Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Quản lý nhà nước về kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.56 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ĐINH VĂN HẢI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH MỸ PHẨM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ĐINH VĂN HẢI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH MỸ PHẨM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ

: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN TIẾN DŨNG

HÀ NỘI - 2019


i
LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa quản lý kinh tế, các thầy cô giảng
dạy tại trường Đại học thương mại đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình. Tôi xin chân
thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Đinh Văn Hải


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn “Quản lý Nhà Nước về kinh doanh mỹ
phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Đinh Văn Hải



iii
MỤC LỤC
Đối tượng nghiên cứu....................................................................................7
Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................7
*Lịch sử hình thành mỹ phẩm.......................................................................9
*Các loại mỹ phẩm hiện nay.......................................................................10


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

TỪ VIẾT TẮT
QLNN
NTD
KDMP
HĐND
UBND
TP
TNHH

CNH – HĐH

GIẢI NGHĨA
Quản lý Nhà nước
Người tiêu dùng
Kinh doanh mỹ phẩm
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Thành phố
Trách nhiệm hữu hạn
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa


v
DANH MỤC BẢNG
Biểu đồ 01: Danh thu KDMP trên địa bàn hà nam (2016-2017-2018)...........40
Biểu đồ: 02 thống kê các vấn đề về da năm 2018...........................................41
Bảng 01: khảo sát các cở sở kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam 44
Các cơ sở kinh doanh......................................................................................44
Năm 2016........................................................................................................44
Năm 2017........................................................................................................44
Năm 2018........................................................................................................44
Hộ kinh doanh mỹ phẩm cá thể.......................................................................44
2500.................................................................................................................44
3506.................................................................................................................44
6350.................................................................................................................44
Cơ sở phân phối...............................................................................................44
25.....................................................................................................................44
56.....................................................................................................................44
80.....................................................................................................................44

Biểu đồ 03: Cơ cấu các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường...........................44
Bảng 02: Số các cơ sở đạt GMP qua các năm.................................................78

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 03: Cơ cấu các sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường.. .Error: Reference
source not found


vi
Biểu đồ 01: Danh thu KDMP trên địa bàn Hà Nam (2016-2017-2018)...Error:
Reference source not found
Biểu đồ: 02 Thống kê các vấn đề về da năm 2018. Error: Reference source not
found


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Hiện nay nhu cầu làm đẹp của người dân Việt Nam đã trở thành một thị
trường hấp dẫn của các nhà sản xuất và phân phối mỹ phẩm trên thị trường.
Vẻ đẹp là vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội từ ngàn năm, là
một trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và
là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội. Đầu tư cho nhu cầu
làm đẹp chính là đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Bên cạnh đó, trên thị trường vẫn còn một số doanh nghiệp lợi dụng các
“lỗ hổng” để kinh doanh chộp giật, gây mất niềm tin cho người tiêu dùng, ảnh
hưởng đến kinh doanh mỹ phẩm chân chính. Thực tế, các lực lượng chức
năng đã bắt giữ rất nhiều các lô hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, các sản
phẩm nhái nhãn mác... đã phản ánh phần nào những bất cập, và kẽ hở trong
công tác quản lý.

Nhằm đưa ra khuyến cáo cho người tiêu dùng trong việc nhận biết, bảo
vệ sức khỏe khi sử dụng mỹ phẩm, cũng như chỉ ra những bất cập về quản lý,
góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
của các lực lượng chức năng, cũng như bảo vệ uy tín thương hiệu của các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm.
Với quy mô dân số trên 90 triệu người, thị trường mỹ phẩm Việt Nam
đang có rất nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy thị
trường mỹ phẩm đang xuất hiện rất nhiều hàng giả hàng nhái, gây mất lòng
tin cho người tiêu dùng. Chính vì vậy trong những năm gần đây việt nam đã
có nhiều tiến bộ trong công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với hoạt động
kinh doanh mỹ phẩm, nhiều văn bản quản lý đã được ban hành như Luật
dược: số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016, Luật đầu tư số
67/2014/QH13 do Quốc Hội ban hành ngày 26/11/2014, Luật doanh nghiệp


