Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Giáo án hóa 11_chủ đề hidrocacbon không no

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 20 trang )

Tên chủ đề: HIDROCACBON KHÔNG NO
Số tiết………7……………………………………………………………………:
Ngày soạn:………………………………………………………………………
Tiết theo phân phối chương trình:………………………………………………
Tuần dạy: ………………………………………………………………………..
I. Nội dung chủ đề
Chủ đề hidrocacbon không no
Nội dung 1: Anken
Nội dung 2: Ankadien
Nội dung 3: Ankin
Chủ đề được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho học sinh theo các phương pháp,
kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục
tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn học sinh là người
trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động sáng tạo.
II. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được:
-Cấu trúc electron của liên kết đôi, liên kết ba và liên kết liên hợp
- Đồng phân, danh pháp và tính chất của anken, ankadien và ankin
- Phương pháp điều chế và ứng dụng của anken, ankadien và ankin
-Viết đồng phân cấu tạo , đồng phân hình học và gọi tên anken
Hiểu được:
-Nguyên nhân tính không no của các hidrocacbon là do trong phân tử có liên kết π
kém bền.
-Các hidrocacbon không no có nhiều đồng phân hơn hidrocacbon no vì ngoài đồng
phân mạch cacbon, đỉocacbon không no còn có đồng phân vị trí liên kết đôi, liên kết 3.
-Quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp
2. Kĩ năng
-Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của anken và ankin
-Giải thích khả năng phản ứng của hidrocacbon không no.
-Lựa chon sản phẩm chính trong các phản ứng cộng theo quy tắc Mac-côp-nhi -côp


3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn
-Tính trật tự , suy luận logic
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
-Làm việc chăm chỉ, khách quan
-Nghiêm túc học tập, hứng thú với những kiến thức về thế giới vi mô
4. Định hướng năng lực hình thành
-Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.

1


- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
III. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề
Các mức độ kiến thức
Nội dung

Nhận biết

-Cấu trúc
electron và
cấu trúc không
gian của anken
-Viết đồng
phân cấu tạo,

đồng phân
hình học và
gọi tên anken.
Anken

-Phản ứng
hóa học đặc
trưng của
anken là phản
ứng cộng
-Phương
pháp điều chế
và một số ứng
dụng của
anken

Ankadien

-Định nghĩa,
công thức
chung, đặc
điểm cấu tạo
của ankadien.
-Tính chất
hóa học của
ankadien liên
hợp
-Phương
pháp điều chế
và ứng dụng


Thông hiểu
-Nguyên nhân
một số anken có
đồng phân hình
học là do sự
phân bố các
nhóm thế ở các
vị trí khác nhau
đối với mặt
phảng chứa liên
kết π
-Nguyên nhân
gây ra phản ứng
cộng của anken
là do cấu tạo
phân tử anken
có liên kết π
kém bền
-Cơ chế phản
ứng cộng axit
vào anken
-Đặc điểm,
cấu trúc phân tử,
cách gọi tên
ankadien.
-Tính chất
hóa học và
phương pháp
điều chế buta1,3-dien và

isopren.

Vận dụng
-Viết được
công thức cấu
tạo và tên gọi
của các đồng
phân tương ứng
với một số công
thức phân tử
( không quá 6
nguyên tử C
trong phân tử
-Viết các
phương trình
hóa học của một
số phản ứng
cộng, phản ứng
trùng hợp cụ thể
-Phân biệt
được một số
anken với ankan
cụ thể.
-Viết PTHH
của phản ứng
cộng, phản ứng
trùng hợp
butadien và
isopren.
-Tính thành

phần phần trăm
về thể tích khí
trong hỗn hợp

Vận dụng
cao
-Tính
thành phần
phần trăm về
thể tích trong
hỗn hợp khí
có một anken
cụ thể.
-Xác định
CTPT anken
nhờ khối
lượng phân
tử, hoặc dựa
vào PTPU
thế tổng quát
và đặc điểm
sản phẩm
phản ứng
thế.

--Xác định
CTPT
ankadien nhờ
khối lượng
phân tử, hoặc

dựa vào
PTPU thế
tổng quát và
đặc điểm sản
phẩm phản
ứng thế

2


của butadien
và isopren
-Định nghĩa,
công thức
chung, đặc
điểm cấu tạo,
đồng phân,
danh pháp,
tính chất vật lý
của ankin.
Ankin

-Tính chất
hóa học của
ankin.
-Điều chế
ankin trong
phòng thí
nghiệm và
trong công

nghiệp

-Viết được
công thức cấu
tạo của một số
ankin cụ thể.
-Nguyên tắc
gọi tên theo
danh pháp thông
thường và danh
pháp quốc tế
của ankin.

-Phân biệt
ank-1-in với
anken bằng
phương pháp
hóa học.
-Dự đoán
được tính chất
hóa học , kiểm
tra và kết luận

-Sự giống
nhau và khác
nhau về tính
chất hóa học của
anken và ankin

-Xác định

% thể tích
hỗn hợp dựa
vào phản ứng
hidro hóa
ankin.
-Xác định
công thức
phân tử
ankin dựa
vào các phản
ứng đặc
trưng ( cộng,
thế với ion
kim loại,
cháy...).

IV. Biên soạn các câu hỏi/bài tập theo bảng mô tả
1. Mức độ biết
Câu 1. Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan.
B. 3-metylpent-3-en.
C. 3-metylpent-2-en.
D. 2-etylbut-2-en.
Câu 2. Số đồng phân ankin của C5H8 là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5
Câu 3. Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3);
3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau ?

