Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

luận văn thạc sĩ quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.42 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------------------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI

QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CAO TUẦN KHANH

HÀ NỘI, NĂM 2018




1

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ “Quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Sơn La” chuyên ngành quản lý kinh tế, mã số 60340410 được thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Cao Tuấn Khanh là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Phương Chi


2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất
tới tất cả các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Trước hết, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới TS. Cao Tuấn Khanh - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa sau đại học trường Đại học
Thương Mại đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La; cán
bộ, nhân viên, Phòng Kế toán - Tài chính; Phòng Vật tư - Trang thiết bị; Phòng tổ
chức cán bộ; Cùng các Khoa, phòng trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã tạo
điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập phân tích số liệu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và
bạn bè - những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như
tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
TP. Sơn La, ngày ..... tháng ..... năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Phương Chi


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..........................................................................vii
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài.......................................................................1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài...............................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................3
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................4

4.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
5.1. Phương pháp thu thập thông tin.....................................................................4
5.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin.......................................................6
5.3. Phương pháp phân tích thông tin...................................................................6
5.3.1. Phương pháp thống kê mô tả.......................................................................6
5.3.2. Phương pháp thống so sánh........................................................................6
6. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu..........................................................................6
7. Kết cấu của luận văn.........................................................................................7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRANG
THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP..............................................8
1.1. Một số khái niệm và lý luận cơ bản................................................................8
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về trang thiết bị y tế................................................8
1.1.2. Đặc điểm trong quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công lập
............................................................................................................................... 8
1.1.3. Lý thuyết quản lý đầu tư trang thiết bị nói chung và thiết bị y tế nói riêng 11
1.1.3.1. Quản lý đầu tư trang thiết bị...................................................................11
1.1.3.2. Quản lý đầu tư trang thiết bị y tế............................................................13
1.2. Phân định các nội dung cơ bản trong quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại
các bệnh viện công lập........................................................................................15
1.2.1. Quản lý đầu tư trong khâu lập kế hoạch....................................................15
1.2.2. Quản lý đầu tư theo nguồn vốn hình thành................................................16
1.2.3. Quản lý nguồn nhập thiết bị......................................................................16
1.2.4. Quản lý theo mục đích sử dụng..................................................................16
1.2.5. Quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế....................................17
1.2.6. Quản lý trong khâu sửa chữa thiết bị y tế..................................................18
1.2.7. Quản lý trong khâu khấu hao và thanh lý TTBYT......................................19



4

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại các bệnh viện
công lập............................................................................................................... 20
1.3.1 Nhân tố bên ngoài......................................................................................20
1.3.2. Nhân tố bên trong......................................................................................21
1.4. Tình hình quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công lập của và
bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La...................................22
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công lập 22
1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Hà Giang.............................................................................................................22
1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Phú Thọ...............................................................................................................24
1.4.2. Bài học rút ra cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La...................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA...............................................................27
2.1. Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La...............................27
2.1.1. Thực trạng hoạt động của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.......................27
2.1.1.1. Lịch sử hình thành..................................................................................27
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ..............................................................................27
2.1.1.3. Tổ chức bộ máy.......................................................................................29
2.1.2. Thực trạng các trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.......32
2.2. Thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La...........................................................................33
2.2.1. Nhân tố bên ngoài......................................................................................33
2.2.2. Nhân tố thuộc nội tại của bênh viện..........................................................35
2.3. Phân tích thực trạng nội dung quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Sơn La............................................................................................38
2.3.1. Thực trạng hoạt động đầu tư trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công lập
trên địa bàn tỉnh Sơn La......................................................................................38

2.3.2. Quản lý đầu tư trong khâu lập kế hoạch....................................................39
2.3.3. Quản lý đầu tư theo nguồn vốn hình thành................................................45
2.3.4. Quản lý nguồn nhập thiết bị......................................................................47
2.3.5. Quản lý theo mục đích sử dụng..................................................................49
2.3.6. Quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế....................................52
2.3.7. Quản lý trong khâu sửa chữa trang thiết bị y tế.........................................54
2.3.8. Quản lý trong khâu khấu hao và thanh lý trang thiết bị y tế......................57
2.4. Đánh giá chung............................................................................................59
2.4.1. Thành công................................................................................................59
2.4.2. Hạn chế.....................................................................................................61
2.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế...................................................................62
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan........................................................................62
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan...........................................................................63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA..64


5

3.1. Định hướng phát triển của các Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đến năm
2020, tầm nhìn 2025............................................................................................64
3.2. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện quản lý đầu tư trang thiết bị y tế của Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Sơn La....................................................................................64
3.2.1. Quan điểm.................................................................................................64
3.2.2. Mục tiêu.....................................................................................................65
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý TTBYT tại bệnh viện đa
khoa Sơn La.........................................................................................................66
3.3.1. Tạo nhiều nguồn vốn để tăng cường đầu tư TTBYT cần thiết....................66
3.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý TTBYT...............68
3.3.3. Nâng cao chất lượng lao động chuyên ngành sử dụng thiết bị y tế trong

bệnh viện.............................................................................................................68
3.3.4. Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc trong quản lý sử dụng TTBYT..............69
3.4. Kiến nghị......................................................................................................70
3.4.1. Đối với Bộ y tế...........................................................................................70
3.4.2. Đối với sở y tế tỉnh Sơn La........................................................................70
3.4.3. Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.....................................................70
KẾT LUẬN..........................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................72
PHỤ LỤC 01.......................................................................................................73
PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA
............................................................................................................................. 73
PHỤ LỤC 02:......................................................................................................76
PHIẾU ĐIỀU TRA BỆNH NHÂN/ NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH SƠN LA....................................................................................76


