Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

luận văn thạc sĩ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện kim bảng, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.16 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

DƯƠNG ĐỨC VINH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

DƯƠNG ĐỨC VINH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM

CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: QUẢN LÝ KINH TẾ
: 60 34 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN HOÀNG LONG

HÀ NỘI, NĂM 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là kết quả nghiên cứu đề tài của riêng cá nhân. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn này đảm bảo tính trung thực, khách quan, khoa
học, có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học
vị nào.


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thày giáo PGS. TS Nguyễn
Hoàng Long- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại - người đã giúp
đỡ tôi nghiên cứu đề tài để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND
huyện Kim Bảng, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện, các xã, thị
trấn đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu, số liệu giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn có những mặt hạn chế, Luận
văn tốt nghiệp khó tránh khỏi hạn chế, khuyết điểm; tôi chân thành mong các
thày cô giáo, đồng nghiệp góp ý để luận văn này được hoàn thiện hơn.


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................vi
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.........................................................................................viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đề tài......................................................3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.................................................4
5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận văn...............................................5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn..........................................................5
7. Kết cấu của luận văn...........................................................................................5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP................................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của huyện.....................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện............6
1.1.2. Khái niệm và các định hướng chuyển dịch CCKTNN của huyện.................9
1.2. Nội dung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện................12
1.2.1. Phân tích môi trường và xác định quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp huyện.....................................................................................12
1.2.2. Xác định mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.......................14
1.2.3. Phân bổ nguồn lực thực hiện chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện...................17
1.2.4. Kiểm soát thực hiện chuyển dịch cơ cấu KTNN huyện...............................17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKTNN huyện..............................18
1.3.1. Các yếu tố môi trường thể chế và chính sách của nhà nước, Trung ương.18
1.3.2. Định hướng và chính sách chuyển dịch CCKT của tỉnh.............................19



1.3.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sự phát triển sản xuất nông nghiệp
của huyện................................................................................................................ 20
1.4. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương22
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM.....................28
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội tỉnh Hà Nam và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến chuyển dịch CCKTNN huyện Kim Bảng............................................28
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội tỉnh Hà Nam........................................28
2.1.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKTNN huyện Kim
Bảng........................................................................................................................ 30
2.2. Thực trạng nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tổng cơ
cấu kinh tế huyện...................................................................................................38
2.2.1. Phân tích môi trường và xác định quan điểm, mục tiêu chuyển dịch
CCKTNN huyện......................................................................................................38
2.2.2. Xác định mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.......................40
2.2.3. Phân bổ nguồn lực và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện. 56
2.2.4. Kiểm soát việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện. 62
2.3. Đánh giá chung...............................................................................................64
2.3.1. Một số chỉ tiêu kết quả và thành công CDCCKTNN của huyện Kim Bảng.
................................................................................................................................. 64
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân..................................................................67
CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI............................................................................70
3.1. Định hướng phát triển và quan điểm, mục tiêu thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp huyện Kim Bảng đến năm 2020 và những năm tiếp
theo......................................................................................................................... 71
3.1.1. Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và
những năm tiếp theo...............................................................................................71
3.1.2. Quan điểm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trong

thời gian tới............................................................................................................. 77


v
3.1.3. Mục tiêu thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đến
2020 và những năm tiếp theo.................................................................................79
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ngành nông
nghiệp huyện..........................................................................................................80
3.2.1. Đối với ngành trồng trọt...............................................................................80
3.2.2. Đối với ngành chăn nuôi..............................................................................81
3.2.3. Đối với ngành nuôi trồng thủy sản..............................................................82
3.3. Nhóm giải pháp thực hiện quản lý Nhà nước với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp huyện.................................................................................................83
3.3.1. Thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp gắn với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện.................................................................83
3.3.2. Thực hiện thể chế, chính sách và thúc đẩy tái cơ cấu và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp huyện hợp lý...................................................................84
3.3.3. Thực hiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước với phát triển, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp huyện..............................................................................86
3.3.4. Thực hiện quản lý nhà nước về môi trường và an sinh xã hội với phát triển
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới, giữ gìn và
phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp................................................................87
3.4. Nhóm giải pháp xây dựng thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh các
nông phẩm chủ lực, các nông phẩm đặc sản ngành nông nghiệp huyện............91
3.4.1. Chuyên ngành trồng trọt..............................................................................91
3.4.2. Với sản phẩm ngành chăn nuôi...................................................................94
3.4.3. Với sản phẩm nuôi trồng thủy sản...............................................................95
KIẾN NGHỊ............................................................................................................96
KẾT LUẬN...........................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