A. (3) và (4).
B. (1), (2) và (3).
C. (1) và (2).
D. (2), (3) và (4).
Câu 4. Công thức phân tử của buta-1,3-đien (đivinyl) và isopren (2-metylbuta-1,3-đien) lần
lượt là?
A. C4H6 và C5H10.
B. C4H4 và C5H8.
C. C4H6 và C5H8.
D. C4H8 và C5H10.
Câu 5: Buta-1,3-đien có CTCT thu gọn là ?
A. CH2=C(CH3)−CH=CH2
B. CH C–CH2–CH3
C. CH2=CH−CH=CH2
Câu 6: Cho ankin X có công thức cấu tạo sau:



D. CH2=C=CH-CH3
CH3C C CH CH3
CH3

A. 4-metylpent-2-in.
C. 4-metylpent-3-in.

Tên của X là
B. 2-metylpent-3-in.
D. 2-metylpent-4-in.

3



Câu 7: Tên gọi nào sau đây là của anken có CTCT CH2=C(CH3)−CH2- CH2-CH3
A. 2-metylpent-1-en.
B. 3-etylpent-3-en.
C. 3-etylpent-1-en.
D. 3,3- đimetylpent-1-en.
Câu 8: Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau:
A. C2H2 ,C2H4.
B. C4H6, C5H8.
C. C2H2 ,C2H6.
D. C3H6 ,C4H6.
2. Mức độ hiểu
Câu 9: Trong số các hiđrocacbon mạch hở sau: C4H10, C4H6, C4H8, C5H10, những hiđrocacbon
nào có đồng phân hình học ?
A. C4H10 ,C4H8.
B. C4H6, C5H10.
C. Chỉ có C4H6.
D. Chỉ có C4H6.
Câu 10. CH2=CH2; CH3-CH=CH-CH3. Hai anken đó là
A. 2-metylpropen và but-1-en
B. propen và but-2-en (hoặc buten-2).
C. eten và but-2-en (hoặc buten-2).
D. eten và but-1-en (hoặc buten-1).
Câu 11. Hợp chất CH2=C−CH=CH2 có tên gọi là:
CH3
A. 2-metylbuta-1,3-đien.
C. 3-metylbuta-1,3-đien.
B. 2-metylpenta-1,3-đien.
D. 3-metylpenta-1,3-đien.

Câu 12. Số đồng phân cấu tạo anken C4H8 là:
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13. X, Y, Z là 3 hiđrocacbon ở thể khí trong điều kiện thường, khi phân huỷ mỗi chất X,
Y, Z đều tạo ra C và H2, thể tích H2 luôn gấp 3 lần thể tích hiđrocacbon bị phân huỷ và X, Y,
Z không phải là đồng phân. CTPT của 3 chất là
A. C2H6 ,C3H6 C4H6.
B. C2H2 ,C3H4 C4H6.
C. CH4 ,C2H4 C3H4.
D. CH4 ,C2H6 C3H8
3.Mức độ vận dụng
Câu 14. 4 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 2M. CTPT X là
A. C5H8 .
B. C2H2.
C. C3H4.
D. C4H6.
Câu 15. X là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon mạch hở (thuộc dãy đồng đẳng ankin, anken,
ankan). Cho 0,3 mol X làm mất màu vừa đủ 0,5 mol brom. Phát biểu nào dưới đây đúng
A. X có thể gồm 2 ankan.
B. X có thể gồm2 anken.
C. X có thể gồm1 ankan và 1 anken.
D. X có thể gồm1 anken và một ankin.
Câu 16. 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ
thu được một ancol duy nhất. A có tên là:
A. etilen.
B. but - 2-en.
C. hex- 2-en.
D. 2,3-dimetylbut-2-en.

Câu 17. Anken X có công thức cấu tạo: CH3– CH2– C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan.
B. 3-metylpent-2-en.
C. 3-metylpent-3-en.
D. 2-etylbut-2-en.
Câu 18. Cho dãy chuyển hoá sau: CH4
A
B
C
Cao su buna. Công




thức phân tử của B là
A. C4H4.
B. C2H5OH.
C. C4H10.
D. C4H6.
Câu 19. Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom
dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là :

4


A. 35% và 65%.
B. 25% và 75%
C. 40% và 60%.
D. 33,33% và 66,67%.
Câu 20. 2,8 gam anken A làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Hiđrat hóa A chỉ

thu được một ancol duy nhất. A có tên là:
A. etilen.
B. but - 2-en. C. hex- 2-en.
D. 2,3-dimetylbut-2-en.
4. Mức độ vận dụng cao.
Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí
CO2 và 2 lít hơi H2O (các thể tích khí và hơi đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
Công thức phân tử của X là?
A. C2H4.
B. CH4.
C. C2H6.
D. C3H8.
Câu 22. Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ
duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2
bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:
A. CH3CH=CHCH3.
B. CH2=CHCH2CH3.
C. CH2=C(CH3)2.
D. CH2=CH2.
Câu 23. Dẫn 6.72 lít hỗn hợp khí (X) gồm etilen và axetilen qua dung dịch bạc nitrat trong
Ammoniac dư thấy có 24 gam kết tủa.Tính thành phần phần trăm theo thể tích của từng khí
trong hỗn hợp (X). Biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 24. Dẫn 11,2 lit hỗn hợp khí X gồm etan, etilen và axetilen qua dung dịch bromdư, thấy
còn 4,48 lit khí không bị hấp thụ. Nếu dẫn 11,2 lit hỗn hợp X trên qua dung dịch AgNO3/NH3
có dư thấy có 48 gam kết tủa. Thể tích các khí đo ở đktc.
a) Viết các PTHH để giải thích quá trình thí nghiệm trên.
b) Tính thành phần % theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp
V. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên

- Phiếu học tập, Giấy A0, thẻ màu, bút lông, keo dán
-Thiết kế sẳn các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học
-Các đoạn phim thí nghiệm, phóng sự có liên quan
-Giáo án
2. Chuẩn bị của học sinh
-Chuẩn bị bài cũ.
-Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến bài học mới
VI. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Khi cho isopentan tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1:1 , sản phẩm chính thu được là:
A. 2-brompentan.
B. 1-brompentan.
C. 1,3-dibrompentan.
D. 2-brom,2-metyl pentan.

5


3. Thiết kế tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động khởi động
Mục tiêu:
- Được thiết kế nhằm gây hứng thú, kích thích sự tò mò để hướng học sinh tham gia
khám phá kiến thức mới
b. Phương thức tổ chức
-Phương pháp:Quan sát
-Cách thức hoạt động : GV tổ chức cho HS xem video để khởi động tiết học
Lịch Sử Hơn 3000 Năm Của “Cao Su” – Thứ Vật Liệu Kỳ Lạ, Từng Quý Hơn Cả Bạc

/>

Dự kiến sản phẩm: Trong hoạt động này không chốt kiến thức mà chỉ dựa vào đoạn
video để giới thiệu vào chủ đề mới
3.2 Hoạt động hình thành kiến thức
Nội dung 1: ANKEN
Hoạt động 1: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
Mục tiêu:
Học sinh biết:
-Cấu trúc electron và cấu trúc không gian của anken
-Viết công thức cấu tạo, đồng phân hình học và tên gọi anken.
- Nguyên nhân một số anken có đồng phân hình học
Kỹ năng:
-Xác định dãy đồng đẳng của anken, dựa trên công thức tổng quát.
-Viết được đồng phân của anken
-Gọi tên anken theo danh pháp thông thường và danh pháp quốc tế.
Phương thức
Phương pháp: Đàm thoai, quan sát, thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động: GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập 1.
Bước 1: GV cho HS hoạt động nhóm so sánh kết quả tự làm với nhau và thống nhất đáp án
để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập và ghi vắn tắt vào bảng phụ. Kết thúc hoạt động GV
gọi đại diện 1 nhóm lên treo bảng và trình bày. Các nhóm còn lại quan sát và bổ sung, GV ghi
nhận lại các ý kiến lên bảng phụ.
PHIẾU HỌC TẬP 1
Hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
1 Chọn các chất là hidroccabon không no trong các chất sau:
CH3-CH3 (1)
CH2=CH2 (2)
CHCH (3)
CH2=CH-CH=CH2 (4)
CH3-CH(CH3)-CH3 (5) CH2=CH-CCH (6)
CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 (7)

2 Cho biết CTPT chung của anken? Lấy 3 ví dụ các chất là anken?

6


3

4

5

6

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Viết đồng phân anken của C4H8 và C5H10. Từ đó hãy cho biết anken có các loại đồng
phân nào?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Hãy cho biết trạng thái, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của anken?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Hãy cho biết tính chất hóa học đặc trưng của anken là gì? Lấy 3 phản ứng cụ thể?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

Viết các phương trình hóa học điều chế anken trong PTN và trong CN?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 3. GV dự kiến sản phẩm
Bước 4. HS lên bảng báo cáo sản phẩm
Bước 5. Từ phần trải nghiệm GV nhận xét phần trả lời của nhóm và phát vấn HS cách nhận
ra hidrocacbon không no và anken.
GV chốt lại CTPT chung của anken và dãy đồng đẳng etilen, nhấn mạnh điều kiện. Từ
các đồng phân GV gợi mở cho HS nhận ra các loại đồng phân: mạch cacbon, vị trí liên kết
đôi. GV chỉ rõ cho HS những chất có đồng phân hình học và điều kiện để anken có đồng
phân hình học.
Từ các đồng phân HS đã viết GV hướng dẫn gọi tên thay thế và giới thiệu tên thông
thường của một số chất.
GV nói tóm lược lại tính chất vật lí của anken.
I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp:
1. Dãy đồng đẳng anken: (olefin)
* C2H4, C3H6, C4H8...lập thành dãy đồng đẳng anken .
* Anken là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết đôi.
* Công thức chung : CnH2n với n ≥ 2.
2. Đồng phân:
a. Đồng phân cấu tạo: Bắt dầu từ C4H8 trở đi có đồng phân anken.
Ví dụ: C4H8 có các đồng phân cấu tạo:
(1) CH2=CH-CH2-CH3.
(2) CH3-CH=CH-CH3.
(3) CH3-C(CH3)=CH2.
b. Đồng phân hình học:
* abC = Ccd điều kiện để có đồng phân hình học là a ≠ b và c ≠ d.


