Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế của vietnam airlines – chi nhánh miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 123 trang )

LÊ HOÀNG ANH TUẤN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

LÊ HOÀNG ANH TUẤN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA
VIETNAM AIRLINES – CHI NHÁNH MIỀN BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
LỚP: CH 20B - QTKD

HÀ NỘI, NĂM 2016


LÊ HOÀNG ANH TUẤN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

LÊ HOÀNG ANH TUẤN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ


VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA
VIETNAM AIRLINES – CHI NHÁNH MIỀN BẮC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
LỚP: CH 20B - QTKD

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ VIỆT NGA

HÀ NỘI, NĂM 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản Luận văn Thạc sỹ kinh tế này, Tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ của các cá nhân là các Giáo sư, các Thầy cô giáo trường Đại học
Thương mại, các đồng nghiệp ở Chi nhánh khu vực Miền Bắc – Tổng công ty Hàng
không Việt Nam và gia đình tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Thị Việt Nga,
trường Đại học Thương mại là giáo viên hướng dẫn trực tiếp đã có những đóng
góp quý báu cho bản luận văn. Đặc biệt, Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thành
viên trong gia đình đã động viên tôi hoàn thành bản luận văn này khi mà vì sự bận
bịu của công việc chuyên môn đã đôi lần khiến tôi phải trì hoãn việc thực hiện. Tuy
nhiên với sự hỗ trợ tận tình của Cô giáo và bằng sự nỗ lực hết mình của bản thân, Tôi
đã kịp hoàn thành bản luận văn này trong tháng 6 năm 2016. Trong quá trình thực
hiện tất không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, Tôi rất mong nhận được sự góp ý
của các Giáo sư, và các Thầy cô giáo để bản luận văn này được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: ”Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận
chuyển hàng hóa quốc tế của Vietnam Airlines – Chi nhánh Miền Bắc” là công
trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, có sự hướng dẫn từ TS Lê Thị Việt Nga.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số
liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính
tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nội dung khoa học trong luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cám ơn các giảng viên trường Đại học Thương mại và
khoa Sau đại học – Trường Đại học Thương mại đã giảng dạy, hướng dẫn tôi suốt
khóa học cao học. Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến Chi nhánh Miền Bắc -Hãng
hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tạo điều kiện cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Thị
Việt Nga đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Học viên

Lê Hoàng Anh Tuấn


iii

MỤC LỤC
( PHẦN DÀNH CHO NHÂN VIÊN CÂN HÀNG )...............................................7
KIỆN........................................................................................................................7



iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.4: Phụ phí nhiên liệu đang áp dụng với các lô hàng xuất phát từ Việt Nam đi đến các điểm
quốc tế của Vietnam Airlines - Chi nhánh Miền Bắc..........................................................................91

( PHẦN DÀNH CHO NHÂN VIÊN CÂN HÀNG )...............................................7
KIỆN........................................................................................................................7


v

DANH MỤC HÌNH VẼ
Bảng 3.4: Phụ phí nhiên liệu đang áp dụng với các lô hàng xuất phát từ Việt Nam đi đến các điểm
quốc tế của Vietnam Airlines - Chi nhánh Miền Bắc..........................................................................91

( PHẦN DÀNH CHO NHÂN VIÊN CÂN HÀNG )...............................................7
KIỆN........................................................................................................................7


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT TÊN VIẾT TẮT

TIẾNG ANH
Association of Southeast Asian


TÊN TIẾNG VIỆT
Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations

Nam Á

Air-way Bill

Vận đơn hàng không

The International Air Transport

Hiệp hội vận tải hàng không

Association
International Civil Aviation

quốc tế
Tổ chức hàng không dân dụng

Organization
Noi Bai International Airport

quốc tế
Xí nghiệp Thương mại mặt đất

Ground Services

Nội Bài

Công ty cổ phần hàng hóa Nội

1

ASEAN

2

AWB

3

IATA

4

ICAO

5

NIAGS

6

NCTS

Noi bai Cargo Terminal Service

7


ULD

Unit load device

Thiết bị chất xếp

8

VNA

Vietnam Airlines

Vietnam Airlines

9

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Bài

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT


vii

STT


TÊN VIẾT TẮT

1

DN

TÊN TIẾNG VIỆT
Doanh nghiệp

2

GS&PVHH

Giám sát, phục vụ hàng hóa

3

HK

Hàng không

4

HKDD

Hàng không dân dụng

5


HKQT

Hàng không quốc tế

6

HKVN

Hàng không Việt Nam

7

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

8

TCKT

Tài chính kế toán

9

TCTHK

Tổng công ty hàng không

10


TMMĐ

Thương mại mặt đất

11

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

12

VPĐD

Văn phòng đại diện

13

VTHK

Vận tải hàng không


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan của tất cả các nước
trên thế giới hiện nay, không nằm ngoài quy luật đó Việt Nam đang trong quá trình
xây dựng và phát triển để bắt nhịp với nền kinh tế thế giới, từng bước tham gia các

tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới mà cụ thể là ASEAN và WTO. Trong xu
thế toàn cầu hoá cùng với sự ra đời của nhiều hình thức vận tải mới trong những
thập niên qua, vận tải quốc tế đang ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong
hoạt động thương mại quốc tế. Là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước,
ngành hàng không dân dụng Việt Nam đang tích cực phát triển để đưa đất nước
từng bước được khẳng định trên khu vực và thế giới, tạo ấn tượng tốt với các quốc
gia khác nhằm thu hút nhiều hơn nữa những nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực tài
năng từ các quốc gia khác đến. Đặc biệt, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
tuy là một lĩnh vực kinh tế còn mới nhưng là lĩnh vực đại diện cho phương thức vận
chuyển tiên tiến, hiện đại và đang dần dần chứng minh được tầm quan trọng của
mình trong hệ thống vận tải của Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã thu hút gần một chục hãng hàng
không chuyên chở hàng hóa nước ngoài mở đường bay tới Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh. Đó là các hãng Hong Kong Airlines, Cathay Pacific, Eva Air, Korean Air,
China Airlines, FedEx, K-Mile Air, Cargo Lux. Ngoài ra, nhiều hãng chở khách
cũng khai thác hàng hóa kết hợp như AirAsia, Singapore Airlines...Mặc dù hãng
hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là hãng hàng không còn non trẻ
tuy nhiên trong thời gian qua, hãng liên tục đạt tăng trưởng cao trong lĩnh vực vận
tải hàng hóa. Trong đó sự đóng góp của Chi nhánh Miền Bắc là không thể không
nói đến trong việc góp phần vào sự tăng trưởng vượt bậc của Vietnam Airlines.
Năm 2015, doanh thu từ vận chuyển hàng hóa của Vietnam Airlines – Chi nhánh
Miền Bắc tăng hơn 10% so với năm 2014. Đây là sự nỗ lực, cố gắng to lớn của
Vietnam Airlines sau khi ngành hàng không Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng
bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cho thấy những nỗ lực và sự quyết tâm
của Vietnam Airlines.


2

Tuy nhiên, hiện tồn tại một nghịch lý là kết quả vận tải hàng hóa tăng trưởng,

nhưng thị phần vận tải hàng hoá của Vietnam Airlines – Chi nhánh Miền Bắc 5 năm
trở lại đây lại liên tục giảm. Cụ thể: từ năm 2011-2011, thị phần của Vietnam
Airlines chiếm khoảng 30% tổng thị trường; năm 2012-2014 còn 25-26%; năm
2015 chỉ còn khoảng 21-22%. Một trong những nguyên nhân dẫn tới nghịch lý này
là hiện nay các hãng hàng không Việt Nam nói chung cũng như Vietnam Airlines
nói riêng đều đang chưa có một kế hoạch phát triển cụ thể, đồng bộ và có bài bản
đối với dịch vụ vận tải hàng hóa, khó có thể cạnh tranh với các hãng hàng không
nước ngoài. Để khắc phục những tồn tại này, Vietnam Airlines cần phải nhìn nhận,
phân tích và đánh giá lại các hoạt động, từ đó tìm ra những nguyên nhân của sự
thành công và lý do của những tồn tại để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập khu vực
và quốc tế.
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường
hàng không được hiểu là việc thực hiện song song các nhóm giải pháp trong đó có
hai nhóm giải pháp chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh đó là giải pháp tăng
doanh thu vận chuyển hàng hóa và giải pháp giảm các chi phí liên quan đến vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực hàng không,
nhưng chưa có công trình nào đi sâu phân tích, nghiên cứu cụ thể về tính hiệu quả
kinh doanh vận chuyển hàng hóa quốc tế của Vietnam Airlines. Có một số đề tài có
liên quan nhưng đều mang tính khái quát chung, tập trung vào hiệu quả kiinh doanh
vận tải hàng hóa trong ngành hàng không, chưa nêu bật được tầm qua trọng của vận
chuyển hàng hóa quốc tế trong vận tải hàng không nói chung và trong việc vận
chuyển hàng hóa của Vietnam Airlines nói riêng. Bởi vậy, trên cơ sở những kiến
thức và kinh nghiệm thực tế có được trong quá trình công tác, tác giả đã chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế của
Vietnam Airlines – Chi nhánh miền Bắc” để nghiên cứu.