2
số 68/2014/QH13, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, Nghị
định: 54/2017/NĐ CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành, Các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm đã được Chính phủ tạo nhiều
thuận lợi thông qua việc ban hành Nghị định số 93/2016/ NĐ–CP quy định về
điều kiện sản xuất mỹ phẩm ngày 1/07/2016. Các ý kiến của các chuyên gia,
các doanh nghiệp về công tác quản lý thị trường mỹ phẩm và đưa ra các giải
pháp cụ thể để phát triển thị trường này.
Pháp luật hiện cũng tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp. Doanh
nghiệp chỉ cần công bố cho cơ quan quản lý nhà nước là sẽ đưa sản phẩm ra
thị trường, đồng thời chỉ cần cam kết không có những chất cấm, không được
sử dụng là có thể được hoạt động.
Cơ quan quản lý cũng phân cấp phân quyền quản lý hoạt động của doanh
nghiệp sản xuất mỹ phẩm đến các Sở Y tế, các địa phương. Chính vì vậy với
những mỹ phẩm từ nước ngoài vào Việt Nam thì công bố ở Cục quản lý dược,

Bộ Y tế. Mỹ phẩm trong nước thì Sở Y tế quản lý.
Việt Nam hiện là quốc gia có sự phát triển về Internet cũng như tiềm
năng thương mại điện tử. Mặc dù vậy, thị trường hàng bán lẻ nói chung cũng
như nền công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam vẫn gặp phải thách thức lớn đến từ
các mặt hàng khó kiểm soát nhưng vẫn được rao bán rộng rãi trên Internet, đặc
biệt là Facebook. Khi mà các hoạt động buôn bán mỹ phẩm trên Facebook
chưa được kiểm soát về chất lượng cũng như thuế, sẽ rất khó cho các công ty
Việt Nam đưa ra sản phẩm chất lượng cao với giá thành cạnh tranh.
Theo khảo sát về thói quen sử dụng mặt hàng mỹ phẩm được thực hiện
bởi Asia Plus, phụ nữ trung niên tại Việt Nam vẫn tỏ ra ưa chuộng sản phẩm
có xuất xứ ngoại quốc. Nhóm này đồng thời cũng là đối tượng có sức mua lớn
nhất với mặt hàng mỹ phẩm. Đây là trở ngại cho hàng Việt trong việc chiếm
lĩnh thị trường.


3
Một báo cáo khác của Euromonitor chỉ ra rằng, đà tăng trưởng của thị
trường bán lẻ trong những năm gần đây đang có dấu hiệu chững lại. Nguyên
nhân là bởi sự phát triển của nhiều mặt hàng đã đạt đến ngưỡng bão hoà. Các
đơn vị sản xuất trong nước đứng trước thách thức phải đổi mới và sáng tạo để
thu hút những khách hàng mới, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh so với
các công ty lớn có tiếng trên thế giới.
Mặc dù vậy, với dân số hiện nay lên tới hơn 90 triệu dân, Việt Nam vẫn
được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng tại khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương, theo báo cáo"Mức độ sôi động của các thị trường bán lẻ khu vực
châu Á – Thái Bình Dương" từ CBRE. Việc ngày càng tham gia nhiều hiệp
định thương mại tự do, cũng như sự phát triển mạnh từ các hoạt động
marketing và phân phối, dự báo sẽ giúp mở ra cơ hội cho ngành công nghiệp
mỹ phẩm nội địa.
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía

Bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình,
phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Đông Nam giáp tỉnh Nam Định và phía Tây
giáp tỉnh Hòa Bình. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội.
Tỉnh lị là thành phố Phủ Lý, cách thủ đô Hà Nội 60 km. Trong bối cảnh Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) và chuyển mạnh sang xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại,
thương mại tỉnh Hà Nam sẽ còn có nhiều cơ hội phát triển và đóng góp ngày
càng quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh.
Thương mại tỉnh Hà Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng
góp không nhỏ vào tăng trưởng GDP của tỉnh nói riêng và của cả nước nói
chung. Thương mại phát triển ở cả nội và ngoại thành, các phương thức kinh
doanh thương mại hiện đại, tiên tiến đã được đưa vào ứng dụng, thương nhân
trên địa bàn tỉnh phát triển cả về số lượng và năng lực quản trị kinh doanh, thị