7


* Đồng phân hình học có mạch chính nằm cùng một phía của liên kết đôi gọi là cis,
ngược lại gọi là trans.
Vd : But-2-en có 2 đồng phân hình học là cis but-2-en và trans but-2-en.
3. Danh pháp:
a. Tên thông thường: Giống ankan, thay đuôi an bằng ilen.
VD:
CH2=CH2 : etilen
CH2=CH-CH3 : propilen.
Một số ít anken có tên thông thường.
b. Tên thay thế: Giống ankan, thay đuôi an bằng en. (tham khảo bẳng 6.1)
* Từ C4H8 trở đi có đồng phân nên có thêm số chỉ vị trí nối đôi trước en.
VD:
CH2=CH-CH(CH3)2: 3-metylbut-1-en.
* Đánh số ưu tiên vị tríliên kết đôi.
II. Tính chất vật lí:
− Từ C2H4 đến C4H8 là chất khí, từ C5H10 trở lên là chất lỏng hoặc rắn.
− Khi M tăng thì nhiệt độ sôi, nhiệt nóng chảy tăng.
Hoạt động 2: Tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế
Mục tiêu:
Học sinh biết:
-Phản ứng hóa học đặc trưng của anken là phản ứng cộng.
-Phương pháp điều chế và một số ứng dụng của anken
Học sinh hiểu:
-Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng của anken là do cấu tạo phân tử anken có liên kết
π kém bền.
-Cơ chế phản ứng cộng axit vào anken
Kỹ năng

-Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của anken và ankin
-Giải thích khả năng phản ứng của hidrocacbon không no.
-Lựa chon sản phẩm chính trong các phản ứng cộng theo quy tắc Mac-côp-nhi -côp
- Phương thức:
Phương pháp: Thảo luận nhóm, cá nhân, đàm thoại
Cách thức hoạt động: Hoạt động riêng từng nhóm nhỏ ( tại chỗ ngồi)
Bước 1: Sản phẩm của phiếu học tập 1 GV nhấn mạnh đặc điểm cấu tạo của anken, phát
vấn HS cách viết PTHH từ ví dụ mà HS đã lấy. Từ đó GV lấy thêm 1 vài ví dụ để nhấn mạnh
quy tắc cộng Maccopnhicop. Tiếp theo GV cho học sinh xem video
Etilen tác dụng với dung dịch Br2
Etilen tác dụng với dung dịch KMnO4

8


/>
/>
GV giới thiệu thêm cho HS phản ứng trùng hợp và cách viết, gọi tên sản phẩm. Hướng
dẫn HS cách viết phản ứng oxi hóa hoàn toàn, không hoàn toàn, cho HS nhận xét số mol CO 2
và H2O trong phản ứng cháy. Chú ý cho HS hiện tượng quan sát được khi cho anken tác
dụng với dd Brom và dd KMnO4.
Bước 2: HS quan sát thí nghiệm. Sau đó trao đổi trong nhóm, kết hợp với nghiên cứu SGK
Bước 3.GV dự kiến sản phâm.
Do học sinh được xem video và có đầy đủ thông tin trong SGK nên nội dung này HS
dễ dàng thực hiện được yêu câù của GV. Tuy nhiên nếu HS không trả lời được, GV đặt thêm
câu hỏi gợi mở, để dẫn dắt HS trả lời tốt câu hỏi đã nêu.
Bước 4:HS lần lượt viết PTPU
Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh gias sản phẩm hoạt động của học sinh.
III. Tính chất hóa học:
Đặc trưng là phản ứng cộng để tạo hợp chất no.

1. Phản ứng cộng:
a. Cộng H2: xt Ni, t0.
Ni ,t o
→ CH3-CH3.
CH2=CH2 + H2 
b. Cộng Halogen:
CH2=CH2 + Br2  BrH2C-CH2Br.
c. Cộng HX: (X là OH, Cl, Br...)
CH2=CH2 + HCl  CH3-CH2Cl.
CH2=CH-CH3 + HCl  CH3-CHCl-CH3 (sản phẩm chính).
* Với hợp chất bất đối xứng cộng HX tuân theo quy tắc cộng Maccopnhicop .
"Trong phản cộng HX vào liên kết đôi, phần mang điện dương (H +) chủ yếu cộng vào
nguyên tử C bậc thấp (có nhiều H hơn) , còn phần mang điện âm (X -) cộng vào C bậc cao
hơn (có ít H hơn)".
2. Phản ứng trùng hợp: (thuộc loại phản ứng polime hóa) là quá trình kết hợp liên tiếp
nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn
(polime).
- Chất phản ứng : monome.
- Sản phẩm : polime.
- n : hệ số trùng hợp.
VD:
t o , xt , p
nCH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n.
3. Phản ứng oxi hóa:
* OXH hoàn toàn: (cháy)

9


o


t
→ nCO2 + nH2O.
CnH2n + 3n/2O2 
nCO2 =nH2O
* OXH không hoàn toàn : làm nhạt màu dd KMnO4 dùng nhận biết.
3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4  3C2H4(OH)2 + 2MnO2↓ + 2KOH.
IV. Điều chế:
1. Trong PTN:
Tách nước từ ancol etylic:
H 2 SO4 d ,170o C
C2H5OH → C2H4 + H2O.
2. Trong CN:
Các anken được điều chế từ phản ứng tách H2 của ankan tương ứng.
TQuát:
t o , xt , p
CnH2n + 2 → CnH2n + H2.
V. Ứng dụng:
- Làm nguyên liệu. Tổng hợp PE, PP, PVC...làm ống nhựa, keo dán ...
- Làm dung môi, nguyên liệu cho CN hóa chất.
NỘI DUNG 2: ANKADIEN
Hoạt động 3: Định nghĩa và phân loại
Mục tiêu:
Học sinh biết:
-Khái niệm về ankadien
-Công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

Hoc sinh biết
- Đặc điểm cấu trúc của hệ liên kết đôi liên hợp.
-Cách gọi tên, phân loại ankadien