6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
BYT

Viết đầy đủ
Bộ y tế

SYT

Sở y tế


NSNN

Ngân sách nhà nước

BVĐKTSL

Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Sơn La

BV

Bệnh viện

TTBYT

Trang thiết bị y tế

TTYT

Trung tâm y tế

KCB

Khám chữa bệnh

DC

Dụng cụ

WHO


Tổ chức thương mại thế giới

TTB

Trang thiết bị

CNTT

Công nghệ thông tin

NVYT

Nhân viên y tế

XHHYT

Xã hội hoá y tế

TSCĐ

Tài sản cố định

CTYT

Công trình y tế


DANH MỤC BẢNG
Bảng 01. Tổng hợp số mẫu khảo sát
Bảng 02. Danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu cho Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh

Bảng 03. Tình hình cán bộ viên chức của bệnh viện qua các năm
Bảng 04. Phân bổ nhân lực của Bệnh viện năm 2017
Bảng 05. Chủng loại TTBYT được trang bị của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La
Bảng 06. Chất lượng lao động quản lý TTBYT năm 2017
Bảng 07. Tình hình đầu tư trang thiết bị chủ yếu đối với khoa Tổng hợp và khoa
Ngoại chấn thương
Bảng 08. Quản lý hoạt động mua sắm thiết bị y tế theo nguồn vốn tại BVĐKTSL
Biểu đồ 02. Sự tham gia vào công tác lập kế hoạch mua sắm TTBYT
Bảng 09. Kế hoạch mua sắm TTBYT hàng năm của BVĐKTSL
Bảng 10. Kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Đa khoa Sơn La theo
dự án JIBIG đến năm 2018
Bảng 11. Chi tiết kế hoạch mua sắm trang thiết bị Khoa Phẫu Thuật – GMHS
theo dự án JIBIG đến năm 2017
Bảng 12. Nguồn vốn mua sắm TTBYT của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La qua
các năm (2015 đến 2017)
Bảng 13. Kết quả công tác kiểm kê số lượng TTBYT nhập về qua các năm
Bảng 14. Kinh phí có nguồn gốc NSNN được duyệt mua mới thiết bị y tế ở Bệnh
viện đa khoa Sơn La
Bảng 15. Kết quả thực hiện kế hoạch mua sắm TTBYT theo nguồn năm 2017 của
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La
Bảng 16. Tần suất sử dụng một số TTBYT tại BVĐKTSL từ năm 2015 - 2017
Bảng 17. Chỉ tiêu khảo sát quản lý trong sử dụng TTBYT tại BVĐKTSL
Bảng 18. Kết quả đánh giá chức năng một số thiết bị y tế ở bệnh viện Đa khoa
Sơn La năm 2017
Bảng 19. Tỷ lệ khấu hao và hạn mức khấu hao các loại TTBYT
chủ yếu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La
Bảng 20. Đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá quản lý TTBYT
của Ban giám đốc bệnh viện
Bảng 21. Đề xuất về các TTBYT ưu tiên mua sắm trong thời gian tới
Bảng 22. Mức độ hài lòng của cán bộ bệnh viện về công tác lập kế hoạch mua

sắm thiết bị y tế
Bảng 23. Đánh giá về chất lượng công tác quản lý nguồn nhập TTBYT
Biểu đồ 06. Đánh giá về tỷ lệ đáp ứng theo kế hoạch mua TTBYT
Bảng 24. Đánh giá về chất lượng TTBYT trong quá trình sử dụng
Bảng 25. Đánh giá việc thực hiện quản lý quy trình sửa chữa TTBYT tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Sơn La.
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Sơ đồ 01. Hệ thống quản lý trang thiết bị
Sơ đồ 02. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La
Biểu đồ 01. Đánh giá của người dân về tình hình TTBYT của BVĐKTSL
Biểu đồ 02. Sự tham gia vào công tác lập kế hoạch mua sắm TTBYT
Biểu đồ 03. Tổng nguồn vốn mua sắm TTBYT quản lý theo loại nguồn vốn.
Biểu đồ 04. Các thủ tục khi nhập TTBYT
Biểu đồ 05. Thời gian sửa chữa các TTBYT bị hỏng trong năm 2017
Biểu đồ 06. Đánh giá về tỷ lệ đáp ứng theo kế hoạch mua TTBYT
Biểu đồ 07. Đánh giá của bệnh nhân về chất lượng TTBYT tại bệnh viện


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La là đơn vị y tế nằm trong hệ thống y tế nhà
nước có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh cho
nhân dân các dân tộc trong và ngoài Tỉnh. Trang thiết bị y tế bao gồm các tài sản:
thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng... phục cho hoạt động
chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu chăm
sóc bảo vệ sức khoẻ đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Trang thiết bị y tế là một

trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ
trợ tích cực trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị
y tế cần được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lượng, nhằm đảm bảo tính
khoa học và hiệu quả trong điều trị bệnh nhân.
Trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ đắc lực cho cán bộ, nhân viên y tế trong chẩn
đoán, điều trị có hiệu quả các căn bệnh phức tạp, hiểm nghèo. Hiện nay nước ta
đang có sự ra đời của rất nhiều các đơn vị y tế chuyên sâu với việc sử dụng TTBYT
kỹ thuật cao, hiện đại giúp cho việc chẩn đoán chính xác và điều trị đạt hiệu quả cao
hơn, như máy chụp cộng hưởng từ MRI - 1.5T, máy chụp cắt lớp đa dãy dựng hình,
Máy chụp xóa nền DSA, máy siêu âm doppler màu 4D, dao mổ Gammar, máy gia
tốc điều trị ung thư, máy xét nghiệm tự động Celldyn 3200 - Abbott, máy mổ cận
thị bằng phương pháp Laser ... Với vai trò nòng cốt trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ngành y tế, TTBYT đã và đang được nghiên cứu và phát triển, sử
dụng và đang hỗ trợ tích cực cho các nhà y dược học không ngừng thu được những
kỳ tích lớn lao trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Trong hơn hai mươi năm thực hiện đổi mới, ngành Y tế đã đầu tư nâng cấp
TTBYT cho các cơ sở y tế. Trong đó đặc biệt quan tâm đến các đơn vị y tế tuyến
tỉnh và tuyến cơ sở gần dân, nhằm đem lại hiệu quả tạo công bằng trong chăm sóc
sức khoẻ, giảm tải bệnh nhân cho tuyến trên, tạo niềm tin cho nhân dân. Các đơn vị
y tế tuyến tỉnh và các tuyến huyện đã được cung cấp TTBYT, dụng cụ cần thiết để
phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước, Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Sơn La đã được bổ sung trang thiết bị y tế từ nhiều nguồn: Ngân sách nhà nước, quỹ
BHYT, các nguồn viện trợ từ dự án Hà Lan, viện trợ WHO, viện trợ ODA, dự án


phòng chống HIV/AIDS, dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân khu vực Tây bắc. Tuy
nhiên, một phần TTBYT hiện tại của BVĐKTSL còn mang tính chồng chéo. Về đội
ngũ cán bộ làm công tác quản lý, sử dụng, bảo dưỡng , sửa chữa TTBYT tại
BVĐKTSL vừa thiếu về số lượng, và còn hạn chế về trình độ chuyên môn. Tình

trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh tật, từ
đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Quản lý TTBYT có hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng KCB tại BVĐKTĐL,
giảm được kinh phí đầu tư, nâng cao tuổi thọ của thiết bị, hỗ trợ công tác chuyên
môn cho cán bộ y tế, góp phần làm giảm sự quá tải cho các bệnh viện tuyến trên,
đồng thời người dân được hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay tại tuyến tỉnh,
giảm được chi phí đi lại không cần thiết, việc này rất có ý nghĩa đối với người
nghèo, những người bệnh ở vùng sâu, vùng xa với những bệnh viện lớn tuyến trên
có trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Do đó, việc khảo sát thực trạng quản lý,
sử dụng TTBYT tại BVĐKTĐL là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi nhận thấy việc inghiên icứu, ihoàn
ichỉnh, bổisungichính sách, quản lý trang thiết bị y tế là cấp thiết. Do vậy tôi đã lựa
chọn đề tài “Quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La”
làm đề tài nghiênicứu luận văn tốt nghiệp thạcisỹiquản lý kinhitế, nhằm góp phần cải
thiện và nâng cao chăm sóc sức khỏe cho người dân trongithờiigianitới.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý đầu tư TTBYT là một chương trình trọng tâm, xuyên suốt trong lĩnh vực
y tế trên phạm vi cả nước. Quản lý đầu tư TTBYT thực chất là chương trình do nhà nước
cân đối ngân sách, bố trí kinh phí, hỗ trợ đầu tư qua nhân dân lựa chọn, đóng góp công
sức thực hiện và trực tiếp hưởng lợi. Quản lý đầu tư TTBYT có ý nghĩa rất lớn cả về
kinh tế - chính trị - xã hội vì nó mang lại lợi ích thiết thực cho đời sống nhân dân, thông
qua đó, điều hòa lợi ích, thành quả công cuộc đổi mới, nâng cao chất lựng khám chữa
bệnh cho người dân khu vực miền núi.
Đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: “Thực trạng quản lý sử dụng trang
thiết bị y tế (TTBYT) tại Bệnh viện nhi đồng 1 năm 2017” của tác giả Phạm Mạnh
Tiến (Trường đại học y tế công cộng) thực hiện với 2 khoa của Bệnh viện nhi đồng
1 - TP.HCM là khoa chẩn đoán hình ảnh và khoa xét nghiệm. Đề tài mới chỉ tập
trung vào đánh giá được thực trạng quản lý sử dụng TTBYT của 2 khoa chẩn đoán
hình ảnh và khoa xét nghiệm của bệnh viện nhi đồng 1, chưa nêu khái quát được
các nội dung quản lý đầu tư TTBYT của bệnh viện như đề tài mà tác giả lựa chọn.



