Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.45 MB, 102 trang )

TRƯỞNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI

PGS.TS. NGÚYẾN MINH ĐOAN


Mã sấ:

34(V)(075)
CTQG 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
P6S.TS. NGUYỄN MINH MAN

GIÁO TRÌNH
LÝ LUẬN

VÊ NHÀ NUỚC
VÀ PHÁP LUẬT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ị
' TRUNG

THỐNG TIN THƯ VìỆnỊ

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Hà Nội -2010



CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Trong các chương trinh đào tạo chuyên ngành luật học và


trong hệ thống các khoa học pháp lý, môn lý luận về nhà nước
và pháp luật có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Lý luận về
nhà nước và pháp luật được coi là các tri thức cơ bản, bao quát
toàn bộ đời sông nhà nước và pháp luật. Nắm vững những nội
dung cơ bản này sẽ giúp cho bạn đọc có điều kiện cần thiết để
tiếp thu các kiến thức chuyên ngành trong khoa học pháp lý,
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nước ta chủ
trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nưâc pháp quyền xã hội chủ
nghla của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về lý luận chung
về nhà nưốc và pháp quyển của các tầng lốp nhân dân, đặc biệt
là của học sinh, sinh viên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất
bản cuốn sách Giảo trình lý luận về nhà nước và p h áp luật.
Cuốn sách do PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan giảng viên trưòng
Đại học Luật Hà Nội biên soạn.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn dọc.

Tháng 12M.ăm 2010
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

5



LỜI TÁC GIẢ
Nhà nưốc và pháp luật là những hiện tượng vô cùng
quan trọng, nhưng cũng vô cùng phức tạp và luôn biến
đổi, do vậy, chúng cần được nghiên cứu, bổ sung, hoàn
thiện không ngừng. Nghiên cứu, nhận thức lý luận về Nhà
nước và pháp luật để phục vụ cho các hoạt động thực tịễn

là rất cần thiết đối với mỗi người dân trong cuộc sống hôm
nay khi mà đất nước ta bưốc vào thời kỳ đổi mới, mỏ cửa
và hội nhập kinh tế quốc tế với mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu lý luận về nhà
nưốc và pháp luật của các tầng lớp nhân dân, nhất là của đội
ngũ cán bộ, công chức, học viên, sinh viên, cuốn sách giáo
trình “Lý luận vể nhà nước và pháp luật” được PGS.TS.
Nguyễn Minh Đoan - ngưòi đã nhiều năm làm công tác
nghiên cứu và giảng dạy lý luận nhà nước và pháp luật tại
Trương Đại học Luật Hà Nội biên soạn.
Đây là cuốn sách trình bày một cách hệ thống, toàn
diện những nội dung cơ bản các tri thức xưa và nay về lý
luận nhà nước và pháp luật. Sách được trình bày ngắn
gọn, dễ hiểu, dễ nhớ là tài liệu bổ ích đối vối nhũng người

7


làm công tác giảng dạy pháp luật, những nhà hoạt động
pháp luật thực tiễn, những học viên, sinh viên nghiên
cứu, tìm hiểu nắm bắt các vấn đê ]ý luận về Nhà nước và
pháp luật.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

8


PHẦN I


CÁC VẤN ĐÊ CHUNG
Lý luận nhà nước và pháp luật là sự khái quát những
kinh nghiệm thực tiễn, tổng hợp các tri thức về nhà nước và
pháp luật đã được tích luỹ trong quá trình hoạt động lịch
sử của con người. Đây là hệ thống những tri thức, quan
điểm, khái niệm khoa học khách quan về Nhà nước và pháp
luật. Môn khoa học pháp lý này có chức năng:
a) Cung cấp tri thức, phương pháp để tiếp cận, xem
xét, đánh giá các vấn đề cơ bản, quan trọng của Nhà nước
và pháp luật mà không đi sâu vào những vấn đề cụ thể,
những chi tiết không phổ biến;
b) Hình thành thế giới quan khoa học pháp lý để đánh
giá, giải quyết những vấn đề cụ thể; không chỉ liệt kê, giải
thích các điểu luật, mà tạo ra khả năng tư duy trong việc
nhận thức và thực hiện các quy định pháp luật thực định;
c) Vận dụng những tri thức đã tiếp thu để phục vụ
thực tiễn của bản thân và xã hội:
#