3


2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Đã có một số công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận
chuyển hàng hóa nói chung cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không nói riêng. Sau đây là
những công trình tiêu biểu:
- “Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu
của công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành”, Trần Văn Hợp, Luận văn thạc sỹ
Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2014.
Đề tài tập trung chủ yếu vào dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu và chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đề tài
đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa của công ty TNHH giao nhận vận tải
Hà Thành. Để từ đó đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ và qua đó phát triển loại hình dịch vụ này của Công ty. Trong đó có các nhóm
giải pháp điển hình như: Rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, đề ra một số
nguyên tắc về việc thực hiện các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ, xây dựng hệ thống
thu thập xử lý thông tin phản hồi từ khách hàng làm cơ sở cho công tác cải tiến chất
lượng, nâng cao chất lượng và trình độ nguồn nhân lực của Công ty,
- “Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng hàng không
quốc gia Việt Nam (VIETNAM AIRLINES)”, Nguyễn Thị Mai Hường, Luận văn
thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012.
Luận văn đã góp phần hoàn thiện về mặt lý luận, hệ thống hóa một cách
chọn lọc những nội dung chủ yếu về hiệu quả kinh doanh, đưa ra các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng hàng không. Qua khảo sát thực
tế và số liệu thứ cấp, luận văn đã đánh giá đầy đủ về những thuận lợi cũng như khó
khăn, thách thức, những hạn chế chủ quan của Hãng hàng không Việt Nam
(Vietnam Airlines). Trên cơ sở lý luận và tình hình thực tế của Vietnam Airlines,
luận văn đã tập trung xây dựng đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh vận tải hàng hóa của hãng, là một cái nhìn tổng quát để góp phần giúp



4

Vietnam Airlines có những chiến lược và định hướng đúng đắn trong thời gian tới.
Đồng thời, luận văn cũng là tài liệu tham khảo đối với các đối tượng liên quan đến
việc kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.
- “Vận chuyển hàng hóa và dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu của Vietnam
Airlines”, Trần Quang Tuấn, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Ngoại thương,
năm 2010.
Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không. Trên cơ sở đó luận văn đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh
vận chuyển và các dịch vụ phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu của Hãng hàng không
quốc gia Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy vận chuyển hàng
hóa xuất nhập khẩu của Vietnam Airlines.
Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về hiệu quả kinh doanh
dịch vụ vận chuyển hàng hóa với những cách tiếp cận và giải quyết vấn đề ở những
khía cạnh khác nhau, phụ thuộc vào từng loại hình vận tải: Đường bộ, đường biển,
đường hàng không. Mỗi bài viết đều đưa ra một trong số các vấn đề còn tồn tại
trong vận chuyển hàng hóa và các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch
vụ này cho từng ngành, từng loại hình vận tải.

3. MỤC ĐÍCH CỦA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển
hàng hóa quốc tế của Vietnam Airlines Chi nhánh Miền Bắc.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng
hóa bằng đường hàng không. Khái niệm “vận tải hàng không” theo nghĩa truyền

thống là sự vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không. Theo cách
hiểu này, vận tải hàng không chỉ bao gồm việc chấp xếp hành khách, hàng hóa lên
máy bay, vận chuyển chúng bằng máy bay theo các đường bay xác định và giải toả
chúng tại điểm đến. Tuy nhiên, quan niệm về vận tải hàng không ngày nay đã có
nhiều thay đổi so với cách hiểu truyền thống do hệ quả của quá trình tư nhân hóa và


5

tự do hóa ngành hàng không dân dụng. Theo đó, vận tải hàng không không chỉ bó
hẹp trong phạm vi vận chuyển hành khách và hàng hóa, mà còn bao gồm cả các
hoạt động dịch vụ phục vụ cho các đối tượng vận chuyển này, cũng như các hoạt
động đảm bảo cho việc vận chuyển hàng không được an toàn, thông suốt và hiệu
quả. Luận văn này tập trung đề cập đến khía cạnh chính của vận tải hàng không, đó
là việc vận chuyển hành khách và hàng hóa, mà ở đây là vận chuyển hàng hóa quốc
tế bằng đường hàng không.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh vận chuyển hàng hóa của Vietnam
Airlines – Chi nhánh Miền Bắc từ 2011-2015, những kết quả đạt được và những
vấn đề đặt ra trong hiệu quả kinh doanh.
- Đưa ra 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận chuyển hàng hóa
của Vietnam Airlines – Chi nhánh Miền Bắc trong môi trường cạnh tranh hiện nay.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả kinh doanh vận chuyển hàng hóa quốc tế
bằng đường hàng không của Vietnam Airlines – Chi nhánh Miền Bắc
- Phạm vi nghiên cứu: hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa quốc tế
của Vietnam Airlines – Chi nhánh Miền Bắc giai đoạn 2011-2015 và đề xuất 1 số
giải pháp phát triển đến năm 2020.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Sử dụng phương pháp định tính và định lượng trên cơ sở các số liệu thứ cấp
từ các báo cáo thường niên và kết quả điều tra nội bộ đã được thực hiện từ trước đó
của các bộ phận trong Vietnam Airlines – Chi nhánh Miền Bắc như: Phòng tài chính
kế toán, Phòng thương mại hàng hóa– Chi nhánh miền Bắc và báo cáo từ bên ngoài
của Cục hàng không Việt Nam, Cảng hàng không Nội Bài…Luận văn cũng sử dụng
các số liệu sơ cấp bằng phương thức điều tra, chọn mẫu từ một số công ty giao nhận
và công ty gom hàng trên tại thị trường miền Bắc.
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu thống kê theo thời