Đề tài luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: “Thực trạng quản lý sử dụng trang
thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh ĐắkLắk” năm 2016 của tác giả Trần Xuân
Thắng trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Đề tài đã đánh giá cụ thể được nội dung
quản lý TTBYT trong khâu sửa chữa và khấu hao TTBYT nhưng Thiếu TTBYT là
trở ngại lớn trong việc bố trí và sử dụng giữa các khoa trong bệnh viện tỉnh
ĐắkLắk. Hiện có nhiều thiết bị chưa được ghi rõ và đầy đủ các thông tin theo quy
định trong quá trình sử dụng.
Đề tài luận văn thạc sĩ: “Thực trạng quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang” năm 2013 của tác giả Vũ Quang Hưng trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội năm 2013. Đề tài đã phân tích rõ được nội dung Quản
lý trong đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế nhưng bên cạnh đó nội dung Quản lý
nguồn nhập TTBYT còn nhiều sai sót trong khâu nhập TTBYT chưa được đề cập
giải pháp khắc phục.
Đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý bệnh viện: “Thực trạng quản lý sử dụng trang
thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn” năm 2010 của tác giả Bùi Việt Hùng
trường Đại học Y tế công cộng đã đánh giá được thực trạng công tác quản lý đầu tư
trang thiết bị y tế tại bệnh viện Xanh Pôn nhưng chưa đánh giá được kết quả đã đạt được
và khó khăn tồn tại, giải pháp khắc phục, đề xuất kiến nghị với các cơ quan cấp trên.
Đề tài luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: “Phân tích và đề xuất giải pháp
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trang thiết bị y tế tại công ty TNHH Tiến Đạt Phát”
năm 2016 của tác giả Đỗ Hồng Lan tại viện Kinh tế và quản lý. Đề tài đã phân tích
được các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh doanh TTBYT của công ty nhưng trong
khâu quản lý, sửa chữa, khấu hao TTBYT tài công ty chưa được đề cập tới, cần có
những giải pháp khắc phục, tránh tình trạng hàng tồn đọng lâu ngày dẫn đến hao
mòn và hỏng hóc.
Qua tham khảo và nghiên cứu các đề tài và công trình nghiên cứu đã thế
hiện được việc quản lý trang thiết bị y tế. Tuy nhiên chưa có đề tài nào trùng lặp với đề tài
“Quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La” mà tôi được biết.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Sơn La, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý đầu tư
trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại
các bệnh viện công lập.
- Đánh giá thực trạng tình hình quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Sơn La thời gian qua.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, tăng cường
quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại BVĐK tỉnh Sơn La trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là công tác quản lý Nhà nước về đầu
tư các trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công lập nói chung và Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Sơn La nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu các nội dung cơ
bản trong quản lý Nhà nước về đầu tư các trang thiết bị y tế cho các bệnh viện công
lập nói chung và triển khai cụ thể tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Sơn La; đồng thời luận
văn cũng đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư các trang thiết bị y tế
tại các bệnh viện.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đầu
tư trang thiết bị y tế tại bệnh viện Đa khoa Tỉnh Sơn La từ năm 2015 đến năm 2017
thông qua các dữ liệu thứ cấp được thu thập trong xây dựng kế hoạch và thực hiện
công tác này; đồng thời sử dụng các dữ liệu sơ cấp thông qua thu thập và xử lý qua

điều tra nghiên cứu cán bộ y tế, y-bác sỹ tại bệnh viện. Kết quả nghiên cưú này làm
cơ sở định hướng và tạo lập các giải pháp đề xuất hoàn thiện công tác quản lý đầu tư
trang thiết bị y tế tại bệnh viện đến năm 2020; tầm nhìn 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập thông tin
Về thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các
luồng chính: các báo cáo của bệnh viện, các khoa và các phòng chuyên môn thuộc
bệnh viện Đa khoa Sơn La, kỷ yếu hội thảo, sách, báo và từ internet.
Về thông tin sơ cấp: Đề tài thu thập thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn
80 cán bộ, y bác sỹ trong bệnh viện, những người tham gia công tác quản lý, sử
dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Đa khoa Sơn La. Bao gồm: 20 bác sỹ, 20 dược
sỹ, 20 điều dưỡng và 20 kỹ thuật viên. Bên cạnh đó, đề tài tiến hành phỏng vấn 80


người dân là bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện nhằm thu thập những đánh giá về
tình trạng trang thiết bị hiện có cũng như những ý kiến khác có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu. Nhằm đánh giá sát hơn thực trạng quản lý trong việc sử dụng thiết y tế,
đề tài sẽ tiến hành quan sát ngẫu nhiên mỗi khoa 2 mẫu thiết bị (tương đương với 72
thiết bị) sau đó so sánh với các tiêu chuẩn quy định về việc sử dụng trang thiết bị
trong các bệnh viện Đa khoa.
Bảng 01. Tổng hợp số mẫu khảo sát
Đối tượng khảo sát

Đơn vị tính

Số lượng

Cán bộ bệnh viện

Người


80

1. Bác sĩ

Người

20

2. Dược sĩ

Người

20

3. Điều dưỡng

Người

20

4. Kỹ thuật viên

Người

20

II. Bệnh nhân

Người


80

III. Số thiết bị được kiểm tra

Chiếc

72

I.

Trong phương pháp này đề tài sử dụng các công cụ khảo sát của PRA như:
- Bảng câu hỏi: Bộ câu hỏi được thiết kế dành cho 2 đối tượng của đề tài bao
gồm: Cán bộ y bác sỹ trong bệnh viện; Bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện.
- Phỏng vấn bán cấu trúc: Dựa trên các bảng câu hỏi đã lập sẵn, nghiên cứu
tiến hành khảo sát các đối tượng đã được đề tài xác định sẵn. Việc sử dụng công cụ
phỏng vấn bán cấu trúc sẽ được sử dụng chủ yếu là phỏng vấn sâu và phỏng vấn
theo trường hợp.
- Phỏng vấn cá nhân : Nhằm thu thập thông tin từ các đối tượng nghiên cứu
đề tài sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn từng cá nhân riêng biệt, cho khoa
trong bệnh viện.. Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên nội dung đề tài cần thu thập
và được sử dụng trong kỹ thuật phỏng vấn cá nhân. Phỏng vấn cá nhân sẽ là công
cụ giúp đề tài giải thích được các vấn đề có liên quan.
Xếp hạng thứ tự ưu tiên là công cụ được sử dụng trong đề tài nhằm xác định
mức độ ưu tiên của người dân, cán bộ trong bệnh viện Đa khoa Sơn La trong việc
xác định các giải pháp phù hợp cho công tác QLTTYT của bệnh viên.
5.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin


Các thông tin thứ cấp, sơ cấp được sắp xếp cho từng yêu cầu về nội dung

nghiên cứu và phân thành các nhóm và sẽ được tổng hợp và xử lý dựa trên các tiêu
chí phân tổ như: Phân theo khoa, theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phân theo
chủng loại trang thiết bị y tế… Phần mềm chuyên dụng được sử dụng để xử lý các
số liệu được thu thập chủ yếu là Excel
5.3. Phương pháp phân tích thông tin
5.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống
kê các loại đối tượng gồm: đối tượng là bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên;
… Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích sự
ưu tiên trong việc lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thiết bị
y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La phù hợp với điều kiện thực tiễn của bệnh viện.
5.3.2. Phương pháp thống so sánh
Phương pháp thống kê so sánh sẽ được sử dụng trong nghiên cứu nhằm chỉ
ra sự khác biệt trong đánh giá tình hình quản lý trang thiết bị y tế giữa những nhóm
đối tượng được nghiên cứu, cũng như so sánh những kết quả đạt được của công tác
quản lý thiết bị y tế so với kế hoạch của bệnh viện trong thời gian qua. Phân tích so
sánh sự khác biệt trong đánh giá các vấn đề có liên quan, những vấn đề bất cập
trong quản lý thiết bị y tế đang diễn ra ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La. Từ đó đưa
ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thiết bị y tế tại bệnh viện.
6. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Trang thiết bị y tế là một phần không thể thiếu trong y khoa, để thực sự hiểu
biết và đưa đất nước phát triển, thông qua các y bác sỹ và thuốc chữa bệnh, các
trang thiết bị y tế chính là công cụ để cứu sống, kéo dài cuộc sống và ổn định sức
khỏe. Vì vậy, trang thiết bị y tế là vấn đề có ý nghĩa sinh tồn của quốc gia, dân tộc
ta. Nói đến y học là phải nói đến các trang thiết bị y tế, do đó, việc quản lý đầu tư
trang thiết bị y tế là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa khọc, vừa có ý nghĩa thực
tiễn đối với tỉnh nhà để phát triển đi lên, xây dựng địa phương vững mạnh, toàn diện.
Đóngigóp vềimặt lýithuyết: Góp thêmivào những lýiluậniquản lý đầu tư
trang thiết bị y tếivà cácinhân tố tác động đến hoạt động quản lý đầu tư trang thiết

bị y tế.


Đóng góp vềimặt thực tiễn: Phân tíchiđượcitác động, thành công,ihạn chế,
nguyêninhânivàiđề xuấtimột số giải pháp, kiếninghịiđể hoàn thiện quản lý đầu tư trang
thiết bị y tế trongithờiigianitớiiphùihợpivới cáciđiềuikiệnicủa địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục tài liệu tham khảo, nội dung của đề
tài được kết cấu thành 3 chương. Cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại
các bệnh viện công lập
Chương 2: Thực trạng quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Sơn La.
Chương 3: Một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư trang
thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La.


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRANG
THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
1.1. Một số khái niệm và lý luận cơ bản
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về trang thiết bị y tế
Theo Thông tư số 24/2011/TT – BYT ngày 21/6/2011 của Bộ Y tế thì trang
thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hoá chất, kể cả phần mềm cần thiết,
được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau phục vụ cho con người nhằm mục đích:
a) Ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù
đắp tổn thương;
b) Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình khám
bệnh,chữa bệnh;
c) Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống
d) Kiểm soát quá trình mang thai cho sản phụ:

e) Tiệt trùng trong y tế (không bao gồm hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt
khuẩn dùng trong gia dụng và y tế)
f) Phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế;
* Bên cạnh đó một số tài liệu cũng cho rằng: Trang thiết bị y tế là một loại
hàng hoá đặc biệt, chủng loại đa dạng, luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi.
Quản lý TTBYT là là một ngành đặc thù, cần được sự quan tâm đúng mức về
chính sách, nhân lực, kinh phí.
1.1.2. Đặc điểm trong quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại các bệnh viện
công lập
Hiện nay, nhiều loại TTBYT hiện đại đang được sử dụng trong lĩnh vực
khám chữa bệnh cho con người. Đó là con đẻ của việc ứng dụng khoa học công
nghệ, đã giúp cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh một cách nhanh chóng, chính xác,
an toàn, hiệu quả cao. Vì vậy đã ít gây ra biến chứng cho người bệnh. Xét về
phương diện tinh thần, TTBYT còn giúp cho người thầy thuốc thêm vững tin và yên
tâm trong công việc khám chữa bệnh, đồng thời còn giúp cho người bệnh thêm lạc
quan, hy vọng hơn với việc đẩy lùi căn bệnh đang điều trị.
Mỗi loại trang thiết bị y tế có đặc điểm riêng và được sử dụng linh hoạt cho
các đối tượng khác nhau. Đặc điểm TTBYT thể hiện:
a) Trang thiết bị y tế là tài sản cố định có giá trị cao.