9

■Khi nghiên cứu lý luận vể Nhà nưóc và pháp luật cần
lưu ý là nhận thức là một quá trình, nên những tri thức
của chúng ta vể Nhà nước và pháp luật có thể sẽ thay đổi
theo từng giai đoạn lịch sử, vì thế, không nên tuyệt đối
9


hoá những tri thức đã có về Nhà nước và pháp luật.
Những tri thức về Nhà nưốc và pháp luật mà hôm qua

được coi là đúng thì hôm nay có thể không còn là đúng và
những gì hôm nay là đúng nhưng ngày mai có thể sẽ
không còn đúng.
- Trong khoa học lý luận nhà nưóc và pháp luật luôn
có tính đảng (nhân sinh quan). Nó phụ thuộc vào sự nhận
thức, sự kiến giải chủ quan của người nhận thức, phụ
thuộc lập trường xã hội của họ (cùng một hiện tượng của
Nhà nưốc và pháp luật nhưng đứng trên lập trường, quan
điểm khác nhau thì có sự xem xét, đánh giá khác nhau).
Lý luận nhà nước và pháp luật mà chúng ta đang nghiên
cứu đứng trên lập trường quan điểm của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động để xem xét, đánh giá các vấn
đề về Nhà nước và pháp luật. Việc nghiên cứu Nhà nước
và pháp luật là nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân, cho
công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong quá trình
nghiên cứu, cần tiếp thu những yếu tố hợp lý của các quan
điểm, học thuyết khác nhau về Nhà nước và pháp luật,
đồng thòi, phẳi đấu tranh với những quan điểm phản khoa
học, những luận điệu xuyên tạc các nguyên lý khoa học về
Nhà nước và pháp luật để bảo vệ sự đúng đắn, tính khoa
học của học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước và pháp luật.
- Giữa lý luận nhà nước và pháp luật với thực tiễn
bao giờ .cũng có khoảng cách (lý luận thì thuần khiết,
còn thực tiễn thì phong phú, đa dạng) nên cần phải có

10



sự vận dụng lý luận vào thực tiễn. Không tuyệt đối hoá
các vấn đê của Nhà nưốc và pháp luật, bởi ngoài những
cái chung, cái có tính quy luật thì luôn có những cái
riêng, cái đặc thù nên lý luận không thể khái quát, bao
quát hết được. Chưa kể là việc vận dụng lý luận nhà
nước và pháp luật vào thực tiễn có thể đúng và cũng có
thể không đúng. Và cho dù sử dụng phương pháp nghiên
cứu gì để nghiên cứu thì kết quả nghiên cứu cũng phải
được kiểm nghiệm bằng thực tiễn khách quan - thước đo
để đánh giá chân lý khách quan một cách chính xác và
toàn diện nhất những hoạt động nghiên cứu của con
người về Nhà nước và pháp luật.
- Việc nghiên cứu các vấn để của Nhà nước và pháp
luật có thể theo phương thức cắt ngang để tìm hiểu về một
kiểu nhà nước, pháp luật nào đó như một chỉnh thể hoàn
chỉnh, nhưng cũng có thể theo phương thức bổ dọc để có
thể thấy được sự liên tục, xuyên suốt trong quá trình tồn
tại và phát triển về bản chất, chức năng, bộ máy... của
Nhà nước và pháp luật. Qua đó, cũng có thể dễ dàng so
sánh, nhận thức được sự tương đồng và khác biệt giữa
chúng qua các thời kỳ phát triển biện chứng.
- Những năm gần đây, lý luận nhà nước và pháp luật
đã có những bưốc phát triển mạnh mẽ hơn vể chất, nhất là
từ khi Đảng, Nhà nưốc Việt Nam có chủ trương đổi mới tư
duy, trong đó có tư duy pháp lý. Đổi mới tư duy pháp lý
không chỉ cần trí tuệ, trách nhiệm mà cả dũng khí và
niềm tin sắt đá vào tương lai tươi sáng của đất nước, dân
tộc. Chúng ta đã đổi mới căn bản những quan niệm vể chủ
nghĩa xã hội (như xây dựng nền kinh tế thị trường định