gian và không gian.
-

Phương pháp thống kê, dùng phần mềm excel để xử lý số liệu, lên các

bảng biểu, sơ đồ đối chiếu, so sánh và các phương pháp nghiên cứu kinh tế khác.


6

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các bảng, biểu đồ, danh mục
tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển
hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc
tế của Vietnam Airlines – Chi nhánh Miền Bắc
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng
hóa quốc tế của Vietnam Airlines – Chi nhánh Miền Bắc



7

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1.1. Khái quát về dịch vụ vận tải hàng không
1.1.1. Khái niệm dịch vụ vận tải hàng không và các yếu
tố cấu thành của nó
Khái niệm “vận tải hàng không” theo nghĩa truyền thống là sự vận chuyển
hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không. Theo cách hiểu này, vận tải hàng
không chỉ bao gồm việc chấp xếp hành khách, hàng hóa lên máy bay, vận chuyển
chúng bằng máy bay theo các đường bay xác định và giải toả chúng tại điểm đến.
Tuy nhiên, quan niệm về vận tải hàng không ngày nay đã có nhiều thay đổi
so với cách hiểu truyền thống do hệ quả của quá trình tư nhân hóa và tự do hóa
ngành hàng không dân dụng. Theo đó, vận tải hàng không không chỉ bó hẹp trong
phạm vi vận chuyển hành khách và hàng hóa, mà còn bao gồm cả các hoạt động
dịch vụ phục vụ cho các đối tượng vận chuyển này, cũng như các hoạt động đảm
bảo cho việc vận chuyển hàng không được an toàn, thông suốt và hiệu quả.
Theo nghĩa rộng, vận tải hàng không là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ
thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả, còn nếu
theo nghĩa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không
gian hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lý, bưu
kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay.
Vận tải hàng không có nhiều ưu điểm nổi trội so với các loại hình vận tải
khác, đó là:
Một là, tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung và hầu như là
đường thẳng;

Hai là, tốc độ của vận tải hàng không rất cao: Gấp 27 lần so với đường biển,


8

10 lần so với ô tô và 8 lần so với tàu hoả;
Ba là, vận tải HK là ngành vận tải hiện đại và có khả năng nối kết nhiều
vùng trong một quốc gia và nhiều quốc gia trên toàn cầu mà các phương tiện vận tải
khác không làm được;
Bốn là, vận tải HK diễn ra đều đặn và vòng quay vốn nhanh;
Năm là, vận tải HK là phương tiện giao thông hiện đại và an toàn.
Tuy nhiên phương thức vận tải này cũng tồn tại nhiều bất cập lớn như:
Cần vốn lớn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải và kiểm soát
không lưu. Do đó khả năng phát triển vận tải HK của một quốc gia phụ thuộc rất
nhiều vào sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về vốn, công nghệ và đào tạo, trong khi các
phương tiện vận tải khác không cần như vậy;
Giá cước hành khách và hàng hoá cao hơn nhiều lần so với các phương tiện vận
tải khác;
Không thích hợp cho vận chuyển các loại hàng hoá giá trị thấp, khối lượng
lớn và cồng kềnh.
Vận tải hàng không ngày nay vẫn bao gồm trước hết là các hãng hàng không,
yếu tố cấu thành trung tâm của vận tải hàng không, trực tiếp thực hiện chức năng
vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không. Bản thân các hãng
hàng không cũng đã có những thay đổi đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
đa dạng của khách hàng và yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Từ
hãng hàng không truyền thống, hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa,
hãng hàng không chuyên bay thuê chuyến, ngày nay đã xuất hiện thêm các hãng
hàng không chi phí thấp, các hãng hàng không dạng mẹ - con và sự liên minh, liên
kết giữa các hãng hàng không đơn lẻ thành một nhóm hãng hàng không với những
lợi ích hài hoà lẫn nhau.