4
trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ phát triển nhanh. Thương mại góp phần
đắc lực vào cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tỉnh Hà Nam.
Vai trò của quản lý Nhà nước (QLNN) đối với hoạt kinh doanh mỹ phẩm
trên địa bàn tỉnh Hà Nam thời gian qua được biểu hiện cụ thể bằng việc tỉnh
đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ
khuyến khích sự hình thành và phát triển các loại hình hoạt động kinh doanh
mỹ phẩm văn minh, hiện đại trên địa bàn.
Cách nhìn nhận của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với vai trò của
khu vực kinh doanh mỹ phẩm đã thay đổi đáng kể từ sau khi thực hiện đổi
mới cho đến nay. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh
mẽ hơn vào nền kinh tế toàn cầu thông qua hàng loạt các hiệp định thương
mại đã và đang ký kết thực hiện. Tỉnh Hà Nam trong thời gian qua có nhiều
nỗ lực trong hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát
triển của khu vực hoạt động kinh doanh mỹ phẩm đối với mọi thành phần

kinh tế và thành tựu đạt được là rất lớn. Trong đó có một số công ty sản xuất
mỹ phẩm đóng và kinh doanh trên địa bàn tỉnh hà nam.Tuy nhiên để phát huy
tốt hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, để tạo ra sự gắn kết tốt hơn
giữa khu vực kinh doanh mỹ phẩm và các khu vực kinh tế khác ở địa phương,
công tác quản lý Nhà nước vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Đây chính
là lý do tôi lựa chọn vấn đề “Quản lý Nhà Nước về kinh doanh mỹ phẩm
trên địa bàn tỉnh Hà Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Vấn đề QLNN đối với kinh doanh mỹ phẩm ở phạm vi cả nước nói
chung và của từng địa phương nói riêng là đề tài thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và quản lý kinh tế. Một số công trình
khoa học tiêu biểu như sau:


5
- “Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước nhằm tăng cường trách
nhiệm của các doanh nghiệp dược phẩm trong quản lý thị trường dược mỹ
phẩm nước ta hiện nay”- Luận văn thạc sỹ năm 2008- HV Nguyễn Hồng
Quang – Trường ĐH Thương Mại Hà Nội.
- Nguyễn Minh Đức (2017), “Quản lý nhà nước đối với kinh doanh mỹ
phẩm tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là một công trình nghiên cứu
QLNN đối với kinh doanh mỹ phẩm ở một địa phương cụ thể. Luận văn đã
phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ; đề
xuất quan điểm và giải pháp nhằm góp phần đổi mới và nâng cao trình độ
QLNN về hoạt động kinh doanh mỹ phẩm ở tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, tác giả
chỉ nghiên cứu QLNN đối với kinh doanh mỹ phẩm thuộc khu vực Tây Bắc
Bộ, bao gồm các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Sơn La, có điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, tiềm năng phát triển kinh doanh mỹ phẩm
khác nhiều so với khu vực đồng bằng sông hồng, khí hậu nhiệt đới gió mùa,

trong đó có tỉnh Hà Nam.
- Nguyễn Thị Thanh Hiền (2016) “Quản lý nhà nước về kinh doanh mỹ
phẩm trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, Luận văn
thạc sĩ khoa học kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn
đã phân tích đặc điểm, vai trò của ngành mỹ phẩm trong giai đoạn đầu phát
triển nền kinh tế thị trường Việt Nam, đánh giá thực trạng QLNN về mỹ phẩm
nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực
QLNN về mỹ phẩm. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu vấn đề QLNN về mỹ
phẩm ở một địa phương cụ thể.
- Huỳnh Vĩnh Lạc (2015), “Khai thác tiềm năng kinh doanh mỹ phẩm
tỉnh Hà Nam ”, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh. Luận văn chủ yếu phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng


6
phát triển kinh doanh mỹ phẩm và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh khai
thác tiềm năng phát triển kinh doanh mỹ phẩm trong phạm vi của tỉnh Hà
Nam. Tác giả chưa nghiên cứu sâu vấn đề QLNN đối với kinh doanh mỹ
phẩm nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng.
- Trịnh Đăng Thanh (2014) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với
kinh doanh mỹ phẩm ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn sĩ luật học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã đưa ra cơ sở lý luận về sự cần
thiết phải QLNN bằng pháp luật đối với kinh doanh mỹ phẩm; phân tích, đánh
giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN bằng pháp
luật đối với kinh doanh mỹ phẩm trước yêu cầu mới. Tuy nhiên, tác giả chưa
nghiên cứu toàn diện vấn đề QLNN đối với kinh doanh mỹ phẩm nói chung
và ở từng địa phương nói riêng.
Các đề tài này đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý nhà nước đối với kinh doanh mỹ phẩm như: vai trò, nội dung, yêu cầu quản
lý nhà nước đối với các kinh doanh mỹ phẩm và phân tích và quản lý nhà

