Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.15 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
---------------------------------------

ĐINH VĂN HẢI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH MỸ PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
---------------------------------------

ĐINH VĂN HẢI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH MỸ PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ NAM

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ


: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN TIẾN DŨNG


HÀ NỘI, NĂM 2019


i
LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa quản lý kinh tế, các thầy cô giảng
dạy tại trường Đại học thương mại đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình. Tôi xin chân
thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
Đinh Văn Hải


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn “Quản lý Nhà Nước về kinh doanh mỹ
phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.

Tác giả luận văn
Đinh Văn Hải


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..........................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.....................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................6
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu...........................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MỸ PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.........8
1.1. Các khái niệm cơ bản...............................................................................8
1.1.1. Khái niệm về mỹ phẩm...........................................................................8
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh mỹ phẩm ở địa phương.......................................................................10
1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm.....15
1.2. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước trong hoạt động kinh
doanh mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh...............................................................16
1.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch phát triển
đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm........................................................16
Xây dựng và ban hành văn bản quản lý ngành mỹ phẩm.........................16
1.2.2 . Xây dựng kế hoạch phát triển đối với hoạt động kinh doanh mỹ

phẩm...............................................................................................................18


iv
1.2.3.Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh mỹ phẩm................................18
1.2.4. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm.........................22
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong hoạt động kinh
doanh mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh...............................................................22
1.3.1. Nhân tố thuộc về môi trường hoạt động.............................................22
1.3.2. Nhân tố liên quan đến đối tượng quản lý...........................................24
1.3.3. Nhân tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước......................................25
1.3.4. Nhân tố nguồn nhân lực......................................................................26
1.4 Kinh nghiệm và bài học rút ra trong quản lý nhà nước về hoạt động
kinh doanh mỹ phẩm của một số tỉnh, thành phố.......................................27
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT
ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM TẠI HÀ NAM..........................31
2.1. Khái quát thị trường và hoạt động kinh doanh mỹ phẩm tại địa bàn
tỉnh hà nam....................................................................................................31
2.1.1 . Khái quát thị trường kinh doanh........................................................31
2.1.2 . Khái quát về đặc điểm kinh tế.............................................................36
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước trong kinh
doanh mỹ phẩm.............................................................................................46
2.2.1. Nhân tố thuộc về môi trường hoạt động.............................................46
2.2.2. Nhân tố liên quan đến đối tượng quản lý...........................................54
2.2.3. Nhân tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước......................................58
2.2.4. Nhân tố nguồn nhân lực......................................................................58
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước trong hoạt đông kinh doanh mỹ phẩm
ở tỉnh Hà Nam...............................................................................................59
2.3.1. Thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch
phát triển đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm......................................59



v
2.3.2 . Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển đối với hoạt động kinh
doanh mỹ phẩm..............................................................................................60
2.3.3. Thực trạng tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh mỹ phẩm.............62
2.3.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm......68
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH MỸ PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM. .69
3.1. Dự báo sự thay đổi thị trường, môi trường kinh doanh và phương
hướng hoạt động kinh doanh mỹ phẩm tại Hà nam..................................69
3.1.1 Dự báo sự thay đổi thị trường và môi trường kinh doanh..................69
3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh mỹ phẩm......69
3.1.3 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh
mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam.............................................................71
3.2. Đề xuất hoàn thiện quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh mỹ
phẩm trên địa bàn tỉnh Hà nam..................................................................72
3.2.1. Hoàn thiện xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn đối với
hoạt động kinh doanh mỹ phẩm....................................................................72
3.2.2 . Hoàn thiện xây dựng kế hoạch phát triển đối với hoạt động kinh
doanh mỹ phẩm..............................................................................................73
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh mỹ phẩm.............74
3.2.4. Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm......81
3.3. Kiến nghị.................................................................................................82
KẾT LUẬN....................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NĐ–CP : Nghị định Chính Phủ
QLNN: Quản lý Nhà Nước
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
QLD-MP: Quản lý dược- mỹ phẩm
KT-XH : Kinh tế- xã hội
TT-BYT: Thông tư- Bộ y tế
VN: Việt Nam


