Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - ThS. Nguyễn Hữu Lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 90 trang )

CHƯƠNG II
NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG 
VỀ PHÁP LUẬT


I. Khái niệm, thuộc tính, hình thức pháp luật

1. Khái niệm pháp luật
Pháp  luật  là  hệ  thống  các  quy  tắc  xử  sự  chung 
do  nhà  nước  ban  hành  (hoặc  thừa  nhận)  để  điều 
chỉnh  các  quan  hệ  xã  hội  phù  hợp  với  ý  của  giai  cấp 
thống trị và được nhà nước bảo đảm thực hiện

Ban hành VBPL mới


Đặc điểm

-

-

Là hệ thống các quy tắc xử sự chung;

-

Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị;

Là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều 
chỉnh hành vi con người


Ban hành VBPL mới


Con đường hình thành pháp luật

Thừa nhận tập quán

Nhà nước

Thừa nhận án lệ
Ban hành mới các văn 
bản quy phạm pháp luật


2. Thuộc tính cơ bản của pháp luật

Tính quy phạm phổ biến)
Các thuộc tính
của
pháp luật

Tính xác định chặt chẽ
về mặt hình thức
Tính được bảo đảm
bằng nhà nước


3. Hình thức pháp luật

Hình thức của pháp luật là phương thức 

tồn  tại  của  pháp  luật.  Có  ba  hình  thức  pháp 
luật  cơ  bản  trên  thế  giới:  tập  quán  pháp,  tiền 
lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.
Ngoài  ra,  ở  các  quốc  gia  hồi  giáo  còn  có 
tôn giáo pháp.


❑Tập quán pháp
Là những tập quán lưu truyền trong xã hội, 
phù  hợp  với  lợi  ích  của  giai  cấp  thống  trị  đã 
được Nhà nước thừa nhận, làm cho chúng trở 
thành  những  quy  tắc  xử  sự  mang  tính  bắt 
buộc chung và được Nhà nước đảm bảo thực 
hiện.


Tiền lệ pháp
Là  các  quyết  định,  cách  giải  quyết  vụ  việc 
của các cơ quan hành chính hoặc xét xử được 
Nhà  nước  thừa  nhận  là  khuôn  mẫu  để  giải 
quyết những vụ việc tương tự.



 Văn bản Quy phạm pháp luật: 
Là  văn  bản  do  cơ  quan  nhà  nước  có  thẩm 
quyền ban hành, chứa đựng những quy tắc xử 
sự  mang  tính  bắt  buộc  chung,  gồm:  văn  bản 
luật và văn bản dưới luật.




II. QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN 
QUY PHẠM PHÁP LUẬT


1. Quy phạm pháp luật
Khái  niệm:  Là  những  quy  tắc  xử  sự  mang  tính 
bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận 
và bảo đảm thực hiện ý chí và lợi ích của giai cấp 
thống  trị  nhằm  điều  chỉnh  các  quan  hệ  xã  hội  cơ 
bản theo những định hướng của nhà nước.


Khoản 1 – Điều 100 Bộ luật Hình sự 1999 
“1.  Người  nào  đối  xử  tàn  ác,  thường  xuyên  ức 
hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm 
người đó tự sát thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”


Phân biệt quy phạm pháp luật với Quy phạm xã 
hội
Quy phạm pháp luật

Quy phạm xã hội

Chủ thể 
ban hành

NN ban hành hoặc 

thừa nhận

Các tổ chức xã hội

Ý chí

Thể hiện ý chí của 
Nhà nước

Thể hiện ý chí của 
các thành viên

Tính chất

Mang tính bắt buộc 
chung

Mang tính tự nguyện

Cơ chế thực  Được bảo đảm bằng  Thực hiện trên cơ sở 
hiện
sức mạnh cưỡng chế  tự nguyện
của nhà nước


2. Cấu trúc của QPPL

Giả định

Quy định


QPPL

Chế tài


2. Cấu trúc của QPPL
2.1. Giả định
Đây là bộ phận của quy phạm pháp luật trong 
đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy 
ra trong đời sống thực tế mà cá nhân hay tổ chức sẽ 
gặp  và  phải  làm  theo  hướng  dẫn  của  quy  phạm 
pháp luật.
=> Trả lời cho câu hỏi: Ai, khi nào, điều kiện hoàn 
cảnh nào?