nước đối với kinh doanh mỹ phẩm trong những năm qua, nghiên cứu kinh
nghiệm của một số nước để từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với kinh doanh mỹ phẩm ở Việt Nam hoặc ở các địa phương mà
đề tài tiến hành nghiên cứu.
Theo những nguồn tài liệu mà tôi thu thập được thì cho đến hiện nay hầu
như rất ít tác giả nào có công trình nghiên cứu về QLNN về kinh doanh Mỹ
phẩm. Hơn nữa, với vấn đề nghiên cứu mà các tác giả đang thực hiện chỉ giới
hạn trong địa bàn. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và là một nước
nhiệt đới. Do đó nhu cầu người dân sử dụng luôn tăng cao hàng năm, dẫn đến
tình trạng giá Mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam tăng lên liên tục, tạo ra sự chú
ý của xã hội đối với thị trường thuốc nói chung và Mỹ phẩm nói riêng, từ đó
những vấn đề về thị trường cơ sở kinh doanh Mỹ Phẩm, nhà phân phối, doanh
nghiệp sản xuất Mỹ Phẩm tại Việt Nam và các chính sách quản lý Nhà nước.


7
Do đó nhu cầu người dân sử dụng luôn tăng cao hàng năm, dẫn đến tình trạng
giá Mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam tăng lên liên tục, tạo ra sự chú ý của xã
hội đối với thị trường Mỹ Phẩm nói chung trên thị trường kinh doanh, các
công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý nhà nước
đối với kinh doanh mỹ phẩm. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào
nghiên cứu cơ bản, hệ thống về quản lý nhà nước đối với kinh doanh mỹ
phẩm tại tỉnh Hà Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nội dung công tác quản lý nhà nước đối

với kinh doanh mỹ phẩm;
-


Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh doanh mỹ

phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
-

Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong

công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh mỹ phẩm trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích về công tác quản lý nhà nước về
kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: địa bàn tỉnh Hà Nam.
Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu, đánh giá công tác quản lý nhà nước
về kinh doanh Mỹ Phẩm trên địa bàn tại Hà Nam, các cơ sở kinh doanh, các
nhà phân phối Mỹ Phẩm tại Hà Nam.
Thời gian: 2016- 2018
5. Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp thu thập dữ liệu
Để thực hiện đề tài, người viết sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ
cấp bao gồm:


8
- Thu thập các dữ liệu về báo cáo kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ
kinh doanh và báo cáo tình hình quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về kinh
doanh mỹ phẩm.
- Các bài báo, tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, quản lý kinh

doanh;
- Các công trình nghiên cứu, dự án thực hiện trên địa bàn.
Các dữ liệu thứ cấp nêu trên được thu thập nhằm phục vụ cho đề tài
nghiên cứu về QLNN kinh doanh Mỹ phẩm.
Ngoài ra, tôi tham khảo các loại sách, báo, tài liệu chuyên ngành, các
công trình khoa học đã công bố khác có liên quan đến vấn đề và lĩnh vực
nghiên cứu để qua đó hệ thống hóa nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc
tiếp cận, phân tích và giải quyết vấn đề cụ thể đối với trường hợp nghiên cứu
tại Tỉnh Hà Nam được đặt ra ở mục tiêu nghiên cứu.
* Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu:
Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh để nghiên cứu
và đánh giá công tác QLNN về kinh doanh Mỹ Phẩm trên địa bàn tại Hà Nam
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung của đề tài được chia thành 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH
DOANH MỸ PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH MỸ PHẨM TRÊN ĐIA BÀN TỈNH
HÀ NAM
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KINH DOANH MỸ PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH
DOANH MỸ PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH


9
1.1. lý luận chung về Mỹ phẩm và kinh doanh Mỹ phẩm.
1.1.1. Khái niệm về mỹ phẩm.
Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc

với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng
tay, móng chân, môi và bên ngoài cơ quan sinh dục) hoặc răng và niêm mạc
miệng với một hoặc nhiều mục đích chính sau: Làm sạch, làm thơm, thay đổi
diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
*Lịch sử hình thành mỹ phẩm.
Ngày nay, mỹ phẩm là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của tất
cả chúng ta kể cả nam hay nữ, già hay trẻ. Nhưng một thực tế cho thấy rằng
trong chúng ta rất ít người hiểu được lịch sử hình thành mỹ phẩm là gì, nó
được hình thành như thế nào. Dưới đây là những dấu mốc vàng son trong lịch
sử hình thành mỹ phẩm mà các bạn chưa hề được biết.
Người đầu tiên sáng chế ra son môi là những phụ nữ và đàn ông tộc
người sumer cổ đại cách ngày nay khoảng 5.000 năm. Sau đó khoảng khoảng
3000 TCN đến 1500 TCN người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra son với những
hiệu ứng lung linh để trang trí môi và mặt.
Những sản phẩm mỹ phẩm đầu tiên được phát minh theo các nhà nghiên
cứu đã phát hiện và tìm thấy là:


Phấn kohl được người Ai Cập cổ dùng vẽ bảo vệ mắt.



Dầu thầu dầu được người Ai Cập cổ dùng làm dầu xoa bóp.



Kem xoa da điều chế từ sáp ong, dầu ô liu và nước hoa hồng, theo

người La Mã mô tả.



Vaseline và lanolin ở thế kỷ XIX.

Tiếp theo là mỹ phẩm do người Trung Quốc và Nhật Bản sản xuất bằng
các nguyên liệu từ thuốc đông y là mộc nhĩ trắng để giữ ẩm cho da, giảm nếp
nhăn và căng mịn da…


10
Đến thế kỷ 19 mỹ phẩm không được tán thành sử dụng tại phương tây nữ
hoàng Victoria công khai tuyên bố trang điểm mỹ phẩm là bất lịch sự, thô tục
và chấp nhận chỉ dành cho diễn viên sử dụng.
Năm 1909 hãng mỹ phẩm L’Oréal nổi tiếng nhất thế giới được thành lập
tại Pháp. Trải qua 21 thế kỷ tính đại chúng của mỹ phẩm ngày càng phổ biến,
đến nay mỹ phẩm trở thành một phần không thể nào thiếu trong cuộc sống đối
với mỗi cá nhân.
*Các loại mỹ phẩm hiện nay.
Chúng ta có thể phân loại mỹ phẩm thành các loại chính như sau: Mỹ
phẩm trang điểm làm đẹp, mỹ phẩm cho móng, mỹ phẩm cho trẻ sơ sinh và
mỹ phẩm dành cho tóc.
Mỹ phẩm dành cho mặt gồm: sữa rửa mặt, phấn trang điểm, son, kính áp
tròng màu, serum, nước hoa hồng, sản phẩm đặc trị mụn, nám, …
Mỹ phẩm dành cho cơ thể gồm: lăn khử mùi, sữa dưỡng thể, nước hoa,

Mỹ phẩm dành cho móng: sơn móng tay, chân, dung dịch rửa tay khô,
sữa rửa tay, …
Mỹ phẩm dành cho trẻ sơ sinh: dầu tắm, phấn rôm, muối tắm, bơ dưỡng
thể,…
Mỹ phẩm dành cho tóc: Thuốc nhuộm tóc, dầu gội, dầu xả, gôm, gel xịt
tóc, kem dưỡng tóc...

Ngoài cách phân loại theo mục đích sử dụng trên chúng ta cũng có thể
phân loại mỹ phẩm theo công dụng là:
Mỹ phẩm trang trí: phấn trang điểm, son, gel vuốt tóc, gôm xịt tóc, sơn
móng... là những sản phẩm có thể thay đổi diện mạo ngay tức thì sẽ được
phân loại vào mỹ phẩm trang trí.
Mỹ phẩm chăm sóc da: sữa rửa mặt, serum, nước hoa hồng, dưỡng tóc,…