Kỹ năng
-Phân loại và gọi tên ankadien
Phương thức hoạt động
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại, diễn giảng
Cách thức hoạt động:
Bước 1:
GV cho HS hoạt động nhóm so sánh kết quả tự làm với nhau và thống nhất đáp án để trả lời
các câu hỏi trong phiếu học tập và ghi vắn tắt vào bảng phụ.
PHIẾU HỌC TẬP 2
Hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
1 Chọn các chất là ankadien trong các chất sau:
CH3-CH3 (1)
CH2=CH2 (2)
CHC-CCH (3)
CH2=CH-CH=CH2 (4)
CH3-CH(CH3)-CH3 (5) CH2=CH=CH-CH2 (6)
CH2=C(CH3)-CH=CH2 (7)
2 Hãy phân loại các ankadien trên? Rút ra CTPT chung của ankadien?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
3 So sánh đặc điểm cấu tạo của anken và ankadien, từ đó dự đoán các tính chất hóa học
của ankadien? Lấy một số ví dụ cụ thể?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

10


........................................................................................................................................

........................................................................................................................................
4 Viết các phương trình hóa học điều chế buta-1,3-dien và isopren?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ và làm việc theo nhóm, trình bày trên giấy A0
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
HS viết CTCT một số ankadien theo CTPT dưới sự hướng dẫn của GV từ đó rút ra:
-Khái niệm hợp chất ankadien
-CTTQ của ankadien
-Phân loại ankadien
-Danh pháp ankadien
Bước 4: HS làm việc theo nhóm. Hết thời gian thảo luận, Gv gọi 1 bạn bất kì trong nhóm
trình bày kết quả. Các nhóm còn lại sẽ bổ sung ý kiến hoặc sẽ trình bày kết quả khác với
nhóm đầu tiên.
Bước 5: GV nhận xét, thẩm định lại kết quả chính xác của phiếu học tập mà các nhóm đã trao
đổi với nhau
I, Định nghĩa và phân loại:
1. Định nghĩa: (diolefin)
* Ankadien là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 2 liên kết đôi C=C.
* Ví dụ :
CH2=C=CH2 : propadien.
CH2=C=CH-CH3 : buta-1,2-dien.
CH2=CH-CH=CH2 : buta-1,3-dien.
CH2=C(CH3)-CH=CH2 :
2-metylbuta-1,3-dien (isopren)
* Công thức chung : CnH2n-2 với n ≥ 3.
2. Phân loại:
a. Ankadien có 2 liên kết đôi kề nhau.
Ví dụ: CH2=C=CH2
b. Ankadien có 2 liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn (liên hợp)

Ví dụ : CH2=CH-CH=CH2
c. Ankadien có 2 liên kết đôi cách nhau từ 2 liên kết đơn trở lên.
Hoạt động 4: Tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng
Mục tiêu hoạt động
Kiến thức:
Học sinh biết được:
- Biết được đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien
và isopren : phản ứng cộng 1, 2 và cộng 1, 4).
-Điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen và isopren từ isopentan trong công
nghiệp..
Kỹ năng
- Viết được PTHH thể hiện tính chất hóa học
Phương thức tổ chức

11


Phương pháp: Thảo luận nhóm, phương pháp quan sát.....
Cách thức hoạt động:
Bước 1: Từ phiếu học tập 2 GV nhận xét nội dung dự đoán tính chất và PTHH của nhóm,
GV chốt lại tính chất chung điểm giống và khác so với anken. Chú ý cho HS cộng 1,2 và 14
với các điều kiện tương ướng. Lấy ví dụ cho HS viết PTHH. Gợi ý cho HS viết phương
trùng hợp buta 1,3 –đien và ispren theo kiểu 1,4, hướng dẫn gọi tên sản phẩm.
GV gợi ý cho HS viết phương trình điều chế bằng cách chọn mạch ankan tương ứng
với ankdien cần điều chế. Cho HS nêu một vài ứng dụng
Kết thúc thời gian hoạt động GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm còn
lại nhận xét bổ sung. Sau cùng GV ghi nhận các ý kiến.
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao. Viết câu trả lời vào giấy
Bước 3: Dự kiến sản phẩm.
-Trên cơ sở phân tích cấu tạo phân tử buta-1,3-ddien và isopren, HS viết các PTHH

của chúng với H2, X2, HX

/>-GV cho biết tỉ lệ % sản phẩm cộng 1,2 và 1,4. HS rút ra nhận xét:
+ buta-1,3-ddien và isopren có khả năng tham gia phản ứng cộng
+ Ở nhiệt độ thấp, ưu tiên tạo thành sản phẩm cộng 1,2, ở nhiệt độ cao ưu tiên tạo
thành sản phẩm cộng 1,4
Bước 4: Hs trình bày, báo cáo sản phẩm
Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, so sánh với câu trả
lời của tổ mình và đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá hoạt động, sản phẩm của học sinh.
II. Tính chất hóa học:
1. Phản ứng cộng: Tùy vào điều kiện : tỷ lệ số mol, nhiệt độ , phản ứng cộng xảy ra
ở 1 liên kết đôi hoặc cả 2.
a. Cộng H2: (Ni, t0)
Ni ,t o
CH 2 = CH − CH = CH 2 + 2 H 2 
→ CH 3 − CH 2 − CH 2 − CH 3
b. Cộng halogen:
* Với dd Br2,
-800C sản phẩm chính là cộng 1,2.
−80o C
CH 2 = CH − CH = CH 2 + Br2 
→ CH 2 = CH − CHBr − CH 2 Br
400C sản phẩm chính là cộng 1,4.
40o C
CH 2 = CH − CH = CH 2 + Br2 
→ CH 2 Br − CH = CH − CH 2 Br