11


hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyển...)
nhưng vẫn giữ được chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, so với
nhu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới, của xã hội hiện tại
thì lý luận nhà nước và pháp luật vẫn còn chưa theo kịp.
Còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa
xã hội đặt ra chưa giải quyết được, đòi hỏi lý luận phải đi
sâu nghiên cứu, tìm tòi để làm sáng tỏ những vướng mắc
đó, góp phần thiết thực phụe vụ công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên đất nưốc ta.

12


C hương 1
NHẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT

1.1.
Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước
và pháp luật
Đối tượng nghiên cứu của khoa học là phạm vi các vấn
đề mà nó nghiên cứu làm sáng tỏ, qua đó phân biệt nó với
các khoa học khác, nói cách khác, nó nghiên cứu những
vấn đề gì và mức độ nghiên cứu như thế nào.
Nhà nưốc và pháp luật là hai hiện tượng phức tạp và
quan trọng bậc nhất của xã hội có giai cấp. Bỏi, chúng có

liên quan đến: (a) mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội
trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội; (b) lợi ích
và địa vị của các giai cấp, tầng lóp khác nhau trong xã
hội; (c) tiến trình phát triển của cả xã hội. Vì vậy, ngay
từ khi xuất hiện và trong suốt quá trình tồn tại, phát
triển của mình, Nhà nước và pháp luật đã trỏ thành
khách thể nghiên cứu của rất nhiều môn khoa học khác
nhau. Mỗi môn khoa học nghiên cứu một số vấn đề của
Nhà nước và pháp luật vối những mục đích, phạm vi, góc
độ và mức độ khác nhau.

13


Lý luận nhà nưốc và pháp luật nghiên cứu một cách
khái quát những vấn đề chung, cơ bản, quan trọng nhất
của Nhà nưốc và pháp luật. Cụ thể là:
- Nghiên cứu bản chất, vai trò, chức năng, hình thức,
bộ máy của Nhà nước; bản chất, vai trò, hình thức của
pháp luật, cơ chế điểu chỉnh pháp luật...
- Nghiên cứu một cách toàn diện về tất cả các kiểu nhà
nước và pháp luật (chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội
chủ nghĩa), nhưng tập trung nghiên cứu nhiều nhất và
chủ yếu nhất về Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình nghiên cứu, luôn có sự liên hệ chặt chẽ
vối Nhà nưốc và pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề trên, để tìm ra
những quy luật cơ bản của Nhà nưốc và pháp luật như:
quy luật phát sinh, quy luật tồn tại, quy luật phát triển
của Nhà nước và pháp luật. Từ đó, đề ra kế hoạch hành

động cho hiện tại và tương lai.
- Ngoài ra, còn nghiên cứu làm rõ những mối liên hệ
giữa Nhà nước với pháp luật; giữa Nhà nước và pháp luật
vối các hiện tượng khác trong xã hội như với kinh tế,
chính trị, đạo đức, tập quán...

Tóm lại, lý luận nhà nước và pháp luật là hệ thống tri
thức phản ánh khái quát các thiết chế, các mối quan hệ đã
hình thành của Nhà nước và pháp luật; tìm ra những quy
luật đặc thù, những đặc tính chung và những biểu hiện
quan trọng nhất của Nhà nước và pháp luật, tạo thành cơ
sở lý luận cho sự hình thành, phát triển của hai hiện
tượng nhà nước và pháp luật; mối quan hệ giữa Nhà nước

14


với pháp luật và giữa chúng với các hiện tượng xã hội khác
trong hiện tại và tương lai.