11
là những sản phẩm chăm sóc từ sâu bên trong tác dụng từ từ và lâu bền.
Cách phân loại cuối cùng là phân theo cách làm của mỹ phẩm, chúng ta
có thể phân ra mỹ phẩm handmade và mỹ phẩm công nghiệp.
Mỹ phẩm handmade là những sản phẩm được làm bằng tay sản xuất theo
số lượng nhỏ lẻ.
Mỹ phẩm công nghiệp được sản xuất bằng máy móc hiện đại được sản
xuất hàng loạt.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về kinh doanh mỹ
phẩm ở địa phương.
*Kinh doanh là hoạt động kinh tế của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục
đính thu lợi nhuận. Kinh doanh bao gồm nhiều lĩnh vực như tài chính,
thông tin, tin tức, giải trí, sản xuất công nghiệp, bán lẻ, phân phối, vận tải,
kinh doanh.
*

mỹ phẩm là sản phẩm chế biến xong hoàn toàn, cần phải qua một hoặc

một số công đoạn sản xuất hoặc đóng gói mới thành, thành phẩm mỹ phẩm để
kinh doanh phân phối ra thị trường kinh doanh.
Quản lý nhà nước nói chung là quá trình tổ chức, điều hành các hoạt động
dựa trên những quy luật khách quan nhằm đạt được những mục tiêu và yêu

cầu nhất định. Cùng với sự ra đời của nhà nước và pháp luật trong từng giai
đoạn lịch sử thì quản lý nhà nước cũng được hình thành và giữ vai trò tất yếu
cho sự tiếp tục phát triển của xã hội đến ngày nay. Từ khi xuất hiện thì phần
lớn các công việc của xã hội do nhà nước quản lý, nhà nước điều chỉnh các
quan hệ xã hội được xem là quan trọng và cần thiết.
- Nhà nước phải tạo lập khung pháp lý để xác định vị pháp lý của các
doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh khác trên thị trường kinh doanh Mỹ
Phẩm. Đồng thời tổ chức truyền thông, giới thiệu và hướng dẫn các doanh
nghiệp về quy định chính sách, luật pháp của nhà nước đối với lĩnh vực kinh


12
doanh mỹ phẩm. Vai trò của công cụ pháp luật không chỉ tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi, bình đẳng, có kỷ cương, trật tự mà còn thúc đẩy doanh
nghiệp kinh doanh mỹ phẩm nâng cao tính năng động, cạnh tranh và hoạt
động hiệu quả. Nhà nước điều chỉnh hành vi hoạt động kinh doanh mỹ phẩm
của các doanh nghiệp bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Xử lý các mâu
thuẫn và tranh chấp thương mại bằng các chế tài phù hợp với quy định luật
pháp trong nước và quốc tế.
Khung pháp lý đối với kinh doanh mỹ phẩm gồm nhiều loại, có thể sắp
xếp các bộ phận hợp thành như sau:
Các loại luật do (Quốc hội) cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước
ban hành như Luật Dược, Luật Môi trường, Luật Đầu tư, Luật Thương mại,
Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ...
Các văn bản quản lý, quy định chính sách cụ thể hoá luật do chính phủ
ban hành dưới dạng nghị định của chính phủ, quyết định, chỉ thị của thủ tướng.
Các thông tư hướng dẫn của bộ chuyên ngành, liên bộ, cơ quan ngang
bộ, các quyết định và chỉ thị của bộ trưởng để thực hiện nghị định của chính
phủ, quyết định của thủ tướng.
Các văn bản quản lý của địa phương, cụ thể hoá chính sách của trung

ương và hướng dẫn thực thi quản lý nhà nước trên phạm vị địa bàn theo phân
cấp trách nhiệm.
Văn bản khác như các cam kết hội nhập, các thoả thuận trong các hiệp
định thương mại, đầu tư...
Vấn đề cơ bản và quan trọng có ý nghĩa tiền đề là xây dựng được cơ chế
chính sách quản lý hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trong xu hướng phát triển
thị trường ngành Mỹ phẩm. Tiếp đó là Tổ chức triển khai thực hiện và đưa cơ
chế chính sách quản lý đó vào thực tiễn. Đây là giai đoạn có vai trò quyết
định đối với quá trình quản lý. Các nội dung và quá trình quản lý phải tuân
thủ các nguyên tắc chung của QLNN, đồng thời nó thể hiện rõ các phương
pháp và công cụ chủ yếu của QLNN về kinh doanh Mỹ phẩm.
- Tổ chức bộ máy và triển khai thực thi các quy định pháp luật, chính sách về