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam đã trở thành một thị trường hấp dẫn các nhà sản xuất và phân
phối mỹ phẩm do nhu cầu sử dụng người Việt đang có xu hướng gia tăng.
Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm đã được Chính phủ tạo
nhiều thuận lợi thông qua việc ban hành Nghị định số 93/2016/ NĐ–CP quy
định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm ngày 1/07/2016.
Bên cạnh đó, trên thị trường vẫn còn một số doanh nghiệp lợi dụng các
“lỗ hổng” để kinh doanh chộp giật, gây mất niềm tin cho người tiêu dùng, ảnh
hưởng đến kinh doanh mỹ phẩm chân chính. Thực tế, các lực lượng chức
năng đã bắt giữ rất nhiều các lô hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, các sản
phẩm nhái nhãn mác... đã phản ánh phần nào những bất cập, và kẽ hở trong
công tác quản lý.
Nhằm đưa ra khuyến cáo cho người tiêu dùng trong việc nhận biết, bảo
vệ sức khỏe khi sử dụng mỹ phẩm, cũng như chỉ ra những bất cập về quản lý,
góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
của các lực lượng chức năng, cũng như bảo vệ uy tín thương hiệu của các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm
Với quy mô dân số trên 90 triệu người, thị trường mỹ phẩm Việt Nam
đang có rất tiềm năng. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy thị trường mỹ

phẩm đang xuất hiện rất nhiều hàng giả hàng nhái, gây mất lòng tin cho người
tiêu dùng. Chính vì vậy, toạ đàm hôm nay chúng ta sẽ lắng nghe các ý kiến
của các chuyên gia, các doanh nghiệp về công tác quản lý thị trường mỹ phẩm
và đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển thị trường này...
Pháp luật hiện cũng tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp. Doanh
nghiệp chỉ cần công bố cho cơ quan quản lý nhà nước là sẽ đưa sản phẩm ra


2
thị trường, đồng thời chỉ cần cam kết không có những chất cấm, không được
sử dụng là có thể được hoạt động.
Cơ quan quản lý cũng phân cấp phân quyền quản lý hoạt động của doanh
nghiệp sản xuất mỹ phẩm tối đa đến các Sở Y tế, các địa phương. Chính vì
vậy với những mỹ phẩm từ nước ngoài vào Việt Nam thì công bố ở Cục quản
lý dược, Bộ Y tế. Mỹ phẩm trong nước thì Sở Y tế quản lý.
Việt Nam hiện là quốc gia có sự phát triển về Internet cũng như tiềm
năng thương mại điện tử. Mặc dù vậy, thị trường hàng bán lẻ nói chung cũng
như nền công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam vẫn gặp phải thách thức lớn đến từ
các mặt hàng khó kiểm soát nhưng vẫn được rao bán rộng rãi trên Internet, đặc
biệt là Facebook. Khi mà các hoạt động buôn bán mỹ phẩm trên Facebook chưa
được kiểm soát về chất lượng cũng như thuế, sẽ rất khó cho các công ty Việt
Nam đưa ra sản phẩm chất lượng cao với giá thành cạnh tranh.
Theo khảo sát về thói quen sử dụng mặt hàng mỹ phẩm được thực hiện
bởi Asia Plus, phụ nữ trung niên tại Việt Nam vẫn tỏ ra ưa chuộng sản phẩm
có xuất xứ ngoại quốc. Nhóm này đồng thời cũng là đối tượng có sức mua lớn
nhất với mặt hàng mỹ phẩm. Đây là trở ngại cho hàng Việt trong việc chiếm
lĩnh thị trường.
Một báo cáo khác của Euromonitor chỉ ra rằng, đà tăng trưởng của thị
trường bán lẻ trong những năm gần đây đang có dấu hiệu chững lại. Nguyên
nhân là bởi sự phát triển của nhiều mặt hàng đã đạt đến ngưỡng bão hoà. Các