1.2.
Vị trí, vai trò của lý luận nhà nước và pháp
ỉuật trong hệ thống khoa học pháp lý
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng
và phức tạp nên chúng được rất nhiều môn khoa học pháp
lý (những khoa học tập trung chủ yếu nghiên cứu các vấn
để của Nhà nước và pháp luật) nghiên cứu ở những phạm
vi, góc độ, mức độ khác nhau, ở Việt Nam, hệ thống khoa
học pháp lý bao gồm các nhóm cơ bản sau:
- Nhóm khoa học lý luận và lịch sử gồm: Lý luận nhà

nước và pháp luật; Lịch sử nhà nước và pháp luật; Lịch sử
tư tưởng về Nhà nước và pháp luật...
- Nhóm khoa học pháp lý chuyên ngành gồm: Khoa
học luật Hiến pháp; Khoa học luật hành chính; Khoa học
luật hình sự...
- Nhóm khoa học luật quốc tế gồm: Công pháp quốc tế;
Tư pháp quốc tế...
- Nhóm khoa học pháp lý ứng dụng và thực nghiệm
gồm: Khoa hợc điều tra hình sự; Tội phạm học; Kỹ thuật
xây dựng pháp luật...
Lý luận nhà nước và pháp luật là một khoa học pháp
lý độc lập trong hệ thống khoa học pháp lý. Nhưng nó có
quan hệ mật thiết với các khoa học pháp lý khác và là
khoa học pháp lý cơ sở đối với các khoa học pháp lý khác.
Nếu lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu một
cách toàn diện những vấn đề chung, cơ bản nhất của Nhà
nước và pháp luật dưới dạng những khái niệm, kết luận,

15


quan điểm, nguyên tắc,... thì các khoa học pháp lý khác lại
đi sâu nghiên cứu từng góc độ, từng khía cạnh, từng vấn
để cụ thể của Nhà nước và pháp luật. Như vậy, phạm vi
các vấn đề mà lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu
rộng hơn, toàn diện hơn nhưng mức độ nghiên cứu thì
nông hơn. Còn phạm vi nghiên cứu của mỗi khoa học pháp
lý khác thì hẹp hơn, nhưng mức độ nghiên cứu thì đầy đủ
và sâu sắc hơn.
Chính vì thế, những tri thức mà lý luận nhà nưốc và

pháp luật tổng kết là cơ sở xuất phát điểm để các khoa học
pháp lý khác sử dụng đi sâu tìm hiểu đối tượng nghiên
cứu của mình. Như vậy, có thể nói, lý luận nhà nưóc và
pháp luật như là cái chung, các khoa học pháp lý khác
như là cái riêng, cái cụ thể. Nhờ có lý luận nhà nước và
pháp luật mà các khoa học pháp lý bảo đảm được sự thống
nhất vối nhau để tạo thành hệ thống khoa học pháp lý. Về
mối quan hệ này, dưới góc độ nhận thức, V.I. Lênin đã
nhấn mạnh rằng, người nào tiếp cận những vấn đề riêng
mà trước đó chưa giải quyết những vấn để chùng thì trong
mỗi bước đi sẽ không thể tránh khỏi những vấn đề chung
đó môt cách vô thức.
Ngược lại, các khoa học pháp lý khác lại minh chứng,
kiểm nghiệm, đánh giá tính khoa học, tính đúng đắn của
các tri thức mà lý luận nhà nước và pháp luật đã xây dựng
nên. Đồng thời, trên cơ sd nghiên cứu một cách sâu sắc
từng vấn đề cụ thể của Nhà nước và pháp luật, các khoa
*

học pháp lý khác cung cấp tư liệu cho lý luận nhà nước và
pháp luật, bổ sung thêm, góp phần hoàn thiện hệ thống tri
thức vể Nhà nước và pháp luật.