13
phát triển mỹ phẩm phải đảm bảo các nguyên tắc phân công, phân cấp và
phân quyền trong QLNN.
Ở cấp trung ương chủ yếu tập trung công tác hoạch định để ban hành các
văn bản luật và quy định chính sách cụ thể hoá luật; chỉ đạo điều hành các
ngành, các cấp triển khai và phối hợp thực hiện; đồng thời tổ chức chỉ đạo
công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành luật pháp để đảm bảo tính thống nhất
trong QLNN và trật tự kỷ cương trong kinh doanh mỹ phẩm.
Ở cấp địa phương, để thực thi QLNN trên địa bàn theo phân cấp, UBND
phải phân công trách nhiệm rõ ràng cho các sở ngành và quy định phối hợp
hoạt động quản lý. Một mặt các sở ngành của địa phương phải phối hợp theo
chiều dọc với bộ ngành ở trung ương về nghiệp vụ, mặt khác phải chịu sự chỉ
đạo điều hành trực tiếp, toàn diện của UBND về QLNN đối với phát triển
hoạt động kinh doanh mỹ phẩm.
Như vậy, Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt

động trong kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ
quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của
con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Quản lý là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội, xã hội phát
triển càng cao thì vai trò của việc quản lý ngày càng quan trọng và có sự hoàn
thiện hơn phù hợp với thực tiễn, phạm vi quản lý ngày càng lớn và nội dung
ngày càng đa dạng, phức tạp.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, các hoạt động có liên quan đến mỹ phẩm
ngày càng phổ biến và phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng đã và đang
phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần phải giải quyết. Để duy trì và phát
triển hoạt động này đạt được mục tiêu và yêu cầu nhất định thì vai trò quản lý
nhà nước của các cơ quan nhà nước là rất quan trọng.
Quản lý nhà nước về mỹ phẩm là việc Nhà nước thực hiện quyền quản lý


14
nhà nước của mình chủ yếu bằng các quy định của pháp luật để điều chỉnh
toàn bộ hoạt động về mỹ phẩm, nhằm duy trì và phát triển hoạt động này đạt
được mục tiêu mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Quản lý nhà nước về mỹ phẩm
ở Việt Nam là nhằm quản lý các hoạt động có liên quan đến việc công bố sản
phẩm mỹ phẩm; yêu cầu về an toàn sản phẩm; ghi nhãn mỹ phẩm; quảng cáo
mỹ phẩm; lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng; kiểm tra, thanh tra và xử
lý vi phạm…và đặc biệt là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn
bán, nhập khẩu mỹ phẩm; quyền của người tiêu dùng đối với các sản phẩm
mỹ phẩm sản xuất trong nước, mỹ phẩm nhập khẩu được lưu thông trong
phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
1.1.3 Tổ chức bộ máy Quản lý Nhà nước về kinh doanh mỹ phẩm.
*Bộ y tế
Quản lý Mỹ phẩm là một trong những hoạt động thuộc Bộ ý tế. Trách
nhiệm quản lý mỹ phẩm hiện nay được Chính phủ quy định thuộc chức năng,

nhiệm vụ của Bộ Y tế. Theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 63/2012/NĐCP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, thì Bộ Y tế là cơ quan thuộc Chính
phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm nhiều lĩnh vực.
Khám chữa bệnh, an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế… và trong đó có quản lý
về mỹ phẩm.
Căn cứ vào Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của
Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ, cơ quan ngang Bộ thì có thể chia các cơ quan quản lý nhà nước về mỹ
phẩm thành hai nhóm: nhóm cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm ở trung
ương và nhóm cơ qua quản lý nhà nước về mỹ phẩm ở địa phương. Để công
tác quản lý nhà nước về kinh doanh mỹ phẩm đạt được hiệu quả cao thì trước
hết các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý phải thực hiện tốt những