12



* Với dd Br2 dư, cộng vào cả 2 liên kết đôi.
CH 2 = CH − CH = CH 2 + 2 Br2 
→ CH 2 Br − CHBr − CHBr − CH 2 Br
c. Cộng hidrohalogenua:
- 800C sản phẩm chính là cộng 1,2.
−80o C
CH 2 = CH − CH = CH 2 + HBr 
→ CH 2 = CH − CHBr − CH 3
40oC cộng theo kiểu 1,4.
40o C
CH 2 = CH − CH = CH 2 + Br2 
→ CH 3 − CH = CH − CH 2 Br
2. Phản ứng trùng hợp:
Trong đk thích hợp các ankadien có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp, chủ yếu
theo hướng 1,4.
t o , P , xt
VD: CH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
cao su buna.
t o , P , xt
CH2=C(CH3)-CH=CH2 → (-CH2-C(CH3) =CH-CH2-)n.
cao su isopren.
3. Phản ứng oxi hóa:
a. Oxi hóa hoàn toàn :
to
2C4 H 6 + 11O2 
→ 8CO2 + 6 H 2O
b. Oxi hóa không hoàn toàn: Các ankadien cũng làm mất màu dd thuốc tím giống
anken. (dùng nhận biết).
III. Điều chế:

1, buta-1,3-dien : từ butan hoặc butylen :
t o , xt
→ CH2=CH-CH=CH2 + 2H2.
CH3-CH2-CH2-CH3 
2, isopren từ isopentan:
t o , xt
→ CH2=C(CH3)-CH=CH2 +2H2
CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 
IV. Ứng dụng:
- Làm nguyên liệu.
- Sản xuất cao su.
NỘI DUNG 3: ANKIN
Hoạt động 5: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
Mục tiêu hoạt động
Kiến thức:
Học sinh biết
-Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu trúc phân tử cảu ankin
-Cách gọi tên ankin
Kỹ năng
− Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể.
Phương thức
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động: GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập 3.
Bước 1: GV cho HS hoạt động nhóm so sánh kết quả tự làm với nhau và thống nhất đáp án
để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập và ghi vắn tắt vào bảng phụ. Kết thúc hoạt động GV
gọi đại diện 1 nhóm lên treo bảng và trình bày. Các nhóm còn lại quan sát và bổ sung, GV ghi
nhận lại các ý kiến lên bảng phụ.

13



PHIẾU HỌC TẬP 4
Hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
1. Công thức tổng quát của ankin là gì? Lấy ví dụ minh họa?
..............................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.....
Viết đồng phân anken của C4H6 và C5H8. Từ đó hãy cho biết ankin có các loại đồng
phân nào?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
8 Hãy cho biết trạng thái, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của ankin?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
9 Hãy cho biết tính chất hóa học đặc trưng của ankin là gì? Lấy 3 phản ứng cụ thể?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
10 Viết các phương trình hóa học điều chế ankin trong PTN và trong CN?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
Bước 3: GV dự kiến sản phẩm
Bước 4: HS trao đổi, thảo luận , chia sẽ thông tin và thống nhất kết quả. GV gọi đại diện 2
nhóm lên báo cáo kết quả. Những HS khác lắng nghe, so sánh với câu trả lời của tổ mình và

đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS
7

Mô hình axetilen
I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
1. Dãy đồng đẳng ankin:
* Ankin là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết ba.
* Ví dụ :
CH≡CH, CH3-C≡CH... C5H8...
* CT chung : CnH2n - 2 với n ≥ 2.
2. Đồng phân:
* Bắt đầu từ C4H6 trở đi có đồng phân vị trí nhóm chức và đồng phân mạch cacbon. (tương tự
anken)
* Ví dụ:...

14


3. Danh pháp:
a. Tên thông thường:
Vd: HC = CH : axetilen.
HC = C - CH2-CH3 : etylaxetilen
...
* Tên gốc ankyl liên kết với C liên kết ba + axetilen.
b. Tên thay thế:
Đọc tương tự tên anken, thay chức en bằng in, đánh số phía gần liên kết ba.
II. Tính chất vật lí:
(SGK)
Hoạt động 6. Tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng

Mục tiêu hoạt động
Kiến thức:
Học sinh biết được:
-Phương pháp điều chế và ứng dụng của ankin
Học sinh hiểu:
-Sự giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa anken và ankin
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động:
Bước 1: : Từ phiếu học tập 4 GV nhận xét nội dung dự đoán tính chất và PTHH của nhóm,
GV chốt lại tính chất chung điểm giống và khác so với anken.Chiếu các đoạn video

/>
/>
Bước 2: HS ngồi theo nhóm, quan sát,lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 3: Dự kiến sản phẩm
-Hs nhận xét màu của dd Br2, dung dịch KMnO4 sau phản ứng.
-GV lưu ý học sinh phản ứng cộng HX, H2O vào ankin cũng tuân theo quy tắc Maccôp-nhi-côp
Cl
CH3 C