đơn vị sản xuất trong nước đứng trước thách thức phải đổi mới và sáng tạo để
thu hút những tập khách hàng mới, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh so
với các ông lớn ngoại quốc.
Mặc dù vậy, với dân số hiện lên tới hơn 90 triệu dân, Việt Nam vẫn được
đánh giá là thị trường giàu tiềm năng tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương,
theo báo cáo"Mức độ sôi động của các thị trường bán lẻ khu vực châu Á –


3
Thái Bình Dương" từ CBRE. Việc ngày càng tham gia nhiều hiệp định thương
mại tự do, cũng như sự phát triển mạnh từ các hoạt động marketing và phân
phối, dự báo sẽ giúp mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp mỹ phẩm nội địa.
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía
Bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình,
phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Đông Nam giáp tỉnh Nam Địnhvà phía Tây
giáp tỉnh Hòa Bình. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội.
Tỉnh lị là thành phố Phủ Lý, cách thủ đô Hà Nội 60 km. Trong bối cảnh Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) và chuyển mạnh sang xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại,
thương mại tỉnh Hà Nam sẽ còn có nhiều cơ hội phát triển và đóng góp ngày
càng quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh.
Thương mại tỉnh Hà Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng
góp không nhỏ vào tăng trưởng GDP của tỉnh nói riêng và của cả nước nói
chung. Thương mại phát triển ở cả nội và ngoại thành, các phương thức kinh
doanh thương mại hiện đại, tiên tiến đã được đưa vào ứng dụng, thương nhân
trên địa bàn tỉnh phát triển cả về số lượng và năng lực quản trị kinh doanh, thị
trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ phát triển nhanh. Thương mại góp phần
đắc lực vào cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Hà Nam.
Vai trò của quản lý Nhà nước (QLNN) đối với


hoạt kinh doanh mỹ

phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam thời gian qua được biểu hiện cụ thể bằng việc
tỉnh đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ
khuyến khích sự hình thành và phát triển các loại hình hoạt động kinh doanh
mỹ phẩm văn minh, hiện đại trên địa bàn.
Cách nhìn nhận của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với vai trò của
khu vực kinh doanh mỹ phẩm đã thay đổi đáng kể từ sau khi thực hiện đổi
mới cho đến nay. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh


4
mẽ hơn vào nền kinh tế toàn cầu thông qua hàng loạt các hiệp định thương
mại đã và đang ký kết thực hiện. Tỉnh Hà Nam trong thời gian qua có nhiều
nỗ lực trong hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát
triển của khu vực hoạt động kinh doanh mỹ phẩm đối với mọi thành phần
kinh tế và thành tựu đạt được là rất lớn. Trong đó có một số công ty sản xuất
mỹ phẩm đóng và kinh doanh trên địa bàn tỉnh hà nam.Tuy nhiên để phát huy
tốt hơn nữa tiềm năng,

thế mạnh của địa phương, để tạo ra sự gắn kết tốt

hơn giữa khu vực kinh doanh mỹ phẩm và các khu vực kinh tế khác ở địa
phương, công tác quản lý Nhà nước vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần hoàn thiện.
Đây chính là lý do tôi lựa chọn vấn đề “Quản lý Nhà Nước về kinh doanh
mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề QLNN đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm ở phạm vi cả
nước nói chung và của từng địa phương nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và quản lý kinh tế. Một số công

trình khoa học tiêu biểu như sau:
- Nguyễn Minh Đức (2017), “Quản lý nhà nước đối với kinh doanh mỹ
phẩm tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là một công trình nghiên cứu
QLNN đối với kinh doanh mỹ phẩm ở một địa phương cụ thể. Luận văn đã
phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ; đề
xuất quan điểm và giải pháp nhằm góp phần đổi mới và nâng cao trình độ
QLNN về hoạt động kinh doanh mỹ phẩm ở tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, tác giả
chỉ nghiên cứu QLNN đối với kinh doanh mỹ phẩm thuộc khu vực Tây Bắc
Bộ, bao gồm các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Sơn La, có điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, tiềm năng phát triển kinh doanh mỹ phẩm
khác nhiều so với khu vực đồng bằng sông hồng, khí hậu nhiệt đới gió mùa,
trong đó có tỉnh Hà Nam .


