Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Bài giảng Luật Thuế giá trị gia tăng - Trần Thế Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.33 KB, 79 trang )

Trung tâm đào tạo Kế toán trưởng VAFT

LUẬT THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Người trình bày: Trần Thế Viên, CPA
Saigon Auditing
www.saigonauditing.com

P: 01234 577 577


Văn bản pháp quy chính cần tham khảo






Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12
Luật 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung luật số
13.2008 có hiệu lực 01/01/2014
Nghị định 209/2013/NĐ-CP thay thế NĐ
123/2008/NĐ-CP và NĐ121/2011/NĐ-CP
Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014.


I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế
GTGT
1. Khái niệm


 Thuế GTGT đánh trên phần giá trị tăng thêm
của hàng hoá và dịch vụ phát sinh trong quá
trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.


I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế
GTGT (tiếp)
2. Đặc điểm của thuế GTGT
 Thuế GTGT là một loại thuế gián thu,
 Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các khâu
bằng số thuế GTGT trong giá bán cho người tiêu
dùng,
 Là loại thuế có tính trung lập cao,
 Phạm vi đánh GTGT cho hoạt động tiêu dùng diễn
ra trong phạm vi lãnh thổ.


I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế
GTGT (tiếp)


I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế
GTGT (tiếp)
3. Vai trò của thuế GTGT
 Điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng HHDV
chịu thuế GTGT.
 Là khoản thu quan trọng của NSNN. Ở Việt Nam, thuế
GTGTchiếm tỷ trọng khoảng 20-25% trong tổng thu từ thuế,
phí và lệ phí.
 Không trùng lắp, do thuế chỉ tính vào giá trị tăng thêm của

HHDV, thuế nộp ở khâu trước được KT khâu sau nên
khuyến khích đầu tư phát triển SXKD.
 Khuyến khích xuất khẩu HHDV thông qua áp dụng thuế
suất 0%, HHDV XK không phải nộp thuế GTGT mà được
KT, hoàn toàn bộ số thuế đầu vào.
 Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá
đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng.


II. Đối tượng chịu thuế, người nộp thuế
GTGT
1. Đối tượng chịu thuế GTGT
 HHDV dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng
ở Việt Nam (bao gồm cả HHDV mua của tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng không
chịu thuế theo quy định hiện hành.


II. Đối tượng chịu thuế, người nộp thuế
GTGT (tiếp)
2. Người nộp thuế GTGT:
 Tổ chức, cá nhân SX, KD hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế GTGT và
 Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế
GTGT.


II. Đối tượng chịu thuế, người nộp thuế
GTGT (tiếp)
2. Người nộp thuế GTGT (tiếp): Tổ chức, cá nhân

sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ
(kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hoá)
của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường
trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối
tượng không cư trú tại Việt Nam.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không
cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá
nhân.


III. Đối tượng không chịu thuế GTGT
(Luật: 25 nhóm, TT 219/2013: 26 nhóm)
Các sản phẩm về nông nghiệp chưa qua
chế biến hoặc chỉ qua sơ chế; dịch vụ y tế,
giáo dục ...
(tham khảo thêm ở Thông tư 219/2013/TT –
BTC)


Một số chú ý về đối tượng không chịu
thuế
7. Đối với bảo hiểm không chịu thuế GTGT, bao gồm:
bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm
tai nạn con người, bảo hiểm người học và các dịch
vụ bảo hiểm liên quan đến con người; bảo hiểm vật
nuôi, bảo hiểm cây trồng và các dịch vụ bảo hiểm
nông nghiệp khác; Tái bảo hiểm.



Một số chú ý về đối tượng không chịu
thuế
8. Hoạt động tài chính:
Dịch vụ cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế
GTGT phải do các tổ chức tín dụng cung ứng. Kể cả
trường hợp bảo lãnh thì phải là “bảo lãnh ngân hàng”
Bổ sung thêm hình thức:
- Phát hành thẻ tín dụng;
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế
đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán
quốc tế.
- Cho vay, kể cả DN, cá nhân không phải tổ chức tín
dụng (TT219/2013)


Một số chú ý về đối tượng không chịu
thuế (tiếp)
8.(tiếp): Ngoài ra hướng dẫn rõ trường hợp:
Tài sản sử dụng để đảm bảo tiền vay của người
nộp thuế GTGT hoặc đã được chuyển quyền sở
hữu sang bên cho vay khi bán phải chịu thuế
GTGT, trừ trường hợp là hàng hoá không chịu thuế
giá trị gia tăng quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Bổ sung:
Bán nợ và kinh doanh ngoại tệ vào đối tượng không
chịu thuế GTGT.