16


Tóm lại, lý luận nhà nước và pháp luật là khoa học
nghiên cứu một cách khái quát, toàn diện về Nhà nước,
pháp luật với tính cách là hai hiện tượng của đời sống xã
hội, song không đi sâu vào một vấn để cụ thể nào của một

Nhà nước hay pháp luật cụ thể nào. Một sô' khoa học khác
cũng nghiên cứu vể Nhà nưốc và pháp luật song lại đi sâu
nghiên cứu từng góc độ, từng lĩnh vực của Nhà nước, pháp
luật, thậm chí, của từng Nhà nước, pháp luật cụ thể. Các
khoa học nói trên đểu nằm trong hệ thông khoa học pháp
lý và chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ, bổ sung
cho nhau trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về Nhà
nước và pháp luật.
1.3.
Phương pháp nghiên cửu của ỉý luận nhà
nước và pháp luật
Phương pháp nghiên cứu của một môn khoa học là
những nguyên tắc, cách thức hoạt động mà môn khoa học
đó sử dụng để xem xét, tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của
mình nhằm đạt tới chân lý khách quan.
1.3.1.
P hư ơng p h á p lu ậ n : Khi tìm hiểu phương pháp
nghiên cứu của khoa học trước hết phải tìm hiểu phương
pháp luận của khoa học. Đó là những nguyên tắc, quan
điểm có tính chất đường lối, xuyên suốt và chỉ đạo quá
trình nghiên cứu. Phương pháp luận của lý luận nhà nước
và pháp luật là phép duy vật biện chứng và phép duy vật
lịch sử. Với những cách tiếp cận cơ bản sau:
Khách quan, trong nghiên cứu về Nhà nước và pháp
luật, nghĩa là, xem xét nhà nước và pháp luật đúng như
chúng tồn tại trong thực tế, không thêm, bớt, không bịa

17



đặt, không xuất phát từ động cơ chính trị để chỉ khen hoặc
chê một chiểu. Cần tìm hiểu, đánh giá một cách khách
quan cả những tư tưởng, quan điểm phi mácxít về Nhà
nước và pháp luật. Khắc phục những định kiến mang tính
chủ quan phiến diện, những sai lệch khi đánh giá về vị trí,
vai trò của các nhà nước và pháp luật không phải xã hội
chủ nghĩa trong tiến trình phát triển lịch sử tự nhiên của
nhân loại.
- Toàn diện, tiếp cận xem xét Nhà nước và pháp luật ỏ
nhiều góc độ, phương diện khác nhau như bản chất, hình
thức, chức năng, cơ chế, các mối liên hệ... của Nhà nước và
pháp luật.
- Biện chứng :
+ Thừa nhận Nhà nước và pháp luật là những hiện
tượng không "nhất thành, bất biến" mà luôn vận động,
biến đổi. Vì vậy, phải xem xét Nhà nưóc và pháp luật
trong quá trình vận động, biến đổi của chúng.
+ Xem xét Nhà nước và pháp luật trong mối liên hệ
ràng buộc và sự tác động qua lại với các hiện tượng khác
của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, ý thức xã hội...
+ Thừa nhận Nhà nước và pháp luật vận động, phát
triển luôn gắn liền với mâu thuẫn và việc giải quyết các
mâu thuẫn như mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã
hội, mâu thuẫn giữa cái tiên tiến với cái lạc hậu, giữa cái
cũ với cái mới...
+ Thừa nhận Nhà nước và pháp luật luôn vận động,
phát triển theo những quy luật, quy trình nhất định.
* Duy vật:
+ Thừa nhận Nhà nước và pháp luật chỉ là những hiện


18


tượng có tính lịch sử, chúng xuất hiện ở một giai đoạn
nhất định và sẽ tiêu vong ở một giai đoạn nhất định. Từ
đó, đặt Nhà nước và pháp luật vào từng giai đoạn lịch sử
cụ thể, gắn chúng với các điểu kiện kinh tế, chính trị, xã
hội của giai đoạn đó để xem xét, đánh giá.
+ Nhà nưốc và pháp luật thuộc kiến trúc thượng tầng
nên phụ thuộc cơ sở hạ tầng, vì thế, khi giải thích các hiện
tượng của Nhà nưốc và pháp luật phải luôn xuất phát từ
cơ sở kinh tê - xã hội. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của
chúng xét đến cùng do kinh tế quyết định, song không
được tuyệt đối hoá vai trò của kinh tế đối với các vấn đề
của Nhà nước và pháp luật.
+ Quần chúng nhân dân giữ vai trò quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của xã hội, trong đó có Nhà nước,
pháp luật.