5
- Nguyễn Thị Thanh Hiền (2016) “Quản lý nhà nước về kinh doanh mỹ
phẩm trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn
thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn
đã phân tích đặc điểm, vai trò của ngành mỹ phẩm trong giai đoạn đầu phát
triển nền kinh tế thị trường Việt Nam, đánh giá thực trạng QLNN về mỹ phẩm
nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực
QLNN về mỹ phẩm. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu vấn đề QLNN về mỹ
phẩm ở một địa phương cụ thể.
- Huỳnh Vĩnh Lạc (2015), “Khai thác tiềm năng kinh doanh mỹ phẩm
tỉnh Hà Nam ”, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh. Luận văn chủ yếu phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng
phát triển kinh doanh mỹ phẩm và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh khai
thác tiềm năng phát triển kinh doanh mỹ phẩm trong phạm vi của tỉnh Hà
Nam . Tác giả chưa nghiên cứu sâu vấn đề QLNN đối với kinh doanh mỹ

phẩm nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng.
- Trịnh Đăng Thanh (2014) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
kinh doanh mỹ phẩm ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn sĩ luật học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận về sự cần
thiết phải QLNN bằng pháp luật đối với kinh doanh mỹ phẩm; phân tích,
đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN bằng
pháp luật đối với kinh doanh mỹ phẩm trước yêu cầu mới. Tuy nhiên, tác giả
chưa nghiên cứu toàn diện vấn đề QLNN đối với kinh doanh mỹ phẩm nói
chung và ở từng địa phương nói riêng.
Các đề tài này đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý nhà nước đối với kinh doanh mỹ phẩm như: vai trò, nội dung, yêu cầu quản
lý nhà nước đối với các kinh doanh mỹ phẩm và phân tích và quản lý nhà
nước đối với kinh doanh mỹ phẩm trong những năm qua, nghiên cứu kinh


6
nghiệm của một số nước để từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với kinh doanh mỹ phẩm ở Việt Nam hoặc ở các địa phương
mà đề tài tiến hành nghiên cứu.
Như vậy, các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của
quản lý nhà nước đối với kinh doanh mỹ phẩm. Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có công trình nào nghiên cứu cơ bản, hệ thống về quản lý nhà nước đối với kinh
doanh mỹ phẩm tại tỉnh Hà Nam
3. Mục tiêu nghiên cứu
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nội dung công tác quản lý nhà nước đối

với kinh doanh mỹ phẩm;
-


Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh doanh mỹ

phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
-

Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong

công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh mỹ phẩm trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích về công tác quản lý nhà nước đối
với kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: địa bàn tỉnh Hà Nam.
Thời gian: 2016- 2018
5. Phương pháp nghiên cứu
Đế thực hiện đề tài, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thế
như:
Nghiên cứu tài liệu, từ đó rút ra một cách khái quát nhất công tác quản lý
nhà nước đối với kinh doanh mỹ phẩm.
Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn


7
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp bổ trợ như: mô tả, phân tích,
thống kê.
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung của đề tài được chia thành 3 chương như sau:

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG KINH DOANH MỸ PHẨM
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM TẠI HÀ NAM
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG KINH
DOANH MỸ PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM


8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MỸ PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về mỹ phẩm
Mỹ phẩm có nhiều khái niệm khác nhau nhưng khái niệm và cách hiểu
đúng nhất và rộng nhất về mỹ phẩm là gì tại Hoa kỳ. “Mỹ phẩm là chất dùng
để bôi thoa vào cơ thể người nhằm tẩy sạch, tô điểm, tăng cường độ thu hút
hoặc thay đổi diện mạo mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của
cơ thể.”
Lịch sử hình thành mỹ phẩm
Ngày nay, mỹ phẩm là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của tất
cả chúng ta kể cả nam hay nữ, già hay trẻ. Nhưng một thực tế cho thấy rằng
trong chúng ta rất ít người hiểu được lịch sử hình thành mỹ phẩm là gì, nó
được hình thành như thế nào. Dưới đây là những dấu mốc vàng son trong lịch
sử hình thành mỹ phẩm mà các bạn chưa hề được biết.
Người đầu tiên sáng chế ra son môi là những phụ nữ và đàn ông tộc
người sumer cổ đại cách ngày nay khoảng 5.000 năm. Sau đó khoảng khoảng
3000 TCN đến 1500 TCN người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra son với những
hiệu ứng lung linh để trang trí môi và mặt.
Những sản phẩm mỹ phẩm đầu tiên được phát minh theo các nhà
nghiên cứu đã phát hiện và tìm thấy là:



Phấn kohl được người Ai Cập cổ dùng vẽ bảo vệ mắt.