CDCCKTNN

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

CCKTNN

Cơ cấu kinh tế:

CCKT

Kinh tế nông nghiệp:

KTNN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp:

HTXDVNN

Hợp tác xã:

HTX

Hội đồng nhân dân:


HĐND

Ủy ban nhân dân:

UBND

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn: NHNN & PTNT
Ngân hàng chính sách xã hội:

NHCSXH

Giá trị sản xuất:

GTSX

Thương mại-dịch vụ:

TM-DV

Khoa học công nghệ

KHCN

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH


vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu kinh tế ngành giai đoạn 2015 - 2018...........................................41
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực giai đoạn 2015-2018. 44
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng cây thực phẩm giai
đoạn 2015 - 2018...........................................................................................45
Bảng 4: Số lượng, sản lượng thịt gia súc, gia cầm 2015-2018..............................46
Bảng 5: Danh sách và vốn điều lệ của các HTXDVNN huyện Kim Bảng.........50
Bảng 6: Lợi nhuận của các HTXDVNN năm 2018.............................................54
Bảng 7: Cơ cấu giá trị sản xuất các thành phần kinh tế của huyện Kim Bảng55
Bảng 8: Chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất.........................57
Bảng 9: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành sản xuất chính......................58
Bảng 10: Hộ có sử dụng đất nông nghiệp phân theo quy mô sử dụng và phân
theo địa phương.....................................................................................................60
Bảng 11: Tổng vốn đầu tư phát triển theo ngành trên địa bàn huyện Kim Bảng
................................................................................................................................. 61


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt và chăn nuôi.................................42
Biểu đồ 2: Về sự phù hợp trong quy hoạch sử dụng đất.......................................48
Hộp 1: Hoạt động cung ứng dịch vụ của HTXDVNN đối với sản xuất nông
nghiệp..................................................................................................................... 50
Hộp 2. Đánh giá về sự tiếp cận các nguồn vốn vay của hệ thống ngân hàng............................................62


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất, là một bộ phận của tái sản xuất
xã hội. Phát triển nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và đặc biệt là ở nước ta, khi nông

nghiệp chiếm 16,4% GDP, thu hút 41,9% lực lượng lao động xã hội.
Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển đảm bảo đạt kết quả cao,
bền vững, một trong những yếu tố hết sức quan trọng, đó chính là phải xác
định CCKTNN hợp lý và phù hợp quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất
khẩu. Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp
sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện
đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc
đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công
nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực; nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống nhân dân. Tập trung quan tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp,
nhất là ở các vùng trọng điểm. Đẩy mạnh việc thực hiện tích tụ, tập trung
ruộng đất nông nghiệp, tạo ra cánh đồng mẫu lớn để thu hút các nguồn lực
đầu tư phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp hữu cơ, nông
nghiệp sạch.
Trên cơ sở quan điểm đó, nhiều chính sách mới trong nông nghiệp được
triển khai đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta theo
hướng sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện


2
tích canh tác, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, so với
yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nhất là trong
giai đoạn hiện nay trước yêu cầu, đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế sâu
rộng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nước ta, của các khu vực đồng bằng,
nhất là đồng bằng sông Hồng và trên địa bàn tỉnh Hà Nam, huyện Kim Bảng

trong thời gian qua nhìn chung chuyển dịch tương đối chậm, chủ yếu sản xuất
nông sản hàng hóa nhỏ lẻ, phân tán, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ
vào sản xuất chưa được đẩy mạnh nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa
cao, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thị trường.
Huyện Kim Bảng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà
Nội khoảng 58Km; diện tích tự nhiên là 175,72 km 2 chiếm 21,8% tổng diện
tích tự nhiên của tỉnh Hà Nam, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông
nghiệp lúa nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ có hiệu quả của Sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, lĩnh vực nông nghiệp huyện
đã phát triển theo định hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, tích cực ứng
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn chưa
tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện, tốc độ tăng trưởng còn
thấp, CDCCKTNN còn chậm. Vì vậy, cần phải tiến hành CDCCKTNN để
khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xây
dựng Hà Nam ngày càng đổi mới, phát triển theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ tình hình trên, tôi chọn đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam để viết luận văn thạc sĩ chuyên
ngành quản lý kinh tế.