1.3.2. Một s ố p h ư ơ n g p h á p n g h iên cứu cụ th ể:
Phương pháp phân tích, nghĩa là phải chia cái toàn
thể (Nhà nước và pháp luật) ra thành nhiều bộ phận để đi
sâu nhận thức từng bộ phận đó một cách sâu sắc, đầy đủ
hơn. Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng rất phức
tạp và luôn đi liền với những vấn để phức tạp như quyền
lực chính trị, lợi ích trong những mối quan hệ chằng chịt
theo nhiều chiều nên cần được phân tích, mổ xẻ ỏ những
góc độ, khía cạnh khác nhau. Thông qua phương pháp
phân tích làm cho lý luận luôn đổi mới, không bị sáo mòn,
sơ cứng, mỗi lần phân tích lại có thể khám phá ra những

cái mối, những nét mối trong các vấn để liên quan đến
Nhà nưốc và pháp luật.

19


- Phương pháp tổng hợp , ngược lại với phương pháp
phân tích, nghĩa là phải liên kết, thống nhất các bộ phận
của Nhà nước hoặc pháp luật đã được phân tích nhằm có
được cách nhìn nhận, cách đánh giá tổng quát về vấn đề
cần nghiên cứu.
- Phương pháp trừu tượng hoá, nghĩa là trên cơ sở
những cái riêng, cái có tính chất hiện tượng, ngẫu nhiên,
bề ngoài của Nhà nưỏc hoặc pháp luật từ đó rút ra những
kết luận mang tính chất cái chung, cái bản chất, cái tất
yếu vể đối tượng nghiên cứu.
Bằng phương pháp trừu tượng hóa ta có thể vượt qua
những hiện tượng có tính hình thức bể ngoài, ngẫu nhiên,
thoáng qua, bất ổn định, để đi đến được cái chung mang
tính tất yếu, tìm ra được bản chất của vấn đề, hiện tượng,
sự vật, xác định được sự ổn định, xu hưóng vận động, phát
triển (mang tính quy luật) của hiện tượng.
- Phương pháp so sánh, có tác dụng tìm ra những điểm
giống và khác nhau giữa các vấn đề của Nhà nước hoặc
pháp luật cần nghiên cứu, từ đó lý giải nguyên nhân sự
giông và khác nhau giữa chúng. Khi tiến hành so sánh phải:
+ Xuất phát từ bản chất của hiện tượng, sự vật, vấn để
cần phải so sánh;
+ Xuất phát từ điểu kiện kinh tế, chính trị, văn hoá,
lịch sử cụ thể mà những điểu kiện đó tạo ra môi trường

tồn tại cho sự vật, hiện tượng, vấn đề đang cần 80 sánh;
+ Các yếu tố truyển thống khác có ảnh hưỏng tói cách
tiếp cận và giải quyết vấn đề.
Có thể so sánh theo chiều dọc mang tính lịch sử (các
hiện tượng pháp lý đều có quá trình lịch sử hình thành và
phát triển của mình và đồng thời không tránh khỏi giác