CH

+ HCl

CH3 C = CH2
Cl

+ HCl


CH3

C

CH3

Cl
2,2- ñclopropan

15


Bước 4: Kết thúc thời gian hoạt động Gv gọi tổ 1 đại diện lên trình bày kết quả . yêu cầu tổ
2,3,4 quan sát sản phẩm và lắng nghe phần trình bày của tổ bạn. Đưa ra ý kiến nhận xét, bổ
sung
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá sản phẩn của HS
III.Tính chất hóa học:
1. Phản ứng cộng: Tùy vào điều kiện , có thể cộng 1 hay 2 phân tử tác nhân .
a. Cộng H2: (Ni, t0) tạo anken sau đó tạo hợp chất no.
* Khi dùng Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4 làm xúc tác , phản ứng chỉ tạo anken.
b. Cộng halogen: (Cl2, Br2)
Phản ứng xảy ra theo 2 giai đoạn liên tiếp, tùy vào tỷ lệ phản ứng.
c. Cộng HX:(X là OH, Cl, Br. CH3COO...)
* Phản ứng xảy ra theo 2 giai đoạn liên tiếp.
* Khi có xt thích hợp , ankin tác dụng với HCl tạo dẫn xuất mono clo :
Vd : C2H2 + HCl -HgCl2,150-200độ C->
(vinyl clorua) C2H3Cl
* Phản ứng cộng HX tuân theo qui tắc cộng Maccopnhcop.
* Phản ứng cộng H2O chỉ xảy ra với tỷ lệ 1:1 tạo andehit hoặc xeton.
2. Phản ứng dime và trime hóa:

* 2C2H2 -xt,t0-> C4H4
(vinyl axetilen)
600độC, bộtC
* 3C2H2 -> C6H6
Là một loại phản ứng cộng HX vào liên kết ba, với HX là H-C2H.
3. Phản ứng thế bằng ion kim loại:
* Nguyên tử H của C liên kết ba linh động cao hơn các nguyên tử khác, nên dễ bị thay thế
bởi ion kim loại.
* Đây là phản ứng đặc trưng cho các ank-1-in.
4. Phản ứng oxi hóa:
a. OXH hoàn toàn (cháy): tỏa nhiều nhiệt.
b. OXH không hoàn toàn: Tương tự anken và ankadien, các ankin cũng làm mất màu dd
thuốc tím.
IV. Điều chế :
* PTN:
CaC2 + 2H2O --> C2H2 + Ca(OH)2.
* CN:
2CH4 -1500độ C-> C2H2 + 3H2.
IV. Ứng dụng:
Làm nhiên liệu và nguyên liệu.
3.3 Hoạt động luyện tập
Mục tiêu
Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải
quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm
được ở mức độ nào.

16


Tiếp tục phát triển các năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học. Phát hiện và giải

quyết vấn đề thông qua môn học
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Cách thức hoạt động: GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập 5
PHIẾU HỌC TÂP 5
1. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt ba bình khí mất nhãn chứa metan, etylen và
axetilen ?
2. Viết phản ứng thực hiện dãy sau:
CH4 -(1)-> C2H2 -(2)-> C4H4 -(3)-> C4H6 -(4)-> polibutadien.
3. Phân tử C5H8 có số đồng phân ankin là:
A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

4. Dẫn 6,72 lít (đktc) hh gồm propan, etilen và axetilen đi qua dd Br2 dư, thấy còn 1,68 lít
(đktc) khí không bị hấp thụ. Nếu cho 6,72 lít hh trên qua dd AgNO3 trong NH3 dư thì được
24,24 gam kết tủa.
a. Viết ptpư xảy ra.
b. Tính %(V) và %(m) của các chất trong hh đầu.
5. Thực hiện phản ứng nhiệt phân CH4, thu được hh X gồm C2H2, H2,CH4 dư. dX/H2 là 4,44.
Tính hiệu suất của phản ứng.
6. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hidrocacbon X được 6,72 lít CO2 (thể tích đktc), X tác dụng
với dd AgNO3/NH3 được kết tủa Y. CTCT của X là
A. CH3-CH=CH2
B. CH=CH
C. CH3-C=CH

D. CH2=CH-C=CH

Dự kiến sản phẩm
1. Dẫn lần lượt các khí ở 3 bình đi qua dd nước vôi trong, khí làm vẫn đục nước vôi là
CO2, Hai khí còn lại cho đi qua dd Br2 , khí làm nhạt màu dd Br2 là C2H4, còn lại là CH4.
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3↓ + H2O.

17


C2H4 + Br2  C2H4Br2.
2.

(1) 2CH4

o

1500 C

→ C2H2 + 3H2.
o

t ,Pd/PbCO3
→ C2H4.
(2) C2H2 + H2 
o

t ,Ni
→ C2H6.
(3) C2H4 + H2 

as
(4) C2H6 + Cl2 → C2H5Cl + HCl.

3. Khí không phản ứng đi ra là metan với thể tích là 1,12 lít.
%(V)CH4 = 1,12.100/4,48 = 25,00%.
4. * Đặt CTPT của X là CnH2n-2
* Phản ứng cháy :
o

t
→ nCO2 + (n-1)H2O.
CnH2n-2 + (3n-1)/2O2 

* nCO2 = 0,4 mol → nX = 0,4/n mol.
Ta có : 0,4/n(14n-2) = 5,4
Suy ra n = 4, vì là ankadien liên hợp nên X có CTCT là :
CH2=CH-CH=CH2.
t o , xt

→ CH2=CH-CH=CH2 + H2.
4. a. CH2=CH-CH2-CH3 
o
t , P , xt
nCH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
as
b. CH3-CH3 + 2Cl2 → CH3-CHCl2 + 2HCl.