Yếu tố cấu thành quan trọng không thể thiếu nữa của vận tải hàng không
hiện đại là hệ thống các dịch vụ kỹ thuật - thương mại đồng bộ, bao gồm bảo
dưỡng, sửa chữa máy bay, cung ứng nhiên liệu máy bay, phân phối sản phẩm vận


9

chuyển hàng không, cho đến bảo hiểm hàng không, thuê và mua máy bay…
Khối công nghiệp hàng không cũng là yếu tố không thể thiếu của vận tải
hàng không, là đối tác chuyên cung ứng cho hãng hàng không máy bay, động cơ
máy bay, các trang thiết bị chuyên dùng mặt đất và trên không. Công nghiệp hàng
không là yếu tố đóng vai trò chủ yếu quyết định công nghệ vận tải hàng không, từ
đó quy định những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động hàng
không để khai thác công nghệ này.
Quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng và các yếu tố cơ bản
thuộc kết cấu hạ tầng hàng không, bao gồm cảng hàng không và cung ứng dịch vụ
không lưu tuy theo quan điểm truyền thống được xếp nằm ngoài vận tải hàng không,
nhưng theo quan điểm hiện đại dần trở thành yếu tố cấu thành của vận tải hàng không.
Đối với quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng, đó là do xu hướng tăng
cường kiểm soát và điều tiết vận tải hàng không với tư cách là phương tiện vận tải
chiến lược quốc gia; còn đối với các kết cấu hạ tầng, đó là do xu hướng tăng cường tư
nhân hóa từ vài thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX trở lại đây.
Theo cấp độ sản phẩm, sản phẩm vận tải hàng hóa của một hãng hàng không
bao gồm các cấp độ:
Cấp độ 1 - Sản phẩm lõi (Core product). Đây là lợi ích cốt lõi của sản
phẩm đem lại cho khách hàng. Đối với sản phẩm vận tải hàng không, nó chính là sự
thay đổi không gian vận chuyển và được thể hiện thông qua sản phẩm đường bay
(điểm đi và điểm đến).
Cấp độ 2 - Sản phẩm hiện thực (Actual product). Đây là những yếu tố
phản ánh sự tồn tại của sản phẩm. Đối với sản phẩm vận tải hàng không nó là

những yếu tố thể hiện chất lượng của sản phẩm cung cấp cho khách hàng như lịch
bay, loại máy bay,, dịch vụ trước và sau chuyến bay, dịch vụ đặt giữ chỗ trên
khoang hàng hóa… Thông qua các yếu tố này, khách hàng có thể phân biệt được
sản phẩm của các hãng hàng không khác nhau để lựa chọn trong các sản phẩm cùng
loại (trên cùng một đường bay).
- Lịch bay: Thể hiện thời điểm, mức độ thường xuyên của sản phẩm. Lịch


10

bay thường phản ánh các yếu tố như tần suất (số lượng chuyến bay/ngày hoặc tuần),
ngày, giờ bay, thời gian bay. Sản phẩm vận chuyển có ưu thế cạnh tranh khi lịch bay
có tần suất cao, giờ đi, đến thuận lợi.
- Loại máy bay: Quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Loại máy bay
sử dụng không chỉ quyết định đến khối lượng vận chuyển hàng hóa mà còn ảnh
hưởng đến thời gian bay, mức độ an toàn khi vận chuyển.
- Dịch vụ dưới mặt đất: Thể hiện thống qua các yếu tố như hệ thống đặt, giữ
chỗ; thủ tục chuyển hàng trước và sau chuyến bay; dịch vụ chuyển tiếp, vận chuyển
lên máy bay…

Hình 1.1: Ba cấp độ của sản phẩm vận tải hàng không
Nguồn: Giáo trình khái quát về hàng không dân dụng – Học viện hàng không Việt Nam

Cấp độ 3 - Sản phẩm bổ sung (Augmented product). Đây là những yếu tố
hỗ trợ hoặc làm tăng giá trị của sản phẩm vận chuyển hàng không. Tùy theo chính
sách phát triển sản phẩm, các dịch vụ này có thể gồm:
-Mức bảo hiểm cho hàng hóa, hành lý.
-Dịch vụ đóng gói, lưu kho hàng hóa
-Dịch vụ nối chuyến (interlines) với các đường bay và các phương tiện vận