3
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đề tài
Thời gian qua, đã có rất nhiều tác giả xuất bản sách, các bài báo khoa
học, luận án, luận văn nghiên cứu các vấn đề về chuyển dịch CCKTNN, có
thể nêu một số công trình, cụ thể như sau:
- Bùi Tất Thắng: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình

công nghiệp hóa ở Đông Nam Á. Tác giả Bùi Tất Thắng đã đề cập những kinh
nghiệm CDCCKT ngành trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa của các
nền kinh tế mới.
- Ngô Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Tác giả đã đi sâu vào lý luận và thực
tiễn trong quá trình thực hiện CDCCKT, đồng thời phân tích các quan điểm,
phương hướng để xây dựng CCKT Việt Nam đảm bảo có hiệu quả.
- Luận án Tiến sỹ của tác giả Lê Bá Tâm ở Tỉnh Nghệ An, học ở Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững” năm 2016. Tác giả đã đi sâu
vào phân tích việc thực hiện CDCCKTNN ở tỉnh Nghệ an và đi sâu vào
những kinh nghiệm CDCCKTNN theo hướng bền vững.
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Lê Thị Hằng học tại Học viện chính trị
-hành chính khu vực I với đề tài “Tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp giai
đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam” năm 2015. Tác giả đi sâu vào
phân tích những thực trạng trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành để phát triển
bền vững ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Nhìn chung, các tác giả trên đã nghiên cứu về CDCCKTNN. Đây là những
vấn đề lý luận và thực tiễn để tác giả tham khảo, nghiên cứu, học tập và nâng cao
hiểu biết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương khác,
từ đó vận dụng sáng tạo vào thực tiễn trong quá trình công tác, góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, nghiên
cứu CDCCKTNN huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với tư cách là một luận văn
khoa học, độc lập, toàn diện và hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn; đánh giá thực


4
trạng CDCCKTNN giai đoạn 2015 - 2018 và đề xuất quan điểm, các giải pháp
nhằm chuyển dịch CCKTNN ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và
những năm tiếp theo thì chưa có đề tài nào nghiên cứu.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài trên cơ sở đánh giá thực trạng CDCCKTNN
huyện Kim Bảng giai đoạn 2015 - 2018, đề ra phương hướng, giải pháp
CDCCKTNN huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và những năm
tiếp theo.
* Nhiệm vụ
Để đạt được các mục tiêu trên, luận văn thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về CDCCKTNN trên địa
bàn huyện.
- Đánh giá thực trạng CDCCKTNN trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh
Hà Nam, trong đó đánh giá sâu sắc những kết quả đã đạt được, chỉ ra những
bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện CDCCKTNN trên địa bàn huyện.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm CDCCKTNN huyện Kim Bảng,
tỉnh Hà Nam trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm lý thuyết và thực tiễn về
CDCCKTNN trên địa bàn huyện nói chung và trên địa bàn huyện Kim Bảng,
tỉnh Hà Nam nói riêng.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung cơ bản, những yếu tố ảnh
hưởng đến CDCCKTNN trên địa bàn huyện Kim Bảng của hệ thống quản lý
nhà nước cấp huyện.
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu CDCCKTNN cấp huyện.


5
- Về thời gian: nghiên cứu CDCCKTNN thời gian từ năm 2015 đến năm
2018 và các đề xuất giải pháp nhằm CDCCKTNN áp dụng giai đoạn đến năm