Trang thiết bị hiện nay cho ngành y tế thường là hiện đại nên có giá trị cao, đắt tiền.
Nó được sản xuất gắn liền với thành tựu của khoa học tiên tiến về khám chữa bệnh.
b) Trang thiết bị y tế tại bệnh viện tuyến tỉnh thường được hình thành từ nhiều
nguồn vốn khác nhau, trong đó có từ ngân sách nhà nước, các loại viện trợ, quỹ
phát triển khoa học và tự mỗi đơn vị mua sắm.
c) Trang thiết bị y tế ở Việt Nam phần lớn được nhập khẩu từ các nước có nền
khoa học tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải cập nhật và nâng cao trình
độ thường xuyên.

d) Trang thiết bị y tế bao gồm nhiều loại khác nhau, có tính năng sử dụng khác nhau:
- Loại thiết bị cá nhân: TTBYT được sử dụng tại tư gia (Homecare) dựa trên
kỹ thuật y tế viễn thông (Telemedicine) rất thích hợp với hoàn cảnh các nước đang
phát triển và xu hướng quốc tế. Với số lượng tiêu thụ lớn vì có thể sử dụng linh hoạt
ở những vùng xa lẫn thành thị và có thể xuất khẩu đến các nước chậm tiến, chúng
mang đến lợi nhuận kinh tế cao, rất hấp dẫn đối với doanh nhân.Việc sản xuất
chúng không cần đòi hỏi kinh nghiệm quá cao hay đầu tư lớn, phù hợp với các
công ty mới khởi nghiệp. Thêm vào đó, loại trang thiết bị (TTB) này có thể giúp
chúng ta phát triển một hệ thống y tế điện tử (E-Healchcare). Đây là một phương
cách vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách vừa đặt nền tảng cho một nền tảng y tế hiện đại.
* Loại TTBYT đơn giản: Đây là loại thiết bị đơn giản dễ sử dụng, kết hợp với
những thiết bị khác được sử dụng trong Bệnh viện, đặc biệt là đơn vị y tế nhỏ.
* Loại thiết bị nghiên cứu: Đây là những thiết bị đáp ứng nhu cầu trong các
phòng nghiên cứu khoa học. Mặc dù hiệu quả kinh tế không phát huy được ngay
nhưng đây là cách hỗ trợ và xây dựng một hướng phát triển lâu dài, nhằm tăng
cường năng lực cho bệnh viện.
* Loại TTBYT thuộc cảm biến y sinh: Đây là những thiết bị được thiết kế trên
nền kiến thức khoa học và kỹ thuật cao như công nghệ nano và vi mạch. Nó được
trang bị đối với các bệnh viện lớn, kết hợp vừa nghiên cứu, vừa khám, chữa bệnh.
Phân loại trang thiết bị y tế theo chức năng hoạt động
Trang thiết bị y tế bao gồm tất cả các dụng cụ, thiết bị kỹ thuật, phương tiện
vận chuyển, vật tư chuyên dụng và thông dụng phục vụ cho các hoạt động phòng
bệnh, khám và chữa bệnh của ngành y tế. Dựa vào các nội dung chuyên môn của y
học, ngày nay người ta có thể phân ra 10 nhóm TTBYT như sau:


- Nhóm I: Thiết bị chẩn đoán hình ảnh bao gồm các thiêt bị đặc trưng là: Máy chụp
XQuang các loại, máy chụp cắt lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch số hoá
xoá nền, máy chụp cắt lớp positron (PET/CT), máy siêu âm . . .
- Nhóm II: Thiết bị chẩn đoán đện tử sinh lý bao gồm các loại máy: Máy điện

tâm đồ(ECG), điện não đồ (EEG), điện cơ đồ, máy đo lưu huyết não....
- Nhóm III: Thiết bị labo xét nghiệm bao gồm các thiết bị như máy đếm tế
bào, máy ly tâm....
- Nhóm IV: Thiết bị cấp cứu hồi sức, gây mê, phòng mổ bao gồm các thiết bị
như máy thở, máy gây mê, máy theo dõi (monitoring), máy tạo nhịp tim, máy sốc
tim, dao mổ điện, thiết bị tạo oxy....
- Nhóm V: Thiết bị vật lý trị liệu như điện phân, điện sóng ngắn, tia hồng
ngoại, laser trị liệu....
- Nhóm VI: Thiết bị quang điện tử y tế như Laser CO2, Laser YAG, Nd, Ho,
Laser hơi kim loại, phân tích máu bằng Laser....
- Nhóm VII: Thiết bị đo và điều trị chuyên dùng như máy đo công năng phổi,
đo thính giác, tán sỏi ngoài cơ thể, gia tốc điều trị ung thư, thiết bị cường nhiệt, máy
chạy thận nhân tạo....
- Nhóm VIII: Các thiết bị từ y tế Phương Đông như máy dò huyệt, massage,
châm cứu, điều trị từ phổi....
- Nhóm IX: Nhóm thiết bị điện tử y tế thông thường dùng ở gia đình như
huyết áp kế điện tử, nhiệt kế điện tử , máy chạy khí rung, điện tim....
- Nhóm X: Nhóm các loại thiết bị thông dụng phục vụ trong các cơ sở y tế như
thiết bị thanh tiệt trùng, máy giặt, trung tâm quản lý thông tin ( hệ thống máy tính),
xe ôtô cứu thương, lò đốt rác thải y tế, khu xử lý nước thải....
Ngoài phân loại có tính chất tương đối trên đây, để đảm bảo sự thống nhất
trong toàn ngành, Bộ trưởng Bộ y tế đã ban hành danh mục thiết bị y tế cụ thể được
sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Để tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực TTBYT, Bộ trưởng
Bộ y tế đã ký quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 về việc ban hành danh
mục TTBYT tại bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Danh mục TTBYT do Bộ y tế ban
hành đối với bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh phân bổ theo các khoa như sau :
Bảng 02. Danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu cho Bệnh viện
Đa khoa tuyến tỉnh



Tên khoa sử dụng TTBYT
Khoa Khám bệnh
Khoa Cấp cứu hồi sức
Khoa Nội tổng hợp
Khoa Nội tim mạch
Khoa truyền nhiễm
Khoa Lao
Khoa da liễu
Khoa Thần kinh
Khoa Tâm thần
Khoa Y học cổ truyền
Khoa Nhi
Khoa Ngoại tổng hợp
Phẫu thuật gây mê hồi sức
Khoa Phụ sản
Khoa Tai mũi họng
Khoa Răng hàm mặt
Khoa Mắt
Khoa Vật lý trị liệu PHCN