11

chuyển khác để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khách hàng.
-Chương trình cho khách hàng thường xuyên…
-Ngoài ra các dịch vụ để đảm bảo an toàn, an ninh, nâng cao hệ số tin cậy
khai thác (khai thác đúng lịch bay) thì hình ảnh và danh tiếng của hãng không chỉ là
các yếu tố nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn tạo ra giá trị tăng thêm cho sản
phẩm vận chuyển của hãng hàng không.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật, các yếu tố để vận chuyển hàng hóa bằng đường
hàng không bao gồm:
- Cảng hàng không (air port): Cảng hàng không là nơi đỗ cũng như cất hạ
cánh của máy bay, là nơi cung cấp các điều kiện vật chất kỹ thuật và các dịch vụ
cần thiết liên quan tới vận chuyển hàng hoá và hành khách. Cảng hàng không có
các khu vực làm hàng xuất, hàng nhập và hàng chuyển tải.
- Máy bay: Máy bay là công cụ chuyên chở của vận tải hàng không. Máy
bay có nhiều loại. Loại chuyên chở hành khách cũng có thể nhận chuyên chở hàng
dưới boong. Loại chuyên chở hàng và loại chở kết hợp cả chở khách và chở hàng.
- Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng: Trang thiết bị xếp dỡ và làm hàng ở
cảng hàng không cũng đa dạng và phong phú. Có các trang thiết bị xếp dỡ và vận
chuyển hàng hoá trong sân bay. có trang thiết bị xếp dỡ hàng hoá theo đơn vị. Ngoài
ra còn có các trang thiết bị riêng lẻ như pallet máy bay, container máy bay,
container đa phương thức...

1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ vận tải hàng không
Trong ngành hàng không, vận tải hàng không là hoạt động toàn cầu, có tính quốc
tế cao. Mạng đường bay của các hãng hàng không không những ở trong nước, quốc tế
khu vực mà còn xuyên lục địa. Sự phát triển không ngừng của vận tải hàng không có tác
dụng hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân hoặc các ngành sự
nghiệp khác mang tính đặc thù. Đây là lĩnh vực được nhà nước ưu tiên phát triển nhằm

đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị, ngoại giao nhanh nhất, đồng thời
cũng là ngành có đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước.
Vận tải hàng không là một trong các phương thức vận tải trong ngành vận tải
nên nó là một ngành dịch vụ. Vì vậy, trước hết có những đặc trưng chung của
ngành dịch vụ như: Tính vô hình, tính không đồng nhất, quá trình sản xuất đồng


12

thời là quá trình tiêu thụ, dễ hỏng…
Trong ngành vận tải, giá trị sử dụng của dịch vụ vận tải là sự thay đổi về mặt
không gian của đối tượng được vận chuyển. Người ta cần đến dịch vụ vận tải khi và
chỉ khi cần vận chuyển bản thân hoặc hàng hoá nào đó từ một địa điểm này đến một
địa điểm khác. Vì vậy sản phẩm vận tải không có sản phẩm tồn kho mà nó là việc
thực hiện đồng thời giữa sản xuất tiêu thụ. Điều đó cũng có nghĩa là những sản
phẩm vận tải được tạo ra nhưng không được tiêu thụ ngay trong quá trình tạo ra nó
thì sản phẩm này cũng mất đi mà không giúp ích gì cho bất kỳ ai, đó là ghế, tải
cung ứng nhưng không được sử dụng thì sẽ bị mất đi mà không thể lưu kho được.
Bảng 1.1 : Sự khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ
Đặc điểm hàng hóa Đặc điểm dịch vụ

Hàm ý đối với dịch vụ
- Không lưu kho được.

Hữu hình

- Không được cấp bản quyền.

Vô hình


- Không được trưng bày sẵn.
- Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của
khách hàng tuỳ thuộc vào nhân viên và
Được tiêu chuẩn
hóa

Không đồng nhất

nhiều yếu tố không kiểm soát được.
- Không có gì đảm bảo dịch vụ cung ứng đến
khách hàng khớp với những gì đã lên kế
hoạch và quảng bá
- Khách hàng tham gia vào và ảnh hưởng đến

Quá trình sản xuất
tách rời quá trình
tiêu thụ

tiến trình giao tiếp.
Đồng thời vừa sản - Nhân viên phục vụ ảnh hưởng đến kết quả
xuất vừa tiêu thụ

của dịch vụ.
- Sản xuất đại trà rất khó.
- Làm đúng ngay từ đầu.
- Khó đồng nhất hóa về cung và cầu đối với

Không dễ hỏng

Dễ hỏng


dịch vụ.
- Dịch vụ không thể hoàn trả lại hoặc tái bán.