20


quan chính trị khi xem xét đánh giá chúng). Vì thế, khi
nghiên cứu những vấn để vể Nhà nưốc và pháp luật cần
chú ý đến tính lịch sử và tính chính trị của nó, nhất là
những vấn đề liên quan đến các kiểu nhà nước và pháp
luật khác nhau. Cũng có thể so sánh theo chiểu ngang
như giữa các nhà nưốc, các hệ thống pháp luật. Trong quá
trình so sánh, phải luôn chú ý tới tính hệ thống, tính lô gích
và sự thống nhất của các vấn để, chỉ ra những cái chung,
cái riêng, sự tương đồng và dị biệt giữa các hiện tượng,
những sự liên quan, nối kết giữa các vấn đề.
Phương pháp xã hội học, Nhà nước là một hình thức
tổ chức của xã hội, sinh ra từ xã hội, tồn tại, phát triển
ngay trong lòng xã hội, nó luôn gắn bó vói xã hội. Do vậy,
phải nghiên cứu các vấn đề xã hội. Có như vậy mói hiểu
đầy đủ hơn về Nhà nước, vê quản lý nhà nước đối với xã
hội được tốt hơn. Nhà nước muốn đưa ra một chính sách
nào đố thì phải tìm hiểu xem xã hội tiếp nhận nó như thê
nào và hiệu quả thực tê của nó trong đời sống xã hội.
Pháp luật là sự mô hình hoấ các quy luật, nhu cầu
khách quan của xã hội thành những quy tắc xử sự mang

tính phổ biến, thành công lý. Cũng như Nhà nước, pháp
luật sinh ra từ nhu cầu khách quan của xã hội, là công cụ
diều chỉnh quan hệ xố hội, một giá trị của xã hội văn
minh... Do vậy, muốn nghiên cứu tìm hiểu nhu cầù điều
chỉnh, tác dụng, hiệu quả của pháp luật buộc phải tìm hiểu
trong đời sống xâ hội (môi trường tác động của pháp luật).
Phương pháp xã hội học được thực hiện thông qua các
hoạt động như theo dõi, phỏng vấn, thăm dò dư luận xã
hội... vối các bước: thu thập thông tin từ những sự kiện,

21


đối tượng riêng rẽ để nắm được những thông tin, tư liệu
thực tiễn; nghiên cứu những quan niệm, quan điểm vê' các
vấn để khác nhau của Nhà nước, pháp luật; xử lý những
thông tin, tài liệu đã thu được, từ đó kiểm nghiệm lại
những luận điểm, quan điểm, khái niệm, kết luận của lý
luận nhà nước và pháp luật.
Phương pháp hệ thống , do tính chất phức tạp và sự
liên kết thành các hệ thống của Nhà nước, pháp luật với
các hiện tượng khác (hệ thông chính trị, bộ máy nhà nưóc,
hệ thống pháp luật, hệ thống các công cụ điều chỉnh quan
hệ xã hội...). Khi nghiên cứu các vấn để về Nhà nưốc và
pháp luật phải đặt chúng trong hệ thống, trong sự liên hệ,
thống nhất và tính thứ bậc với các hiện tượng, sự vật khác
hoặc cùng loại để nhận thức, đánh giá, không phá vỡ tính
hệ thống của chúng.
Ngoài ra, còn rất nhiều những phương pháp nghiên
cứu cụ thể khác như phương pháp thống kê, phương pháp

dự báo khoa học, phương pháp thực nghiệm pháp lý... Các
phương pháp nghiên cứu cần được sử dụng kết hợp với
nhau thì mói có hiệu quả cao.

22


C hương 2
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NGUổN Gốc
CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

2.1. Khái niệm Nhà nước
«

Nhà nước là một hiện tượng phức tạp nên có nhiều
quan niệm khác nhau về nhà nước, và do vậy cũng có
nhiều cách xác định nhà nước từ những phương diện
khác nhau. Tồn tại một sô' quan niệm cơ bản sau về Nhà
nước như: Nhà nước là Chúa trời; Vua chính là Nhà
nước (Nhà nước là Trẫm); Nhà nước là toà tháp (trên
đỉnh tháp là Vua, tiếp đến là các quan đại thần... dưới
chân tháp là dân); Nhà nước là gia đình mở rộng (cả xã
hội là một gia đình và Vua là “Cha” của cả xã hội); Nhà
nước là trọng tài công minh đứng trên xã hội để bảo vệ
lợi ích của tất cả mọi người trong xã hội; Nhà nước là
một thể nhân, một cơ thể nhân tạo; Nhà nước là đội
quân vũ trang được tách ra khỏi xã hội để làm nghề cai
trị (quản lý); Nhà nước là bộ máy cưỡng chế của giai cấp
này đối với giai cấp khác; Nhà nước là tổ chức (bộ máy)
có trách nhiệm duy trì sự thống trị của giai cấp này đối

với giai cấp khác; Nhà nước là cơ quan quyển lực chính
trị; Nhà nước là sản phẩm của sự phát triển xã hội, “là