Một số chú ý về đối tượng không chịu
thuế (tiếp)

9. Hoạt động cung cấp thông tin, tổ chức bán đấu giá
CP của các tổ chức phát hành, hỗ trợ kỹ thuật phục
vụ giao dịch CK trực tuyến của Sở Giao dịch CK
thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT…
Trong đó: Tư vấn tài chính (kể cả nghiệp vụ tư vấn
phát hành, niêm yết CK) áp dụng thuế suất thuế
GTGT là 10%. Riêng nghiệp vụ ứng trước tiền cho
người bán của Công ty CK từ 1/8/2011 không chịu
thuế GTGT theo TT 74/2011/TT-BTC, đến thời điểm
hiện nay đã được cụ thể hóa trong TT 219/2013.


III. Đối tượng không chịu thuế (tiếp)




Cơ sở kinh doanh HH-DV không chịu thuế GTGT,
không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào, trừ
trường hợp được áp dụng mức thuế suất 0%.
HH thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu NK theo
quy định nếu thay đổi mục đích SD phải KK, nộp thuế
GTGT khâu NK theo quy định với cơ quan HQ nơi ĐK
tờ khai HQ. Thời điểm tính thuế GTGT từ thời điểm
chuyển mục đích sử dụng. Tổ chức, cá nhân bán HH
ra thị trường nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT với
cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo quy định.


Các trường hợp không phải kê khai,

tính nộp thuế GTGT
1. Hàng hoá, dịch vụ được người nộp thuế tại Việt Nam
cung cấp ở ngoài Việt Nam, trừ hoạt động vận tải
quốc tế mà chặng vận chuyển có điểm đi và điểm đến
ở nước ngoài;
- Trường hợp CSKD cung cấp dịch vụ (trừ các DV
XK) mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam,
vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam thì dịch vụ này phải chịu
thuế GTGT đối với phần giá trị hợp đồng thực hiện tại
Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm
cho hàng hoá nhập khẩu.


Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
2. Các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền
hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền
phát thải và các khoản thu tài chính khác, trừ
khoản lãi cho vay do doanh nghiệp không phải là
TCTD nhận được.


Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
2. (tiếp)
 CSKD khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền
thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng
quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập
chứng từ thu theo quy định. Đối với CSKD chi tiền,
căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

 Trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ thì cơ
sở bồi thường phải lập hoá đơn như đối với bán hàng
hoá, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ
theo quy định.


Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở
thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối
tượng không cư trú tại Việt Nam như: sửa chữa
phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật
tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu
tư và thương mại; môi giới bán hàng hoá, cung cấp
dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn
thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các
dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.


Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
4. Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người
nộp thuế GTGT thì không phải kê khai, tính thuế GTGT khi
bán tài sản, kể cả trường hợp bán tài sản đang sử dụng để
bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Vd1: Ông A là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho ông B
với giá là 600 triệu đồng thì ông A không phải kê khai, tính thuế GTGT
đối với số tiền bán ô tô thu được.
Vd2: Ông E là cá nhân không kinh doanh thế chấp 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho

ngân hàng ABC để vay tiền. Đến thời hạn phải thanh toán theo hợp
đồng, Ông E không thanh toán được cho ngân hàng ABC nên tài sản là
ô tô thế chấp bị bán phát mại để thu hồi nợ thì khoản tiền thu được từ
bán phát mại chiếc ôtô thế chấp nêu trên không phải kê khai, tính thuế
GTGT.


Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
5. TSCĐ đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều
chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa CSKD và
các đơn vị thành viên do một CSKD sở hữu 100% vốn hoặc
giữa các đơn vị thành viên do một CSKD sở hữu 100% vốn
để phục vụ cho hoạt động SXKD HHDV chịu thuế GTGT thì
không phải lập hoá đơn và kê khai, nộp thuế GTGT.
Trường hợp tài sản khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá
trị tài sản hoặc điều chuyển cho CS SXKD HHDV không chịu thuế
GTGT thì phải lập hoá đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT theo
quy định.


Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)




6. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,
hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ

qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở
khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp
thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá
không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không
ghi, gạch bỏ .
Lưu thông sản phẩm chưa chế biến hoặc qua sơ chế thì
không chịu thuế GTGT. (TT219/2013)


Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)






Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế
biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho
các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá
nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%
hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này .
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế
khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi
bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa
chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở
khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ
1% trên doanh thu.
Bán ở khâu tiêu dùng cuối cùng nên chịu thuế GTGT 5% (TT219/2013)



Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
7. Các trường hợp khác:
a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp.
b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ
thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia,
tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc
lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ
trong cùng một CSKD thì CSKD có tài sản điều chuyển phải xuất
hoá đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ
trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 ở trên.


Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
7. Các trường hợp khác (tiếp):
c) Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.
d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá,
dịch vụ của CSKD.
đ) Doanh thu HHDV nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng
được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của
bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn
thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ; đại
lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không,
hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý
bán bảo hiểm.



×