2020 và những năm tiếp theo.
5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp tiếp cận hệ thống, lô gic và lịch sử.
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thông tin, bao gồm dữ liệu thứ
cấp và sơ cấp.
- Phương pháp phân tích, bao gồm: Thống kê -mô tả, phân tích tổng hợp
so sánh, đánh giá; mô hình hóa, sơ đồ hóa.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn này góp phần hệ thống hóa lý luận về CDCCKTNN trên địa
bàn huyện; làm rõ được các nội dung, các bước để phân tích, đánh giá về
CDCCKTNN cấp huyện; đề tài cũng nghiên cứu và làm rõ một số kinh
nghiệm trong CDCCKTNN trên địa bàn ở một số địa phương khác; đồng thời
xác định quan điểm và các giải pháp hoàn thiện CDCCKT nông nghiệp trong
thời gian tới. Có thể khẳng định rằng, đây là một trong các tài liệu tham khảo
có giá trị đối với các tập thể, cá nhân có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về
CDCCKTNN trên địa bàn cấp huyện.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được kết cấu thành 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
huyện.
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa
bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Chương 3: Quan điểm và các giải pháp hoàn thiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.


6
CHNG 1
C S Lí LUN V CHUYN DCH C CU

KINH T NễNG NGHIP
1.1. Khỏi nim c cu kinh t nụng nghip v chuyn dch c cu
kinh t nụng nghip ca huyn
1.1.1. Khỏi nim c cu kinh t v c cu kinh t nụng nghip ca
huyn.
* Khỏi nim v c cu kinh t:
C cu l mt phm trự trit hc phn ỏnh cu trỳc bờn trong ca mt
i tng. Nú c biu hin nhng yu t cu thnh v mi quan h c bn,
tng i n nh ca i tng ú trong mt thi gian nht nh.
C cu kinh t ca mt nn kinh t quc dõn l tng hp nhng mi
quan h gia cỏc b phn hp thnh nn kinh t. Nú cú quan h n cỏc
ngnh, cỏc lnh vc, cỏc thnh phn kinh t. ú l mi quan h gia lc lng
sn xut v quan h sn xut ca mt nn kinh t - xó hi trong mt thi gian
nht nh. Thc cht, vic thay i v hỡnh thnh c cu kinh t hp lý l mt
quỏ trỡnh phõn cụng lao ng xó hi. C.Mỏc ó nhn mnh C cu kinh t xó hi l ton th nhng quan h sn xut phự hp vi mt quỏ trỡnh phỏt
trin nht nh ca lc lng sn xut vt cht1. C. Mỏc cng chỳ ý n c
hai mt cht v lng ca c cu kinh t, theo ễng thỡ c cu kinh t l Mt
s phõn chia v cht lng v mt t l v s lng ca nhng quỏ trỡnh sn
xut xó hi2; hay núi cỏch khỏc, c cu kinh t khụng ch l mi quan h t
l gia cỏc b phn cu thnh m bao hm s phỏt trin ca tng b phn
trong c cu ú.

1
2

C.Mác - Góp phần phê phán kinh tế chính trị học; Nxb Sự thật HN - 1964, tr. 17
C.Mác - T bản quyển 2 - tập II; Nxb Sự thật Hà Nội 1975, tr. 102


7

Trong cơ cấu kinh tế, mặt chủ đạo của nó là hệ thống quan hệ sản xuất,
tức là quan hệ giữa người với người trong tất cả các khâu của quá trình tái sản
xuất xã hội. Các quan hệ ấy phải được biểu hiện ở lợi ích kinh tế với tư cách
là động lực của sự phát triển sản xuất.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất giữa lợi ích xã hội, tập thể
người lao động tạo thành động lực to lớn. Sự thống nhất đó bảo đảm bằng cơ
cấu kinh tế hợp lý. Nó dẫn đến sự công bằng trong lao động và hưởng thụ đối
với cá nhân, tập thể và người lao động.
Cơ cấu kinh tế là cơ sở hình thành cơ cấu xã hội. C.Mác cũng đã chỉ rõ
“...chính toàn bộ các quan hệ giữa người đảm nhận sản xuất với nhau và giữa
họ với tự nhiên, tức là điều kiện trong đó họ tiến hành sản xuất, toàn bộ
những quan hệ đó hợp thành về mặt xã hội của nó”3.
Nội dung cơ cấu kinh tế quốc dân có thể xem xét trên nhiều góc độ
khác nhau:
- Cơ cấu theo các lĩnh vực (cơ cấu tái sản xuất): Khu vực sản xuất, khu
vực tích luỹ, khu vực tiêu dùng.
- Cơ cấu theo ngành kinh tế kỹ thuật (công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ): Là sự kết hợp giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân hoặc từng loại
hình sản xuất, từng xí nghiệp trong nội bộ ngành. Sự vận động của các ngành
kinh tế và các mối liên hệ của nó vừa tuân theo những đặc điểm chung của sự
phát triển sản xuất xã hội, vừa mang những nét đặc thù của mỗi giai đoạn,
mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Việc nghiên cứu này là nhằm tìm ra những
cách thức duy trì tỷ lệ hợp lý giữa các ngành và lĩnh vực cần ưu tiên tập trung
các nguồn lực có hạn của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trong mỗi thời kỳ
để thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh
chóng, hiệu quả nhất.
3