Dầu thầu dầu được người Ai Cập cổ dùng làm dầu xoa bóp.



Kem xoa da điều chế từ sáp ong, dầu ô liu và nước hoa hồng, theo

người La Mã mô tả.


Vaseline và lanolin ở thế kỷ XIX.


9
Tiếp theo là mỹ phẩm do người Trung Quốc và Nhật Bản sản xuất bằng
các nguyên liệu từ thuốc đông y là mộc nhĩ trắng để giữ ẩm cho da, giảm nếp
nhăn và căng mịn da…
Đến thế kỷ 19 mỹ phẩm không được tán thành sử dụng tại phương tây nữ
hoàng Victoria công khai tuyên bố trang điểm mỹ phẩm là bất lịch sự, thô tục
và chấp nhận chỉ dành cho diễn viên sử dụng.
Năm 1909 hãng mỹ phẩm L’Oréal nổi tiếng nhất thế giới được thành lập
tại Pháp. Trải qua 21 thế kỷ tính đại chúng của mỹ phẩm ngày càng phổ biến,
đến nay mỹ phẩm trở thành một phần không thể nào thiếu trong cuộc sống đối
với mỗi cá nhân.
Các loại mỹ phẩm hiện nay

Khi các bạn đã hiểu được khái niệm mỹ phẩm là gì thì chúng ta cần phải
biết thêm mỹ phẩm có những loại gì? Chúng ta có thể phân loại mỹ phẩm
thành 5 loại chính như sau: mỹ phẩm cho móng, mỹ phẩm cho trẻ sơ sinh và
mỹ phẩm dành cho tóc.
Mỹ phẩm dành cho mặt gồm: sữa rửa mặt, phấn trang điểm, son, kính áp
tròng màu, serum, nước hoa hồng, sản phẩm đặc trị mụn, nám, ….
Mỹ phẩm dành cho cơ thể gồm: lăn khử mùi, sữa dưỡng thể, nước hoa,

Mỹ phẩm dành cho móng: sơn móng tay, chân, dung dịch rửa tay khô,
sữa rửa tay, ….
Mỹ phẩm dành cho trẻ sơ sinh: dầu tắm, phấn rôm, muối tắm, bơ dưỡng
thể,…
Mỹ phẩm dành cho tóc: Thuốc nhuộm tóc, dầu gội, dầu xả, gôm, gel xịt
tóc, kem dưỡng tóc…..
Ngoài cách phân loại theo mục đích sử dụng trên chúng ta cũng có thể
phân loại mỹ phẩm theo công dụng là:


10
Mỹ phẩm trang trí: phấn trang điểm, son, gel vuốt tóc, gôm xịt tóc, sơn
móng….. là những sản phẩm có thể thay đổi diện mạo ngay tức thì sẽ được
phân loại vào mỹ phẩm trang trí.
Mỹ phẩm chăm sóc da: sữa rửa mặt, serum, nước hoa hồng, dưỡng tóc,… là
những sản phẩm chăm sóc từ sâu bên trong tác dụng từ từ và lâu bền.
Cách phân loại cuối cùng là phân theo cách làm của mỹ phẩm, chúng ta
có thể phân ra mỹ phẩm handmade và mỹ phẩm công nghiệp.
Mỹ phẩm handmade là những sản phẩm được làm bằng tay sản xuất theo
số lượng nhỏ lẻ.
Mỹ phẩm công nghiệp được sản xuất bằng máy móc hiện đại được sản
xuất hàng loạt.

