳng cho
tất cả HS trong lớp.
 HS được tham gia vào phần kết luận, như vậy HS có thể phản ánh về việc
học của mình, đánh giá vào trao đổi về việc học của mình…
Người thực hiện
Nguyễn Quốc Ủy
5

×