C.M¸c - Tư b¶n quyÓn 3, tËp II; Nxb Sù thËt Hµ Néi - 1973, tr. 281-283



8
- Cơ cấu theo vùng tự nhiên kinh tế (Miền núi, Trung du, Đồng bằng,
Đô thị, Ven biển,...): Loại cơ cấu này là sự kết hợp giữa các vùng, lãnh thổ
trong toàn quốc hoặc trong toàn đơn vị cơ sở trong mỗi vùng. Cơ cấu này thể
hiện sự phân bố lực lượng sản xuất, sự phân công lao động trên các vùng lãnh
thổ khác nhau và mối quan hệ giữa các vùng lãnh thổ này trong một nền kinh
tế quốc dân thống nhất.
- Cơ cấu các thành phần kinh tế phản ánh mối quan hệ, tỷ lệ chủ yếu
giữa các thành phần kinh tế như: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài,...).
- Cơ cấu kinh tế đối ngoại (phản ánh trình độ phân công lao động xã
hội trong nước và quốc tế, là mối quan hệ, tỷ lệ, hiệu quả giữa kinh tế trong
nước với kinh tế nước ngoài),...
Tóm lại, cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất
lượng và số lượng tương đối ổn định của các yếu tố, các bộ phận của lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong hệ thống tái sản xuất xã hội, trong
những không gian nhất định. Do vậy, khi xem xét cơ cấu kinh tế phải xem xét
một cách toàn diện, đa dạng và khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng phải
chuyển dịch đồng bộ, không chỉ trên các ngành, lĩnh vực chủ yếu như công
nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ mà còn cần chuyển dịch cả cơ cấu thành phần
kinh tế, cơ cấu vùng, cơ cấu trong nội bộ ngành, cơ cấu kinh tế đối ngoại,... có
chuyển dịch một cách toàn diện, đồng bộ, mới đạt hiệu quả mong muốn.
* Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp
CCKTNN là tổng thể các yếu tố hợp thành nền nông nghiệp theo những
quan hệ nhất định và có sự tác động qua lại trong điều kiện cụ thể nhằm đạt
được mục tiêu đã định.



9
CCKTNN mang tính khách quan, lịch sử, xã hội, gắn liền với sự phát
triển lực lượng sản xuất và quá trình phân công lao động xã hội. Chuyển dịch
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp dưới tác động của quy luật tự nhiên,
kinh tế -xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, CCKT nói chung, CCKTNN nói
riêng chịu tác động của các quy luật cung cầu, giá trị và cạnh tranh. Do đó,
việc xây dựng CCKTNN không thể duy ý chí mà phải nhận thức đúng đắn sự
vận động của quy luật khách quan, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể.
CCKTNN hình thành và biến đổi gắn liền với sự phát triển của cơ chế thị
trường, từ kinh tế tự nhiên chuyển sang kinh tế hàng hóa, quá trình này thúc
đẩy mạnh mẽ ngành nông nghiệp phát triển năng động và đa dạng.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, ngành nông nghiệp được hiểu theo
nghĩa rộng là các yếu tố hợp thành bao gồm: nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Các ngành vừa có sự độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ,
tương trợ lẫn nhau. Là ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân, chịu sự chi
phối của nền kinh tế, vừa có sự gắn bó chặt chẽ với các ngành khác, mặt khác
ngành có những điểm đặc thù với đối tượng sản xuất đặc thù. Theo nghĩa hẹp:
Ngành nông nghiệp bao gồm các lĩnh vực về trồng trọt và chăn nuôi. Về trồng
trọt bao gồm trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày,
dài ngày, cây dược liệu, cây ăn quả, cây tạo sản phẩm phục vụ thức ăn gia
súc, gia cầm,...Về chăn nuôi bao gồm chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm.
Lâm nghiệp bao gồm trồng và bảo vệ rừng, trồng cây lấy củi, lấy gỗ, cây phân
tán,...Về thủy sản bao gồm nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy, hải sản.
1.1.2. Khái niệm và các định hướng chuyển dịch CCKTNN của huyện
* Khái niệm chuyển dịch CCKTNN.
Về chuyển dịch CCKTNN: CDCCKTNN là quá trình làm thay đổi cấu
trúc hợp thành và mối quan hệ của các yếu tố cấu thành nên ngành nông
nghiệp theo định hướng nhất định để đạt được kết quả tối ưu theo ý muốn của
chủ thể trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan.