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh mỹ phẩm ở địa phương
Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm
ở địa phương
Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức, điều hành các hoạt
động dựa trên những quy luật khách quan nhằm đạt được những mục tiêu và
yêu cầu nhất định. Cùng với sự ra đời của nhà nước và pháp luật trong từng
giai đoạn lịch sử thì quản lý nhà nước cũng được hình thành và giữ vai trò tất
yếu cho sự tiếp tục phát triển của xã hội đến ngày nay. Từ khi xuất hiện thì
phần lớn các công việc của xã hội do nhà nước quản lý, nhà nước điều chỉnh
các quan hệ xã hội được xem là quan trọng và cần thiết.
Công văn số 1609/QLD-MP ngày 10/02/2012 của Cục Quản lý Dược về
việc hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm.
Như vậy, Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang
tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi
hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ


11
quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của
con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Quản lý là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội, xã hội phát
triển càng cao thì vai trò của việc quản lý ngày càng quan trọng và có sự hoàn
thiện hơn phù hợp với thực tiễn, phạm vi quản lý ngày càng lớn và nội dung
ngày càng đa dạng, phức tạp.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, các hoạt động có liên quan đến mỹ phẩm
ngày càng phổ biến và phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng đã và
đang phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần phải giải quyết. Để duy trì và
phát triển hoạt động này đạt được mục tiêu và yêu cầu nhất định thì vai trò
quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước là rất quan trọng.

Quản lý nhà nước về mỹ phẩm là việc Nhà nước thực hiện quyền quản lý
nhà nước của mình chủ yếu bằng các quy định của pháp luật để điều chỉnh
toàn bộ hoạt động về mỹ phẩm, nhằm duy trì và phát triển hoạt động này đạt
được mục tiêu mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Quản lý nhà nước về mỹ phẩm
ở Việt Nam là nhằm quản lý các hoạt động có liên quan đến việc công bố sản
phẩm mỹ phẩm; yêu cầu về an toàn sản phẩm; ghi nhãn mỹ phẩm; quảng cáo
mỹ phẩm; lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng; kiểm tra, thanh tra và xử
lý vi phạm…và đặc biệt là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn
bán, nhập khẩu mỹ phẩm; quyền của người tiêu dùng đối với các sản phẩm
mỹ phẩm sản xuất trong nước, mỹ phẩm nhập khẩu được lưu thông trong
phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm
Quản lý mỹ phẩm là một trong những hoạt động của quản lý y tế. Trách
nhiệm quản lý mỹ phẩm hiện nay được Chính phủ quy định thuộc chức năng,
nhiệm vụ của Bộ Y tế. Theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 63/2012/NĐCP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ,


12
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, thì Bộ Y tế là cơ quan thuộc Chính
phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm nhiều lĩnh vực:
Khám chữa bệnh, an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế… và trong đó có quản lý
về mỹ phẩm.
Căn cứ vào Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của
Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ, cơ quan ngang Bộ thì có thể chia các cơ quan quản lý nhà nước về mỹ
phẩm thành hai nhóm: nhóm cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm ở trung
ương và nhóm cơ qua quản lý nhà nước về mỹ phẩm ở địa phương. Để công tác
quản lý nhà nước về hoạt động mỹ phẩm đạt được hiệu quả cao thì trước hết các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý phải thực hiện tốt những nhiệm vụ và
quyền hạn của mình đã được pháp luật quy định. Cụ thể như sau:

* Cơ quan quản lý cấp địa phương:
Uỷ ban nhân dân các cấp: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt
động mỹ phẩm tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. Hiện nay,
chưa có văn bản thống nhất các quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn
của Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động quản lý mỹ phẩm. Việc quy
định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác
quản lý hoạt động mỹ phẩm là rất quan trọng. Bởi vì, khi nhiệm vụ và quyền
hạn đã được phân công một cách rõ ràng và cụ thể thì sẽ thuận lợi trong công
tác quản lý từ đó tạo hiệu quả quản lý cao hơn.
Sở Y tế: là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có nhiệm
vụ tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bao gồm nhiều lĩnh vực trong
đó có lĩnh vực mỹ phẩm.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế được quy định trong Nghị định số
171/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ Quy định tổ chức