Nguồn: Giáo trình khái quát về hàng không dân dụng – Học viện hàng không Việt Nam

Bên cạnh những đặc điểm chung về sản phẩm của các phương thức vận


13

chuyển, sản phẩm vận tải hàng không có những đặc trưng riêng so với các phương
thức vận tải khác sau:
-Về tầm vận chuyển: Tầm vận chuyển của vận tải hàng không thường lớn
hơn rõ rệt vì vận tải hàng không chỉ có ý nghĩa khi thực hiện việc vận chuyển tầm
xa. Với khoảng cách gần, việc đi bằng hàng không phiền phức và tốn kém hơn
nhiều so với các phương tiện khác.
-Về tốc độ vận chuyển: Vận tải hàng không vượt trội một cách rõ rệt về tốc
độ và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, do các cảng hàng không nhìn chung nằm
tương đối xa so với trung tâm dân cư nên ngoài thời gian vận chuyển trên máy bay
còn cả thời gian vận chuyển mặt đất đến cảng hàng không và ngược lại. Vì vậy yếu
tố tiết kiệm thời gian của vận tải hàng không chỉ thực sự phát huy thế mạnh đối với
các đường bay tầm càng xa càng tốt.
-Về mức độ tiện nghi: Vận tải hàng không có mức độ tiện nghi tốt nhất trong
số các phương thức vận tải. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt với nhau và với các
phương thức vận tải khác, các hãng hàng không đều cố gắng bảo đảm mức tiện nghi
tối đa cho hành khách, từ khâu đặt giữ chỗ, mua vé, các dịch vụ tại cảng hàng
không và các dịch vụ trên máy bay.
-Về chi phí vận chuyển: Vận tải hàng không có chi phí bằng tiền cao nhất
trong số các phương tiện vận tải công cộng với cùng một độ dài vận chuyển. Đây là

một bất lợi của vận tải hàng không.
-Về chủ thể kinh tế tham gia vận tải hàng không gồm có: Các nhà vận
chuyển hàng không thương mại (còn gọi là các hãng hàng không) – đó là những
người tạo nên “cung”; Các khách hàng, bao gồm những người có nhu cầu (có khả
năng thanh toán) vận chuyển hàng hóa – đó là chủ thể tạo nên “cầu”; Nhà chức
trách hàng không – người quy định cơ chế hoạt động của thị trường vận tải hàng
không. Như vậy khác với các thị trường thông thường, thường chỉ có 2 chủ thể tạo
nên cung và cầu, do đặc thù của vận tải hàng không nên Nhà nước còn phải điều tiết
thị trường vận tải hành không để vừa thúc đẩy lẫn bảo vệ chủ quyền quốc gia.

1.1.3. Vai trò của dịch vụ vận tải hàng không


14

Vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng có vai trò vô cùng quan
trọng và có tác động to lớn đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt, nó đẩy
nhanh quá trình buôn bán quốc tế và hội nhập giữa các nước trong khu vực và thế
giới. Là hệ thống thuộc mạng lưới giao thông vận tải quốc gia, cùng với các phương
tiện vận tải khác, vận tải hàng không có vai trò quan trọng trong việc phát triển và
phân bổ các nguồn lực, các sản phẩm, thực hiện chức năng như hệ tuần hoàn trong
nền kinh tế quốc dân, đảm bảo mối liên hệ giữa các ngành, các lĩnh vực của hệ
thống kinh tế- xã hội. IATA đánh giá vai trò của ngành vận tải hàng không như sau:
“Vận tải hàng không là một trong những nguồn lực có tính sống còn nhất của thế
giới. Sự phát triển của nó với tư cách là ngành kinh tế và lĩnh vực dịch vụ đã đặt
vận tải hàng không vào vị trí của một trong những ngành có đóng góp lớn nhất vào
thành tựu xã hội hiện đại. Vận tải hàng không là yếu tố cần thiết cho sự phát triển
kinh tế. Trong một cộng đồng và thị trường toàn cầu đang tăng nhanh, vận tải hàng
không tạo điều kiện để vận chuyển một cách nhanh chóng hàng triệu người và tỷ
USD hàng hóa đến các thị trường trên toàn thế giới”. Hệ thống vận tải hàng không

phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như sản xuất, lưu thông, tiêu dùng,
quốc phòng. Do đó, có thể nói nó phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia. Vai
trò của vận tải hàng không thể hiện rõ nét ở những khía cạnh sau:
Vận tải hàng không là một trong những nhân tố thúc đẩy nền kinh tế quốc dân,
tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế. Thực tế, khi vận tải hàng không phát triển sẽ
kéo theo nhiều lĩnh vực kinh tế khác cùng phát triển. Vận chuyển hàng hoá bằng
đường hàng không giúp thực hiện các hợp đồng buôn bán thực hiện nhanh chóng
hơn. Đặc biệt đối với những nước chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản, các
mặt hàng tươi sống đòi hỏi thời gian vận chuyển nhanh như nước ta thì hàng
không có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển buôn bán với nước ngoài.
Vận tải hàng không có vị trí số một đối với vận tải quốc tế những mặt hàng
mau hỏng, dễ thối, súc vật sống, thư từ, chứng từ, hàng nhậy cảm với thời gian,
hàng cứu trợ khẩn cấp...Những mặt hàng đòi hỏi giao ngay do tốc độ máy bay
gấp hàng chục lần tốc độ của các phương tiện vận tải khác. Thông qua vận tải