10
Đối với ngành nông nghiệp, CDCCKTNN theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng
hoặc giảm tỷ trọng giữa các thành tố cấu thành; hình thành vùng sản xuất với
quy mô lớn, chất lượng và giá thành sản phẩm cao; đáp ứng yêu cầu lương
thực; gắn sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh liên kết giữa các
chủ thể kinh tế trong sản xuất theo quy trình, có sự hợp tác, phối hợp: Nhà
nước - nhà nông - nhà khoa học - doanh nghiệp, đảm bảo chu trình khép kín
từ khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.
CDCCKTNN gắn kết chặt chẽ từ khâu sản xuất nguyên liệu nông sản và
phát triển công nghiệp chế biến; phát triển chăn nuôi theo phương pháp công
nghiệp với quy mô lớn. Đẩy mạnh việc phát triển các nghề ở các làng có
nghề, làng nghề và nghề mới của địa phương để thu hút nguồn lực lao động
trong nông thôn tham gia vào sản xuất.
* Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Thuật ngữ “Tái cơ cấu” hiện nay cũng đang được sử dụng tương đối phổ
biến và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tựu chung lại có thể hiểu theo
nghĩa chung nhất, đó là: “Tái cơ cấu là sự thay đổi chiến lược, mục tiêu, tầm
nhìn của một hệ thống hoặc là sự cơ cấu lại hệ thống bao gồm các hoạt động
như sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức hoạt động, xác định lại mục tiêu, chiến
lược, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và chuẩn mực của tổ chức hay doanh
nghiệp”.
Một số ý kiến, quan niệm cho rằng: Tái cơ cấu kinh tế chính là quá trình
làm thay đổi cơ cấu kinh tế cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu
kinh tế mới tiên tiến, hoàn thiện, bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới đảm bảo
phù hợp hơn.
Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp là khái niệm mới được đưa vào sử dụng
trong vài năm gần đây và hiện nay chưa có định nghĩa chính thức về tái cơ



11
cấu kinh tế nông nghiệp. Ngày 13/6/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 899/2013/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp” theo hướng phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng với các mục
tiêu: Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh thông qua
tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị hiếu
của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; nâng cao thu nhập và
cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực cả
trước mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo; tăng cường quản lý tài
nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác
đối với môi trường, khai thác tốt các lợi ích về môi trường, nâng cao năng lực
quản lý rủi do, chủ động phòng chống thiên tai.
Như vậy có thể hiểu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình tiếp tục
phát triển nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất
theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực
đầu vào nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh cao hơn, nâng cao
thu nhập cho nông dân và đảm bảo tính bền vững. Tái cơ cấu nông nghiệp là
phải theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, bền vững.
* Định hướng chuyển dịch CCKTNN.
CCKTNN chịu sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài của
nền kinh tế nên sự vận động phức tạp, tuy nhiên vẫn mang tính quy luật khách
quan, cụ thể:
- Xu hướng chuyển dịch từ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền
nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đây là quá trình phát triển tất yếu của lực
lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản
xuất và phân công lao động xã hội ngày càng mạnh sẽ chuyển từ tự cung, tự
cấp sang sản xuất hàng hóa. Hiện nay, nước ta thực hiện CNH, HĐH, việc
CDCCKTNN theo hướng sản xuất hàng hóa là tất yếu nhằm khai thác tiềm