23


sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hoà được"; V.V..
Các quan điểm hiện đại đều cho rằng, nhà nước là một
hình thức tổ chức của con người khi xã hội đã phát triển
đến một trình độ nhất định. Khi xã hội chưa phát triển, nó
được tổ chức dưới những hình thức như thị tộc, bộ lạc...
Khi xã hội đã phát triển cao, đặc biệt là khi trong xã hội
có sự phân hoá thành các giai cấp có lợi ích đối lập nhau,
nó buộc phải được tổ chức thành Nhà nước để có được sự
ổn định và phát triển, đồng thòi cũng "làm dịu đi cuộc
xung đột giai cấp" giữ cho xã hội "trong vòng trật tự".
Như vậy, Nhà nước là một tổ chức của xã hội, để quản
lý xã hội, duy trì trật tự xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải
thiết lập quyển lực công cộng đặc biệt. Quyền lực công
cộng ấy đã tách khỏi dân cư và do một bộ máy chuyên môn
nắm giữ và thực hiện.
Nhà nước một mặt là tổ chức quyển lực công cộng đặc
biệt của toàn xã hội (quốc gia), thay mặt cho xã hội quản
lý các mặt khác nhau của cuộc sống, bảo đảm sự ổn định,
trật tự xã hội, quyền lợi của cả cộng đồng xã hội, nhưng
mặt khác, nó còn là tổ chức quyền lực của giai cấp thống
tri, ở môt mức đô nhất đinh, nó bảo vê ldi ích và thưc hiên
• '




m

m

1



9



»

mục đích của giai cấp cầm quyển.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa Nhà
nước như sau: Nhà nước là tổ chức quyền lực công cộng đặc
biệt, có đủ bộ máy chuyên đ ể cưỡng c h ế và thực hiện các

chức năng quản lý xã hội, phục vụ lợi ích và thực hiện mục
đích vừa của giai cấp thống trị vừa của cả xã hội.
24


2.2. Những đặc điểm cơ bản của Nhà nước
Nhà nước, sản phẩm của sự phát triển xã hội, một
hình thức tổ chức của con người trong xã hội có giai cấp.
So với các tổ chức xã hội khác, Nhà nước có các đặc điểm

cơ bản sau:
- Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt
không còn hòa nhập với dân cư nữa. Quyển lực nhà nưốc
bao trùm toàn bộ lãnh thổ của đất nưốc và có tính tối cao
so với quyển lực của các tổ chức khác. Quyền lực nhà nước
chi phối quyển lực của các tổ chức khác trong xã hội. Nói
cách khác, quyển lực của các tổ chức khác chỉ tác động
trong phạm vi nội bộ của tổ chức mình và phải chịu sự chi
phối của quyền lực nhà nước.
Để thực hiện quyền lực của mình, Nhà nước có một lớp
người đặc biệt được tổ chức thành các cơ quan nhà nước
chuyên làm nhiệm vụ quản lý và thực hiện sự cưỡng chế
đối với toàn xã hội. Vì vậy, trong bộ máy nhà nước có các
cơ quan chuyên làm nhiệm vụ cưõng chế như quân đội,
cảnh sát, toà án, nhà tù... mà trong bộ máy của các tổ chức
khác không có.
- Nhà nước tập hợp và quản lý dân cư theo lãnh thổ
không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề
nghiệp hoặc giới tính... Việc phân chia này quyết định
phạm vi tác động của quyển lực nhà nưóc trên quy mô
rộng lớn nhất, còn các tổ chức khác thì tập hợp và quản lý
con người theo các dấu hiệu như giới tính, độ tuổi, chính
kiến, nghể nghiệp...
m

'

«

*

N hà nước nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc
gia. Chủ quyển quốc gia mang nội dung chính trị pháp

25


×