15
nhiệm vụ và quyền hạn của mình đã được pháp luật quy định, cụ thể Bộ y tế
có trách nhiện như sau:
- Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về dược, mỹ phẩm; bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc; ban hành Dược điển
Việt Nam và Dược thư quốc gia;
- Cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân đăng ký hành nghề
dược có vốn đầu tư nước ngoài; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
thuốc đối với các cơ sở sản xuất thuốc, cơ sở làm dịch vụ bảo quản thuốc,
dịch vụ kiểm nghiệm thuốc; giấy phép lưu hành thuốc; giấy phép xuất khẩu,
nhập khẩu thuốc; giấy phép đăng ký hoạt động về thuốc tại Việt Nam của các
doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc vào Việt Nam; giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), thực hành tốt phòng kiểm
nghiệm thuốc (GLP), thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP), thực hành tốt thử
thuốc trên lâm sàng đối với các đơn vị kinh doanh thuốc theo quy định của

pháp luật; cấp, hủy giấy chứng nhận hồ sơ công bố doanh nghiệp tổ chức
chuỗi nhà thuốc GPP;
- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mỹ
phẩm (CGMP); số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; phiếu tiếp
nhận hồ sơ công bố thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc và giấy
chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm cho các đơn vị kinh doanh thuốc, mỹ
phẩm theo quy định của pháp luật;
- Quản lý chất lượng thuốc và mỹ phẩm; quyết định việc đình chỉ lưu
hành, thu hồi thuốc, mỹ phẩm theo quy định của pháp luật; phối hợp với các
cơ quan có liên quan phòng, chống sản xuất, lưu thông thuốc, mỹ phẩm giả,
kém chất lượng và phòng, chống nhập lậu thuốc, mỹ phẩm;
- Thẩm định nội dung chuyên môn của hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc;


16
- Thực hiện việc quản lý nhà nước về giá thuốc và sử dụng các biện pháp
bình ổn giá thuốc trên thị trường theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả;
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm.
*Cục quản lí dược công tác quản lý mỹ phẩm
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện toàn diện công tác quản lý nhà
nước đối với mỹ phẩm trên phạm vi toàn quốc;
- Thực hiện việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn
thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm (CGMP) theo quy định, số tiếp nhận phiếu
công bố sản phẩm mỹ phẩm, giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm, đơn
hàng nhập khẩu mỹ phẩm theo quy định. Quyết định theo thẩm quyền việc
đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm theo quy định của pháp luật.
- Công tác chỉ đạo tuyến, kiểm tra, thanh tra

- Chỉ đạo toàn diện công tác dược phẩm địa phương; công tác dược
phẩm tại các ngành theo quy định.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện
các quy định của pháp luật về quản lý thuốc, mỹ phẩm; phòng, chống sản
xuất, lưu hành thuốc, mỹ phẩm giả, thuốc, mỹ phẩm kém chất lượng, thuốc,
mỹ phẩm nhập lậu; phòng chống lạm dụng, thất thoát thuốc gây nghiện, thuốc
hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc trong ngành y tế trên phạm vi cả
nước; xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về dược, mỹ phẩm;
- Chủ trì hoặc phối hợp Thanh tra Bộ Y tế thực hiện công tác thanh tra
chuyên ngành dược, mỹ phẩm; thanh tra việc chấp hành pháp luật về dược và
mỹ phẩm theo quy định và xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.


17
- Các nhiệm vụ khác
* Cơ quan quản lý cấp tỉnh các cấp địa phương:
Uỷ ban nhân dân các cấp: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt
động mỹ phẩm tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ. Hiện nay,
chưa có văn bản thống nhất các quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của
Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động quản lý mỹ phẩm. Việc quy định rõ
nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác quản lý
hoạt động mỹ phẩm là rất quan trọng. Bởi vì, khi nhiệm vụ và quyền hạn đã
được phân công một cách rõ ràng và cụ thể thì sẽ thuận lợi trong công tác
quản lý từ đó tạo hiệu quả quản lý cao hơn.
Sở Y tế: là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có nhiệm
vụ tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bao gồm nhiều lĩnh vực trong
đó có lĩnh vực mỹ phẩm.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế được quy định trong Nghị định số

171/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ Quy định tổ chức
cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tại các điều khoản thi
hành của các văn bản hướng dẫn khác ứng với từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ
sở đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh ban hành quy định về nhiệm vụ và quyền hạn
cho Sở Y tế phù hợp với tình hình địa phương do mình quản lý.
Phòng Y tế: là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, có
nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm nhiều lĩnh
vực trong đó có lĩnh vực mỹ phẩm. Phòng y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ
đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở y tế.
*Cục Quản Lý Thị Trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện


×