Ví dụ:
“  Công  dân  có  quyền  tự  do  kinh  doanh  theo 
quy định của pháp luật”.
(Điều 57 Hiến pháp 1992)
“ Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động 
công ích theo quy định của pháp luật”.
 (Điều 80 Hiến pháp 1992)
Giả định: “Công dân”


Ví dụ: “ Điều 102. Tội không cứu giúp người đang 
trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1.  Người  nào  thấy  người  khác  đang  ở  trong 

tình  trạng  nguy  hiểm  đến  tính  mạng,  tuy  có  điều 
kiện  mà  không  cứu  giúp  dẫn  đến  hậu  quả  người 
đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam 
giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai 
năm”. 
( Bộ luật Hình sự năm 1999)
 Giả định: Người nào ... người đó chết 


2. Cấu trúc của QPPL
2.2. Quy định
Quy định là bộ phận trung tâm của QPPL nêu 
lên những quy tắc xử sự mà cá nhân hay tổ chức  ở 
vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả 
định được phép hoặc buộc phải thực hiện.
=> Trả lời cho câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? 
Không được làm gì? Làm như thế nào?


Ví dụ:
“ Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy 
định của pháp luật”.
(Điều 57 Hiến pháp 1992)
 Phần quy định: có quyền …pháp luật.
“ Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động 
công ích theo quy định của pháp luật”.
 (Điều 80 Hiến pháp 1992)
 Phần quy định: có nghĩa vụ ... pháp luật.



Ví dụ: 

“ Điều 241. Xác lập quyền sở hữu đối với vật do 
người khác đánh rơi, bỏ quên 
1. Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc 
bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ 
quên  thì  phải  thông  báo  hoặc  trả  lại  vật  cho  người  đó; 
nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên 
thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, 
phường,  thị  trấn  hoặc  công  an  cơ  sở  gần  nhất  để  thông 
báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại ”.
   ( Bộ luật Dân sự năm 2005) 


2.3. Chế tài
Chế tài là  bộ phận  của  QPPL  nêu lên  những 
biện pháp tác động mà nhà nước sẽ áp dụng đối với 
chủ  thể  không  thực  hiện  hoặc  thực  hiện  không 
đúng  mệnh  lệnh  của  nhà  nước  đã  nêu  trong  phần 
quy định của QPPL.
=> Trả lời cho câu hỏi:  Hậu quả sẽ như thế nào 
nếu vi phạm?


Vd: “ Điều 102. Tội không cứu giúp người 
đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1.  Người  nào  thấy  người  khác  đang  ở  trong 
tình  trạng  nguy  hiểm  đến  tính  mạng,  tuy  có  điều 
kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người 
đó  chết,  thì bị phạt cảnh cáo,  cải  tạo  không  giam 

giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai 
năm”. 
( Bộ luật Hình sự năm 1999)
 Chế tài: thì bị phạt ... hai năm.


Ví dụ: “ Điều 146. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn 
nhân tự nguyện, tiến bộ
 Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự 
nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan 
hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, 
uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ  đoạn khác 
đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị 
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt 
tù từ ba tháng đến ba năm”.
  ( Bộ luật Hình sự năm 1999)




 Điều 93. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, 
thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a. Giết nhiều người;
b. Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c. Giết trẻ em;
d. Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của 
nạn nhân;  …
              ( Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999)



III – QUAN HỆ PHÁP LUẬT

1. Khái niệm QHPL
2. Cấu trúc QHPL
3. Sự kiện pháp lý


×