15

hàng không mà các hợp đồng buôn bán các loại hàng hoá trong lĩnh vực này phát
triển mạnh. Do đó, mạng lưới vận tải hàng không là huyết mạch quan trọng của các
hoạt động kinh tế quốc tế, làm cho khái niệm về biên giới kinh tế vượt khỏi biên
giới lãnh thổ của mỗi quốc gia. Mở thêm các đường vận tải hàng không cũng có
nghĩa là mở thêm một cửa khẩu quốc tế, mở rộng hợp tác kinh tế chính trị, văn hóa,
du lịch. Như vậy, vận tải hàng không đã và đang đáp ứng các nhu cầu vận chuyển
ngày càng tăng trong xã hội.
Doanh thu của vận tải hàng không đóng góp một phần không nhỏ tác động
đến tình hình cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia, nhất là các nước kém và
đang phát triển, khi nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu còn thấp. Không chỉ vậy, nó
còn đóng góp lớn cho ngân sách qua nhiều loại thuế và phát triển những dịch vụ đi
kèm. Sự phát triển của vận tải hàng không cũng là sự huy động nguồn vốn về đầu tư

trong xã hội rất lớn mà không phải ngành nghề nào cũng có được.
Mặt khác, vận tải hàng không còn là một mắt xích quan trọng để liên kết
các phương thức vận tải, tạo ra khả năng kết hợp các phương thức vận tải với
nhau như: vận tải hàng không/ vận tải biển, vận tải hàng không/ vận tải ô tô...nhằm
khai thác được lợi thế của các phương thức vận tải.
Vận tải hàng không có mức độ an toàn cao do thời gian vận chuyển ngắn,
tuyến đường ở trên không ít chịu các ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên cũng
như con người nên tránh được những tai nạn, rủi ro bất ngờ, ăn cắp. Các trang
thiết bị phục vụ cho chuyên chở hiện đại hơn các phương tiện vận tải khác rất
nhiều. Chính vì thế hàng không là sự lựa chọn của các hợp đồng buôn bán hàng
hoá có giá trị cao, quý hiếm.
Ngoài ra, vận tải hàng không cũng góp phần tăng cường khả năng an ninh
quốc phòng của đất nước đồng thời cũng giải quyết vấn đề việc làm cho một bộ
phận lao động không nhỏ trong xã hội, thông qua đó góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp
và những tiêu cực xấu trong xã hội.


16

1.1.4. So sánh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không với các
hình thức vận tải khác
Vận tải hàng hóa đóng một vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu
thông. Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó hệ thống giao thông là các
huyết mạch thì vận tải là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của
cơ thể sống đó.
Hiện có 5 phương thức vận tải như sau: đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường hàng không, đường ống.Tất cả các phương thức vận tải đều có thể tham gia
chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, lựa chọn phương thức nào để vận
chuyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: loại hàng, đặc tính của hàng hóa,yêu cầu
của khách hàng... Một yếu tố quan trọng nữa cần phải tính đến là đặc điểm, ưu,

nhược điểm của từng phương thức vận tải. Sau đây là bảng so sánh tính ưu việt (1 là
tốt nhất, 5 là kém nhất) của từng phương thức vận tải theo một số các tiêu chí:
Bảng 1.2 : So sánh tính ưu việt của các phương thức vận tải
Xếp
hạng
1
2
3
4
5

Tốc độ
Đường
không
Đường
ô tô

Tính đều đặn Độ tin cậy
Đường ống

Năng lực

Tính linh

vận chuyển

hoạt
Đường

Đường ống Đường thuỷ


Đường

Đường

ô tô

không

Đường sắt

ô tô
Đường sắt

Giá thành
Đường thuỷ
Đường ống

Đường sắt Đường không Đường sắt Đường ô tô Đường không Đường sắt
Đường
thuỷ
Đường
ống

Đường sắt
Đường
thuỷ

Đường thuỷ
Đường ô tô


Đường
không
Đường
ống

Đường thuỷ

Đường

Đường

ô tô
Đường

ống

không

Nguồn: Giáo trình phân tích kinh doanh – Đại học Kinh tế Quốc dân

Qua bảng trên, ta thấy về tốc độ thì vận tải hàng không có tốc độ cao nhất do
tuyến đường trong vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là không trung, hầu
như là đường thẳng, không phụ thuộc vào địa hình mặt đất, mặt nước, không phải
đầu tư xây dựng. Tuy nhiên việc hình thành các đường bay cũng phụ thuộc ít nhiều
vào điều kiện địa lý, khí tượng của từng vùng. Thông thường đường hàng không


×