CH3-CH3

o


t , xt

→ CH2=CH2 + H2.

→ ClCH2-CH2Cl.
CH2=CH2+ Cl2 

3.4 Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
Mục tiêu
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích
giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập
gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy
nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên
cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
Phương thức tổ chức
Phương pháp: Hợp tác nhóm nhỏ
Cách thức hoạt động : Giáo viên giao bài tập về nhà cho các nhóm

18


PHIẾU HỌC TẬP
Câu chuyện xảy ra tại thành phố Hidrocacbon xinh đẹp thuộc vương quốc Hữu Cơ giàu có.
Trong một gia đình nọ thuộc dòng họ Parafin quyền quý sinh được 4 người con trai, lần lượt
đặt tên là Metan, Etan, Propan, Butan.
Gia đình họ đang sống rất hạnh phúc thì chẳng may bất hạnh trút xuống đầu họ: ông bố
Cacbon mắc bệnh viêm phổi nặng nên qua đời. Bà mẹ Hidro vì quá đau khổ nên cũng qua
đời sau đó vài tháng . Cha mẹ mất đi để lại cho 4 anh em nhà họ một gia tài kết xù
Ba người con đầu ỷ có tiền có của, quen thói tiêu xài phung phí, ăn chơi trác táng cùng

với mấy đứa con gái nhà Halogen. Ngồi ăn thì núi cũng lỡ, sau những tháng ngày sa đọa,
chúng trắng tay và phải sống bám vào nhà Halogen .
Còn người con út Butan, vốn là người hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ học hành, anh vừa tốt
nghiệp trường Đại học Mỏ địa chất Molipđen. Hiện anh đang làm việc ở mỏ dầu Xutacom,
dưới sự quản lý của ông chủ Cracking - một người keo kiệt và độc ác .
Lại nói về dòng họ Olefin, có nàng Etilen xinh đẹp, ngoan hiền . Cô hiện là sinh viên năm
cuối trường Đại học Sư phạm Naptalen. Một buổi chiều nọ, trên con đường Coban trải đầy
lá vàng rơi, duyên số đã đưa đẩy Etilen gặp Butan và dưới bóng hoàng lan, họ đã trao nhau
tiếng yêu nồng nàn . Trời đã xế chiều, hai người chia tay nhau.
Thế là từ đó, sau những giờ học và giờ làm, đôi bạn trẻ lúc nào cũng quấn quýt bên nhau
không rời .
Nhưng sự đời éo le, mấy ai biết trước chữ “ngờ”. Thấy nàng Etilen xinh đẹp, lão
Cracking rắp tâm chiếm đoạ nàng cho bằng được . Nhân cơ hội ấy, lão tìm cách vu oan giá
họa cho Butan tội biển thủ công quỹ và buộc chàng vào vòng lao lý. Ấy vậy mà với tình yêu
và lòng chung thuỷ của Etilen, hắn đã không chinh phục được nàng. Điên tiết, lão sai tên Oxi
đến đốt nhà nàng (chuyên gia mừ ). Để thoát khỏi tên Cracking hung bạo, nàng tìm cách trốn
đến thành phố ancol . Tại đây nàng được một anh chàng tên Aqua (H2O) giúp đỡ và trở
thành cô lái đò trên dòng sông Etanol huyền bí
Những tưởng cuộc sống yên bình sẽ đến với cô, nhưng dường như bất hạnh cứ bám theo
cô mãi. Tên chủ mỏ đồng gần đấy vốn háo sắc, mê mẩn với nhan sắc của Etilen, hắn sai tên
nô tì Suoh (CuO) bắt ép nàng về. Thân cô thế cô, nàng đành phải theo hắn về làm thiếp. Để
tránh tai mắt của chính quyền, hắn khai tên giả và đăng ký KT3 cho nàng với tên Axetanđehit
kiều diễm . Từ đấy cuộc đời nàng chuyển sang trang mới (dường như u ám hơn)
Lại nói về Butan tội nghiệp. Sau khi bóc 2 cuốn lịch (2 năm tù giam ), chàng trở về nhưng
chẳng thấy người yêu đâu cả . Sau khi ghé thăm 3 người anh, chàng khăn gói ra đi để quên
quá khứ đau buồn. Chàng đi tới thành phố công nghiệp Ankađien. Do có tiền án nên chẳng
nơi nào dám nhận chàng vào làm. May thay ông Buna tốt bụng đã rủ chàng về đồn điền cao
su của ông. Thấy chàng hiền lành lại chăm chỉ, ông muốn gả con gái Lưu huỳnh cho chàng
nhưng chàng một mực từ chối vì trong lòng vẫn còn hình bóng Etilen . Chàng quyết định bỏ
đi .

Thế nhưng, trong lúc ấy, nàng Etilen đã không còn như xưa. Nàng đã trở thành một mụ
Axetandehit hoàn toàn trái ngược với bản chất ngây thơ ban đầu . Nàng ta quay lại lén lút
với oxi- bạn của chủ mỏ đồng. Hai người rắp tâm chiếm đoạt tài sản của lão chủ mỏ đồng.
Dân cư trong làng biết chuyện liền đặt cho nàng biệt danh Axetic chanh chua và độc ác.

19


Kết thúc một chuyện tình thật buồn! Chả người nào có kết cục hạnh phúc cả .
EM HÃY VIẾT TẤT CẢ CÁC PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC XẢY RA TRONG CÂU
CHUYỆN TRÊN

Đôn Châu, ngày……thang…..năm
Duyệt của tổ trưởng

20



×