12
năng, thế mạnh để đạt được kết quả kinh tế cao. Vì vậy, CCKTNN của huyện
cũng sẽ chuyển dịch theo định hướng chung của nền kinh tế và chuyển dịch
theo hướng sản xuất nông nghiệp thuần nông, độc canh sang sản xuất nông
nghiệp đa canh, sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.
- Xu hướng ngày càng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công
nghiệp, dịch vụ: Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lương thực, thực phẩm, giá
trị sản xuất lại thấp, hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tiến
bộ của khoa học và công nghệ, nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng lên và xu thế
quốc tế hóa lực lượng sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhiều ngành
công nghiệp mới, các trung tâm công nghiệp và đô thị đã được hình thành. Do
đó cơ cấu kinh tế có xu hướng từ phát triển nông nghiệp là chủ yếu sang phát
triển công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp được tăng lên về giá trị tuyệt đối
nhưng giảm dần về giá trị tương đối trong GDP, công nghiệp và dịch vụ sẽ
tăng lên. CCKT cấp huyện cũng sẽ phát triển theo hướng công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ và nông nghiệp. Để nâng cao giá trị sản
xuất, ngành nông nghiệp phải thực hiện chuyển đổi cơ cấu và phát triển theo
hướng công nghiệp hóa nông nghiệp.
- Xu hướng giảm lao động trong nông nghiệp và nông thôn: Đó là
chuyển dịch lực lượng lao động sang sản xuất phi nông nghiệp, nó độc lập,
không đối lập với nông nghiệp mà gắn bó mật thiết với nông nghiệp và
CDCCKTNN.
1.2. Nội dung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp huyện
1.2.1. Phân tích môi trường và xác định quan điểm, mục tiêu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện
Đây là bước rất quan trọng nhằm phân tích được các yếu tố tác động và



13
nhận dạng rõ việc CDCCKTNN của huyện để từ đó xác định quan điểm, mục
tiêu CDCCKTNN.
Yếu tố môi trường bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên
trong. Môi trường bên ngoài: gồm môi trường vĩ mô của quốc gia, quốc tế,
thể chế chính sách, môi trường kinh tế của đất nước, của tỉnh, ngoài ra còn
xem xét các lực lượng thị trường các ngành kinh doanh để tạo lập các ngành
kinh tế công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, trong đó tập trung phân tích các
yếu tố, lực lượng tạo thuận lợi, khó khăn, những thay đổi lớn, những phát
triển mới và cập nhật để nhận dạng được các thời cơ và đe dọa chủ yếu đối
với việc thực hiện CDCCKTNN huyện theo hướng CNH, HĐH đưa vào phân
tích và làm rõ. Môi trường bên trong huyện để nhận dạng cơ cấu kinh tế hiện
tại và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của nó trên nhiều góc độ khác
nhau về kinh tế - xã hội, môi trường, về những đặc điểm chung và đặc điểm
riêng, tính đặc thù của môi trường nội tại của nông nghiệp huyện so với các
huyện trong tỉnh, xác định được những vấn đề đặt ra với CDCCKTNN huyện
thời gian tới.
Xác lập quan điểm và mục tiêu CDCCKTNN huyện là bước rất quan
trọng nhằm xác lập tầm nhìn và phương pháp xử lý trong quá trình thực hiện
CDCCKTNN theo đúng định hướng để đạt được mục tiêu đã đề ra, cụ thể:
- Từ điểm đầu tiên xuất phát, phải định hướng và chỉ rõ được phương
thức chung để tạo khung quan điểm trong quá trình CDCCKTNN của huyện.
- Từ quan điểm đó kết hợp với dự báo phát triển để xác lập mục tiêu
chung và các mục tiêu cụ thể. Mục tiêu chung phải phản ánh được trạng thái
CDCCKTNN đã xác định trong từng giai đoạn, thời kỳ; các mục tiêu cụ thể
nhằm cụ thể hóa mục tiêu chung thông qua tiêu chí phát triển cần thiết, đạt
được cả về lượng và chất.
- CDCCKTNN phải dựa trên quan điểm, mục tiêu chiến lược của tỉnh và
của quốc gia đã xác định.