Số
lượng
(loại)
41
105
75
72
72
74

69
76
68
67
73
73
114
103
82
83
95
87

Tên khoa sử dụng TTBYT
Khoa Hoá sinh
Khoa Vi sinh
Khoa Chẩn đoán hình ảnh
khoa Thăm dò chức năng
khoa nội soi
khoa Giải phẫu bệnh
khoa Chống nhiễm khuẩn
khoa Dược
khoa Dinh dưỡng
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng Y tá
Phòng Vật tư thiết bị y tế
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Hành chính quản trị
Phòng Tài chính kế toán
Trang thiết bị chung và DP

Khoa Ung bướu
Huyết học truyền máu

Số
lượng
(loại)
49
61
34
35
25
31
23
40
16
12
5
24
5
32
8
56
66
51

Dựa vào danh mục này mà các Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, các cán bộ được
giao công tác quản lý vật tư – thiết bị của các bệnh viện cần xây dựng các mẫu biểu,
sổ sách theo dõi, cập nhật hàng hoá hàng tháng và báo cáo tình hình thay đổi
TTBYT cho cấp trên.
1.1.3. Lý thuyết quản lý đầu tư trang thiết bị nói chung

và thiết bị y tế nói riêng
1.1.3.1. Quản lý đầu tư trang thiết bị
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối
tượng quản lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Quản lý đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng quá trình
đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu
tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra) bằng một hệ thống đồng bộ các biện
pháp nhằm đạt được hiện quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiện cụ thể xác


định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nói chung
và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng.
Quản lý trang thiết bị là việc áp dụng những hiểu biết , kỹ năng , công cụ , kỹ
thuật vào hoạt động trang thiết bị nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ
hiệu quả sử dụng trang thiết bị đem lại. Quản lý trang thiết bị còn là quá trình lập kế
hoạch tổng thể , điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của
trang thiết bị từ khi bắt đầu đến khi thanh lý nhằm đảm bảo cho mục đích sử dụng,
hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu
câu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ , bằng những phương pháp
và điều kiện tốt nhất cho phép.
Quản lý trang thiết bị bao gồm 3 giai đoạn chủ yêu:
- Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những công
việc, nguồn lực cần thiết để thực hiện đưa trang thiết bị vào sử dụng và là quá trình
phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự lôgic mà có thể biểu diễn được dưới
dạng sơ đồ hệ thống.
- Điều phối thực hiện: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền
vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian.
- Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình sử dụng, phân tích tình
hình hiệu quả sử dụng, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện
trạng trang thiết bị

Hệ thống quản lý đầu tư trang thiết bị được thể hiện theo sơ đồ sau:
Chủ
thể
quản

Cơ chế quản lý:
- Nguyên tắc
- Phương pháp
- Công cụ
Đối
tượng
quản

Sơ đồ 01. Hệ thống quản lý trang thiết bị

Mục
tiêu
xác
định


Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định
nghĩa thống nhất. Có người cho rằng quản lý là hoạt động nhằm bảo đảm sự hoàn
thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác. Cũng có người cho rằng quản
lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm
đạt được mục đích của nhóm. Có tác giả lại quan niệm một cách đơn giản hơn, coi
quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó, v. v Tóm lại, có thể hiểu quản lý là
sự tác động chủ quan có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng
quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất.
1.1.3.2. Quản lý đầu tư trang thiết bị y tế

Trang thiết bị y tế là một loại tài sản đặc biệt, chủng loại đa dạng nên quản lý
TTB cũng có những đặc trưng riêng. Cũng như các lĩnh vực kỹ thuật, chuyên môn
trong ngành y tế, lĩnh vực TTBYT như trên đã trình bày thực chất là một bộ phận kỹ
thuật phức tạp, đa dạng với giá trị kinh tế lớn, là một phần tài sản quý giá của ngành
y tế.
Vì vậy vấn đề quản lý là hết sức quan trọng và phải được quán triệt trong toàn
ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư trang thiết bị y tế.
Nguyên tắc quản lý đầu tư TTBYT
+ Nắm chắc tình hình tài sản TTBYT cả về số lượng, chất lượng và giá trị,
trên cơ sở đó có kế hoạch mua sắm, sửa chữa, phân phối và điều hoà.
+ Bảo đảm việc nhập, xuất, bảo quản và dự trù trang thiết bị (TTB) theo đúng
chế độ:
+ Nhập tài sản TTB: Tất cả những tài sản mua về, nhập về đều phải tổ chức
kiểm nhận nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại, phải có phiếu nhận hợp
lệ và phải có biên bản cụ thể khi hàng thừa, hàng thiếu.
+ Xuất tài sản TTB: Xuất hàng để dùng, để nhượng bán, điều chuyển , huỷ bỏ.
Khi xuất phải có phiếu hợp lệ và đúng chế độ.
+ Bảo quản tài sản TTB: Tất cả các loại TTB dù mua hay nhận từ bất kỳ
nguồn nào đều phải tổ chức kho tàng, phương tiện, người chịu trách nhiệm vào sổ
theo dõi phải giữ gìn và sớm phát hiện ra mất mát, thất lạc hoặc hư hỏng, kém phẩm
chất để sử lý kịp thời.
+ Dự trù TTB: Mọi loại tài sản TTB đều phải có một lượng dự trữ vừa đủ để
nhằm đảm bảo nhiệm vụ thường xuyên của cơ sở y tế không bị ngắt quãng do cung
cấp chưa kịp thời hay ngược lại dự trữ quá lớn gây ra tình trạng lãng phí.


Phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu, kiểm kê để xác định tình hình tài sản TTB
và phát hiện những sai sót trong quản lý, bảo quản TTB của cơ sơ y tế:
+ Mục đích của kiểm kê:
- Đảm bảo việc quản lý tài sản TTB được chính xác.

- Đảm bảo quyết toán có căn cứ.
+ Nguyên tắc kiểm kê:
- Khi kiểm kê phải cân, đong, đếm bằng những dụng cụ hợp pháp.
- Khi kiểm kê phải xét, đánh giá tình hình tài sản TTB.
- Phải đối chiếu giữa sổ sách với thực tế kiểm kê để xác định đúng mức tồn
kho hoặc thừa, thiếu.
- Phải giải quyết dứt điểm khi có tình trạng thừa, thiếu.
* Tất cả các cán bộ trong bệnh viện đều phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ
TTBYT
Bảo vệ tài sản, TTB được coi là nghĩa vụ, là quyền lợi thiết thân của mỗi cán bộ
CNVC trong đơn vị. Những người được trực tiếp phân công quản lý, sử dụng, bảo quản,
vận chuyển thì phải luôn chú ý tính toán sử dụng cho thật hợp lý, hết công xuất bảo đảm
cho tài sản được an toàn về số lượng và chất lượng.
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản trên Bệnh viện phải thực hiện công tác
quản lý TTBYT theo những quy định sau:
+ Hàng năm dưới sự hướng dẫn của Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ y
tế, Sở y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La cần chủ động kiểm tra lại TTB và lập kế
hoạch dự trù mua sắm theo thứ tự ưu tiên.
+ Bệnh viện phải phân công cán bộ có trách nhiệm theo dõi, quản lý TTB của
từng khoa, phòng chịu trách nhiệm về thống kê, kiểm kê, báo cáo tình hình TTB
hàng năm.
+ Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn
cho đội ngũ quản lý nhằm nắm vững quy trình vận hành, sử dụng TTB.
Bệnh viện và mỗi khoa, phòng cần có sổ tài sản quản lý TTBYT, có biên bản
ghi chép, kiểm kê TTBYT, có kế hoạch sửa chữa hay thanh lý những TTB bị hỏng.
+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh chịu sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế
nên Sở Y tế có vai trò hướng dẫn Bệnh viện Đa khoa Tỉnh sử dụng và quản lý TTBYT,
cấp phát TTB dựa vào nhu cầu thực tế, hướng dẫn ngay cách sử dụng, bảo quản, bảo
dưỡng định kỳ cho cán bộ bệnh viện, xây dựng công tác đào tạo và kế hoạch giám sát
định kỳ việc sử dụng TTB tại các khoa, phòng.



Mục tiêu quản lý TTBYT bệnh viện
- Nhằm làm hạn chế tối đa hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của TTBYT.
- Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ( đảm bảo TTBYT luôn hoạt
động ổn định, chính xác và an toàn cho bệnh nhân)
- Nắm chắc tình hình TTBYT và xây dựng nhu cầu TTBYT mua sắm cho năm
sau, báo cáo lên cấp trên ( Bộ Y tế và Sở Y tế).
- Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và tiến hành kiểm tra,
đánh giá chất lượng TTBYT theo đúng quy định.
1.2. Phân định các nội dung cơ bản trong quản lý đầu tư trang thiết bị y tế
tại các bệnh viện công lập
1.2.1. Quản lý đầu tư trong khâu lập kế hoạch
a. Căn cứ lập kế hoạch
Đầu năm các khoa trong bệnh viện lên kế hoạch mua sắm thiết bị, tài sản cho
cả năm trình Ban giám đốc bệnh viện duyệt và gửi cho Phòng vật tư, thiết bị xem
xét tập hợp. Phòng vật tư, thiết bị sẽ lên kế hoạch mua sắm.
Để xác định kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho toàn Bệnh viện, trưởng các
khoa, phòng ban của bệnh viện đều thực hiện đánh giá, báo cáo tình trạng TTBYT và
tình hình sử dụng cho ban quản lý Bệnh viện, mà trực tiếp là Phòng vật tư, thiết bị y
tế. Căn cứ vào kết quả quá trình đánh giá, các khoa sẽ trình Giám đốc Bệnh viện kế
hoạch mua sắm. Dựa vào nguồn ngân sách được cấp hàng năm cùng với các khoản
viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Giám đốc Bệnh viện có cơ sở
để xác định những thiết bị y tế ưu tiên mua để ra quyết định phê duyệt danh mục thiết
bị y tế cần thiết.
b. Thủ tục và phương pháp lập kế hoạch mua sắm
Quy trình cụ thể của khâu lập kế hoạch được thực hiện theo các bước sau:
1. Khi có nhu cầu về mua sắm thiết bị, tài sản phục vụ cho quản lý thì Trưởng
các khoa trong bệnh viện ghi rõ các yêu cầu về tên thiết bị, vật tư, quy cách, nhãn
hiệ,u tình trạng, số lượng, đơn vị tính theo biểu mẫu có sẵn nộp cho Phòng VTTTB.

2. Phòng VT-TTB xem xét các phiếu đề nghị của khoa nếu yêu cầu không phù
hợp thì Phòng VT-TTB sẽ thảo luận lại với các trưởng bộ phận. Nếu yêu cầu phù
hợp thì Phòng VT-TTB sẽ trình Giám đốc bệnh viện xem xét phê duyệt. Nếu yêu
cầu phù hợp, Giám đốc sẽ ký duyệt và chuyển cho Phòng VT-TTB để lên kế hoạch
và lập bảng dự trù mua sắm vật tư, thiết bị.


×