13
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tại các điều khoản thi
hành của các văn bản hướng dẫn khác ứng với từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ
sở đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh ban hành quy định về nhiệm vụ và quyền hạn
cho Sở Y tế phù hợp với tình hình địa phương do mình quản lý.
Phòng Y tế: là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, có
nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm nhiều lĩnh
vực trong đó có lĩnh vực mỹ phẩm. Phòng y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ
đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở y tế.
Trên đây là hệ thống các cơ quan chính phụ trách công tác quản lý nhà
nước về mỹ phẩm, ngoài ra tùy theo từng địa phương, từng hoạt động cụ thể

mà có sự phân công tham gia của các cơ quan ban ngành, lĩnh vực khác.
Đặc điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm
ở địa phương
Với quy mô dân số khoảng 90 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
và thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện, Việt Nam trở thành
một thị trường béo bở cho các thương hiệu mỹ phẩm và là một trong ba thị
trường mỹ phẩm được chú ý nhất trên thế giới (Việt Nam, Trung Quốc, Thổ
Nhĩ Kỳ). Vì vậy, trong công tác quản lý mỹ phẩm của ngành y tế, các cơ quan
quản lý nhà nước phải thấy được các yêu cầu cần thiết để đảm bảo cho việc
thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực phụ trách.
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội bằng nhiều công cụ quản
lý khác nhau như: chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,… nhưng công
cụ chủ yếu là pháp luật. Pháp luật là công cụ quản lý không thể thiếu được
của một nhà nuớc. Từ xưa đến nay,nhà nước nào cũng luôn thực hiện quyền
quản lý của mình truớc hết bằng pháp luật, dùng pháp luật tác động vào ý chí


14
con người để điều chỉnh hành vi của con nguời. Mặt khác, bằng pháp luật nhà
nước thiết lập một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động mỹ phẩm
từ trung ương đến địa phương, quy định cơ cấu, chức năng phân định rõ
nhiệm vụ và quyền hạn cho các cơ quan này, tạo hành lang pháp lý thuận lợi
giúp cho công tác quản lý đối với hoạt động mỹ phẩm đạt hiệu quả cao hơn.
Đồng thời, pháp luật cũng là công cụ tạo điều kiện cho các công cụ quản lý
khác, các chế độ, chính sách của Nhà nuớc đuợc thực hiện có hiệu quả hơn.
Đây là yêu cầu có tính chất quyết định, bao trùm lên các yêu cầu còn lại.
Hoạt động có liên quan đến mỹ phẩm ở một quốc gia phải được Nhà nước
định hướng, quản lý cho phù hợp với thực tiễn. Bằng các công cụ quản lý như
đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật... Nhà nước sẽ tác động lên đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Vì vậy, các chính sách,

pháp luật về mỹ phẩm đúng đắn, phù hợp với các quy luật khách quan cũng
như điều kiện, hoàn cảnh thực tế của đất nước sẽ được mọi người ủng hộ, dễ
dàng triển khai trên thực tế làm cho hoạt động ngày càng phát triển và khi đó
công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này sẽ hiệu quả hơn.
Mặt khác, hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
văn bản áp dụng pháp luật để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước về
mỹ phẩm cần được thực hiện một cách chủ động và sáng tạo. Căn cứ vào tình
hình, đặc điểm của từng đối tượng mà cơ quan quản lý đề ra các biện pháp
thích hợp để giải quyết các tình huống phát sinh một cách có hiệu quả. Tuy
nhiên, chủ động sáng tạo không được vượt ra ngoài nguyên tắc pháp chế xã
hội chủ nghĩa và pháp luật nhà nước.
Nhà nước quản lý xã hội bằng một bộ máy cơ quan nhà nước, để bộ máy
nhà nước hoạt động có hiệu quả thì hoạt động quản lý nhà nước phải có tính
liên tục, thực hiện thường xuyên, không được làm theo lối phong trào, chiến
dịch, đảm bảo các hoạt động không bị gián đoạn trong bất kì tình huống chính
trị - xã hội nào.