14
- CDCCKTNN phải tạo được sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp và phi
nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân.
- Đẩy mạnh nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chất
lượng cao, mang lại giá trị kinh tế cao theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế
biến và tiêu thụ sản phẩm.
1.2.2. Xác định mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Ngành nông nghiệp bao gồm các bộ phận, đó là trồng trọt và chăn nuôi,
thủy sản hợp thành. CDCCKTNN huyện đảm bảo tăng tỷ trọng giá trị sản
xuất lĩnh vực chăn nuôi thủy sản và giảm tỷ trọng sản xuất lĩnh vực trồng trọt.
Trong trồng trọt đảm bảo phải tăng tỷ trọng diện tích cây rau màu và cây hàng
hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở cả 03 vụ trong năm (vụ chiêm, vụ mùa
và vụ đông) và giảm tỷ trọng sản xuất lúa để tăng thu nhập trên ha canh tác.
Tuy vậy, với truyền thống sản xuất ngành nông nghiệp của huyện chủ
yếu vẫn là trồng lúa, vừa đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện
tốt an ninh lương thực. Chính vì vậy, trong lĩnh vực trồng trọt cần tập trung
thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giống và mùa vụ gắn với quy
hoạch sản xuất 3 vụ: đảm bảo diện tích trà xuân muộn, lúa mùa sớm để đảm
bảo khung thời vụ sản xuất cây vụ đông trên đất 2 lúa; nâng tỷ lệ lúa lai, lúa
chất lượng cao trên diện tích gieo cấy hàng năm; duy trì và mở rộng mô hình
cánh đồng mẫu lớn, diện tích cây trồng hàng hóa, xuất khẩu có giá trị kinh tế
cao. Thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất nông nghiệp để sản xuất nông
nghiệp sạch với quy mô lớn, tạo ra vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập
trung; tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên môn hóa; liên kết sản
xuất theo chuỗi giá trị.
Đối với ngành chăn nuôi, huyện Kim Bảng đã xác định trong thực hiện



15
CDCCKTNN là giảm tỷ trọng trồng trọt và tăng tỷ trọng chăn nuôi thủy sản;
ngành chăn nuôi đã xác định được cơ cấu vật nuôi chủ lực, nhất là các con
nuôi như: lợn, gia cầm, đàn bò, đặc biệt với lợi thế huyện có diện tích đất đồi
núi, phát triển đàn dê có giá trị kinh tế cao, là nguồn cung cấp sản phẩm đặc
sản phục vụ nhu cầu của người sử dụng trong và ngoài huyện. Tiếp tục phát
triển ngành thủy sản với lợi thế sẵn có, mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa giá trị
thủy sản từng bước được nâng cao.
* Chuyển dịch CCKT theo vùng
CDCCKT theo vùng trên cơ sở vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thiên nhiên
và điều kiện về kinh tế -xã hội ở mỗi vùng khác nhau tạo nên vùng kinh tế. Mặc
dù các vùng kinh tế bên cạnh điểm khác biệt nhau nhưng cũng có những điểm
tương đồng, đó là dựa vào các nguồn lực sẵn có để khai thác có hiệu quả tiềm
năng thế mạnh và các nguồn lực để tạo sự phát triển. Chuyển dịch CCKT theo
vùng chính là thực hiện tốt việc khai thác một cách hợp lý các điều kiện về tài
nguyên thiên nhiên và nguồn lực lao động để xác định chiến lược sản xuất dài
hạn, theo hướng đa dạng hóa, chuyên môn hóa. Trong việc thực hiện chuyển
dịch CCKT theo vùng, các diện tích đất đai chưa đưa vào sử dụng hoặc trong
quá trình sử dụng nhưng chưa tạo ra hiệu quả kinh tế cao hoặc chưa được
chuyển đổi đúng hướng được chuyển đổi đảm bảo theo đúng hướng, đạt hiệu
quả kinh tế cao. Quá trình thực hiện chuyển dịch CCKT theo vùng đúng hướng,
hợp lý sẽ phát huy hiệu quả và thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế
vùng đã xây dựng.
Hiện nay, nước ta đang thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường, theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, ở mỗi vùng khác nhau sẽ có những sự phát triển
khác nhau và những ngành có ưu thế cạnh tranh cao hơn sẽ phát triển nhanh hơn
và đạt giá trị gia tăng cao hơn; chính sự phát triển đó cũng sẽ thúc đẩy các ngành
khác phát triển theo nhiều mặt cả về mặt tốc độ và quy mô, số lượng và tỷ lệ hợp



×