15
Một đặc điểm của quản lý nhà nước, lấy việc phục vụ lợi ích công làm
động cơ và mục đích hoạt động. Mỹ phẩm là một nhu cầu của xã hội đem lại
lợi ích cả về vật chất lẫn tinh thần cho con người (sức khỏe). Sản xuất, kinh
doanh mỹ phẩm là một hoạt động khá phổ biến hiện nay, huy động nguồn
nhân lực cũng như tài chính rất lớn nên nhà nước không thể nào bao quát, tự
giải quyết tất cả mọi vấn đề. Do đó, nhà nước với vai trò điều hành, giám sát
và quản lý các chủ thể khác nhau của xã hội sẽ phục vụ tốt hơn các nhu cầu
chính đáng của nhân dân. Như vậy, nhà nước đã gián tiếp phục vụ lợi ích của
nhân dân (quản lý hoạt động mỹ phẩm) nên nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ
quản lý của mình không được lấy thù lao, càng không theo đuổi mục đích
kinh doanh lợi nhuận. Cán bộ quản lý nhà nước phải đảm bảo “cần kiệm,

liêm chính, chí công, vô tư”.
1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm
Vai trò QLNN đối với KDMP không nằm ngoài mục đích hỗ trợ và tạo
điều kiện cho KDMP phát triển nhanh và bền vững. Theo đó, Nhà nước sử
dụng tất cả các biện pháp có thể để can thiệp vào KDMP nhằm tạo ra môi
trường kinh doanh lành mạnh, phân bổ nguồn lực một cách tối ưu và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội một cách hài hòa, phù hợp với giá trị
truyền thống và văn hóa của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Mặt
khác, với tính chất là một ngành KT-XH mang lại những hiệu quả tổng hợp,
cũng như các ngành kinh tế khác, kinh doanh mỹ phẩm muốn phát triển bền
vững không thể đặt ngoài sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Vai trò QLNN đối
với KDMP được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, nếu không có sự quản lý của Nhà nước thì KDMP sẽ vận động
theo hai hướng vừa tích cực, vừa tiêu cực. Đó là quy luật vận động của nền
kinh tế thị trường nói chung. Vai trò QLNN thể hiện ở chỗ, Nhà nước trên cơ
sở nắm bắt những quy luật vận động khách quan của nền kinh tế, định hướng


16
cho KDMP phát triển theo hướng tích cực, hạn chế tiêu cực để nhanh chóng
đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nhà nước tạo cơ sở pháp lý, có chính sách
khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia KDMP.
Thứ hai, trong quá trình tham gia KDMP, các tổ chức và cá nhân không
thể tự giải quyết những vấn đề vượt quá khả năng của mình như các vấn đề về
an toàn cho khách hàng. Do đó, cần phải có sự quản lý của Nhà nước nhằm
tạo điều kiện cho KDMP phát triển.
Thứ ba, trong quá trình hoạt động, tổ chức và doanh nghiệp mỹ phẩm
thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận riêng của mình mà không quan tâm đến
tác hại đến khách hàng. Do vậy, Nhà nước phải tham gia vào việc phân phối
và sử dụng mỹ phẩm bằng việc ban hành các quy định

Thứ tư, QLNN đối với KDMP thực chất cũng là để Nhà nước bảo vệ lợi
ích của chính mình. Bởi vì bất cứ một hoạt động KT-XH nào cũng có một
phần tài sản của Nhà nước
1.2. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước trong hoạt động
kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh
1.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch phát
triển đối với hoạt động kinh doanh mỹ phẩm
Xây dựng và ban hành văn bản quản lý ngành mỹ phẩm
Hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật đã khó, nhưng cái khó hơn là
làm thế nào để đưa nó đi vào đời sống thực tế. Bản thân chính sách, pháp luật
đối với nền kinh tế của một đất nước nói chung và trong lĩnh vực mỹ phẩm
nói riêng mới chỉ là những quy định của Nhà nước, là ý chí của Nhà nước bắt
mọi chủ thể khác (trong đó có chính bản thân Nhà nước) phải thực hiện. Vì
vậy, để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống các cơ quan nhà nước nói
chung, chính quyền cấp tỉnh nói riêng phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh.
Chính quyền cấp tỉnh phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp


×